Chương I: Vài nét về tuyến tiền liệt
Rối loạn tuyến tiền liệt là một trong.những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất mà nam giới gặp phải, và ung thư tuyến tiền liệt là một trong những căn bệnh đáng sợ. Đó là vì ung thư tuyến tiền liệt, cũng như ung thư vú, thường tấn công vào bộ phận chính của bản năng giới tính con người. Đằng sau nỗi sợ ung thư là các hậu quả tiềm ẩn của việc điều trị - mất khả năng kiểm soát bàng. quang và mất khả năng cương dương vật (bất lực). Các tình trạng này có thể cũng khó chữa như ung thư, làm mất tự tin và gây ra cảm giác mất nam tính.
Nhưng không cần phải sống trong nỗi sợ hãi. Nếu được phát hiện sớm, bệnh ung thư tuyến tiền liệt có thể được chữa trị thành công. Các kỹ thuật phẫu thuật cải tiến giảm thiểu nguy cơ bất lực và mất khả năng kiểm soát bàng quang. Và khi tình trạng này xảy ra, nhiều phương pháp điều trị khác nhau có thể hạn chế ảnh hưởng của chúng.
Cũng cần phải hiểu rằng ung thư không phải là nguyên nhân gây ra mọi triệu chứng rối loạn tuyến tiền liệt. Viêm và phì đại tuyến tiền liệt lành tính là hai tình trạng phổ biến như nhau. Không như ung thư, hai loại bệnh này thường không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách, chúng có thể gây khó chịu, suy nhược và đau đớn.
Đối với nhiều người, rối loạn tuyến tiền liệt là một thực tế cuộc sống xuất hiện cùng với tuổi tác. Tuy nhiên, bằng cách khám đều đặn và hợp tác với bác sỹ, bạn có thể hạn chế nguy cơ thắc bệnh trầm trọng và không để bệnh tật can .thiệp vào thói thường của bạn. Quyển sách này cũng giúp bạn hiểu rõ hơn tại sao các bệnh rối loạn tuyến tiền liệt xảy ra, cách phát hiện các triệu chứng và quyết định phương pháp trị liệu.
Tuyến tiền liệt khoẻ mạnh
Chỉ có ở đàn ông, tuyến tiền liệt nằm xung quanh phần đáy (cổ) bàng quang Tuyến tiền liệt nằm sau xương mu và trước trực tràng. Có kích thước và hình dạng giống quả óc chó, tuyến tiền liệt được tạo nên bởi các cơ trơn và mô đàn hồi, cùng các ống dẫn và tuyến li ti. Tuyến tiền liệt được bao bọc bởi một màng mỏng gọi là nang.
Khi mới sinh, tuyến tiền liệt có kích cỡ bằng hạt đậu Hà Lan: Tuyến tiền liệt tiếp tục lớn cho đến 20 tuổi - khi đó nó đã đạt đến kích thước trưởng thành bình thường. Tuyến tiền liệt không lớn thêm cho đến chừng 45 tuổi, khi đó nó mới bắt đầu lớn lên.
Hệ sinh sản
Chức năng chính của tuyến tiền liệt là sản xuất ra phần lớn chất lỏng trong tinh dịch - tinh dịch vận chuyển tinh trùng. Các ống liti trong tuyến tiền liệt dẫn tinh dịch tới niệu đạo, "con kênh" thoát nước từ bàng quang ra ngoài qua dương vật.
Khi cực khoái, chất lỏng từ tuyến tiền liệt trộn lẫn với chất lỏng từ túi tinh dịch nằm trên mỗi bên tuyến tiền liệt và với tinh trùng tạo thành tinh dịch. Tinh trùng đi lên từ tinh hoàn qua các ống dài gọi là ống dẫn tinh. Sự co cơ gây xuất tinh, trong đó tinh dịch được đẩy qua niệu đạo ra ngoài dương vật.
Để bảo đảm tinh dịch không đi "lạc lối" và không đi vào bàng quang, một vòng cơ tại cổ bàng quang (cơ thắt trong) vẫn bị siết chặt trong quá trình phóng tinh. Cơ vòng (cơ thắt) cũng giữ. cho nước tiểu không thoát ra ngoài cùng tinh dịch.
Hệ bài tiết
Tuyến tiền liệt không phải là bộ phận chính của hệ bài tiết, nhưng vị trí của nó cũng quan trọng đối với hệ bài tiết.
Hệ bài tiết bắt đầu từ .thân, thận lọc các chất lỏng trong cơ thể và tạo ra nước tiểu. Nước tiểu đi từ thận xuống bàng quang qua hai ống gọi là niệu quản. Bàng quang lưu giữ nước tiểu cho đến khi bạn tiểu tiện. Trong quá trình tiểu tiện, nước tiểu thoát khỏi bàng quang qua niệu đạo.
Tuyến tiền liệt nằm bao quanh phần trên cùng của niệu đạo Hãy tưởng tượng tuyến tiền liệt như một quả táo nhỏ rỗng ruột. Niệu đạo chạy xuyên qua phần rỗng bên trong của tuyến tiền liệt. Khi tuyến tiền liệt khỏe mạnh, điều này không gãy ra vấn đề gì cả. Nhưng nếu rối loạn xảy ra trong tuyến tiền liệt, mô trong tuyến này sẽ phồng lên hoặc lớn lên, gây chèn ép niệu đạo và ảnh hưởng đến khả năng tiểu tiện của bạn.
Khi có trục trặc
Không phải ai cũng mắc chứng rối loạn tuyến tiền liệt. Một số người sống cả đời mà chẳng hề có rắc rối gì với tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, có nhiều người không may mắn lắm. Khi có tuổi, nhiều người đàn ông mắc phải một loại rối loạn tuyến tiền liệt nào đó. Triệu chứng đi từ không đáng kể, hơi khó chịu, đến nghiêm trọng và đau đớn.
Có ba loại rối loạn có thể ảnh hưởng đến tuyến tiền liệt Chúng thường - không phải luôn luôn - xảy ra ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của người đàn ông.
Viêm
Với tình trạng này, tuyến tiền liệt phồng lên hoặc trở nên nhạy cảm. Đôi khi nhiễm trùng là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm nhiễm. Nhưng nhiều lúc không ai biết nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt. Viêm tuyến tiền liệt thường xảy ra nhất ở độ tuổi từ 25-45.
Phì đại lành tính
Khoảng chừng 45 tuổi, mô bên trong tuyến tiền liệt thường bắt đầu lớn lên. Sự lớn lên này được gọi là phì đại tuyến tiền liệt lành tính hay BPH (benign prostatic hyperplasia). Sự phì đại thường xảy ra ở phần giữa tuyến, làm cho mô tuyến tiền liệt chèn ép niệu đạo và gây nên các vấn đề về tiểu tiện. Nhiều người trải qua các triệu chứng này ở độ tuổi từ 55 tuổi đến 60. Những người khác không có các triệu chứng đó cho tới ngoài 70.
Ung thư
Ung thư tuyến tiền liệt phổ biến nhất ở tuổi ngoài 50. Ung thư tuyến tiền liệt tăng lên theo tỷ lệ thuận với tuổi tác Ung thư tuyến tiền liệt là kết quả của sự lớn lên bất thường và không kiểm soát được của các tế bào mô. Không như phì đại lành tính (BPH), trong đó hầu hết sự lớn lên chỉ diễn ra trong vùng bên trong của tuyến tiền liệt với ung thư tuyến tiền liệt, các khối u thường phát triển ở phần bên ngoài của tuyến tiền liệt. Tùy theo dạng ung thư, các khối u này có thể phát triển rất chậm hoặc nhanh hơn.
Một sẽ triệu chứng báo hiệu có vấn để
Các triệu chứng khó chịu hoặc đau đớn thường báo hiệu bạn có vấn đề về tuyến tiền liệt. Điều này rất đúng đối với chứng viêm hay phì đại tuyến tiền liệt.
Những triệu chứng sau đây thường liên quan đến chứng rối loạn tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, không phải các triệu chứng này chỉ gặp ở chứng rối loạn tuyến tiền liệt. Các tình trạng khác như nhiễm. trùng đường tiểu hay sỏi thận cũng có thể có triệu chứng tương tự.
·Bí tiểu
·Dòng nước tiểu yếu
·Tiểu tiện thường xuyên hơn
·Cảm thấy như vẫn còn nước tiểu trong bàng quang, thậm chí khi vừa mới tiểu xong.
·Nước tiểu vẫn nhỏ giọt sau khi bạn mới tiểu xong
·Cần tiểu tiện gấp
·Có máu trong nước tiểu
·Xuất tinh đau đớn
·Cảm giác đau hay rát bỏng khi tiểu tiện
·Đau ở khung chậu
·Đau lưng hoặc đau hông kéo dài
·Đau hoặc sưng tinh hoàn
Rủi thay, chứng ung thư tuyến tiền liệt tạo ra rất ít triệu chứng trong giai đoạn đầu. Sau này, khi căn bệnh khó chữa hơn, những triệu chứng như khó tiểu tiện hoặc đau lưng mới phát triển. Đó là lý đo tại sao cần phải khám tuyến tiền liệt thường xuyên để sớm phát hiện căn bệnh.
Bạn có nguy cơ mắc chứng rối loạn tuyến tiền liệt ?
Không có công thức chung để chắc chắn ai sẽ mắc các chứng rối loạn tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, có nhiều nhân tố khác nhau - một số có thể kiểm soát được, một số thì không - có thể làm tăng nguy cơ của bạn.
