Tục lệ cưới hỏi ở miền Nam

Phong tục cưới hỏi ở miền Nam và vùng đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều nét khác biệt so với miền Bắc và miền Trung. Cùng tìm hiểu những điểm đặc biệt ấy để biết thêm về truyền thống của đất nước mình.





Các nghi lễ cưới hỏi ở miền Nam và đồng bằng sông Cửu Long, nhất là ở khu vực nông thôn người ta còn áp dụng các nghi lễ trong cưới hỏi như: lục lễ (6 lễ)

1. Lễ giáp lời

2. Lễ Thông gia

3. Lễ cầu thân

4. Lễ nói

5. Lễ cưới

6. Lễ phản bái

Trong giai đoạn tiền hôn nhân, trước khi hai họ muốn kết thân với nhau thì phải trải qua ba vấn đề tiền hôn nhân, ngày xưa định hôn nhân là do ông mai, bà mối điềm chỉ - hoặc do cha mẹ đôi bên đính ước, ngày nay do sự tìm hiểu của đôi nam, nữ.

- Lễ giáp lời: Do cha mẹ nhà trai có ông mai hoặc bà mai đến nhà cha mẹ nhà gái, hai bên trực tiếp bàn bạc và dò hỏi tuổi tác để kết cấu suôi gia và bàn việc lập hôn nhân cho con.

- Lễ thông gia: Lễ này do họ nhà trai nhã ý mời họ nhà gái sang chơi cho biết nơi ăn chốn ở của nhà trai.

- Lễ cầu thân: Sau khi hai bên đồng ý gã cưới, bên nhà trai đem cho hai mâm đồ nên người ta còn gọi là lễ cho đồ hoặc là lễ sơ vấn hay còn gọi là bỏ hàng rào thưa, ngày nay thông thường là do đôi nam, nữ quen biết nhau nên bỏ qua ba lễ trên mà chỉ bàn sâu vào vấn đề, (lễ nói và lễ cưới)

 * Lễ nói: Bên nhà đàng gái đề bản là lễ đính hôn hay là lễ đăng khoa

Khi họ nhà trai đến: Do ông trưởng tộc hoặc người thông lễ hướng dẫn còn có người bưng khai việc rót rượu, người ta gọi là chú rể phụ lễ nói cũng đi theo trình tự lục lễ.

1. Ông thông lễ nhà trai trình lễ y kỳ (tức là đúng hẹn) xin phéo bên họ nhà gái, cho họ nhà trai nhập gia trình lễ nói, được trưởng tộc bên họ nhà gái nhận lời, cử đại diện ra mời họ nhà trai vào trình lễ nói, chú rể phụ rót rượu ông trưởng tộc nhà trai nói: Hôm nay ngày... tháng... năm được ngày (hoàng đạo) tức được đôi bên đồng ý, cho họ nhà trai nghinh hôn trình sánh lễ nói gồm có: + Một đôi đèn, + Một măm trầu, + Bốn măm quà, rót rượu trưởng tộc nhà trai mời quí tộc bên gái nhận lễ.

2. Trình lễ khai hoà để kiến gia tiên.

3. Rót rượu trưởng tộc nhà trai trình lễ thượng đăng.

- Tức đốt đôi đèn cầy do nhà trai mang tới, chú rể bưng đôi đèn đốt cháy tỏ đưa lên bàn thờ xá trong, xá ngoài rồi đưa sang ra cho hai ông suôi hoặc hai bà suôi hoặc là người đại diện đặt lên bàn thờ đó là "lễ lên đèn".

4. Lễ bái gia tiên (tức là lại ông bà quá vảng)

- Rồi đến lễ bái tộc lại họ, lại ông bà hiện tiền, lại cha mẹ, cô bác, cậu dì, chú thím, chú rể dâng rượu và xá hai xã (chỉ một mình chú rể lại)

- Khi xong trình giao khai việt lại cho trưởng tộc nhà gái, để giới thiệu ông bà thân tộc bên gái giới thiệu song giao lại cho trưởng tộc nhà trai, tộc nhà trai rót rượu trình lễ trao hoa của chú rể trao cho cô dâu.

