Tuyến tiền liệt phụ nữ về mặt cấu tạo hoàn toàn giống như tuyến tiền liệt nam giới cũng bao gồm tuyến thể, ống dẫn và cơ trượt ngang song song. Chỗ khác nhau là ở nữ tuyến thể ít, ống dẫn nhiều và về mặt thể tích thì nhỏ hơn của nam giới nhiều. Tuyến tiền liệt phụ nữ chính là khu vực mẫn cảm trong âm đạo nó nằm ở điểm giữa của thành trước âm đạo đọc theo niệu đạo và ở gần cổ bàng quang. Khi nó bị kích thích sẽ giãn nở ra, nhưng nếu không bị kích thích thì rất khó định vị. Bery và Huifuer đã công bố kết quả điều tra đối với 400 chị em phụ nữ vào năm 1982, đều đã chứng thực rằng không có chị nào không tồn tại phản ứng ở điểm G hoặc tương tự. Cấu tạo của nó khả năng bao gồm một mạng lưới mạch máu phức tạp, các ống dẫn, các đầu dây thần kinh và một số tổ chức bao quanh khu vực cổ bàng quang. Nếu như dùng tay trái đè vào vị trí tương ứng ở phần bụng dưới phụ nữ, thì rất dễ gây cảm giác kích thích tình dục, nếu ấn vào những vị trí khác của âm đạo thì không hề gây ra phản ứng gì tương tự như thế cả. Năm 1984 Bơraixơ tuyên bố rằng kết cấu màng nhầy ở xung quanh niệu đạo chính là lớp tổ chức mà người ta đặt tên là điểm G. Có thể nó được cấu tạo bởi cả một hệ thống tổ chức tĩnh mạch theo hướng dọc và phát triển ở trình độ cao. Nó rất có thể có cùng nguồn gốc sinh ra giống với thể hải miên ở niệu đạo nam giới. Màng nhầy và thể bọt biển đều được bao bọc bởi lớp cơ trượt song song, tầng bên trong của lớp cơ này chạy theo hướng đọc, còn tầng bên ngoài được bố trí bằng những thớ cơ vòng. Trung tâm phong trào liên minh vì sức khoẻ và quyền lợi phụ nữ năm 1981 đã gọi vùng này là thể hải miên niệu đạo, là tổ chức bao quanh niệu đạo và có khả năng cương cứng. Khi hoạt động tình dục thì nó nở to ra nhằm bảo vệ âm đạo.
Qua nhiều báo cáo điều tra, có đến 2/3 số phụ nữ cảm nhận được có khu nhậy cảm âm đạo, cơ bản được phân bố ở 12 điểm, ít người chỉ có 11 điểm hoặc 1 điểm.Hulfur (năm 1985 và năm 1988) đã phát hiện rằng điểm G có khả năng tăng cường rõ rệt cảm giác về giới hạn kích thích. Nếu kích thích vào thành sau lại không hề có tác dụng như thế.
Tóm lại, người ta không tranh luận vời nhau về vấn đề có tồn tại vùng nhậy cảm hay không, mà bàn cách đặt cho nó một cái tên thích hợp.Nhà tình dục học Tiệp Khắc trước đây là Travist, năm 1984 thông qua công tác nghiên cứu tổng hợp các nhóm miễn dịch phổ biến đã phát hiện rằng, ở tuyến tiền liệt của nam cũng như ở tuyến gần niệu đạo của nữ đều tồn tại tính kháng nguyên ở dạng xen kẽ, phản ứng xúc tác của nó cũng hoàn toàn giống nhau. Vì vậy gọi nó là tuyến tiền liệt nữ là rất thích hợp. Thai-bo năm 1984 cũng chứng minh rằng, chất được chứa trong tuyến gần niệu đạo và phần thượng bì của niệu dạo nữ gây ra phản ứng dương tính đối với các kháng nguyên đặc biệt đàn ông. Ngoài ra, người ta còn phát hiện thấy những dấu hiệu ở tuyến tiền liệt nam giới được dùng để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt nam và những vật thể sống di căn này cũng xuất hiện ở tuyến tiền liệt nữ. Khái niệm cho rằng tuyến tiền liệt nữ là một cơ quan công năng chứ không phải là một dấu vết còn sót lại đã được sự ủng hộ mạnh mẽ của kết quả nghiên cứu về engyme tiền liệt. Kết quả nghiên cứu engyme tổ chức của nó cũng thấy kết quả giống như tuyến tiền liệt nam.
