Tự chế sạc dự phòng cho điện thoại đơn giản


Tự chế sạc dự phòng cho điện thoại cực đơn giảm mà không tốn quá nhiều tiền. Bạn có muốn thử không?



Làm sạc dự phòng cho di động đơn giản và very cheap


Chuẩn bị vật liệu:

1: Một hoặc 2 pin điện thoại không dùng đến.
2: Một bộ sạc trên ôtô jack phù hợp với loại điện thoại của bạn ( giá khoảng 20k/cục ) để lấy linh kiện và lấy dây jack sạc, một bộ này là gần đủ linh kiện luôn (Chuẩn bị mua, giá đúng 20k/cụ thật )
3: Một cục pin điện thoại di động cũ hỏng (để lấy linh kiện thôi, có pin trên kia rồi thì khỏi cần.)
4: Led, IC TL431, băng keo, chì hàn…….dĩ nhiên

Bắt Đầu

Bước 1: Làm mạch bảo vệ cell:

Pin dự phòng ở đây được lựa chọn là cell pin laptop có điện áp danh định 3.7V, dung lượng khoảng trên 2500mAh một cục. Bạn có thể dùng một hoặc hai cục, nếu dự phòng đơn giản thì chỉ 1 cục là đủ. Ở đây viethung94 sử dụng 2 cell nối song song. Vì cell pin sẽ hư ngay khi quá nạp nên cần phải có mạch bảo vệ cho cell pin. Đơn giản và chuẩn nhất là các bạn kiếm một cục pin điện thoại cũ hỏng, tách lấy phần mạch bảo vệ cell vậy là ta đã có mạch bảo vệ tự ngắt khi cell đã được nạp đầy (4.2V), tự ngắt khi chập đầu ra, tự động ngắt tải khi điện áp cell quá thấp xuống mức áp giới hạn (2.5V) bảo vệ tốt cho cell. Hình cái mạch bảo vệ như thế này ạ:










Cell và mạch bảo vệ cell.

Xong bước này ta đã có một cục pin hoàn chỉnh.

Bước 2: Mạch sạc cho pin dự phòng.

Sau khi đã xong phần cell và mạch bảo vệ, ta làm mạch sạc cho pin dự phòng. Sơ đồ mạch sạc như sau:





Khi pin dự phòng hết, ta dùng luôn cục sạc chân nhỏ (2mm) thông dụng của NOKIA để sạc lại. Chúng ta ra cửa hàng linh kiện điện thoại mua chân sạc đực của những máy như 3110c, 1280 về dùng. Trong mạch sử dụng IC TL431 là một zene có điều khiển để chỉ thị pin. Khi pin chưa đầy, điện áp trên 2 chân sạc nhỏ hơn 5V, TL431 không thông hẳn, led sáng yếu, khi pin đã đầy và mạch bảo vệ ngắt dòng sạc thì điện áp lên trên 5V ( tùy cục sạc có thể tới 7V) thì TL431 thông hoàn toàn và led sáng rực báo cho ta biết pin đã đầy.

Bước 3: Làm mạch bost từ áp pin lên áp sạc điện thoại.

Mạch sử dụng IC MC34063 rất đơn giản, ít linh kiện và dễ thành công. Sơ đồ như sau:





Chú Ý:

Sơ đồ vẽ thiếu mass, mass chung nối vào âm tụ C1 (chân 4IC)
Cuộn cảm trong mạch lấy lõi suốt từ bo mạch cũ tháo dây cũ ra quấn đại 20 vòng dây khoảng 0.4mm là được. Nếu bạn nào chuẩn bị cục sạc otô như mình nói từ đầu thì trong cục sạc này đã có đủ hết linh kiện, chỉ thiếu tran D965.

Bước 4: Lắp các thành phần lại với nhau

Sau khi các bạn đã lắp xong mạch sạc, mạch bost thì nối chúng lại theo lược đồ sau để thành 1 cục pin dự phòng hoàn chỉnh




Đầu ra dùng luôn đoạn dây có sẵn jack cắm vào điện thoại của mạch sạc trên ôtô, dây này rất gọn và tiện lợi.



