Bài này dành cho tất cả những ai quan tâm đến việc xây dựng một bể cá nước mặn. Bắt đầu xây dựng một bể cá nước mặn không phải là quá khó. Chúng ta cùng tự làm bể cá nước mặn nhé!
THIẾT BỊ ĐỂ XÂY BỂ CÁ NƯỚC MẶN
Tôi cần những gì để bắt đầu xây một bể cá nước mặn?
Với loại bể cá nước mặn (bể cá cảnh biển) được miêu tả trong bài này, bạn sẽ cần đến các thiết bị sau:
- Bể nuôi
- Ảnh nền, phông nền hoặc xây dựng phông 3D
- Nền của bể như cát sống hoặc san hô đã nghiền nát
- Đá sống
- Hỗn hợp nước muối
- Thiết bị đo độ mặn
- Bộ lọc bể
- Một số dụng cụ lọc thô như: khăn lọc, than hoạt tính…
- Máy lạnh
- Protein Skimmer
- Bộ dụng cụ kiểm tra nước để kiểm tra các thông số của nước và giám sát chu trình niterat trong bể
- Thức ăn cho cá nước mặn
- Chân bể
- Lưới cá
- Bàn chải lau kính bể
- 2 cái thùng lớn dùng để pha nước muối
- Dụng cụ đo nhiệt độ cho bể
- Bàn chải có lông cứng (hoặc bàn chải đánh răng cũ) để dùng cho việc làm sạch các hòn đá sống
- Bể cách ly để tập cho các sinh vật mới thích nghi và giám sát các dấu hiệu về dịch bệnh ở cá.
- Ổ cắm điện
- Một cái máy lọc nước Reverse Osmosis (RO) – chúng tôi khuyên bạn nên dùng thiết bị này.
Tìm hiểu về trách nhiệm, thời gian và các chi phí có liên quan
Việc xây dựng bể cá nước mặn cũng giống như nuôi một con chó hay một con mèo, nó phụ thuộc vào nỗ lực mà bạn bỏ ra. Để xây một bể cá cảnh biển thành công, bạn phải bỏ rất nhiều công sức, sự tâm huyết với nó. Về cơ bản, những việc bạn phải làm hàng ngày đó là cho bọn cá biển ăn và kiểmtra các thông số của nước (nhiệt độ, chỉ số NO3, PO4, PH,…) và một vài loại thiết bị lắp đặt cho bể cá của bạn. Một lần một tuần hoặc ít nhất mỗi tháng một lần bạn sẽ cần phải tiến hành một số thao tác bảo trì bể. Hầu hết thời gian đó bạn dùng để thay nước và kiểm tra chất lượng nước.
Chi phí là một yếu tố quan trọng. Hãy lấy danh sách trên và nghiên cứu về giá cả của các loại thiết bị cần thiết để xây một bể cá nước mặn. Việc duy trì và nuôi dưỡng một bể cá nước mặn thường đắt hơn việc nuôi những bể cá nước ngọt.
Bạn cũng cần lưu ý rằng làm một bể cá nước mặn rất tốn thời gian. Bạn thường phải đợi 4 đến 8 tuần trước khi có thể đưa bất cứ một con cá biển nào vào bể an toàn.
Chọn kích thước và vị trí đặt bể
Biết trước loại cá biển nào bạn muốn nuôi trước khi đi mua bể là một ý kiến hay. Hãy nghiên cứu thật nhiều về các loại cá biển khác nhau trước khi quyết định loại cá mà bạn muốn sở hữu. Một vài loại cá biển chỉ dài đến 3 hoặc 5cm, trong khi các loại khác có thể dài đến 20 hoặc 30cm. Biết được loại cá nào mà mình muốn nuôi sẽ giúp bạn quyết định chính xác kích cỡ bể mà chúng cần. Nhiều cuốn sách nhấn mạnh rằng bạn không nên bắt đầu thú chơi cá nước mặn trừ khi bạn có một cái ít nhất 150l. Nhưng nếu bạn đã nghiên cứu và chuẩn bị thật kỹ càng, chẳng có lý do gì để không thể bắt đầu với một cái bể nhỏ hơn. Một cái bể nhỏ hơn, như đã cảnh báo, sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc duy trì độ ổn định của nước và buộc bạn phải tiến hành các cuộc kiểm tra nước và bảo trì nước thường xuyên hơn.