Các nhân tố không thề kiểm soát
Đây là những nhân tố phổ biến nhất gây rối loạn tuyến tiền liệt.
Tuổi tác: Nguy cơ mắc BPH và ung thư tuyến tiền liệt tăng theo tuổi tác. Hơn phân nửa đàn ông ngoài 50 và 80% đàn ông ngoài 70 mắc chứng phì đại tuyến tiền liệt. Hơn nữa, hơn 80% số người được chẩn đoán mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt ở độ tuổi trên 65.
Sắc tộc: Khó giải thích rõ nguyên nhân song đàn ông da đen có nguy cơ mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt .cao hơn đàn ông có màu da khác. Họ còn mắc bệnh ung thư ở độ tuổi trẻ hơn và có nguy cơ mắc dạng ung thư tuyến tiền liệt khó chữa hơn. Ngược lại, đàn ông châu á có tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp nhất. Tỷ lệ mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,. và đàn ông Hoa Kỳ bản xứ thấp hơn tỉ lệ đó ở người da trắng.
Lịch sử gia đình: Các nghiên cứu cho thấy nếu cha hoặc anh trai mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cao gấp hai lần so với nguy cơ của một người bình thường. Và tùy vào số họ hàng mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt và độ tuổi họ mắc chứng bệnh này, nguy cơ mắc bệnh của bạn có thể còn cao hơn. Trong những gia đình có lịch sử mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt chứng ung thư thường tấn công ở độ tuổi sớm hơn.
Lịch sử gia đình cũng có thể đóng một vai trò trong nguy cơ mắc chứng BHP. Tuổi tác là nhân tố chính đối với tình trạng này. Nhưng trong số đàn ông mắc chứng BPH ở độ tuổi 40-55, nhiều người mang gen di truyền làm họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Mang gen đó không có nghĩa là không tránh khỏi căn bệnh, mà đơn giản chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh mà thôi.
Các nhân tố có thể kiểm soát
Nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt khác nhau giữa các nhóm người. Vì sự khác nhau này không phải do gen quy định, nên các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng nhân tố môi trường và phong cách sống có thể tác động đến nguy cơ rối loạn tuyến tiền liệt . Tuy nhiên, ở điểm này, có nhiều câu hỏi thắc mắc về các nhân tố này là gì hơn là câu trả lời.
Môi trường: Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu liệu môi trường làm việc có đóng một vai trò quan trọng không. Những người lao động tay chân như nông dân, thợ hàn và công nhân có tỉ lệ tử vong vì ung thư tuyến tiền liệt cao hơn đàn ông làm các ngành nghề khác.
Một cuộc nghiên cứu hơn 1000 nông dân bang Iowa của bệnh viện Mayo vào năm 1999 cho thấy đàn ông ngoài 70 có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao gấp hai lần so với đàn ông cùng độ tuổi làm các ngành nghề khác. Nghiên cứu cũng giả định rằng sự gia tăng có thể là do môi trường làm việc chứ không phải do phong cách sống hay chế độ ăn uống.
Chế độ ăn uống: Có một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn uống giàu chất béo cơ thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu tại trường Y khoa Harvard và trường y tế Cộng Đồng Harvard đã theo dõi chế độ ăn uống của hơn 50.000 chuyên gia y tế trong 4 năm. Họ thấy rằng đàn ông có chế độ ăn giàu chất béo có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao xấp xỉ hai lần so với những người ăn ít chất béo hơn.
Các nhà nghiên cứu giả định rằng nguy cơ mắc bệnh tăng có thể là do chất béo làm tăng sự sản xuất hormon testosteron, testosteron lại tăng tốc quá trình phát triển của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Nếu giả thuyết này đúng, bạn có thể. giảm nguy cơ. mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, hoặc làm chậm quá trình phát triển của bệnh, bằng cách hạn chế chất béo trong chế độ.
Cũng có bằng chứng cho thấy các chất trong sản phẩm đậu nành và một số loại rau quả có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Trong phần sau, chúng tôi sẽ xem xét những phương pháp khác nhau mà bạn có thể tự ngăn ngừa chứng ung thư tuyến tiền liệt hay ngăn chặn sự phát triển của bệnh, kể cả ăn những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
Các hormon phụ: DHEA ((doses. of the nutritional supplement dehydroepiandrosterone) quá nhiều có thể làm cho chứng BPH trầm trọng thêm và thúc đẩy sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt. DHEA là một hormon dễ dàng chuyển thành những hormon khác, như testosteron và estrogen. Mức DHEA trong cơ thể tăng mạnh ở tuổi dậy thì, đạt đỉnh điểm trong giai đoạn trưởng thành, và sau đó giảm đần theo tuổi tác.
Thuốc bổ sung DHEA làm chậm quá trình lão hóa, đất mỡ, tạo cơ bắp và tăng cường hệ miễn dịch. DHEA còn được dùng để chữa trị nhiều loại bệnh, kể cả bệnh Alzhemer và bệnh Parkinson. Cho đến nay các cuộc nghiên cứu vẫn chưa chứng minh được thuốc bổ sung DHEA có lợi. Những tác dụng dài hạn của chúng và cách thức chúng tương tác với các loại thuốc khác vẫn chưa được biết rõ.
Trả lời câu hỏi
Hỏi: Có thể khi sinh ra với một tuyến tiền liệt không bình thường không?
Trả lời: Có. Có thể có sự bất thường bẩm sinh trong tuyến tiền liệt. Vì vị trí nơi tuyến tiền liệt phát triển, đàn ông có những cái không bình thường bẩm sinh về tuyến tiền liệt. Tuy nhiên tình trạng này không phổ biến và có thể dễ dàng loại trừ những bất thường đó bằng cách chụp X quang hay siêu âm.
Hỏi : Tôi đã từng mắc một chứng bệnh biến đổi giới tính. Điều này có tăng nguy cơ rối loạn tuyến tiền liệt?
Trả lời: Có thể. Một số bệnh biến đổi giới tính, như bệnh lậu và nhiễm khuẩn Chlamydia, có thể gây viêm nhiễm niệu đạo-ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài qua dương vật. Đôi khi sự viêm nhiễm này có thể để lại mô sẹo có thể làm hẹp hoặc làm tắt nghẽn niệu đạo, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng (viêm) tuyến tiền liệt
Hỏi: Đình sản (cắt ống dẫn tinh) có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt có đúng không?
Trả lời: Không. Một vài nghiên cứu giả định rằng cắt ống dẫn tinh có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Y tế Quốc gia (Mỹ) đã xem xét lại mọi sự về cắt ống dẫn tinh. Họ kết luận rằng phương pháp đình sản này không làm tăng nguy cơ mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà nghiên cứu tin rằng những thắc mắc nảy sinh trong các cuộc ngiên cứu có thể được giải thích bởi sự thật rằng hầu hết các ca đình sản nam đều được thực hiện bởi các chuyên gia tiết niệu, và ràng những người có mối quan hệ tốt với chuyên gia tiết niệu có thể được khám tuyến tiền liệt thường xuyên hơn. Do đó, bệnh ung thư của họ được phát hiện sớm hơn những người không khám tuyến tiền liệt thường xuyên.
CHƯƠNG 2: Khám tuyến tiền liệt
Chính bạn là vũ khí tốt nhất chống lại rối loạn tuyến tiền liệt. Nếu có thể phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu, bạn có cơ may chữa trị thành công. Làm sao bạn làm được điều đó? Bằng cách khám tuyến tiền liệt đều đặn.
Chẳng có lịch trình cụ thể quy định khi nào bạn nên đi khám tuyến tiền liệt. Nếu bạn ở độ tuổi từ 20 đến 40, việc khám tuyến tiền liệt hàng năm thường không cần thiết, trừ khi gia đình bạn có người mắc chứng rối loạn tuyến tiền liệt hoặc bạn đang mắc các triệu chứng liên quan đến rối loạn tuyến tiền liệt.
Tuy nhiên khi đã ngoài 40, bạn nên đi khám tuyến tiền liệt hàng năm và tiếp tục khám liên tục đến suốt đời. Khám những gì trong một lần khám điển hình sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi, lịch sử gia đình bạn, bác sĩ khám bệnh và kết quả xét nghiệm.
Đa số đàn ông đều được khám tuyến tiền liệt cùng với lần kiểm tra sức khỏe hàng năm của họ. Bên cạnh các thủ tục và xét nghiệm chuẩn đi kèm với khám sức khỏe, như. kiểm tra huyết áp và khám phổi, còn có một số hoặc tất cả các thủ tục và xét nghiệm sau đây:
Khám trực tràng bằng ngón tay (DRE)
Đây là một xét nghiệm thử nghiệm cơ bản và dễ dàng đối với chứng rối loạn tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, nó có thể được xếp vào dạng khám sức khỏe đáng lo ngại nhất đối với nhiều người vì nó gây bối rối hoặc vì họ thấy bất tiện. Để tiến hành khám, bác sĩ bảo bạn khom người xuống - có lẽ tì lên bàn khám bệnh - trong khi bác sĩ nhẹ nhàng thọc ngón ta đã được bôi trơn vào hậu môn của bạn (trực tràng).