- Lễ cho đồ nữ trang và trang phục cô dâu, lúc này cô dâu ra cuối đầu chào hai họ và nhận quà nữ trang của nhà trai, đi trở vào trong, khi xưa đôi bông nói là do mẹ ruột đeo, ngày nay được sự đồng ý của họ nhà gái, qua xin ý kiến, họ nhà gái cho phép chú rể đeo cho cô dâu, khi đeo đồ nữ trang xong cô dâu trở ra chào hỏi họ nhà trai bằng lễ cuối đầu, coi như cô dâu một cái cuối đầu sẽ được một món quà giá trị như: tiền bạc, hoặc bộ đồ, do ông bà cô bác nhà trai tặng.

- Ngày giao bạc cưới hoặc hẹn ngày cưới, bao nhiêu thường thì họ nhà gái không đòi, còn họ nhà trai đi cho họ nhà gái một con heo đứng đúng tạ và tiền cưới gọi là tiền chợ, có khi heo đứng tức là (nguyên heo) hoặc heo nằm là quy ra tiền do hai bên bàn tính, đàng gái đi đưa dâu bao nhiêu người để đàng trai lo liệu.

- Trong lễ nói đàng trai sẽ trình thiệp cưới, thiệp ghi rõ ràng, giờ làm đám cưới, giớ rướt dâu, giờ làm lễ bên gái, giờ làm lễ bên trai trao thiệp giữa hai họ.

5. Lễ dỡ măm trầu, trước đây có một mình chú rể dỡ, bẻ trầu đủ đôi, cau đủ đôi để trong cái dĩa đặt lên bàn thờ, ngày nay vì có quay phim chụp ảnh lưu niệm lên ông trưởng tộc xin phép họ nhà gái, cho cô dâu cùng chú rể cùng dỡ mâm trầu, các lễ đã lập xong, vị trưởng tộc nhà trai cho phép cô dâu, chú rể kêu ba má đôi bên là cha mẹ.

- Phần cuối của lễ là cô dâu chú rể cắt bánh kem, khui rượu xâm banh mời quí quan khách nhập tiệc.

6. Trình lễ kiếu, sau khi yến tiệc xong trưởng tộc nhà trai trình lễ kiếu.

- Những điểm tiến bộ của ngày nay:

Ngày xưa đám nói đàng trai phải có măm trầu búp sen, ngày nay chế măm trầu búp sen, nhưng phải có măm trầu trệt, ngày xưa lại tam bộ nhất bái, một mình chú rể lại, ngày nay người chế hết chỉ xá cửu quyền mà thôi, ngày xưa chú rể phải mặc áo dài khăn đống, ngày nay người ta chế áo dài khăn đống chú rể chỉ mặc vét tông, cô dâu thì mặc áo dài duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.

LỄ CƯỚI, NGƯỜI TA GỌI LÀ (ĐÁM CƯỚI)

- Ở bên nhà gái treo bảng "lễ vu qui".

- Bên gái còn tổ chức cho cô dâu lại xuất giá trước khi về nhà chồng theo sự điều kiện của ông trưởng tộc bên gái.

- Lễ lại xuất giá:

Ông trưởng tộc nhà gái: Kính thưa quí ông, quí bà và cô bac anh chị em, hôm nay là ngày... tháng... năm..., người xưa gọi là ngày (Kiết nhật) nữ chủ hôn có tổ chức lễ vui qui cho con gái thứ... có thỉnh mời ông bà nội, ông bà ngoại ông bà cô bác lối xóm, đã không quản ngại đường xá xa xôi, nhính chúc ít thì giờ quý báu đến đây dự lễ vu quy hôm nay thêm phần long trọng và vị trưởng tộc xem đồng hồ và nói tiếp, bây giờ là 21 giờ đã đến giờ lại xuất giá.