Bạn sẽ muốn đặt bể cá của mình ở nơi mà ánh sáng và nhiệt độ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như gần các cửa sổ hay gần các nguồn phát nhiệt. Bạn cũng cần phải đặt bể cá lên chân bể vững chắc và có thể đỡ hết tổng trọng lượng của nó. Một quy tắc ngón tay cái khá tốt cho việc tính trọng lượng tổng của một cái bể đó là 1,2kg cho 1 lít nước. Ví dụ, một cái bể 150 lít sẽ nặng xấp xỉ 180 kg khi chứa đầy nước. Bạn cũng cần phải tính đến tổng trọng lượng của đá sống, cát và các thiết bị.
Mua bể và thiết bị
Giờ là thời điểm để quyết định bộ lọc mà bạn muốn sử dụng khi xây dựng bể cá nước mặn và máy đánh bọt protein skimmer. Chúng tôi không khuyên dùng bộ san hô, sỏi. Một bộ lọc bằng các chất liệu trên là không cần thiết nó sẽ có những tác dụng không mong muốn về sau và sẽ chỉ làm bạn đau đầu thêm. Bạn thực sự chỉ cần một hệ thống lọc đơn giản có thể dùng các yếu tố hóa học và tự nhiên để lọc. Bạn cũng dùng đá sống như một máy lọc sinh học. Đừng có keo kiệt với protein skimmer. Sau đá sống, protein skimmer có lẽ là phần thiết bị quan trọng nhất. Với protein skimmer, bạn thực sự đã có được từ những gì mình chi trả.
Chuẩn bị đá sống, cát và ổ cắm điện. Cố gắng đạt được 0,5 đến 1 kg đá sống trên 4l bể. Đừng dùng hộp cát hay cát ở sân chơi bởi nó sẽ chứa rất nhiều những mẩu tạp chất mà có thể có hại cho những con cá. Cũng cần có cả cát sống hoặc cát từ aragonite (từ vùng biển caribe) hay san hô nghiền.
Lắp đặt bể, giá đỡ và thiết bị
Rửa sạch bể chỉ bằng nước thôi nhé! Không được dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa. Các chất còn lại sau khi sử dụng xà phòng sẽ gây hại cho bể cá của bạn. Kiểm tra độ kín của bể bằng việc bơm đầy nước ngọt và kiểm tra các dấu hiệu rò rỉ. Nếu cái bể qua được bài kiểm tra này, hãy tháo bỏ nước ngọt ra khỏi bể.
Lúc này hãy lắp đặt phần phông nền. Hãy đảm bảo sử dụng tất cả dây buộc ngang phần trên cùng ở sau tấm phông nền để ngăn bất kỳ chút muối nào len vào giữa tấm phông nền và kính bể. Để thay thế, bạn cũng có thể sơn vào mặt sau kính bể (sơn phần mặt ngoài, chứ không phải mặt trong). Sơn phần kính bể phía sau có thể tốt hơn việc sử dụng phông nền bởi bạn sẽ không phải lo lắng việc muối len vào giữa tấm phông nền bể và phần kính phía sau. Đối với các bể cá cảnh biển, một tấm phông nền màu đen có thể giúp màu sắc các con cá nổi bật hơn. Màu xanh da trời thẫm cũng là một sự lựa chọn phổ biến khác và nó có thể giúp tạo ra ảo giác về độ sâu. Sau khi sơn hãy giữ cho cái bể khô ráo trong vòng một ngày hoặc hơn để vết sơn khô đi.
Lắp đặt máy lạnh, bể lọc, protein skimmer và bất kỳ thiết bị nào khác mà bạn có và hãy chắc chắn sử dụng một cầu chì trên tất cả các đường dây điện.