Vì tuyến tiền liệt nằm sát trực tràng, nên bác sĩ có thể sờ thành sau của tuyến tiền liệt bằng một ngón tay. Nếu sờ thấy tuyến tiền liệt phồng to thì đó có thể là chứng phì đại tuyến tiền liệt lành tính (BPH). Nếu cảm thấy đau khi sờ vào thì đó có thể là dấu hiệu của chứng viêm tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, phần bên ngoài của tuyến tiền .liệt là nơi khoảng 70% các khối u ác tính phát triển. Trong giai đoạn đầu, có cảm giác như đó là những nết cứng. Nếu bác sĩ phát hiện thấy bất thường như vậy, không hẳn điều đó có nghĩa là bạn bị ung thư, nhưng bác sĩ sẽ phải tiến hành các xét nghiệm phụ. Những tình trạng khác, kể cả nhiễm trùng tuyến tiền liệt hay tự tạo thành các cục sỏi nhỏ, có thể tạo ra những đặc điểm tương tự.
Một nghiên cứu gần đây đã tìm ra bằng chứng chắc chắn cho thấy đàn ông không khám trực tràng thường xuyên có nguy cơ tử vong vì ung thư tuyến tiền liệt cao hơn nhóm người được khám trực tràng thường xuyên. Các nhà nghiên cứu tin rằng khám trực tràng bằng ngón tay đúng lúc có thể cứu được từ 50% đến 70% mạng sống của những người này.
Có những quan điểm khác nhau giữa các tổ chức chăm sóc sức khỏe về vấn đề khi nào đàn ông nên bắt đầu đi khám trực tràng bằng ngón tay. Một số tổ chức đề nghị tuổi 50, một số khác đề nghị tuổi 40. Các chuyên gia tiết niệu của bệnh viện Mayo đồng ý với đề nghị của Hiệp hội Tiết niệu học Hoa Kỳ (AUA) rằng bạn nên bắt đầu khám DRE hàng năm ở độ tuổi 40.
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm này tìm ra những bất thường trong nước tiểu có thể cho thấy một trục trặc nào đó. Nếu nước tiểu chứa nhiều tế bào bạch cầu hơn bình thường, có lẽ bạn bị nhiễm trùng tuyến tiền liệt hoặc nhiễm trùng đường tiểu.
Tế bào hồng cầu trong nước tiểu có thể báo hiệu chứng viêm tuyến tiền liệt hoặc báo hiệu một khối u. Những tình trạng khác, kể cả viêm nhiễm tiết niệu hoặc viêm nhiễm bàng quang, cũng có thể có máu trong nước tiểu. Bên cạnh đó, nếu bác sĩ nghĩ rằng bạn mắc chứng BPH, kết quả xét nghiệm nước tiểu bình thường có thể giúp khẳng định chẩn đoán của bác sĩ.
Xét nghiệm máu
Một lượng máu nhỏ được lấy ra từ cánh tay và phân tích tìm một chất gọi là kháng nguyên đặc trưng của tuyến tiền liệt (PSA). Kháng nguyên này được sản xuất tự nhiên trong tuyến tiền liệt nhằm giúp hóa lỏng tinh dịch. Tuy vậy, một lượng nhỏ kháng nguyên này vào máu và lưu thông cùng máu khắp cơ thể. Nếu phát hiện mức PSA cao hơn bình thường, có thể bạn bị viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt hay ung thư tuyến tiền liệt.
Đa số đàn ông xét nghiệm PSA lần đầu tiên ở độ tuổi từ 40 đến 50. Trong các phần tiếp theo, chúng tôi thảo luận chi tiết phương pháp xét nghiệm này và những bàn cãi xung quanh vấn đề này.
Siêu âm
Siêu âm là một kỹ thuật tạo ảnh sử dụng sóng âm để xem các bộ phận bên trong cơ thể. Siêu âm vận hành như sóng radar, phát ra sóng âm được phản hồi lại hoặc được hấp thụ theo những cấp độ khác nhau tuỳ theo độ đậm đặc của đối tượng. Vì các mô ung thư dày hơn và đậm đặc hơn các mô bình thường nên sóng âm phản hồi khác nhau.
Trong quá trình xét nghiệm siêu âm qua trực tràng, bác sĩ đút một cái que nhỏ được bôi trơn - que này phát ra sóng âm - vào trực tràng của bạn. Sự phản hồi sóng âm thể hiện nhờ một máy vi tính và chuyển thành ảnh video. Phương pháp này vô hại, dù cho một số người thấy hơi bất tiện.
Nếu bác sĩ thấy chẳng có gì nghiêm trọng thì có lẽ bạn không cần xét nghiệm thêm nữa. Nếu kết quả siêu âm giả định bạn bị ung thư, cần phải xét nghiệm dịch mô cơ (sinh thiết) để khẳng định.
Chi tiết về phương pháp xét nghiệm kháng nguyên đặc trưng của tuyến tiền liệt (PSA)
Phương pháp xét nghiệm PSA được cơ quan quản lý thực dược phẩm (Hoa Kỳ) chấp nhận năm 1986 như là một phương tiện giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt. Từ khi phương pháp xét nghiệm này được chấp nhận, ngày càng có nhiều trường hợp ung thư tuyến tiền liệt - được phát hiện thường ở giai đoạn đầu. Lúc này chứng ung thư có thể chữa được.
Sau khi lấy máu từ cánh tay, mẫu máu này được đưa tới một phòng thí nghiệm, nơi máu được xét nghiệm bằng một phương pháp gọi là thử nghiệm hóa miễn dịch. Xét nghiệm này xác định lượng kháng nguyên đặc trưng của tuyến tiền liệt đang lưu thông trong máu.
Con số đo được từ 0 đến 4 nanogram/mililit (ng/mL) là bình thường. Tuy nhiên, vì mức PSA có khuynh hướng tăng theo tuổi tác nên một số trung tâm y tế đã điều chỉnh tiêu chuẩn dựa trên độ tuổi (xem "Các tiêu chuẩn PSA của bệnh viện Mayo).
Nếu mức PSA cao hơn bình thường, điều đó không hẳn là bạn mắc chứng ung thư. Một số người có mức PSA cao hơn bình thường nhưng tuyến tiền liệt của họ vẫn khỏe mạnh. Các tình trạng khác không phải ung thư có thể tăng lượng PSA trong máu.
BPH: Phì đại tuyến tiền liệt lành tính là tình trạng phổ biến nhất có thể dẫn đến số PSA cao. Khi các mô tuyến tiền liệt lớn lên, những tế bào trong mô sẽ sản xuất ra nhiều PSA hơn bình thường thậm chí cao hơn bình thường ba lần.
Các tiêu chuẩn PSA của bệnh viện Mayo |
|
Các chuyên gia tiết niệu của Mayo sử dụng thang chia điều chỉnh theo độ tuổi sau đây để xác định liệu mức PSA của bạn có ở trong phạm vi bình thường hay không. |
|
Tuổi |
Phạm vi PSA bình thường |
40 – 49 |
0 – 2,5 ng/mL* |
50 – 59 |
0 – 3,5 ng/mL |
60 – 69 |
0 – 4,5 ng/mL |
70 - 79 |
0 – 6,5 ng/mL |
* Nanogram/mililit |
Viêm tuyến tiền liệt: Sự khó chịu ở tuyến tiền liệt do viêm nhiễm có thể khiến các tế bào tuyến tiền liệt giải phóng những lượng lớn PSA.
Ung thư : Các tế bào ung thư trong tuyến tiền liệt cũng tạo ra PSA. Số đo PSA cao hơn bình thường có thể cho thấy sự hiện hữu của ung thư trong các mô tuyến tiền liệt. Những nhân tố khác cũng có thể tăng mức PSA.
Xuất tinh: Theo tuổi tác, tuyến tiền liệt rất có thể để PSA ngấm vào máu khi cực khoái nhiều hơn.
Đàn ông tuổi từ 50 đến 80 có thể có lượng PSA trong máu tăng 40% sau khi xuất tinh gần một giờ. Sự gia tăng này có thể tiếp tục đến 48 giờ sau. Điều đó có nghĩa là bạn nên tránh các hoạt động tình dục ít nhất 2 ngày trước khi xét nghiệm PSA để có kết quả chính xác. Nhiễm trùng đường tiểu: Giống như nhiễm trùng tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiểu cũng có thể làm tăng mức PSA.
Các phương pháp xét nghiệm tuyến tiền liệt gần đây
Các phương pháp này - sẽ được thảo luận đầy đủ hơn ở những phần sau có thể gây khó chịu tạm thời cho tuyến tiền liệt, gây viêm nhiễm và làm cho mức PSA cao hơn bình thường.
·Sinh thiết tuyến tiền liệt
·Cắt đoạn tuyến tiền liệt qua niệu đạo
·Rạch tuyến tiền liệt qua niệu đạo
·Massage tuyến tiền liệt
·Liệu pháp viba
·Liệu pháp laser
·Nong bong bóng tuyến tiền liệt
Sau khi đã áp dụng một trong các phương pháp này, bạn nên chờ từ 2 tuần đến 2 tháng, sau đó mới xét nghiệm PSA. Điều này cho phép mức PSA trở lại bình thường.
Xét nghiệm PSA chính xác như thế nào?
Phương pháp xét nghiệm PSA phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu chừng 80%. Trong số khoảng 20% số người mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu thì kết quả trở lại bình thường. Đây là một trở ngại của phương pháp xét nghiệm PSA-trong số 115 số người mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt, phương pháp xét nghiệm PSA không thể sớm phát hiện ung thư.