+ Trước tiên là lại ông bà quá vảng tức là (cửu quyền)

+ Tiếp theo là lễ ông bà hiện tiền, ông bà nội, ông bà ngoại, ông bà thân tộc lối xóm.

+ Lễ bái phụ mẫu dâng rượu cho cha mẹ uống vui ngày con vu quy xuất giá, lần lượt đến lễ cô bác, bác suôi, chú thím, cậu mợ, dì dượng, anh chị em và bè bạn, nhận quà tặng của ông bà cha mẹ, anh chị bạn bè thân thích. Ngày xưa có cô dâu phụ đi theo, ngày nay không còn áp dụng cô dâu phụ như ngày xưa.

Phần cuối ông trường tộc nhắc lại lời của nữ chủ hôn mời ông bà cô bác, anh chị em đi đưa dâu thì vui lòng chấp nhận, ăn mặc chỉnh tề, đi đúng giờ.

LỄ KIẾU RỂ

Còn gọi là lễ thám tộc, ngày xưa sau khi đám nói ở tại nhà đang gái xong, đàng trai để chú rể lại ở làm lễ, cho đến ngày làm đám cưới trưởng tộc đàng trai qua trình lễ với nhà gái để rước chú rể về đó gọi là lễ kiếu rể.

Lễ thám tộc: Từ xa xưa cứ đến ngày mai rước dâu thì chiều hôm trước họ đàng trai sẽ cử người đi thám tộc, để dò xem coi họ đàng gái có thực hiện lời giao ước ấy hay không.

LỄ RƯỚC DÂU

Họ nhà trai chuẩn bị đi đến họ nhà gái theo tục lệ, có một vị trưởng tộc và một chú rể bưng khay trầu có đôi đèn, chú rể phụ bưng khay việc cùng ông bà cha mẹ bên nam đi chẳn đôi, ông bà, cha mẹ, nam nữ bốn hoặc sáu, để đủ người bưng mâm bàn (chứ không đi lẻ) cùng đai diện có hai khay.

1. Khay trầu có đôi đèn

2. Khay việc có chung, nhạo để rót rượu trình lễ

- Kiểm tra lại mỗi khai có bốn miếng trầu têm và bốn miếng cau tươi có hai cái chung nhạo cho mỗi khay đều có rượu.

- Kiểm tra mâm trầu có buồn cau dầy, hay cau tầm vung còn nguyên vẹn trong thật đẹp mắt, cùng một ốp trầu bọc giấy đỏ cho hai chai rượu bịch nút đỏ, mà ngày xưa người ta gọi là mâm trầu, ché rượu, kiểm tra bốn mâm quà coi đủ chưa, khi đi rước dâu gần đến nhà đàng gái, họ đàng trai phải dừng lại sửa soạn y phục và mâm bàn cho tử tế.

Cử trưởng tộc và chú rể phụ bưng khay tiệc đi trước vào trình lễ.

1. Lễ y kỳ

Trưởng tộc nhà trai xin phép trưởng tộc nhà gái cho nhập gia trình lễ cưới (hoặc lễ rước dâu), khi được đại diện bên gái nhận lời, trưởng tộc bên gái bưng khay trầu thỉnh họ nhà trai, ngày nay cử đại diện ra mời họ nhà trai, họ nhà trai lần lượt đi vào, vị trưởng tộc rót rượu trình lễ, vị trưởng tộc nói hôm nay vào lúc ngày........... tháng... năm..., được ngày "hoàng đạo" họ đàng trai được phép nghinh hôn trình sính lễ cưới.

Hoặc là trưởng tộc nói một cách khác, hôm nay được sự đồng ý của đôi bên hai họ và sự cho phép của chính quyền địa phương, họ đang trai đến trình lễ cưới gồm có 01 đôi đèn, 02 mâm trầu, 04 mâm quà.

