Trứng gà ăn nhiều có tốt không?

Theo BS Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, trứng là một thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể khi ăn đúng cách, ăn vừa đủ. Còn ở một số trường hợp nhất định, việc ăn trứng nên hạn chế đến mức tối đa vì gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
 


Nên ăn bao nhiêu trứng mỗi ngày
 

Trứng là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng từ trẻ em, người lớn, người già mỗi tuần không nên ăn quá 3 quả

Ăn nhiều trứng hại gan?

Trước thông tin cho rằng, ăn nhiều trứng vịt có thể gây hại cho gan, BS Hướng khẳng định, chưa có cơ sở khoa học cho thấy trứng hại cho gan. Ở những người sức khỏe hoàn toàn bình thường, ăn trứng không hề có hại, chỉ ở những người có một số bệnh lý thì mới nên hạn chế ăn trứng. Ông đã từng chứng kiến có những người ăn rất nhiều trứng, mê trứng, khi đói có thể ăn đến cả chục quả trứng vịt luộc, nhưng vài năm sau đó đi kiểm tra sức khỏe vẫn không phát hiện gan bị ảnh hưởng gì.

Tuy nhiên, BS Hướng cho rằng, cũng như tất cả các thực phẩm khác, mọi người chỉ nên ăn trứng vừa phải. Nếu chỉ ăn thiên về một loại thực phẩm gì đều không tốt, mà cần ăn phong phú, đa dạng.

Trứng gà, trứng vịt thành phần cơ bản đều giống nhau, bổ dưỡng như nhau. Với cả hai loại trứng gà, trứng vịt trẻ con hay người lớn chỉ nên ăn 2-3 lần/ tuần, mỗi lần chỉ ăn một quả. Riêng với con trẻ thì nên cho ăn trứng gà thay trứng vịt, vì dù thành phần cơ bản giống nhau, nhưng trứng vịt được tiêu hóa chậm hơn khiến bé cảm giác no bụng lâu hơn.

Vậy với những trẻ quá yêu thích món trứng, ngày nào cũng ăn thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Theo BS Hướng, việc trẻ ăn quá nhiều trứng, có khi tới chục quả mỗi tuần, tuy chưa có bằng chứng hại cho sức khỏe nhưng cách ăn này là không khoa học và lãng phí. “Cơ thể sẽ không thể tiêu hóa hết năng lượng được nạp từ trứng mà sẽ đào thải ra ngoài. Có những trẻ ăn nhiều trứng đến mức đi đại tiện ra cả trứng. Vì thế, mỗi tuần chỉ nên ăn 2 - 3 lần, mỗi lần không quá một quả là vừa đủ”, BS Hướng nói.

Chớ ăn lòng đỏ, bỏ lòng trắng

Theo BS Hướng, một số người nghĩ ăn trứng có hại vì trong lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol. Thực ra, cholesterol cũng là một chất có hiệu quả tích cực (khi dùng vừa đủ, hợp lý) nên không hẳn nó có hại với tất cả mọi người. Do cholesterol thường chỉ tích tụ trong máu khi hàm lượng quá nhiều và ở người tuổi trung niên trở đi, còn ở người trẻ, khả năng đào thải cholesterlo rất tốt. Có rất nhiều trẻ em dù béo nhưng khi kiểm tra thì không có tình trạng mỡ máu.

Riêng với những người mắc bệnh về gan, mỡ máu, suy thận, huyết áp cao thì nên ăn ít trứng, vì lượng cholesterol hấp thụ từ lòng đỏ trứng sẽ là nguy cơ khiến tình trạng bệnh thêm nặng nề.