Sản phẩm cuối cùng của e sau khi hoàn thành là đây








( Theo: http://bka.vn/forum/threads/lam-sac-du-phong-cho-di-dong-don-gian-va-very-cheap.56172/)

Làm sạc dự phòng cho iPhone bằng pin của MSI Wind

Không “chơi” với những viên pin dự phòng, những bộ sạc đa năng được bán đầy trên thị trường, prusajr - một vọc sĩ người Mỹ đã quyết định biến chính cục pin của chiếc netbook MSI Wind thành thiết bị sạc...



Không “chơi” với những viên pin dự phòng, những bộ sạc đa năng được bán đầy trên thị trường,
prusajr - một vọc sĩ người Mỹ đã quyết định biến chính cục pin của chiếc netbook MSI Wind thành thiết bị sạc dự phòng cho chiếc iPhone 3GS của mình. Tất nhiên là sau khi được chế tác lại, cục pin “đặc biệt” này vẫn dùng được cho MSI Wind. Chúng ta hãy cùng xem cách mà vọc sĩ này đã làm.
Việc đầu tiên, dĩ nhiên là mở tung cục pin ấy ra, khám xét nội thất và tính toán những gì cần làm. Pin 3 cell, một mạch điện nhỏ và rất nhiều khoảng không gian còn trống.




Nội soi thiết kế pin của MSI Wind


Do còn rất nhiều khoảng không gian trống nên tác giả quyết định gắn luôn cổng USB vào trong. Cổng USB sử dụng nguồn điện 5V, nhỏ hơn điện thế chuẩn của một viên pin laptop (12V). Vì thế một mạch điều chỉnh nhỏ sử dụng IC ổn áp 7805 được sử dụng để hạ áp nguồn điện xuống mức 5V.
Tuy IC ổn áp họ 78xx khá rẻ và có thể tìm mua dễ dàng (kể cả ở Việt Nam), nhưng nhược điểm của nó là rất nóng khi sử dụng. Do đó, bạn cần có biện pháp tản nhiệt tốt nếu muốn dòng ra đảm bảo trong mức mong muốn, ở đây là 300mA.




Khoét lỗ cho cổng USB




Gắn thử cổng USB




Mạch sử dụng IC 7805, giúp ổn định điện áp ở 5V




Đấu dây nối vào mạch của pin




Dán thêm heatsink lên lưng IC 7805 để tản nhiệt




Khoét thêm lỗ tản nhiệt trên vỏ pin




Gắn vỏ pin lại, hoàn thành một bộ sạc dự phòng cho iPhone




Sạc thử luôn 


Với dung lượng không lớn nhưng cục pin sạc dự phòng này vẫn đủ để nạp đầy cho 2 chiếc iPhone 3GS, với thời gian khoảng 2 giờ 20 phút mỗi chiếc, hơn hẳn những thiết bị cùng loại được bán trên thị trường – prusajr cho biết.
Tuy vậy, theo đánh giá của chúng tôi, nếu vọc sĩ này thay IC 7805 bởi IC LM317 (hay một loại nào khác) thì hiệu năng cũng như độ bền của bộ sạc này chắc chắn sẽ tăng lên rất nhiều bởi nói gì đi chăng nữa, IC 7805 vẫn rất nóng ngay cả khi nó được dán một miếng heatsink to như vậy trên lưng.


( http://vegaviet.com/threads/5597/#ixzz2ncMBZm00)

(St)

Tự chế ảnh Doremon hài hước bằng công cụ Paint cực đơn giản
Tự chế vỏ gỗ cho điện thoại cực chất
Tự chế đế tản nhiệt cho laptop cực rẻ và đơn giản
Cách tự chế kính thiên văn thành công


mạch như trên làm xong chạy bị nóng ở con tran D965
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
chán bị nổ cmnr
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Gửi hỏi đáp - bình luận