Một trở ngại nữa của phương pháp xét nghiệm PSA là nó không thể phân biệt giữa ung thư và các chứng rối loạn tuyến tiền liệt khác. Trong số người có mức PSA cao, chỉ 113 bị ung thư. Mức PSA cao trong số 213 còn lại có thể là do BPH, viêm tuyến tiền liệt hay của các nhân tố khác. Do đó, nhiều người không bị ung thư phải đi xét nghiệm phụ để loại bỏ chứng ung thư.
Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm PSA là phương pháp chính xác hơn phương pháp xét nghiệm ung thư vú hay ung thư phổi bằng X-quang.
Finasterid và PSA
Finasterid (Proscar} là một loại thuốc dùng để điều trị chứng BPH. Thuốc này thu nhỏ tuyến tiền liệt bằng cách ức chế một số hormon nhất định kích thích sự tăng trưởng tuyến tiền liệt. Finasterid là loại thuốc kích thích mọc tóc, được bán dưới nhãn hiệu Propecia. Bằng cách thay đổi mức hormon trong tuyến tiền liệt, thuốc finasterid hạn chế quá trình sản xuất PSA trong tuyến tiền liệt. Sự giảm thiểu PSA có thể đạt đến 50% và cũng có thể xảy ra thậm chí nếu bạn bị ung thư tuyến tiền liệt. Thay vì tăng lên báo hiệu sự hiện hữu của ung thư, mức PSA lại tụt xuống.
Điều này gây thắc mắc về độ chính xác của phương pháp xét nghiệm PSA ở những người đã dùng thuốc finasterid. Một số bác sĩ tin rằng xét nghiệm PSA không có lợi đối với người uống thuốc finasterid. Tuy nhiên, những người khác lại tin rằng bảng cách giảm thiểu giới hạn PSA bình thường ở những người dùng thuốc finasterid, xét nghiệm PSA có thể vẫn hữu ích. Ví dụ, nếu giới hạn PSA bình thường đối với người 70 tuổi là từ 0 đến 6,5ng/ml, thì giới hạn PSA bình thường đối với người 70 tuổi dùng finasterid sẽ là 0-3.25 ng/mL. Bác sĩ cần phải biết bạn đang dùng thuốc finasterid hay không để có thể theo dõi và giải thích kết quả PSA một cách chính xác.
Cuộc tranh luận sôi nổi
Không phải mọi bác sĩ và tổ chức y tế đều đồng ý rằng lợi ích của xét nghiệm PSA vượt trội hạn chế của nó. Đó là lý do tại sao phương pháp xét nghiệm đơn giản này trở thành một trong những công cụ thử nghiệm gây tranh cãi nhất trong giới y học ngày nay.
Lợi ích
Ít ai nghi ngờ thử nghiệm PSA thường xuyên có thể phát hiện ung thư tuyến tiền liệt trước khi bất kỳ triệu chứng nào trở nên rõ ràng. Xét nghiệm PSA thường xuyên có thể phát hiện ung thư khi nó vẫn ẩn trong tuyến tiền liệt. Ung thư đã được khu trú dễ chữa trị và điều trị hơn nhiều so với ung thư đã lan sang các cơ quan khác.
Không phải mọi dạng ung thư tuyến tiền liệt đều giống nhau. Một số loại phát triển rất chậm và không lan ra các cơ quan khác. Một số khác phát triển rất nhanh và có thể lan sang các cơ quan khác khá nhanh chóng. Nếu xét nghiệm PSA phát hiện dạng ung thư tuyến tiền liệt phát triển nhanh, phải nói xét nghiệm PSA là một "vị cứu tinh".
Năm 1997 đánh dấu sự giảm thiểu chưa từng thấy về số ca tử vong do ung thư tuyến tiền liệt. Nhiều bác sĩ tin rằng xét nghiệm PSA là nhân tố chính tạo nên sự giảm thiểu này. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế không thể chứng minh chắc chắn rằng xét nghiệm PSA giảm thiểu số người tử vong do ung thư tuyến tiền liệt.
Xét nghiệm PSA không lý tưởng hay hoàn hảo lắm. 20% số người mà phương pháp xét nghiệm này không thể phát hiện ung thư tuyến tiền liệt. Điều này cho họ cảm giác không an toàn về sức khỏe tuyến tiền liệt của họ. Và trong số những người có mức PSA cao, 2/3 trong số họ vẫn sống mạnh khỏe mà không phải lo lắng hay điều trị thuốc men tốn kém.
Người ta cũng thắc mắc liệu có phải phương pháp xét nghiệm này dẫn tới điều trị không cần thiết không. Nếu bạn mắc chứng ung thư phát triển chậm, bạn có thể sống với chứng ung thư này nhiều năm mà không có rắc rối gì. Nhưng đối với một số người, điều này khó có thể chấp nhận được. Khi biết mình mắc chứng ung thư, họ muốn làm điều gì để loại bỏ nó, chẳng hạn như phẫu thuật hay bức xạ. Các liệu pháp này có thể gây ra phản ứng phụ, kể cả mất khả năng kiểm soát bàng quang và bất lực.
Cuối cùng là vấn đề: liệu có phải phát hiện ung thư tuyến tiền liệt sớm thật sự cứu được nhiều mạng sống không? Một vài nghiên cứu, kể cả các cuộc nghiên cứu tại bệnh viện Mayo, cho rằng có thể. Các cuộc nghiên cứu khác lại không đồng ý như vậy. Họ cho rằng ở một số vùng của nước Mỹ, con số tử vong do ung thư tuyến tiền liệt vẫn không giảm từ khi phương pháp xét nghiệm PSA trở nên khả dụng. Một lý do giải thích cho sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu có thể là trong một số vùng, phương pháp xét nghiệm này chỉ mới khả dụng được vài năm, và cần phải có nhiều thời gian hơn để nó có thể chứng minh lợi ích cứu người của nó.
Một thoả thuận tương lai?
Hai cuộc nghiên cứu đang được tiến hành có thể cung cấp một số câu trả lời và giúp làm lắng dịu cuộc tranh luận về phương pháp xét nghiệm PSA. Tuy nhiên, phải mất nhiều năm mới có kết quả.
PLCO: Thử nghiệm PLCO (Prostate, Lurg, Colorectaland Ovarina trial) là một nghiên cứu có qui mô lớn, tốn kém nhiều triệu đô la do Viện ung thư quốc gia (Mỹ) tài trợ nhằm xác định liệu thử nghiệm và phát hiện ung thư sớm có cứu được mạng sống con người hay không. Đối với ung thư tuyến tiền liệt, đàn ông được thử nghiệm mỗi năm một lần trong một năm và được theo dõi 12 năm nữa.
PIVOT: Thử nghiệm PIVOT (Prostate Cancer Intervention Versus Observatory Trial) được tài trợ bởi Hội cựu chiến binh và Viện ung thư quốc gia (Mỹ). PIVOT là một nghiên cứu có quy mô lớn khác hy vọng xác định được phương pháp tết nhất điều trị ung thư còn ẩn trong tuyến tiền liệt - nên tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt hay để mặc tuyến tiền liệt và theo dõi xem khối u có lan rộng không. Những người tham gia trong nghiên cứu này được khám thường xuyên và điền vào bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống của họ theo định kỳ.
Những đề nghị hiện thời
Vậy bạn phải làm gì bây giờ? Bạn có nên xét nghiệm PSA hay không?
Không có câu trả lời dứt khoát. Trong số các tổ chức y tế tranh luận về xét nghiệm PSA, thì khoảng 113 ủng hộ xét nghiệm PSA, 1/3 không ủng hộ cũng không phản đối 1/3 phản đối.
Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (ACS) và Hiệp hội tiết niệu học Hoa Kỳ (AUA) ủng hộ xét nghiệm PSA. Họ đề nghị áp dụng phương pháp xét nghiệm PSA cho mọi người (đàn ông) từ 50 tuổi trở lên, cùng với những thông tin về lợi ích và rủi ro nếu phát hiện ung thư. Họ cũng đề nghị đàn ông da đen và những người có lịch sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt nên bắt đầu thử nghiệm PSA ở tuổi 40.
Còn đối với vấn đề nên tiếp xúc xét nghiệm PSA tới khi nào, ACS và AUA đề nghị thử nghiệm suốt đời. Tuy nhiên, một số bác sĩ cảm thấy sau tuổi 70 xét nghiệm PSA bắt đầu mất giá trị và có lẽ không cần thiết nữa.
Quan điểm của bệnh viện Mayo
Các chuyên gia tiết niệu bệnh viện Mayo hiểu được những trở ngại của xét nghiệm PSA và đồng ý rằng xét nghiệm PSA không hoàn hảo. Nhưng họ ủng hộ xét nghiệm PSA vì nó là công cụ thử nghiệm tối ưu khả dụng cho việc phát hiện ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu. Xét nghiệm PSA đặc biệt có lợi cho những người trẻ hơn mắc các chứng ung thư có thể chữa khỏi.
Với các chứng ung thư khác, phát hiện ung thư tuyến tiền liệt càng sớm, bạn càng có cơ may phục hồi hoàn toàn. Phát hiện sớm còn cho phép có thời gian quyết định phương pháp điều trị tốt.
Cùng với ACS và AUA, các nhà tiết niệu học bệnh viện Mayo đề nghị bắt đầu xét nghiệm PSA ở độ tuổi 50, trừ khi bạn có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt khá cao. Nếu là người da đen hay có lịch sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, bạn nên bắt đầu xét nghiệm PSA ở tuổi 40. Các nhà tiết niệu học của Mayo cũng đề nghị bạn nên tiếp tục xét nghiệm PSA hàng năm cho đến 75 tuổi. Ngoài 75, xét nghiệm trực tràng bằng ngón tay hàng năm thường không cần thiết.