Thiết bị cho hồ cá cảnh biển
Đại dương là một nơi rất tuyệt vời, vẻ đẹp của nó không ở nơi đâu có thể so sánh được. Từ rất nhiều năm trước con người đã muốn mang vẻ đẹp của nó vào ngôi nhà của mình. Và con người đã tìm mọi cách để làm được điều đó. Ngày nay với điều kiện khoa học công nghệ phát triển vượt bậc cho nên việc trong nhà bạn có 1 hồ cá cảnh biển là điều rất dễ thực hiện. Nói về cách chơi thì có rất nhiều phong cách chơi, từ thấp đến cao, tùy vào khả năng của mỗi người.Ở đây tôi xin trình bày về cách setup 1 hồ cá biển đơn giản và những người mới bước chân vào nghề chơi cá cảnh biển có thể làm được.
I.Các bước setup hồ cá biển:
1.Chuẩn bị hồ cá:
- Tùy vào điều kiện thực tế mà chúng ta đưa ra cho mình kích thước phù hợp với không gian trong nhà. Có thể bạn đủ tiền để mua về cho mình 1 hồ kính lớn nhưng chi phí ban đầu đó không thấm tháp vào đâu so với chi phí duy tu bảo trì hồ cá sau này cộng với thời gian của bạn.
-Thể tích bể thông thường với người mới chơi là từ 150-300 lít, có khoan 2 lỗ ở đáy để làm đường nước lên và xuống ( 1 phi 21 và 1 phi 34 trở lên)
Một vài kích thước để mọi người tham khảo ( D x R x C):
100cm x 50cm x 60cm Dùng kính 8mm
120cm x 60cm x 60cm Dùng kính 10mm
150cm x 65cm x 70cm Dùng kính 12mm
200cm x 70cm x 70cm Dùng kính 12mm
……..
Tùy thuộc vào vị trí đặt trong nhà của bạn mà có thể có những kích thước khác.
...
2.Thiết bị cần thiết cho hồ cá biển:
2.1: Máy bơm:
Đây là loại bơm ngâm trong nước
Đối với từng kích thước hồ cá mà ta dung các loại máy bơm khác nhau, lưu lượng nước /h ~ 5 lần thể tích hồ
còn đây là loại để ngoài
2.2: Protein skimmer:
Đây là loại máy đánh bọt, nó có tác dụng loại bỏ chất bẩn ra khỏi nước biển.
Nó là thiết bị rất quan trọng trong hồ cá cảnh biển. Khi chọn mua bạn nên tham khảo kỹ người chơi trước để tránh mua không đúng chủng loại mà bạn cần, sau này không phải đổi đi đổi lại nhiều lần.
Bạn nên mua loại skimmer có công suất lớn gấp vài lần thể tích hồ của mình nếu điều kiện cho phép.
2.3: Quạt tạo luồng:
Đây là hàng phổ thông ở việt nam hiệu sunsun 12w
Còn đây là vortech - hàng cao cấp
Đây là 1 loại quạt dùng để tạo ra những dòng chảy , đảo nước trong hồ, giúp cho nước không bị tù đọng 1 chỗ mà luôn luôn được làm mới. Dòng chảy rất quan trọng, nó giúp mang thức ăn tới cho san hô, giúp cá khỏe mạnh, tạo them oxi hòa tan vào trong nước.
Tùy từng cách chơi mà ta có các lựa chọn số lượng quạt thổi và công suất khác nhau.
Đối với hồ cá bình thường thì chỉ cần lưu lượng nước qua quạt thổi bằng khoảng 10 lần thể tích hồ là được.
Đối với hồ san hô mềm, LPS thì lưu lượng lớn hơn chút , nó vào khoảng 20- 50 lần thể tích hồ.
Đối với hồ nuôi san hô cứng thì lưu lượng nước phải lớn hơn 50 lần thể tích hồ
2.4: Ánh sáng:
Không đơn thuần là bóng đèn chiếu sang bình thường mà nó có tác dụng thay cho ánh sáng tự nhiên giúp cho các sinh vật sống và phát triển , nó phải là loại bóng chuyên dụng cho hồ cá biển. Tùy từng loại hồ mà ta có các cách phối màu sắc ánh sáng khác nhau sao cho khi nhìn dưới ánh sáng đèn thì sinh vật sống lên màu đẹp nhất.