2. Chú rể phụ rót rượu, ông trưởng tộc trình lễ khai quà để kiến gia tiên.

- Ông trưởng tộc trình lễ cho đồ nữ trang và trang phục cô dâu nếu có

- Ông trưởng tộc trình lễ nhập hộp (còn gọi là lễ hiệp song) xin phép cho chú rể đeo đồ cho cô dâu là để cho chú rể nhìn mặt coi có phải là vợ của mình hay không, như ngày xưa có sự tảo hôn, (coi người em, mà gã người chị).

3. Ông trưởng tộc trình lễ thượng đẳng bái đường (tức lại ông bà quá cố) hai đứa lại và bái tộc lễ đã lập song, ông trưởng tộc nhà trai giao khai việc lại cho ông trưởng tộc nhà gái, giới thiệu ông bà thân tộc bên nhà gái, khi giới thiệu song, ông trưởng tộc nhà gái giao khai việc lại cho ông trưởng tộc nhà trai.

4. Chú rể phụ rót rượu ông trưởng tộc trình lễ dỡ mâm trầu.

- Ngày xưa thi ba ngày mới dỡ mâm trầu, ngày nay dỡ luôn trong buổi lễ, ông trưởng tộc khai thông, cháu trai bẻ cao, cháu gái lấy trầu cau cũng đủ đôi và trầu cũng đủ đôi, để trong cái dĩa xá hai xá rồi đặt lên bàn thờ.

- Lễ trao hoa (nếu có)

5. Chú rể phụ rót rượu, ông trưởng tộc trình lễ rước dâu và thỉnh họ nhà gái, đưa dâu qua nhà trai.

- Chú rể phụ rót rượu, ông trưởng tộc nhà trai trịnh trọng xin phép trình lễ kiếu.

6. Lễ phản bái rước dâu sau 3 ngày, bên đàng trai cùng cô dâu chú rể đem theo một cặp vịt qua nhà đang gái, làm cúng cho ông bà, gọi là lễ phản bái, có khi họ nhà trai xin phép họ nhà gái cho miếng lễ phản bái, vì bận công việc hoặc đường xá xa xôi.

LỄ RƯỚC DÂU VỀ TỚI NHÀ TRAI.

Họ nhà trai đề bản "lễ tân hôn"

Ngày xưa khi rước dâu về cô dâu chú rể đến làm lễ tơ hồng, có lập bàn thờ tơ hồng được đặt ngang bên trước nhà tiệt, có đèn hoa rực rỡ, cô dâu chú rể đến bái tơ hồng, còn ngày nay ít ai thực hiện lễ này, ông trưởng tộc đại diện nhà trai sắp xếp chỗ ngồi cho bên nam và bên nữ, chú rể phụ rót rượu ông trưởng tộc tuyên bố. Hôm nay ngày... tháng... năm được ngày hoàng đạo chọn được ngày lành tháng tốt, nam chủ hôn có làm lễ thành hôn cho con trai thứ có thỉnh họ nhà gái, cùng ông bà thân tộc hai bên nội, ngoại cùng ông bà cô bác và bà con lối xóm đã không quảng ngại đường xá xa xôi, nhìn chúc ít thì giờ quý báo để tham dự lễ thành hôn thêm phần long trọng.

Đã đến giờ làm lễ, trước tiên:

1. Lễ ông bà quá vảng - chú rể cô dâu cùng lễ bàn thờ

2. Bái tộc lại họ, xá hai bên hai họ, rót rượu lễ ông bà hiện tiền như ông bà nội, ông bà ngoại, ông bà bà con lối xóm mời nâng ly uống rượu cho hai cháu làm lễ.