Nếu bạn quá ngại về xét nghiệm PSA - sợ có kết quả sai hay phải làm gì nếu phát hiện ung thư - đừng ngần ngại thảo luận trước với bác sĩ về những vấn đề đó.
Tìm công cụ thử nghiệm tốt hơn
Các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm phương pháp xét nghiệm. ung thư tuyến tiền liệt chính xác hơn có thể hạn chế hoặc loại bỏ một số bất tiện của phương pháp xét nghiệm PSA. Một số phương hướng đang được nghiên cứu sau đây:
Xét nghiệm PSA tự do: PSA ở hai dạng: PSA kết đính với protein máu và PSA không kết dính gọi là PSA "tự do". Phương pháp xét nghiệm hiện hành đo cả hai dạng PSA để xác định lượng PSA toàn phần trong máu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng ung thư có khả năng tạo PSA kết dính nhau hơn, trong khi đó BPH lại làm tăng PSA tự do.
Xét nghiệm PSA tự do cho thấy lượng PSA lưu thông tự do trong máu và lượng PSA kết dính với protein máu. Tỉ lệ PSA tự do càng thấp, khả năng tăng mức PSA do ung thư càng cao. Tỉ lệ PSA tự do càng cao, thì khả năng tăng mức PSA do BPH càng lớn.
Xét nghiệm tốc độ PSA: Mật độ kháng nguyên đặc trưng của tuyến tiền liệt (PSAD) được xác định bằng cách chia mức PSA theo thể tích tuyến tiền liệt. Có thể đo thể tích tuyến tiền liệt bằng cách siêu âm. PSAD càng cao thì nguy cơ bị ung thư càng lớn.
Xét nghiệm PSA ngoại cảm: Xét nghiệm chuyên dụng này có thể tìm ra lượng PSA rất nhỏ trong máu. Nếu bạn đã được chữa trị ung thư tuyến tiền liệt, xét nghiệm này có thể phát hiện nguy cơ tái phát ung thư sớm hơn nhiều so với các phương pháp xét nghiệm khác - có lẽ sớm hơn 1 hoặc 2 năm.
Các dấu hiệu khác: Một số chất khác tương tự như PSA cũng có thể dùng làm đấu hiệu nhận biết ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu, bao gồm: Kallikren tuyến người, Chromogranin A và kháng nguyên màng đặc trưng của tuyến tiền liệt (PSMA). Những xét nghiệm thử nghiệm này cuối cùng có thể chứng tỏ là dấu hiệu báo ung thư tuyến tiền liệt đáng tin cậy hơn.
Nghiên cứu gen: Nếu các nhà nghiên cứu có thể nhận diện gen gây ung thư tuyến tiền liệt, thì những người mang gen này có thể được kiểm soát kỹ hơn để phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu. Những người này thậm chí có thể ngăn ngừa ung thư bằng cách thay đổi lối sống, kể cả thay đổi chế độ ăn uống.
Trả lời câu hỏi
Hỏi: Bác sĩ gia đình có thể khám tuyến tiền liệt không?
Trả lời: Hoàn toàn có thể. Các bác sĩ gia đình cần phải khám tuyến tiền liệt để phát hiện ung thư và những bất thường khác. Khám trực tràng bằng ngón tay và xét nghiệm PSA là những xét nghiệm mà mọi bác sĩ gia đình đều có thể thực hiện được.
Hỏi: Khi nào nên gặp chuyên gia tiết niệu ?
Trả lời: Bác sĩ gia đình có thể khuyên bạn nên gặp một chuyên gia tiết niệu nếu bác sĩ thắc mắc về kết quả xét nghiệm, nghi ngờ chứng ung thư tuyến tiền liệt, hoặc tin rằng chuyên gia tiết niệu có thể chữa trị các tình trạng không phải ung thư tốt hơn, chẳng hạn như BPH hay viêm tuyến tiền liệt. Nếu bạn có vấn đề vê tiểu tiện, mức PSA cao, hoặc bác sĩ gia đình phát hiện có sự bất thường khi khám trực tràng bằng ngón tay, thì tốt nhất nên gặp chuyên gia tiết niệu.
Hỏi: Tôi có thể yêu cầu xét nghiệm PSA nếu bác sĩ không xét nghiệm PSA cho tôi?
Trà lời: Có thể. Hãy hỏi bác sĩ và công ty bảo hiểm liệu xét nghiệm PSA có được công ty bảo hiểm chi trả hay không trước khi yêu cầu xét nghiệm.
Hỏi: . Mức PSA của tôi luôn ở mức rất thấp' Hiện nó đang ở trong giới hạn bình thường, nhưng có tăng lên. Tôi có phải lo lắng không?
Trả lời: Mức PSA của bạn có thể tăng nhẹ theo tuổi tác Tuy nhiên, một thay đổi đáng chú ý cần phải được đánh giá kỹ càng, thậm chí nếu số đo là "bình thường" .
Hỏi: Năm nay tôi 79 tuổi. Tại sao tôi không cần xét nghiệm PSA nữa?
Trả lời: Xét nghiệm PSA có lợi nhất là để phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu. Nếu ông có dấu hiệu ban đầu của chứng ung thư tuyến tiền liệt sau tuổi 75, thì chứng ung thư sẽ không thể gây những khó khăn nghiêm trọng. Do đó, ông không cần phải xét nghiệm. và chẳng phải lo sợ về ung thư. Đàn ông mang chứng ung thư tuyến tiền liệt ở cuối đời thường chết vì những lý do khác chứ không phải ung thư.
Phần 2: Các rối loạn không phải ung thư
Chương 3: Sống với chứng viêm tuyến tiền liệt
Một trong những dạng rối loạn tuyến tiền liệt mà đàn ông mắc phải là dạng mà bạn ít khi nghe nói đến. Theo ước tính thì có tới 1/4 trong tổng số lượt khám bác sĩ về vấn đề sinh dục và tiểu tiện có liên quan đến chứng viêm tuyến tiền liệt. Tình trạng này không chỉ phổ biến, mà nó còn khó chẩn đoán và chữa trị.
Viêm tuyến tiền liệt (prostatis) là thuật ngữ chung chung chỉ sự viêm nhiễm tuyến tiền liệt. Sự viêm nhiễm này có thể là do nhiễm trùng hay do một nhân tố khác gây khó chịu cho tuyến tiền liệt. Dù vẫn chưa hiểu rõ về căn bệnh này, nhưng nhiều bác sĩ cũng đã nhận thấy rằng chẩn đoán chính xác là rất quan trọng để chữa trị căn bệnh này. Chứng viêm tuyến tiền liệt có thể được biết đến ít nhất ở ba dạng:
Cấp tính do vi trùng
Dạng này ít gặp nhất. Dạng này bắt nguồn từ sự nhiễm trùng tuyến tiền liệt gây ra những triệu chứng nghiêm trọng và thường đột ngột. Có thể có các triệu chứng sau đây:
·Sốt
·Lạnh
·Cảm giác như cảm cúm
·Đau ở lưng dưới và vùng sinh dục
·Đau hoặc cảm giác rát bỏng khi tiểu tiện
·Không thể tiểu tiện hoặc tiểu ít
·Không thể thải hết nước tiểu khỏi bàng quang khi tiểu tiện
·Thường xuyên cần tiểu tiện, đôi lúc cần tiểu gấp
·Nước tiểu có máu
·Xuất tinh đau đớn
Vi trùng thường tìm thấy trong đường tiểu hoặc đại tràng thường gây ra loại viêm tuyến tiền liệt này nhất. Vì viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi trùng có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng, kể cả bí tiểu và nhiễm trùng máu, nên cần phải gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, cần phải nhập viện vài ngày cho đến khi các triệu chứng bắt đầu cải thiện.
Mãn tính do vi trùng
Tình trạng này cũng do nhiễm trùng gây ra. Tuy nhiên, không như viêm tuyến tiền liệt cấp tính, các triệu chứng viêm tuyến tiền liệt mãn tính thường phát triển chậm hơn và ít nghiêm trọng hơn. Có thể là:
·Thường xuyên tiểu tiện
·Cần tiểu đột ngột hoặc gấp
·Đau hoặc cảm giác rát bỏng khi tiểu tiện
·Tiểu quá nhiều vào ban đêm
·Đau ở lưng dưới vùng sinh dục
·Bí tiểu
·Dòng nước tiểu yếu
·Thỉnh thoảng có máu trong tinh dịch
·Xuất tinh đau đớn
·Sốt nhẹ
·Tái nhiễm trùng bàng quang
Vẫn chưa biết chắc chắn nguyên nhân gây nhiễm trùng mãn tính. Giống như nhiễm trùng cấp tính, nhiễm trùng mãn tính có thể là do vi trùng trong đường tiểu; cũng có thể do nhiễm trùng bàng quang hoặc nhiễm trùng máu. Sự nhiễm trùng có thể do vết thương trong đường tiểu hoặc khi đút một dụng cụ - thường là que thăm - vào niệu đạo Đó là lý do tại sao một số bác sĩ hay cho uống kháng sinh sau khi dùng que thăm đút vào niệu đạo.
Đôi lúc các cục sỏi vôi hóa có thể hình thành trong tuyến tiền liệt và "thu hút" vi trùng. Sự nhiễm trùng xảy ra do khuyết điểm cấu trúc bên trong tuyến tiền liệt trở thành điểm thu hút vi trùng.