Đối với cá cảnh biển thì ánh sáng dùng cho nó có độ sáng là 20000K, nó có màu xanh nước biển, gần giống với tự nhiên nhất.
Công suất của bộ đèn được tính bằng W, để tính đủ công suất cho 1 hồ thì ta phải xem hồ đó nuôi những loại gì.
Đối với hồ cá đơn thuần thì chỉ cần ánh sáng vừa đủ để ngắm cá đẹp nhất.
Đối với hồ san hô mềm thì sẽ tính bằng công thức W/ lít nước : ~0.5-1W/lít
Đối với hồ san hô cứng thì sẽ là 1-2W/lít
2.5: Máy làm lạnh nước và sưởi ấm nước( chiller)
- Đây là 1 loại thiết bị cần phải có nếu bạn muốn chơi 1 hồ san hô ở vùng khí hậu nóng như việt nam.
Nó giúp ổn định nhiệt độ cần thiết để san hô sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ hồ nên vào khoảng từ 25-28 độ ( 1 trong các mức trên. Không được để nhiệt độ trong hồ dao động ở mức lớn quá 2 độ C , nếu không sinh vật sống trong hồ, đặc biệt là san hô sẽ bị sốc nhiệt và có thể sẽ chết.
Ở việt nam phổ biến những loại máy lạnh sau:
Hailea với các dòng HC 150A, HC 300A, HC 500A …
Và máy lạnh chế , do 1 số cơ sở chế tạo ra từ các linh kiện của tủ lạnh, điều hòa…
Khi mua bạn nên chọn loại nào có thông số ghi cao hơn nhiều thể tích hồ của bạn.
Ví dụ 1 hồ 300 lít nên dùng máy lạnh 1/4 HP ~ 250W ~Hailea HC 300A
Máy lạnh công suất càng cao hơn nhiều lần thể tích hồ thì khả năng làm lạnh càng tốt
-Thiết bị sưởi ấm nước cần dùng khi nhiệt độ hồ xuống quá thấp, nó dùng để ổn định nhiệt độ như thiết bị làm lạnh.
NGHỆ THUẬT XẾP ĐÁ HỒ CÁ CẢNH BIỂN
Rất mong qua bài viết này anh em chơi cá biển ai chưa biết làm bể hoặc sắp làm bể sẽ có môt phong cách xếp đá cho mình đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật ai có bể rồi thì đừng nên xếp lại kẻo chết cá, chết san hô nhé!
Với sự đam mê ngày càng gia tăng của ngươi chơi cá biển nhằm tạo cho mình một bể cá vừa ổn định và hiện đại, phần lớn người chơi đều chăm chút từng chi tiết nhỏ nhất đến hình ảnh tổng thể của cả bể. Một bể cá đẹp không có nghĩa là chỉ đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật mà còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ, và tạo được một môi trường gần nhất với tự nhiên cho các dân cư trong bể. Trong khi các kiểu trang trí vách đá “rock wall” hoặc bể chứa đầy đá sống vẫn được ưa chuộng bởi một số reefers, thì ý tưởng mới và làm mới đang được thực hiện nhiều hơn cho việc sếp đá trong bể. Người chơi bắt đầu quan tâm đến việc bày trí đá nhiều hơn, từ nhưng chi tiết nhỏ nhất như một nghệ sĩ vẽ bức tranh núi đá bên cạnh các dòng sông hoang dã. Bài viết này sẽ cố gắng chia sẽ với người chơi một số khái niệm về bố cục trong bể, nguyên lý về bố cục cũng gẫn giống như cách người ra làm bonsai hoặc các khối đá nhân tạo nhằm đạt được một hiệu ứng gần với thiên nhiên nhất.