Sự chênh lệch về tham số khi nghiên cứu engyme tuyến tiền liệt giữa phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ đã mãn kinh cho ta thấy rõ hơn có kích thích tố tồn tại trong tuyến tiền liệt. Sử dụng phương pháp hoá nghiệm bàng bạc đối với tổ chức cũng chứng minh rằng: Không những ở trong ống mà ngay cả trong bản thân tuyến tiền liệt nữ cũng tồn tại nhiều tế bào hoá bạc, chứng tỏ rằng trong hệ thống nội tiết tố của hệ thần kinh nữ có công năng nội tiết tố và gần nội tiết tố.
Nhiều báo cáo khác đều cho biết, giữa tuyến tiền liệt nam và nữ đều tồn tại các kháng nguyên kiểu xen kẽ.Còn tham số hoá học về tổ chức cho biết về công năng ngoại tiết tố và ngoại tiết tố gần của tuyến tiền liệt phụ nữ. Những kết luận này chính là một sự thách thức đối với quan điểm truyền thống cho rằng tuyến tiền liệt của phụ nữ chẳng hề có tầm quan trọng nào và chỉ là một kết cấu còn sót lại của sự thoái hoá. Tuy vậy vẫn có người nhận định rằng. cho dù về mặt phôi thai học tuyến tiền liệt của nam và nữ có chung một nguồn gốc nhưng tỷ lệ chị em có tuyến tiền kết phát huy hết một công năng tình dục không phải là lớn, bởi vì sự phát dục của tuyến tiền liệt phụ nữ phải nhờ vào kích thích tố giống đực Nếu căn cứ vào những điểm tương đồng dược mô tả trên đây, mà ta gọi ở nam giới tuyến tiền liệt của nam còn ở nữ thì lại gọi là Skenen hoặc là tuyến bên cạnh niệu đạo, thì có vẻ không ổn. Vì vậy, ngày càng có nhiều người chủ trương gọi nó là tuyến tiền liệt nữ. Tại sao vú của nam chẳng ăn nhằm gì khi so sánh với vú của nữ mà vẫn được gọi là vú đấy thôi? Chẳng qua là do thói quen cả.
Hiện nay, người ta vẫn còn ít nhiều băn khoăn về vấn đề, tại vị trí tuyến tiền liệt hoặc điểm G có thật tồn tại tổ chức giống như bọt biển ở niệu đạo nam giới có khả năng cương cứng hay không? Còn điểm G thì ngoài tổ chức tuyến tiền liệt còn có thành phần nào khác nữa không? Phương hướng để vén tấm màn bí mật này là tiến hành giải phẫu và nghiên cứu tế chức học đối với các nhóm chị em được phân loại theo lửa tuổi.
Các triệu chứng bệnh tật ở tuyến tiền liệt nữ biểu hiện ít hơn hẳn so với ở tuyến tiền liệt nam giới, và thông thường cũng không đe doạ đến an toàn tính mạng của chị em. Do sự thay đổi về bệnh lý của tuyến tiền liệt nữ có thể dẫn đến nhiều biểu hiện rất khác nhau trên lâm sàng, những báo cáo có liên quan về mặt này đã xuất hiện từ giữa thế kỷ thứ 20.Ví dụ vào năm 1943, có người đã đưa ra báo cáo về triệu chứng tuyến tiền hết nữ bị trương lên lớn quá cỡ, năm 1987 và năm 1992 có hai bản báo cáo về biến chứng ung thư ở tuyến tiền liệt và ống dẫn tuyến gần niệu đao. Tuy vẫn chưa xác định được hệ số phát hiện bình thường, nhưng người ta đã đoán rằng tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với nam giới. Ví dụ ở lứa tuổi trên 80 thì có đến 80% nam giới bị chứng sinh ra u bướu trong hệ cơ của tuyến tiền liệt. So với nam thì tỷ lệ mắc triệu chứng này ở nữ thấp và nhẹ hơn nhiều. Do trong thói quen người ta vấn coi tuyến tiền liệt phụ nữ chỉ là một dấu vết còn sót lại, nên hiện có rất ít tài liệu y học nói về bệnh lý ở tuyến tiền liệt phụ nữ