Dạng viêm tuyến tiền liệt này thường là mãn tính vì khó chữa khỏi. Thuốc kháng sinh được uống (tiêm) vào để diệt vi trùng rất khó thâm nhập vào các mô tuyến tiền liệt.
Mãn tính không do vi trùng
Hầu hết đàn ông mắc dạng viêm tuyến tiền liệt này. Rủi thay, đây cũng là dạng khó chẩn đoán và điều trị nhất. Thay vì cố chữa khỏi căn bệnh này, mục đích của việc chữa trị thường là làm giảm các triệu chứng. Các triệu chứng của dạng viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do vi trùng giống như các triệu chứng mãn tính do vi trùng Nhưng một nhân tố nổi bật phân biệt hai dạng đó là: trong dạng viêm không do vi trùng, bác sĩ không thể tìm thấy vi trùng trong nước tiểu hoặc chất lỏng do tuyến tiền liệt ra. Tuy nhiên, các tế bào bạch cầu trong mẫu nước tiểu chứng tỏ sự hiện diện của viêm nhiễm.
Lý do chính vì sao dạng viêm tuyến tiền liệt không do vi trùng khó chẩn đoán và chữa trị là vì không biết nguyên nhân của bệnh. Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây viêm nhiễm tuyến tiền liệt. Nhưng không giả thuyết nào đủ sức thuyết phục và nhiều giả thuyết khó hiểu. Có thể các nguyên nhân sau:
Quan hệ tình dục: Những người (đàn ông) trẻ tuổi có cuộc sống tình dục phong phú mắc chứng nhiễm trùng niệu đạo (urethritis) và bệnh biến đổi giới tính, bệnh lậu, nhiễm trùng Chlamydia - rất có khả năng bị viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do vi trùng. ở một số người, giảm quan hệ tình dục cũng có thể là một nhân tố gây viêm tuyến tiền liệt.
Các tác nhân lây nhiễm khác: Sự viêm nhiễm có thể liên quan đến một loại tác nhân lây nhiễm mà các kỹ thuật hiện thời chưa thể tìm ra được.
Lo lắng hoặc stress : Những tình trạng này có thể khiến bạn thắt chặt cơ vân cổ bàng quang kiểm soát dòng nước tiểu từ bàng quang - và các cơ nằm giữa hai chân (háng) chống đỡ bàng quang và trực tràng (cơ nền khung chậu). Sự co thắt cơ cản trở cơ thư giãn thích hợp và gây khó chịu cho tuyến tiền liệt, hoặc khiến nước tiểu trong niệu đạo đi ngược vào tuyến tiền liệt, gây khó chịu cho các mô bên trong.
Tiểu tiện đứt quãng: Thay vì "thả lỏng" và để nước tiểu tự do chảy ra ngoài, một số người thường hay dừng lại rồi tiểu tiếp. Dừng dòng nước tiểu có thể khiến nước tiểu trong niệu đạo đi ngược lên tuyến tiền liệt và gây khó chịu cho tuyến tiền liệt.
Một số nghề nghiệp: Những nghề nghiệp làm cho tuyến tiền liệt dao động nhiều như lái xe tải có thể gây nhiễm trùng mãn tính do vi trùng.
Các hoạt động giải trí: Các hoạt động giải trí như đạp xe đạp hay chạy bộ cũng có thể gây khó chịu cho tuyến tiền liệt.
Bạn mắc dạng nào?
Hai bước quan trọng nhất trong khâu chẩn đoán chứng viêm tuyến tiền liệt là loại 'bỏ các tình trạng khác có thể gây ra triệu chứng tương tự và xác định bạn mắc dạng viêm tuyến tiền liệt nào.
Để làm được điều này, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng: Triệu chứng gì? Chúng xuất hiện và biến mất hay chúng tồn tại dai dẳng? Triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên khi nào? Bạn có thể nhớ lại những thay đổi về lối sống hoặc thói thường của bạn khi các triệu chứng bắt đầu? Có thể bác sĩ còn hỏi về những thuốc bạn dùng gần đây bệnh nhiễm trùng trước đó, thói quen về quan hệ tình dục, nghề nghiệp và liệu bạn có lịch sử gia đình mắc các chứng rối loạn tuyến tiền liệt hay không.
Thường sau đó là khám sức khỏe. Có lẽ bao gồm khám bụng, vùng chậu để xem thử có cảm thấy đau khi sờ vào không, và khám tuyến tiền liệt bằng cách thọc tay vào trực tràng. Tuyến tiền liệt bị nhiễm trùng thường to hơn và thấy đau khi chạm vào.
Trong quá trình khám bằng tay, bác sĩ sẽ lấy chất lỏng tiết ra từ tuyến tiền liệt. Để làm điều này bác sĩ sẽ xoa mạnh vào tuyến tiền liệt bằng ngón tay đã được bao găng, ép chất lỏng đó đi qua dương vật. Chất lỏng được thu thập lại và được kiểm tra bằng kính hiển vi để tìm các dấu hiệu của sự nhiễm trùng. Phương pháp này thường được gọi là "massage" tuyến tiền liệt.
Cũng cần kiểm tra mẫu nước tiểu để tìm vi trùng và tế bào bạch cầu. Các tế bào bạch cầu báo hiệu có sự viêm nhiễm. Vi trùng cho thấy có nhiễm trùng. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính cho cả hai viêm nhiễm và nhiễm trùng - có thể bạn bị viêm tuyến tiền liệt do vi trùng. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy có tế bào bạch cầu nhưng không tìm thấy tế bào bạch cầu hoặc vi trùng, có lẽ các triệu chứng của bạn liên quan đến những loại rối loạn khác. Các rối loạn này có thể bao gồm một tình trạng gọi là đau tuyến tiền liệt (prostatodynia)- sẽ được thảo luận ở phần sau sách này.
Vạch kế hoạch chữa trị
Khi bác sĩ xác định được bạn mắc dạng viêm tuyến tiền liệt nào, bạn và bác sĩ có thể cùng vạch kế hoạch chữa trị tình trạng đó. Vì nguyên nhân của dạng viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do vi trùng chưa được biết đến, nên dạng rối loạn này khó có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, bằng lòng kiên nhẫn và sự thực nghiệm, nhiều người đã tìm ra phương pháp kiểm soát tình trạng đó và không cho nó can thiệp nhiều vào cuộc sống hàng ngày của họ.
Thuốc men
Một hoặc nhiều loại thuốc sau đây có thể chữa khỏi hoặc kiểm soát các triệu chứng.
Kháng sinh: Thuốc kháng sinh là cách điều trị truyền thống đầu tiên cho mọi dạng viêm tuyến tiền liệt. Có thể bác sĩ sẽ cho bạn dùng một loại thuốc kháng một loạt vi trùng. Khi một loại vi trùng cụ thể gây nhiễm trùng đã được xác định - dựa trên mẫu nước tiểu và mẫu chất lỏng từ tuyến tiền liệt - có thể bác sĩ sẽ cho bạn dùng một loại thuốc khác hiệu quả hơn trong việc diệt vi trùng.
Vấn đề bạn phải dùng kháng sinh trong bao lâu tùy thuộc vào việc bệnh nhiễm trùng của bạn phản hồi lại với thuốc như thế nào. Nêu bị viêm cấp tính, có lẽ bạn cần dùng thuốc chỉ trong vài tuần, viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi trùng thì thường kháng thuốc kháng sinh hơn, khiến thuốc ít hiệu quả hơn. Cần phải có nhiều thời gian hơn để chữa khỏi bệnh và đôi lúc không thể chữa khỏi. Hơn nữa, có thể bệnh tái phát ngay sau khi ngừng thuốc. Nếu điều này xảy ra, có thể bạn cân phải dùng một loại kháng sinh liều thấp' hàng ngày trong một khoảng thời gian dài mới kiểm soát được bệnh.
Mặc dù viêm tuyến tiền liệt không do vi trùng không phải do nhiễm trùng gây nên, nhưng một số bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn một loại kháng sinh trong vài tuần để xem thử thuốc có cải thiện được triệu chứng không. Nếu thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thôi dùng thuốc đó. Nếu các triệu chứng thuyên giảm, có thể bác sĩ .đề nghị tiếp tục dùng thuốc thêm vài tuần nữa. Một số người mắc chứng viêm tuyến tiền liệt không do vi trùng thấy dùng kháng sinh liều thấp liên tục giúp ngăn ngừa triệu chứng, hoặc giảm thiểu sự nghiêm trọng của bệnh. Người ta vẫn chưa biết tại sao thuốc có hiệu quả và có hiệu quả như thế nào.
Thuốc phong bế alpha Nếu bạn khó tiểu, có lẽ do tắc nghẽn đường tiểu, bác sĩ có thể. cho bạn dùng thuốc phong bế alpha. Thuốc giúp nới lỏng' tuyến tiền liệt và cổ bàng quang, cải thiện đòng nước tiểu. Vì bạn có thể thải nhiều nước tiểu hơn nên có lẽ thuốc hạn chế số lần bạn cần đi tiểu vào ban đêm.
Thuốc giảm đau: Một loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như sspirin, thuốc kháng viêm không có steroid (NSAID) hay acetaminophen giúp giảm đau và bớt khó chịu. Tuy nhiên, hãy thảo luận với bác sĩ nên dùng bao nhiêu thuốc để tránh tác dụng phụ.