3. Lễ bái song thân, cô dâu cú rể dâng rượu cho cha mẹ uống gọi là quang hỉ nâng ly mừng ngày vui con có đôi bạn.

4. Lễ bái cô bác, bác suôi, chú thím, cậu mợ, dì dượng uống rượu cho cháu làm lễ.

5. Lễ anh em, bạn bè quang khách chúc mừng quà tặng, đến khi kết thúc trưởng tộc sẽ tuyên bố kết thúc cuộc lễ hôm nay.

6. Mời đàng gái dự yến tiệc do đàng trai long trọng chiêu đãi.

- Khi họ đàng gái kiếu lui gót, họ đàng trai cùng cô dâu chú rể ra tiễn họ đàng gái ra về.

- Trên đây là phần nghi lễ cưới hỏi ngày nay có sự cải tiến hơn ngày xưa nhiều.

Từ xưa đến nay đã trải qua các chế độ xã hội, từ đầu thế kỷ XV cho đến hết thế kỷ XX nghi lễ cưới hỏi là vấn đề đặc biệt quan trọng trong mọi gia đình dân tộc Việt Nam chúng ta, qua nghiên cứu vân chưa có sổ sách nào ghi lại các chi tiết, song nó vẫn tồn tại trong dân gian, như một thư văn sử truyền miệng, như là một thứ văn học nghệ thuật nó ăn sâu vào lòng con người. Vì vậy mà nó còn được bổ sung chọn lọc phổ biến trong điều kiện tiến hoá của xã hội, phát triển qua truyền miệng rĩ tai, hay cha truyền con nối, người này qua người kia, đời này qua đời khác, về đạo đức lễ giáo trong các gia đình họ tộc mẫu mực nhân đạo hiền lành.

Tuy đơn sơ mà rất quan trọng, nó mang tính đạo đức và luôn luôn tồn tại bền vững trong cuộc sống con người, nó không mang tính pháp luật, mà nó trừu tượng trong lòng con người quan trọng gần như pháp luật trong cuộc sống từ trước đến nay.

Có nơi này nơi khác tuy không đồng nhất, nhưng nghi lễ luôn được coi trọng còn gắn bó với truyền thống, đạo đức nó là một sự tích đặc biệt quan trọng đã có từ lâu đời, theo nghi lễ cưới hỏi nó rất đa dạng cả hình thức lẫn nội dung phong phú.

Về hình thức: Được trang trí nhà tiệc, treo đèn kết hoa bằng tàu lá đũng đỉnh, tàu lá dừa, tàu lá dừa nước, hoa cau, ngày nay họ kết bằng hoa giấy hoa đèn rực rỡ màu sắc.

Cô dâu chú rể trong ngày cưới, ngoài hai vị trưởng tộc suôi trai, suôi gái, từng vùng, từng nơi không đồng nhất, vẫn còn nơi này, nơi khác nhưng từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 nghi lễ cưới hỏi theo sự tiến bộ của xã hội.

Hôn lễ xưa nay đã trãi qua nhiều chế độ xã hội, trong dân gian họ không có tiền hôn giá thú, vậy mà nghi lễ được hai bên đính ước rồi thì họ gắn bó với nhau coi như là "thiên duyên tiền định" dù cho vật đổi sao vời họ vẫn thuỷ chung như nhất cho đến ngày răng long tóc bạc, đôi hôn nhân trai tày gái sắc ấy họ yêu nhau tự nguyện ràng buộc bằng quan hệ tình yêu, duyên kiếp của lứa đôi.


Đám cưới Việt Nam bao gồm những nghi lễ mang đậm văn hóa truyền thống của dân tộc, tuy nhiên ở mỗi vùng miền, những nghi lễ ấy lại có một nét đặc trưng riêng. Ở miền Nam, nơi mà người dân có tính cách phóng khoáng thì các nghi lễ đám cưới được thực hiện có phần thoải mái và nhẹ nhàng hơn, nhưng vẫn đảm bảo sự trang trọng và thiêng liêng.