Quá trình bố trí bể là một công việc khó nhưng rất thú vị. Phần lớn phụ thuộc vào sở thích của từng người chơi, sự bố trí cần tạo ra một môi trường tự nhiên và thoải mái cho các cư dân trong bể, cung cấp khoảng không cần thiết để cho cá bơi, nơi đặt san hô, hoặc cả hai sẽ giành phần lớn thời gian của người chơi. Đây là nhưng kinh nghiệm được chia sẻ bởi những người đam mê môn nghệ thuật này nhưng cũng có nhiều ý kiến khác nhau bởi cảm nhận về cái đẹp của từng người chơi cũng rất khác nhau. Một số người nói rằng họ không có kỹ năng hoặc trí tưởng tượng để tạo ra một bố cục bắt măt và vì vậy họ từ bỏ nỗ lực và hi vọng khi đặt các cây san hô vào đó nó sẽ tạo nên một bức tranh đẹp hơn, nhưng điều này sẽ làm giảm đi vẻ đẹp của bể cá rất nhiều. Một sự thật cho thấy rằng, san hô có một số khả năng phối hợp màu, đặc biệt là khi chúng được đặt chung với các loại đầy màu sắc, và vị trí được chọn sao cho các mảng màu sắc hòa quyện với nhau và thực tế là sự bố trí đá ban đầu có thể là yếu tố chính và đâu tiên tạo nên sự hài hòa về màu sắc cho các rạn san hô và môi trường tự nhiên cho toàn bể. Ngoài yếu tố thẩm mỹ, xếp đá “rockscapes” còn tạo nên một môi trường lọc sinh học rất hiệu qua khi các dòng chảy chạy vòng quanh các hòn đá, giúp cho vi khuẩn và vi sinh vật thực việc công việc của chúng tốt hơn, đồng thời giảm nguy cơ tích tụ các chất thải.
Tôi cố gắng làm theo những quy tắc đơn giản hoặc hướng dẫn, khi xây sắp xếp đá trong bể được dễ dàng hơn. Đó là:
- Lưu thông nước xung quanh và qua các hòn đá tốt.
- Nơi cá trú ẩn.
- Khoảng không cho cá bơi.
- Nơi cấy san hô.
- Tính thẩm mỹ và bố cục tự nhiên của các khối đá
Vì vậy, làm thế nào để bố cục “aquascaping” bể của mình đạt được những yếu tố trên ? Hãy bắt đầu với một số khái niệm về aquascaping …
Bố cục “Aquascaping”
Mọi người thường hỏi: “Aquascaping” có nghĩa là gì? Thế nào là “Aquascaping” một bể cá. Tôi không nghĩ rằng có ai đó định nghĩa cụ thể được thuật ngữ này, mặc dù nó đã được sử dụng nhiều năm nay để đề cập đến một lĩnh vực nào đó mà con người ra tạo ra giống với thiên nhiên như các hòn đảo tự nhiên dưới hồ cảnh hoặc tương tự. Một số người sẽ xem xét nó như là một hình thức nghệ thuật, một số người sẽ coi đó như là một niềm vui tao nhã dưới cách nhìn khác của cuộc sống. Cho dù là môn nghệ thuật hay chỉ là niềm yêu thích cá nhân, “Aquascaping” có liên hệ chặt chẽ với thiên nhiên và người xây dựng nó phải có thiên nhiên là nguồn cảm hứng. Vì vậy, thay vì tưởng tượng để xây dựng một không gian vô hạn giống trong tự nhiên, chúng ta giới hạn trong hồ cá của mình, và bên trong hồ cá đó chúng ta sẽ cố gắng tái tạo lại các rạn san hô. Để đảm bảo hồ của bạn giống với tự nhiên và thêm phần hẫp dẫn, một vài khái niệm về hình họa… như vẽ tranh, đã được sử dụng để bố cục hồ cá. Hãy xem những điều quan trọng nhất …
