Tự chế biến thức ăn cho mèo yêu của bạn

Đây là thực đơn hướng dẫn cách tự chế biến thức ăn bổ dưỡng cho các bé mèo, được đề xuất trong quyển Guide to Cat Care của tác giả Steve Bruno, NXB DK năm 2001. Bạn thử tự tay chế thức ăn cho miu ngoan nhé!



Tự chế biến thức ăn cho mèo
 

Nguyên liệu:

3 chén nhỏ thịt xay nấu vừa chín (thịt bò, gà ...)
1 chén nhỏ phủ tạng (tim, gan, cật, phổi ...) nấu sơ
1 cái cổ gà tây để sống (chắc có thể thay bằng 2 cổ gà ta vì cổ gà ta ngắn bằng 1/2 cổ gà tây) xay hoặc băm nhuyễn
1 chén cơm
1/2 chén rau nấu chín (bông cải xanh, cà rốt, bí, đậu Hà lan hạt ...)
1 cái trứng sống
1 thìa dầu ôliu hay dầu ăn


Chế biến

Trộn đều các nguyên liệu với nhau rồi chia ra từng suất ăn riêng, cho vào các hộp hay túi nhựa.
Trung bình 1 phần nguyên liệu như vậy là đủ làm ra 6 chén thức ăn, cho một bé mèo trung bình xơi trong 5, 6 ngày, mỗi chén chứa 250-300 kcal
Những suất ăn chưa dùng tới có thể bỏ vào tủ đông nhưng không nên rã đông bằng lò vi sóng. Cho thức ăn cần rã đông vào túi nhựa (tốt nhất là túi zipper) rồi ngâm vào nước nóng (không phải nước sôi) khoảng 10 phút là được.

Ghi chú của người dịch

Mình nghĩ nên dùng gan hoặc tim bò (giá chỉ khoảng 40k/1kg thôi) mà nhiều chất bổ; cật thì đắt quá, không nên nghĩ tới; phổi không làm sạch thì nhầy nhớt kinh lắm.
Cổ gà nên lột bỏ da đi thì mới xay hoặc băm nhỏ được, vả lại hình như chó mèo không thích ăn da.
Túi zipper có thể mua ở các hàng chuyên bán túi nhựa, giá khoảng < 40k/kg. Loại túi này bằng nhựa PE an toàn, có 2 khe cứng trên 2 bên mép giúp khép chặt hoàn toàn miệng túi nên không thấm nước.

Khẩu phần ăn cho mèo- những điều cấm kị !

Mặc dù mèo vẫn còn nhiều bản năng hoang dã tự nhiên, thậm chí săn bắt chuột, côn trùng để làm thức ăn...nhưng các chủ mèo không vì thế mà xem thường các điều cấm kị sau:

1. Không cho ăn thịt, cá ôi thiu:

Vì đây là môi trường tốt nhất cho rất nhiều loại vi khuẩn sinh độc tố có thể gây bệnh hoặc giết chết mèo.

2. Không cho ăn xương gà, xương gia cầm ( vịt, ngan, ngỗng...) hoặc các có xương to :

Gây hóc, tổn thương ống tiêu hóa.

3. Không cho mèo ăn lòng trắng trứng tươi ( chưa chế biến ):

Vì có chứa chất avidin làm trung hòa biotin ( Phức hợp vitamin B ), làm cho mèo không còn khả năng hấp thu vitamin nhóm này.

4. Không cho mèo ăn quá 2 quả trứng gà trong một tuần.

5. Không luộc kỹ cá, làm phân hủy các chất dinh dưỡng cho mèo.

6. Không cho mèo ăn các loại thức ăn khô nếu có hoặc nghi có bệnh viêm nhiễm bàng quang , bí tiểu viêm tiết niệu.

7. Không dùng thức ăn khô của chó để cho mèo ăn vì:
Cân bằng ca-lo và protein trong thức ăn chó không phù hợp với mèo.

Các loại thức ăn chính cho mèo bạn cần biết:



1. Thức ăn giàu đạm (prồ-tê-in): được chế sẵn được các bởi hãng sản xuất công nghiệp: hạt khô, hạt mềm, thức ăn ướt đóng hộp.