Lễ cưới tại miền Nam vẫn được thực hiện với đầy đủ các nghi thức là dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu. Tuy nhiên, khác với phong tục miền Bắc, trong miền Nam, nếu hai gia đình ở cách xa nhau thì có thể bỏ qua lễ dạm ngõ, tiến hành chung lễ ăn hỏi và đón dâu trong cùng một ngày. Khi đó, lễ vật ăn hỏi và lễ vật cúng tổ tiên khi đón dâu cũng sẽ được gộp chung lại.

Hôn lễ được cử hành ngay tại gia đình, trong một không gian nghiêm trang và sạch sẽ. Thông thường các nghi lễ sẽ được thực hiện tại bàn thờ tổ tiên. Họ hàng nhà trai đến, có người làm mai đi đầu, có một vị trưởng tộc, chú rể bưng khay trầu có đôi đèn, chú rể phụ bưng khay rượu, đi cùng là ông ba cha mẹ họ nhà trai đi chẵn đôi, nam nữ bưng lễ vật là bốn hoặc sáu người. Quả vật mang đến nhà gái ngoài trái cây, bánh kẹo, phải có trầu cau, có cặp đèn (nến) thật to, trùng với kích thước của đôi chân đèn trên bàn thờ nhà gái.

Trưởng tộc nhà trai sẽ xin phép nhà gái cho nhập gia trình lễ cưới, khi được nhà gái đồng ý thì họ nhà trai lần lượt đi vào và chính thức thực hiện các nghi lễ và trình lễ vật cưới. Họ nhà trai sẽ kính cẩn mời nhà gái uống trà, uống rượu, mời ăn trầu, hai bên bàn bạc và thống nhất với nhau về hôn nhân của cô dâu, chú rể và thực hiện nghi thức tặng nữ trang cho cô dâu.





Hôn lễ được cử hành ngay tại gia đình, trong một không gian nghiêm trang

Nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong đám cưới miền Nam đó là lễ lên đèn. Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong lễ cưới, đó là một lời tuyên bố chính thức, một sự gắn kết bền chặt giữa cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời. Hai ngọn nến to do họ nhà trai mang tới sẽ được đặt trang nghiêm trên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Trưởng tộc họ nhà gái tuyên bố: “Xin làm lễ lên đèn”, cô dâu chú rể tự tay đốt nến từ ngọn lửa của đèn trứng vịt nhỏ trên bàn thờ (hiểu là lửa hương hỏa). Trưởng tộc khui một chai rượu trong số lễ vật mà nhà trai đem đến và đứng phía trước chính giữa bàn thờ, cô dâu chú rể đứng hai bên, im lặng. Sau đó cô dâu chú rể cắm đèn vào chân đèn. Hai ngọn đèn cháy từ từ, đặt sát nhau vì người làm lễ đang áp vào hai tay, như khấn vái. Sau đó người trưởng tộc sẽ đưa đèn cho hai người trợ lý cắm vào chân đèn. Hai ngọn đèn phải cháy từ từ và đều nhau, nếu cháy lệch nhau thì người ta cho rằng, sau này cô dâu sẽ “ăn hiếp” chồng.

Sau đó là lễ rước dâu về nhà trai. Khi hai họ đã có mặt đầy đủ ở tư gia họ nhà trai thì chú rể phụ sẽ rót rượu cho trưởng tộc họ nhà trai tuyên bố và làm lễ thành hôn. Cô dâu chú rể lần lượt thực hiện các lễ nghi, đầu tiên là lễ “ông bà quá vãng” – cùng làm lễ trước bàn thờ, tiếp theo là lễ bái họ tộc, rót rượu mời họ tộc, ông bà nội ngoại hai bên, lễ bái song thân - cô dâu chú rể cùng dâng rượu cho cha mẹ, cuối cùng là lễ anh em, bạn bè quan khách đến tặng quà và chúc mừng cô dâu chú rể. Sau đó trưởng tộc tuyên bố kết thúc buổi lễ thành hôn.



