Phương pháp dạy con bắt đầu vào lớp 1
Phương pháp chữa bệnh hen suyễn cực hiệu quả
Làm sao để khuôn mặt hết béo bằng các phương pháp đơn giản?
Cách chăm sóc cây tài lộc cỏ may mắn đúng phương pháp nhất
Cách điều trị bệnh trầm cảm nhanh khỏi bằng phương pháp đơn giản
Hồi xưa lúc còn ở Việt Nam thì “bánh mì” với mình chỉ gồm có 3 loại là bánh mỳ nóng giòn, 2000đ một ổ (giờ chắc giá tăng nhiều rùi), bánh mỳ gối loại hình vuông, cắt lát mỏng để kẹp nhân thành sandwich và bánh mỳ tròn xoe nho nhỏ mua ở cửa hàng bánh Mesa (thích nhất là mua được vào lúc bánh vừa ra lò, nóng hổi và giòn tan, mặc dù lúc mua cũng phải hơi chen lấn giành giật một tí
Phân loại bánh mì, nếu nói là đơn giản thì cũng đúng, mà bảo là phức tạp cũng không sai. Đơn giản là bởi vì bánh mì về cơ bản chỉ có 3 nhóm chính là: Bánh mỳ gầy (Lean Yeast Dough), Bánh mỳ béo (Rich Yeast Dough) và Bánh (mì) ngàn lớp (Rolled-in yeast dough). (Tên tiếng Việt của các nhóm bánh này là mình tạm dịch vì không tìm thấy có tài liệu nào trong tiếng Việt có dịch tên cho các nhóm bánh này, nếu bạn nào biết có tên gọi chính thống thì bảo mình với nhé).
Lean Yeast Bread
Việc phân loại này, với nhóm thứ ba thì rất rõ ràng, đặc điểm thể hiện ngay trong tên gọi “ngàn lớp”, là loại bánh mà phần vỏ gồm nhiều lớp bột xen giữa với các lớp bơ, khi nướng lớp bột sẽ tách ra, tạo thành “ngàn” lớp cho vỏ bánh (ví dụ điển hình & quen thuộc là Croissant như trong hình dưới). Hai nhóm đầu tiên thì phân biệt với nhau chủ yếu ở thành phần nguyên liệu. Bánh mỳ gầy (Lean Dough) bao gồm các loại bánh mì trong thành phần chứa rất ít hoặc không có các chất béo như dầu ăn, bơ, trứng, ít đường và ít sữa. Ngược lại, bánh mỳ béo (Rich Yeast Dough) bao gồm các loại bánh mà trong thành phần có nhiều chất béo, nhiều đường, sữa, trứng.. Tuy nhiên, việc chia nhóm bánh này cũng chỉ mang tính tương đối vì ranh giới để phân biệt thế nào là “nhiều” và thế nào là “ít” trong làm bánh nhiều khi rất mong manh. Và đây là phần “phức tạp” của phân loại bánh mì.
Croissants và mặt cắt
Riêng với nhóm bánh mì nhanh (Quick bread), với một số loại bánh quen thuộc như là Muffins, Scones, Pop overs… thì không được xếp vào đây do bánh mì nhanh dựa chủ yếu vào bột nở hoặc muối nở để giúp bánh nở, còn các loại bánh trong 3 nhóm bánh mì kể trên thì dùng men (yeast) là chính.
So với làm bánh bông lan hay Gateau (mà tên gọi chung là Cake – để phân biệt với Bread), thì làm bánh mì cũng không có nhiều phương pháp (trộn bột) bằng. Về cơ bản chỉ có 2 phương pháp (trộn bột) là:
Cụ thể từng cách làm thế nào và có những gì cần phải chú ý trong khi làm mình sẽ viết sau, vì có lẽ khi ghép với công thức cụ thể, và bắt tay vào thực hành thì sẽ dễ nhớ hơn. Hai phương pháp ở trên cũng chỉ là phương pháp trộn nguyên liệu trong khi làm bánh mì, và là một phần rất nhỏ trong toàn bộ quy trình làm bánh mì thôi. Các phần còn lại là gì, và khi làm cần chú ý những gì mình sẽ viết trong bài sau nhé.
Về bánh mì cơ bản có lẽ như trên đây là tạm đủ dùng rùi
Loại bánh mì đầu tiên mà mình làm là Croissant, một trong những loại bánh được xếp vào hàng khó (nghĩ lại cũng thấy mình dũng cảm
Croissant lần ấy mình làm hỏng, nướng ra bánh ổn nhưng không tách lớp nhiều nên coi như hỏng. Giờ nghĩ lại thấy lí do hỏng không phải là do bánh khó, mà là do mình làm bánh giống con vẹt, bắt chước mà không hiểu tại sao lại thế, cho nên nhào bột sai, cán sai, ủ sai…
Làm bánh mì thật ra không quá khó – theo ý kiến cá nhân mình – nếu so với làm Cake, đặc biệt là những loại Cake khó chiều như kiểu Gateau mềm xốp nhẹ.. Mẻ Croissant đầu tay là mẻ bánh mì duy nhất mà mình làm hỏng, các mẻ sau đều ngon lành cành đào – hoặc cũng có thể là do mình mới chỉ làm các loại bánh dễ chăng?
Một điều nữa là với làm bánh mì nói chung và làm bánh nói riêng, việc tuân thủ công thức là rất quan trọng. Trừ phi bạn rất chắc chắn về việc thay thế một loại nguyên liệu nào đó, hoặc thay đổi một bước nào đó,.. sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, còn lại thì nên tuân theo những gì ghi trong công thức (và tất nhiên, công thức nên lấy từ những nguồn tin cậy, được nhiều người sử dụng & khen ngợi chẳng hạn..). Thật ra hiểu biết của mình trong lĩnh vực bánh trái chắc cũng chỉ mới ở trình độ “mẫu giáo nhỡ”, còn cả một chặng đường dài qua cấp 1, 2, 3.. nữa. Không biết bao giờ mới đến Đại học được
Nói vui một chút vậy thôi, nhưng đây thực ra là những điều mình rất muốn chia sẻ, vì mình để ý thấy có khá nhiều trường hợp thất bại trong làm bánh, phản hồi trên food blog hoặc diễn đàn, đều là do làm không đúng theo chỉ dẫn trong công thức, đôi khi chỉ một sự thiếu chú ý với một gạch đầu dòng nhỏ thôi, cũng có thể làm cho kết quả ra không như mong đợi.
Nói linh tinh nhiều quá…