Vật lý trị liệu
Xoa cơ vùng chậu dưới giúp làm thuyên giảm các triệu chứng ở một số người. Chuyên gia vật lý trị liệu có thể cung cấp hướng dẫn về những động tác có lợi và cách thực hiện các động tác đó. Nhiệt ở dạng thấu nhiệt, có thể là một phần trong việc chữa trị. Quá trình này sử dụng dòng điện làm nóng các mô cơ, làm cho chúng mềm mại và dễ thư giãn hơn. Sau khi làm việc với chuyên gia vật lý trị liệu, bạn tiếp tục tự làm các động tác đó ở nhà.
Chuyên gia vật lý trị liệu cũng có thể áp dụng các kỹ thuật xoa giãn khác như sinh hồi tiếp. Kỹ thuật sinh hồi tiếp sử dụng công nghiệp hướng dẫn bạn cách kiểm soát một số phản xạ của cơ thể, kể cả xoa giãn cơ bắp. Trong phần sinh hồi tiếp, chuyên gia vật lý trị liệu áp điện cực và thiết bị cảm biến vào vùng da trên những phần khác nhau của cơ thể. Các điện cực được gắn vào một monitor cho bạn hồi tiếp về những chức năng của cơ thể, kể cả sự căng cơ. Khi các điện cực được áp vào da, chuyên gia trị liệu dùng kỹ thuật xoa giãn làm bạn bình tĩnh, giảm thiểu sự căng cơ. Lúc đó bạn sẽ biết cách tự tạo ra những thay đổi này.
Các bác sĩ không biết chắc tại sao vật lý trị liệu có hiệu quả đối với chứng viêm tuyến tiền liệt. Họ suy đoán rằng ở một số người, bị buộc chặt hay bị kích thích có thể là một nhân tố gây nên tình trạng bệnh của họ.
Tắm ngồi
Nhiều người thấy tắm ngồi có thể giảm đau và xoa giãn cơ vùng chậu và bụng dưới. Kiểu tắm này rất đơn giản: chỉ ngồi và ngâm phần dưới cơ thể trong nước ấm.
Những biện pháp phổ biến nhưng chưa được chứng minh
Vì viêm tuyến tiền liệt mãn tính vừa khó hiểu vừa khó trị, nên từ trước đến nay quý ông đã thử thay đổi lối sống để kiểm soát các triệu chứng. Những biện pháp phổ biến như sau:
·Uống nước nhiều
·Hạn chế sự lựa chọn cà phê và thức ăn nhiều gia vị
·Tắm rửa điều độ
·Thường xuyên quan hệ tình dục
Trong khi những biện pháp này không gày nguy hại, thì chẳng có bằng chứng khoa học nào chứng minh lợi ích của chúng. Các nghiên cứu chưa chứng minh được việc thay đổi chế độ ăn uống. giờ giấc tắm rửa hay thói quen hoạt động tình dục có thể chữa khỏi chứng viêm tuyến tiền liệt hoặc làm thuyên giảm triệu chứng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nếu thấy những biện pháp này làm bạn hết hoặc bót bệnh thì bạn thôi không áp dụng nữa. Đối với những lý do chưa rõ, một số người nhận thấy những việc đơn giản như tránh ngồi lâu hoặc tránh dùng một số loại thức ăn, thức uống trong thời gian dài cũng có thể cải thiện được tình trạng bệnh tật.
Đối với nhiều người mắc chứng viêm tuyến tiền liệt, sống với căn bệnh này chung quy là hạn chế những thứ làm bệnh trầm trọng hơn và làm những điều cải thiện được bệnh mà chằng biết tại sao và hiệu quả như thế nào.
Chữa khỏi chứng viêm tuyến tiền liệt mãn tính có thể: là một quá trình lâu dài, có khi kéo dài đền.nhiều. tháng. Bệnh có thể tái phát vì lý do nào đó mà chưa ai biết.
Khi lần đầu tiên chẩn đoán bệnh, có thể bác sĩ đề nghị tắm ngồi hai hoặc ba lần một ngày, một lần khoảng 30 phút. Đối với chứng viêm tuyến tiền liệt cấp tính, hãy giữ nhiệt độ nước dưới 37,3o C. Nếu bạn mắc chứng viêm tuyến tiền liệt mãn tính, có thể dùng nước nóng đến 46oC.
Massage tuyến tiền liệt
Massage tuyến tiền liệt có thể giúp giảm tình trạng tắt nghẽn trong tuyến do nhiễm trùng và giúp làm thông các ống liti bị vi trùng làm tắt nghẽn. Hơn nữa, massage có thể cải thiện hiệu quả thuốc kháng sinh bằng cách giúp thuốc dễ xâm nhập sâu hơn vào các mô bị nhiễm trùng.
Khi không phải viêm tuyến tiền liệt
Đôi khi bạn tưởng bị mắc chứng viêm tuyến tiền liệt nhưng không phải mà đó là một dạng khác gọi là đau tuyến tiền liệt (prostatođynia). Những người mắc tình trạng này thường gọi triệu chứng là đau "dưới đó", có nghĩa là đau ở bất kỳ chỗ nào trong vùng sinh dục. Triệu chứng thường giống hệt triệu chứng của dạng viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do vi trùng. Sự khác biệt giữa hai tình trạng này là: với chứng đau tuyến tiền liệt, mẫu nước tiểu và mẫu chất lỏng do tuyến tiền liệt tiết ra không cho thấy bằng chứng của sự nhiễm trùng hay viêm nhiễm. Không thể tìm thấy vi trùng hay tế bào bạch cầu trong các mẫu xét nghiệm đó.
Chứng đau tuyến tiền liệt xuất phát từ các cơ nền vùng chậu. Khi bị stress, có lẽ bạn không thư giãn hoàn toàn các cơ chống đỡ bàng quang và niệu đạo, gây khó khăn khi tiểu tiện. Giả thuyết này có thể giải thích vì sao hầu hết đàn ông mắc chứng đau tuyến tiền liệt thường có nhân cách loại A. Chứng đau tuyến tiền liệt cũng tái phát thường xuyên hơn đối với các vận động viên chạy maratông, vận động viên đua xe đạp, vận động viên ba môn phối hợp, vận động viên cử tạ và các tài xế lái xe tải.
Chữa trị chứng đau tuyến tiền liệt tương tự như chữa trị chửng viêm tuyến tiền liệt không do vi trùng. Vật lý trị liệu giúp thư giãn cơ nền vùng chậu thương là bước đầu tiên. Có thể bác sĩ côn yêu cầu bạn tham gia các khóa học kiểm soát stress để giúp bạn biết cách ngăn ngừa và xử lý stress tốt hơn.
Thuốc phong bế alpha làm thư giãn cơ ở tuyến tiền liệt và cổ bàng quang có thể cũng hữu hiệu. Một số người cứ tiếp tục dùng thuốc, vì triệu chứng trở lại ngay sau khi ngừng thuốc. Bạn cũng nên thử tắm ngồi để xem thử có cải thiện được triệu chứng hay không.
Trả lời câu hỏi
Hỏi: Viêm tuyến tiền liệt tăng nguy cơ mắc ung thư?
Trả lời: Không có bằng chứng nào chứng minh việc bị viêm tuyến .tiền hệt cấp tính hay .mãn tính làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, viêm tuyến tiền liệt làm tăng mức kháng nguyên đặc trưng của tuyến tiền liệt trong máu. Nếu mức PSA cao và bạn mắc chứng viêm tuyến tiền liệt tết nhất nên xét nghiệm lại sau khi đã được điều trị bằng kháng sinh. Nếu bạn bị viêm tuyến tiền liệt mạn tính, hãy hỏi bác sĩ về số đo PSA tự do.
Hỏi: Tôi có thể lây nhiễm trùng tuyến tiền liệt sang bạn tình khi giao hợp không?
Trả lời: Viêm tuyến tiền liệt có thể là do hậu quả của căn bệnh biến đổi giới tính, nhưng bản thân bệnh viêm tuyến tiền liệt không lây lan qua tiếp xúc. Viêm tuyến tiền liệt không thể lây qua hoạt động tình dục, do đó bạn tình của ông không phải sợ bị nhiễm.
Hỏi: Viêm tuyến tiền liệt gây vô sinh ?
Trả lời: Có thể. Viêm tuyến tiền liệt có thể can thiệp vào sự phát triển của tinh dịch, khiến tinh dịch khó xuất ra ngoài chính xác khi giao hợp. Vì tinh dịch mang tinh trùng nên điều này có thể hạ thấp tỉ lệ thụ thai. Một vài nghiên cứu còn cho thấy chất lượng tinh trùng rất kém ở một số người mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt.
Hỏi: Phẫu thuật có được dùng để chữa trị bệnh viêm tuyến tiền liệt?
Trả lời: Thường thì bác sĩ thích các phương pháp không phẫu thuật hơn. Nhưng nếu căn bệnh ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng sinh sản hay thuốc kháng sinh không thể cải thiện tình trạng, có thể bác sĩ đề nghị phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật cố thông các ống bị tắc nghẽn trong tuyến tiền liệt để giảm tình trạng tắc nghẽn và giúp tinh dịch chảy dễ dàng hơn. Không phẫu thuật đối với dạng viêm tuyến tiền liệt không do vi trùng.
Hỏi: Quả cọ lùn có thể làm thuyên giảm triệu chứng?
Trả lời: Các nghiên cứu cho thấy cây cọ lùn có thể dùng để chữa trị chứng phì đại tuyến tiền liệt lành tính có hiệu quả. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào cho thấy loại dược thảo phổ biến này trị được bệnh nhiễm trùng hay viêm nhiễm tuyến tiền liệt. Quả cọ lùn sẽ được thảo luận ở phần sau.