Cùng quan điểm này, BS Vũ Trường Khanh, Phó khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai cho biết, trong lòng đỏ trứng gà, vịt chứa khá nhiều chất béo và cholesterol. Mỗi quả trứng trung bình 17gr chứa tới 220mg cholesterol và nhiều chất béo, chủ yếu là axít bão hòa. Cơ thể không nên hấp thụ quá 300 miligram cholesterol mỗi ngày. Nếu chỉ cần ăn hai lòng đỏ trứng mỗi sáng đã vượt xa lượng cholesterol được phép hấp thu, chưa kể các nguồn thực phẩm khác trong bữa ăn hàng ngày. Vì thế, tất cả đối tượng, từ trẻ em, phụ nữ mang thai và những người đang có nhu cầu bồi bổ sức khỏe không cần thiết là ngày nào cũng phải ăn trứng gà. Tốt nhất không nên ăn quá 3  lòng đỏ quả trứng gà mỗi tuần, còn lòng trắng trứng thì có thể không hạn chế vì rất tốt đối với sự rắn chắc, phát triển cơ bắp. 

Khi ăn trứng thì nên ăn cả quả, không bỏ lòng trắng vì lòng trắng trứng không chứa chất béo, cũng không chứa cholestorol nhưng lại giúp cho cơ bắp phát triển. Vì thế, các chuyên gia đều đưa ra lời khuyên, khi chế biến trứng, nên cố gắng giảm lượng lòng đỏ trứng xuống và ăn nhiều lòng trắng sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Trứng gà - Ăn như thế nào thì tốt?

Trứng gà là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao giàu protein, trong lòng đỏ có chứa một hàm lượng phong phú lecithin và các vitamin A, D, B2.

Protein của trứng gà là loại aminoacid cần thiết cho cơ thể, tỷ lệ phù hợp nên dễ hấp thu, có thể hấp thu trên 94%. Một số người sợ hàm lượng cholesterol trong trứng cao nên không dám ăn hoặc chỉ ăn lòng trắng.

Thực ra, một quả trứng chỉ chứa lượng cholesterol mà nhu cầu cholesterol không đáng kể trong cơ thể một ngày yêu cầu khoảng 4g nên mỗi ngày ăn 1-2 quả trứng không ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol trong máu, hơn nữa lecithin trong lòng đỏ có tác dụng phòng chống sự tích tụ cholesterol ở thành huyết quản, vì vậy có thể ăn trứng gà với một lượng phù hợp.

Tác dụng của trứng gà

- Kiện não ích trí: Các chất lecithin, ovoflavin, linolenin, cholesterol trong trứng có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của cơ thể và hệ thống thần kinh.

- Bảo vệ tế bào gan: Chất protein trong trứng có tác dụng hồi phục tổn thương của tế bào gan, lecithin trong lòng đỏ có tác dụng thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan, có khả năng nâng cao khả năng chuyển hoá và miễn dịch của cơ thể.

- Phòng chống xơ hoá động mạch: Các nhà dinh dưỡng học y tế Hoa Kỳ cho những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch mỗi ngày uống 4-6 thìa canh lecithin chiết xuất từ trứng gà, gan động vật, đào nhân, liên tục trong 3 tháng thấy hàm lượng cholesterol trong máu có phần giảm. 

- Làm chậm quá trình lão hoá: Các chất trong trứng gà có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể. 

- Phòng chống ung thư: Vitamin B2 trong trứng gà có tác dụng phân hủy và oxy hoá các chất gây ung thư trong cơ thể. Ngoài ra các yếu tố vi lượng trong trứng gà như selen, kẽm cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

Một số điểm cần chú ý khi ăn trứng gà

Không nên ăn trứng gà sống

Không nên ăn trứng gà sống cũng không nên hòa tan trứng sống trong nước nóng, cháo nóng, nước đậu tương nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn... vì đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn, nên dù là bên ngoài hay bên trong trứng gà đều có thể bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn Salmonella có thể gây hiện tượng nhiễm độc thức ăn.

Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn chứa một loại chống chất biotin (vitamin H), làm ngăn ngừa sự hấp thụ vitamin H. Vitamin H thuộc loại vitamin tan trong nước, có nhiều trong gan động vật, lòng đỏ trứng, men và các loại rau xanh, là yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein, hợp chất hydracacbon, protid, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhất thiết phải ăn trứng được luộc hoặc rán chín. 