 

Ngoài việc tổ chức đám cưới tại gia đình, các bạn trẻ còn tổ chức tiệc cưới ở nhà hàng



Hiện nay, ngoài việc tổ chức đám cưới tại gia đình, các bạn trẻ còn tổ chức lễ cưới ở nhà hàng. Nghi lễ tùy theo yêu cầu của cô dâu, chú rể hay tại mỗi nhà hàng có chút khác biệt, nhưng thường là: MC mời cô dâu chú rể, cha mẹ hai bên lên sân khấu, sau đó đại diện nhà trai / nhà gái có lời phát biểu chúc mừng, gửi gắm mong muốn đôi trẻ mãi mãi hạnh phúc. Tiếp theo cô dâu chú rể dâng rượu cha mẹ hai bên, rồi uống rượu giao bôi. Sau đó, đôi tân lang, tân nương cắt bánh cưới và đi chào bàn quan khách.

Lễ cưới luôn là một lễ đặc biệt trong mọi gia đình Việt Nam, tuy không có sử sách nào ghi lại những nghi lễ này nhưng bằng hình thức truyền miệng, các nghi lễ truyền thống vẫn được giữ gìn và phát huy cho đến ngày nay. Lễ cưới còn thể hiện những nét tinh túy, nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Việt Nam.




Hôn lễ chính cử hành tại gia đình. Vì là lễ điều kiện tiên quyết là trang nghiêm, sạch sẽ. Vị trí buổi lễ là khu vực thờ tổ tiên, trong nhà, trang trí tùy theo gia đình, phải có đủ "hương đăng hoa quả".

Họ hàng đàng trai đến, có người làm mai đi đầu. Phẩm vật đưa đến, ngoài trái cây, bánh kẹo, phải có trầu cau, truyền thống này nay vẫn giữ, nghe đâu có từ thời Hùng Vương dựng nước. Ðó là nét văn hóa, linh thiêng của dân tộc Việt. Phải có cặp đèn (nến) thật to, trùng với kích thước của đôi chân đèn trên bàn thờ. Ðại diện nhà trai đến, kính cẩn mời đàng gái uống trà, rượu, và mời ăn trầu. Hai bên bàn bạc với nhau vài chi tiết, tặng nữ trang, tiền mặt, không mất thì giờ vì đã thỏa thuận với nhau từ trước rồi. Xong xuôi, người trưởng tộc của đàng gái tuyên bố: "Xin làm lễ lên đèn". Hiểu đó là kiểu "ký tên, đóng dấu" chính thức.

Lên đèn là nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất, bắt buộc phải có. Hai ngọn nến to, do đàng trai đem đến được đặt trên bàn thờ ông bà. Người trưởng tộc bèn khui một chai rượu, trong số hai chai do đàng trai đem đến. Rồi thì ông đứng trước bàn thờ ngay chính giữa, cô dâu và chú rể đứng hai bên, im lặng. Hai ngọn đèn được đốt lên, từ ngọn lửa của cái đèn trứng vịt nhỏ của bàn thờ (hiểu là lửa hương hỏa). Hai ngọn đèn cháy từ từ, đặt sát nhau vì người làm lễ đang áp vào hai tay, như khấn vái. Khi lửa cháy đều ngọn, ông này từ từ giang cánh tay ra trao cho hai người trợ lý mỗi bên một ngọn để cắm vào chân đèn. Ngọn đèn phải cháy thong dong, đều đặn, nếu bên cao bên thấp thì sẽ có dư luận chàng rể sợ vợ, cô dâu sẽ lấn hiếp chồng. Ðề phòng nến tắt, nhiều người đóng cửa sổ thật kỷ, sợ gió tạt hoặc tạm thời tắt quạt máy. Ngày nay, đèn chế biến bằng hóa chất, không làm bằng sáp ong như xưa nên dể tắt bất ngờ. Trong lúc lên đèn, có sự tôn nghiêm kỳ lạ. Lửa là sự sống, là niềm lạc quan. Lửa nối quá khứ, nối tổ tiên đến hiện tại. Lửa nối mặt đất lên trời. Lửa dịp lễ hội ở đình làng, với đèn. Lửa ở ngay cả những Thế vận hội. Lễ lên đèn theo tôi là lễ quan trọng, bắt buộc phải có ở mọi hôn lễ từ xưa  đến nay. Lên đèn là đủ rồi.