  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, không phải đun nấu. Được tính toán và chế theo công thức khoa học, bảo đảm cân bằng khẩu phần. Có giá trị dinh dưỡng cao.
  • Khuyến cáo: Không dùng thức ăn hạt khô cho mèo có bệnh về đường tiết niệu. Mèo ăn quen sẽ không thích ăn các loại thức ăn thông thường khác.
    2. Thịt nạc (red meat): Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu... hầm, kho, luộc rồi cắt nhỏ cho mèo ăn. Nước thịt có thể trộn với cơm hoặc thức ăn hạt cho mèo ăn rất tốt.



  • Ưu điểm: Hàm lượng protein cao.
  • Khuyến cáo: Không dùng thịt ôi thiu.
    3. Phủ tạng động vật: Gan, tim ruột bò, lợn, gà...
  • Ưu điểm: Hàm lượng protein cao, có mùi kích thích mèo thèm ăn.
  • Khuyến cáo: Phải đun nấu kỹ. Không dùng phủ tạng ôi thiu.
    4. Thịt gà, thịt thỏ; chế biến nấu, đun...



  • Ưu điểm: Hàm lượng prồ-tê-in cao.
  • Khuyến cáo: Không cho ăn xương!
    5. Trứng gia cầm: gà, vịt, chim...; nấu, đun hoặc tráng.


  • Ưu điểm: Nguồn cung cấp prồ-tê-in và can-xi.
  • Khuyến cáo: Không được cho mèo ăn lòng trắng trứng. Không cho ăn quá 2 quả trứng gà/ mèo /1 tuần.
    6. Sữa bò, dê, cừu...: Dùng sữa đóng hộp, sữa túi đã tiệt trùng.



  • Ưu điểm: Nguồn cung cấp prồ-tê-in chất béo và can-xi.
  • Khuyến cáo: Dễ gây tiêu chảy với mèo không ăn sữa quen hoặc đang bị viêm ruột, ỉa lỏng hoặc nhiễm nhiều giun sán.
    7. Phó-mát và phô mai: Rất tốt cung cấp prồ-tê-in cho mèo, có thể nấu với thức ăn khác.

    8. Cá biển: Đun nấu, kho khô, rán, đóng hộp.



  • Ưu điểm: Đa số mèo rất thích ăn cá. Hàm lượng prồ-tê-in và vi-ta-min A, D cao. Chất dầu cá có thể phòng tránh các cục búi lông ở dạ dày là tắc ruột. Đặc biệt với giống mèo lông dài hay liếm và nuốt lông. (Đặc biệt ở giống giống mèo Perian bị di truyền chứng "thái hóa thận" bẩm sinh)
  • Khuyến cáo: Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng sẽ mất cân bằng khẩu phần dinh dưỡng nếu chỉ cho mèo ăn toàn cá.
    9. Rau xanh: đậu hạt, cà rốt, khoai củ...; nấu, đun; cho ăn cùng các loại thực phẩm khác.

  • Ưu điểm: Cung cấp chất xơ và vi-ta-min, ngăn chặn những vấn đề giữa mèo với cái toi-lét. Tốt cho ăn kiêng của mèo già, mèo quá béo.
  • Khuyến cáo: Không dùng quá 30% lượng rau trong khẩu phần ăn của mèo vì bản chất tiêu hóa mèo là động vật ăn thịt.
    10. Hoa quả: Dưa hấu, chuối, ki-wi, táo xanh, thơm (dứa)...

  • Ưu điểm: Là nguồn cung cấp vi-ta-min thiết yếu.
  • Khuyến cáo: Chỉ nên ăn theo chế độ điều trị bệnh do bác sỹ thăm khám chỉ định hoặc dùng kèm với số lượng nhỏ trong bữa ăn để kích thích biến dưỡng và hệ tiêu hóa con vật. Gây tiêu chảy nếu lạm dụng thái quá!



(St)

Cách chăm sóc mèo tây chuẩn đúng cách cho mèo
Cách chăm sóc mèo ốm đúng cách cho mèo nhanh khỏi ốm
Cách chăm sóc mèo lông xù đúng cách
Kinh nghiệm nuôi mèo cảnh
Cách chăm sóc mèo chửa đúng phương pháp
Chữa bệnh đau mắt cho mèo con đơn giản rất hiệu quả