Điểm nhìn tập trung “Focal Point” (Hình 1): đây có lẽ là “quy tắc” quan trọng nhất hơn tất cả. Nó đại diện cho nguồn gốc, nơi bắt đầu sắp xếp và từ đó phát triển sang các khu vực khác trong hồ khi chúng ta nhìn từ phía trước. Khi bố cục một hồ cá, đây là phần nổi bật nhất của bố cục, khu vực chi phối của toàn bộ bể. Điểm nhìn tập trung có liên quan đến số Fibonacci và Tỷ lệ vàng, trong vài cách diễn đạt, nó nằm ở vị trí 2/3 của hồ, hay nói cách khác bạn chia chiều dài của hồ ra làm 3 phần và nó sẽ nằm ở vị trí 2/3. Quy tắc này đã được sử dụng kể từ thời kỳ Phục hưng cho các nghệ sĩ và kiến trúc sư trong các tác phẩm của họ để làm cho cân bằng giữa giá trị thẩm mỹ và tính tự nhiên, và quy tắc này đã được sử dụng để trang trí hồ ngày ngay. Điểm đầu mối có thể được tạo ra thông qua một tảng đá lớn hoặc một đống đá nhỏ khi sắp xếp một cách đặc biệt, nó có thể thu hút sự chú ý của người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên. Sau đó, Focal point có thể được trang trí thêm với các loài san hô có nhiều màu sắc mang cảm giác ấm áp như (đỏ, tím, cam, vàng, …) hoặc Focal point sẽ được cấy phủ đầy san hô, hoặc cả hai. Một số aquascapers lại thích tạo ra các Focal point như một khoảng trống phía trước với cát nền hoặc tạo ra nhiều hơn một Focal point. Kỹ thuật này thường không mang lại nhiều tác dụng do người quan sát phải chuyển điểm nhìn từ một vị trí khoảng trống tới các hòn đảo và rạn san hô, mà không phải sự chuyển đổi nào cũng mềm dẻo…
Điểm nối (Hình 2): Điểm nối là phần mở rộng của các khối đá nó bắt nguồn từ Focal point và từ đây nó sẽ kết nối một tầm nhìn tới phương vô hạn và/hoặc tới các khối đá khác. Nó giúp người xem kết nối từ Focal point tới các phần cấu trúc còn lại của bố cục, mang lại một cảm nhận cân đối liên tục giữa từ tiền cảnh, trung cảnh tới hậu cảnh và lớp nền. Nó cũng giúp kết nối giữa khối chính và khối phụ, ví dụ như, khi bố trí hai hay nhiều hòn đảo.
Chiều sâu với đá hình thang (hình 3): Xếp đá kiểu hình thang sẽ tạo ra hiệu ứng chiều sâu cho bố cục bằng chuyển đổi mềm dẻo giữa tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh và nền. “Hiệu ứng bậc thang” sẽ tạo được điểm nhấn mạnh hơn nếu có nhiều khối đá nhỏ phía trước và được xếp cao dần về phía sau. Bên cạnh kích thước đá, để tạo thêm hiệu ứng người ta thường để các khối đá chìm trong cát và nhô dần lên. Xếp đá hình thang sẽ cung cấp hiệu ứng trực quan hơn với độ sâu toàn bộ bể bằng cách đơn giản kết nối các khối đá nhỏ phía dưới với các khối đá phía trên.
Khi xây dựng cấu trúc hình thang lưu ý khối đá phía sau nên được nhìn rõ từ phía trước của bể. Điều này cũng giúp tạo ra chiều sâu của nền cát cho phép có góc nhìn rộng hơn. Vị trí của các khối đá nên được thử nhiều vị trí khác nhau để tìm ra góc nhìn đẹp nhất khi ngắm nhìn chúng từ trực diện cũng như các phía. Hãy nhớ rằng chiều sâu đó là một cảm nhận, do đó bạn phải nâng cao hiệu quả bằng cách quan sát từ nhiều hướng. Đá nhỏ ở phía trước với những khối lớn hơn ở tầm trung và cuối cùng những khối nhỏ ở phía cuối cũng tạo nên hiệu ứng về chiều sâu khi chúng ta cảm nhận rằng khối đá nhỏ đang ở phía rất xa.
Và nên nhớ thêm rằng chiều sâu còn có hiệu ứng khác nhau với các góc nhìn khác nhau.
Trang trí bể cá cảnh đẹp
Phong thủy đặt bể cá
Tự trang trí bể cá cảnh vừa đẹp vừa hợp phong thủ
Làm sạch bể cá cảnh đơn giản cực kì
Kỹ thuật nuôi cá cảnh nước ngọt
Trồng cây thủy sinh trong hồ cá thế nào cho đẹp
(ST)