Ở miền Bắc, mâm quả thường là số lẻ, nhưng ở miền Nam lại quy đinh ngược lại, mâm quả buộc phải là số chẵn.




Mâm quả là lễ vật không thể thiếu trong lễ cưới truyền thống của người Việt Nam, mà cụ thể là trong lễ ăn hỏi. Mâm quả cần được chuẩn bị đầy đủ, được sắp xếp cầu kỳ nhưng số lượng và cách lựa chọn đồ lễ của hai miền lại có đôi chút khác nhau. Nếu cô dâu chú rể đến từ hai miền khác nhau, cần tìm hiểu rõ phong tục từng miền, từ đó chuẩn bị mâm quả ăn hỏi chu đáo.

Số lượng:

Ở miền Bắc, mâm quả thường là số lẻ (từ 1, 3, 5, đến 9, 11 lễ). Đây được coi là những số dương, biểu tượng của sự sinh sôi, phát triển. Theo phong tục miền Bắc, mâm quả được sắp xếp dựa trên quy tắc "ngoài lẻ trong chẵn", nghĩa là số lượng mâm quả là lẻ nhưng những lễ vật, sính lễ bên trong mâm quả lại là số chẵn, phải đi theo đôi, cặp.

Ở miền Nam, lễ cưới thường kiêng số lẻ nên mâm quả bắt buộc phải là số chẵn và phải nhiều hơn 2 (từ 4, 6 đến 10, 12 lễ). Các đồ lễ trong mâm quả cũng phải là số chẵn và đi theo đôi, theo cặp. Ngoài ra, số lượng các thành viên của gia đình nhà trai sang nhà gái để làm lễ ăn hỏi, rước dâu cũng phải là số chẵn.




Cách chọn đồ lễ

Ở cả hai miền, cách chọn đồ lễ dựa theo quy tắc khá giống nhau, bao gồm trầu - cau, trà - rượu và đồ mặn - ngọt. Tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình mà hai nhà bàn tính để chọn cụ thể các loại lễ vật.

Thông thường, mâm quả sẽ bao gồm:

- 1 khay nhỏ đựng trầu, cau đã được têm sẵn với ý nghĩa miếng trầu là đầu câu chuyện
- Dù đã có trầu cau nhưng nhà trai vẫn phải chuẩn bị một buồng cau, độ lớn tùy từng yêu cầu từng nhà
- 1 mâm trà, rượu, thuốc. Ở miền Nam, nhà trai bắt buộc phải chuẩn bị thêm một cặp nến (đèn cầy) long phụng để dâng lên bàn thờ lúc làm lễ gia tiên.
- 1 mâm hạt sen hoặc bánh
- 1 mâm trái cây
- 1 mâm lợn quay hoặc gà quay
- 1 mâm xôi gấc






Với những gia đình có điều kiện, nhà trai có thể chuẩn bị thêm mâm đồ lễ là quần áo, trang sức cho cô dâu. Điều này thể hiện sự quan tâm của cha mẹ chồng đến con dâu và đồ trang sức mang ý nghĩa chúc phúc cho đôi uyên ương sẽ sung túc, hạnh phúc suốt đời.


 (ST).




vay neu co dau va chu re o 2 mien khac nhau thi cach thuc to chuc phai theo ben nao ?ben nha Trai hay ben nha Gai vay?
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Cái này còn tùy vào sự thỏa thuận của gia đình bạn thôi. Mình thấy thông thường thì lấy chồng theo chồng. Nếu có điều kiện có thể làm đám cưới theo 2 kiêu ở 2 miền thì càng hay
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Gửi hỏi đáp - bình luận