Trứng gà rán hoặc ốp mà dùng lửa to thì dễ gây ra bên ngoài thì cháy mà bên trong thì chưa chín, lúc đó lòng trắng trứng bị cháy làm giảm sự hấp thụ tiêu hoá, còn lòng đỏ chưa chín nếu bị nhiễm Salmonella thì không được tiêu diệt triệt để, ngoài ra nhiệt độ quá cao lại tiêu huỷ các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2... Nên khi rán hoặc ốp trứng chú ý để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút làm cho lòng đỏ vừa chín là tốt.

Theo các nhà dinh dưỡng học, nếu ăn trứng gà sống thì tỷ lệ hấp thu và tiêu hoá chỉ chiếm 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%, trứng ốp 97%, do đó các nhà dinh dưỡng học khuyên tốt nhất là nên ăn trứng luộc, không những bảo đảm được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất... mà các vitamin bị mất đi ít.

 Ăn nhiều trứng gà có tốt không?

Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng ở trứng gà rất phong phú nhưng ăn nhiều trứng gà không phải là tốt, một mặt các chất dinh dưỡng không được hấp thu hết dễ gây hiện tượng tiêu hóa, mặt khác protein không được phân giải hết dễ sinh ra những độc chất như amine, phenyl hydrad gây nguy hại cho sức khoẻ. Ngoài ra, trong trứng có chứa một hàm lượng lớn cholesterol nên nếu ăn nhiều trứng trong một thời gian dài có thể dẫn đến xơ hoá động mạch.

Vậy thì một ngày ăn bao nhiêu quả trứng là tốt? Một nghiên cứu khoa học nước ngoài đã nghiên cứu những đối tượng ăn trứng gà trong một thời gian dài kết luận mỗi ngày ăn 2 quả trứng gà không có ảnh hưởng xấu tới lượng cholesterol trung bình trong máu vì vậy đối với người già và trung niên ăn 2 quả trứng một ngày thì không phải là quá nhiều, nhưng với những người tăng huyết áp, xơ hoá động mạch vành thì tốt nhất nên hạn chế ăn trứng gà đặc biệt là lòng đỏ trứng.

Sau khi ăn trứng gà tốt nhất nên ăn những loại rau và  hoa quả có chứa hàm lượng vitamin C phong phú để tăng sự hấp thu sắt, protein, canxi.

Lưu ý khi luộc trứng gà

Trứng gà luộc cũng cần có phương pháp đúng để tránh bị mất đi những chất dinh dưỡng trong trứng, nhưng trong cuộc sống hàng ngày không ít người khi luộc trứng thường cho rằng cho trứng vào đun sôi chín là được nên nhiều khi trứng bị nứt hoặc vỡ làm mất đi chất dinh dưỡng trong trứng.

Cách luộc trứng như sau: cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần, khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút, như vậy thì trứng vừa chín tới, lòng đỏ trứng không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu; lúc luộc trứng có thể thêm một ít muối có thể giữ cho trứng không bị vỡ khi luộc.

Trứng vừa bỏ ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hoặc luộc bằng lửa quá to dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ. 

Những sai lầm khi ăn trứng gà, vịt

Một số quan niệm sai lầm khi ăn trứng gà, vịt có thể khiến bạn gặp họa.

Trứng là một loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, nó có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, trứng có thể làm tổn thương cơ thể nếu bạn ăn không đúng cách.

Vỏ trứng màu đỏ nhiều chất dinh dưỡng

Nhiều người nghĩ rằng, trứng với vỏ trứng màu đỏ có nhiều chất dinh dưỡng hơn so với những người có vỏ trứng có màu sáng. Trong thực tế, màu sắc của vỏ trứng được quyết định bởi một loại chất gọi là "porphyrin" không có chứa các chất dinh dưỡng nào cả. Giá trị dinh dưỡng của trứng phụ thuộc vào cấu trúc dinh dưỡng của chế độ ăn uống của gà, vịt. Chất lượng của trứng nên được đánh giá bởi các nội hàm lượng protein trong lòng trắng trứng. Lòng trắng trứng càng dày trứng tốt hơn.

Ăn quá nhiều

Trứng chứa lượng protein cao. Vì thế, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể làm chức năng trao đổi chất của thận giảm sút do cơ quan này phải làm việc quá tải. Ngoài ra, ăn trứng nhiều có thể gây huyết áp cao, tiêu chảy, nổi mụn... Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trẻ em, người già, và lao động thủ công không nên tiêu thụ nhiều hơn 2 quả trứng mỗi ngày, người yếu hoặc những người đang ở trong quá trình phục hồi sau khi phẫu thuật, không nên tiêu thụ hơn 4 quả trứng mỗi ngày.

Ăn trứng còn sống

Ăn trứng chưa nấu chín ăn không những không vệ sinh, mà còn dễ nhiễm trùng và còn ít có dinh dưỡng. Trong trứng sống có chứa avidin, ảnh hưởng đến hấp thu biotin trong thức ăn, dễ gây ra triệu chứng thiếu biotin như mất cảm giác ngon miệng, toàn thân yếu ớt, đau cơ, viêm da, rụng lông mày.

Chế biến trứng chín kĩ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Ảnh minh họa)

Kết hợp trứng với bột ngọt

Trứng vốn có chứa rất nhiều acid glutamic và một lượng nhất định clorua, natri, sau khi tăng nhiệt độ, hai chất này sẽ sinh ra một chất mới là sodium glutamate - thành phần chính của bột ngọt, có hương vị tinh khiết. Khi rang trứng, nếu cho bột ngọt vào, hương vị do bột ngọt phân hủy sẽ làm hỏng hương vị tự nhiên của trứng. Vì vậy, khi rang trứng không nên cho bột ngọt.

Giá trị dinh dưỡng sẽ tăng khi dùng trứng với sữa đậu nành

Một trong những sai lầm nghiêm trọng của một số người là giá trị dinh dưỡng sẽ được tăng gấp đôi khi trứng và sữa đậu tương được ăn cùng nhau. Đó là một thói quen đối với nhiều người thường chuẩn bị trứng và sữa đậu nành cho bữa ăn sáng. Sữa đậu nành có chứa protein thực vật phong phú, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất là khá dinh dưỡng khi nó được dùng riêng. Khi nó được kết hợp với trứng, một chất liệu đặc biệt được gọi là "trypsin" trong đó có thể được tích hợp với ovalbumin trong lòng trắng trứng, có thể gây ra sự mất mát của các chất dinh dưỡng và làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành và trứng.

Ăn trứng rán và trứng trà

Trong quá trình rán trứng, protein trong lòng trắng trứng có thể được biến thành phân tử amino axit, có thể gây ung thư. Khi làm trứng trà, các chất axit hóa trong trà có thể được kết hợp với nguyên tố sắt trong trứng, nếu sử dụng sẽ ảnh hưởng đến các chức năng của dạ dày và ruột.

Luộc trứng càng lâu càng tốt

Luộc trứng càng lâu, các ion kim loại trong lòng đỏ và các ion lưu huỳnh trong lòng trắng sẽ hình thành chất sunfua kim loại rất khó hấp thu. Rán trứng quá già, rìa mép sẽ bị cháy, protein cao phân tử ở lòng trắng sẽ biến thành axit amin thấp phân tử, loại axit amin này trong điều kiện nhiệt độ cao có thể hình thành chất hóa học có hại cho sức khỏe con người

Cần có kiến thức đúng đắn khi ăn trứng để không biến lợi thành hại (Ảnh minh họa)

Người già không thích nên ăn trứng

Trứng chứa cholesterol phong phú, nhiều người nghĩ rằng người già không nên ăn trứng. Theo các nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây, đây là điều không hợp lý.

Lòng đỏ trứng có chứa lecithin tương đối phong phú, có thể làm cho hạt cholesterol và chất béo trở nên cực kỳ tốt. Vì vậy, những cholesterol mỏng và các hạt chất béo có thể được sử dụng hiệu quả bởi các tế bào để giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra, lecithin có thể sản xuất sinkaline mà có thể được tổng hợp thành acetylcholine. Acetylcholine, nguyên liệu chính của các chất dẫn truyền thần kinh, có thể cải thiện các chức năng của não và tăng cường trí nhớ.

Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều sai lầm trong việc ăn trứng. Những sai lầm này sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều giá trị thực của , ảnh hưởng đến sức khỏe con người.


(ST)