Chương 4: Thế nào là phì đại tuyến tiền liệt lành tính (BPH)
Lúc mới sinh, tuyến tiền liệt bằng cỡ hạt đậu Hà Lan. tuyến này lớn dần và khi đến tuổi dậy thì tuyến tiền liệt lớn rất nhanh. Đến tuổi 25, tuyến tiền liệt đã phát triển đầy đủ.
Tuy nhiên, đa số đàn ông lại trải qua giai đoạn phát triển tuyến tiên liệt lần thứ hai. Khi đến tuổi ngoài 40, các tế bào trong phần giữa của tuyến tiền liệt - nơi tuyến tiền liệt bao quanh tiết niệu - bắt đầu sản sinh nhanh hơn bình thường. Khi các mô trong vùng lớn lên, chúng thường chèn ép niệu đạo và cản trở dòng nước tiểu (xem hình 4.1). Phì đại tuyến tiền liệt lành tính tà thuật ngữ y khoa dùng cho tình trạng này, thường gọi là BPH.
Một thực tế cuộc sống phổ biến
Chứng BPH phát triển theo tuổi tác. BPH tác động đến khoảng một nửa số nam giới ở tuổi 60 – 70 và gần đến 80% ở tuổi ngoài 80.
Nguyên nhân gây ra phì đại tuyến tiền liệt vẫn chưa rõ. Các nhà nghiên cứu tin rằng khi “về già”, tuyến tiền liệt dễ bị các hormon nam, kể cả testeron, tác động. Các hormon này làm cho một số mô tuyến tiền liệt phát triển.
Có thể các nhân tố khác cũng gây nên tình trạng này. Lịch sử gia đình mắc chứng BPH có thể tăng nguy cơ mắc bệnh – có lẽ do gen di truyền. Chứng BPH thường gặp ở đàn ông châu Âu và châu Mỹ hơn ở đàn ông gốc châu Á. Điều này giả định rằng do lối sống gây nên. Đối với các lý do chưa được biết đến thì đàn ông có gia đình dễ mắc chứng BPH hơn đàn ông độc thân.
May mắn thay, tình trạng này có mức độ nghiêm trọng khác nhau và không luôn gây rắc rối. Chỉ khoảng phân nửa người mắc chứng BPH có những triệu chứng đáng chú ý hoặc gây khó chịu để họ phải tìm phương pháp chữa trị y khoa. Các triệu chứng có thể là:
·Dòng nước tiểu yếu
·Bí tiểu
·Tiểu tiện ngắt quãng
·Nước tiểu nhỏ giọt khi tiểu tiện xong
·Tiểu nhiều vào ban đêm
·Không thể tiểu hết nước tiểu trong bàng quang
Nếu bạn không thể tiểu hết nước tiểu trong bàng quang thì BPH có thể trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe. Bàng quang thường đầy nước tiểu có thể dẫn đến tái nhiễm trùng bàng quang và hại thận. ở một nửa số người mắc BPH, các triệu chứng không đổi hoặc có cải thiện. ở nửa còn lại thì triệu chứng càng ngày càng trầm trọng hơn.
Khám bác sĩ
Nếu bạn có vấn đề về tiểu tiện, hãy gặp bác sĩ và nói rõ triệu chứng. Bác sĩ có thể xác định bạn có mắc chứng BPH hay không. Nếu thấy triệu chứng không gây khó chịu và không nguy hại cho sức khỏe, có lê không cần điều trị. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là cứ để mặc các triệu chứng đó.
Thay vì chứng BPH, các triệu chứng có thể là những cảnh báo ban đầu của một tình trạng nghiêm trọng hơn, kể cả sỏi bàng quang, nhiễm trùng bàng quang, tác dụng phụ của thuốc, suy tim, đái tháo đường, có vấn đề về thần kinh, viêm tuyến tiền liệt hay ung thư tuyến tiền liệt.
Có thể bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng như: chúng phát triển khi nào, chúng diễn ra thường xuyên ra sao. Bác sĩ cũng muốn biết các vấn đề sức khỏe khác, thuốc bạn đang dùng và liệu gia đình bạn có lịch sử mắc bệnh về tuyến tiền liệt không. Bên cạnh đó, có thể còn có:
·Khám trực tràng bằng ngón tay xem thử tuyến tiền liệt của bạn có bị phì đại không và giúp loại bỏ ung thư tuyến tiền liệt.
·Xét nghiệm nước tiểu để loại bỏ trường hợp nhiễm trùng hoặc tình trạng gây triệu chứng tương tự.
·Xét nghiệm PSA để giúp loại bỏ ung thư tuyến tiền liệt.
Chẩn đoán
Nếu kết quả các cuộc xét nghiệm trước đó giả định bạn mắc chứng BPH, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm phụ. Các xét nghiệm phụ này giúp khắng đinh kết quả chẩn đoán và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Danh mục triệu chung của AUA
Đây là một bảng câu hỏi ngắn do Hiệp hội tiết niệu Hoa Kỳ (AUA) lập nên. Bảng này hỏi bạn về các triệu chứng tiểu tiện cụ thể gắn liền với chứng BPH và chúng xảy ra thường xuyên như thế nào. (Xem "Bạn đánh giá ra sao?".)
Xét nghiệm dòng nước tiểu
Xét nghiệm này do độ mạnh dòng nước tiểu và lượng nước tiểu. Tốc độ dòng nước tiểu hơn 15ml/s là bình thường hoặc có nghĩa là bệnh còn rất nhẹ. Tốc độ từ 10-15 ml/s thường chứng tỏ các triệu chứng vừa phải. Nếu dưới 10ml/s thường là dấu hiệu cho thấy BPH đã nghiêm trọng.
Bằng cách lập biểu đồ kết quả xét nghiệm này, bác sĩ có thể xác định cấu trúc dòng nước tiểu sẽ trở nên tệ hơn nữa hay không, và với tốc độ nào. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng tốc độ dòng nước tiểu thường giảm khi bạn già đi. Dòng nước tiểu yếu cũng có thể là dấu hiệu của các trục trặc khác như cơ bàng quang yếu.
Bạn đánh giá ra sao |
|||||||
Hiệp hội tiết niệu Hoa Kỳ (AUA) lập ra bảng này để giúp các bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của chứng BPH |
|||||||
Câu hỏi |
Không |
Ít hơn 1/5 thời gian |
Ít hơn ½ thời gian |
Khỏang ½ thời gian |
Hơn ½ thời gian |
Hầu như luôn luôn |
Điểm |
Tháng trước, bạn thường có cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang sau khi mới tiểu xong? |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
___ |
Tháng trước, bạn thường phải tiểu tiện lại chưa đến hai giờ sau khi bạn tiểu xong? |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
___ |
Tháng trước, bạn thường tiểu ngắt quãng? |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
___ |
Tháng trước, bạn thường thấy khó nín tiểu? |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
___ |
Tháng trước, bạn thường tiểu rất yếu (dòng nước tiểu yếu) |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
___ |
Tháng trước, bạn thường phải ráng sức để bắt đầu tiểu |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
____ |
Tháng trước, bạn thường tiểu ngắt quãng |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
____ |
Tháng trước, một đêm bạn phải thức dậy đi tiểu mấy lần? |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
___ |
Kết quả: 0 – 7 điểm: triệu chứng nhẹ 8 – 19 điểm: Triệu chứng vừa 30 – 45 điểm: Triệu chứng nghiêm trọng |
Xét nghiệm thể tích khí cặn sau khi tiểu
Xét nghiệm này dùng để xem thử bạn có thể tiểu hết nước tiểu trong bàng quang không. Có thể thực hiện bằng một trong hai cách: đút một que thăm nhỏ vào niệu đạo lên tới bàng quang hoặc dùng hình ảnh siêu âm để xem bên trong bàng quang.
Phương pháp siêu âm thông dụng hơn nhưng ít chính xác hơn. Vì kết quả của phương pháp xét nghiệm này có thể biến đổi. bạn cần xét nghiệm nhiều lần để có số đo chính xác.
Siêu âm
Hình ảnh siêu âm còn được dùng để ước tính kích thước của tuyến tiền liệt. Hơn nữa, siêu âm còn có thể phát hiện các vấn đề như nghẽn tắc thận, sỏi thận, sỏi tuyến tiền liệt, và khối u.
Các nghiên cứu niệu động
Nếu bác sĩ nghi ngờ các triệu chứng có liên quan đến một dạng rối loạn bàng quang chứ không phải BPH, có thể bác sĩ đề nghị tiến hành một loạt xét nghiệm để đo áp suất và chức năng bàng quang.
Các xét nghiệm này được thực hiện bằng cách đút một que thăm nhỏ qua niệu đạo vào bàng quang. áp suất bàng quang được đo khi tiểu. Nước cũng được bơm vào bàng quang để đo áp suất bàng quang và xác định bàng quang hiệu quả như thế nào.
Thuật soi bàng quang
Phương pháp này dùng một ống nhỏ chứa một thấu kính với một hệ thống ánh sáng (ống soi bàng quang) được đút vào niệu đạo. ống soi này cho phép bác sĩ nhìn thấy bên trong bàng quang, niệu đạo và tuyến tiền liệt. Phương pháp này có thể phát hiện những trục trặc như phì đại tuyến tiền liệt, tắc nghẽn niệu đạo cổ bàng quang, cơ thể bất thường hoặc sự phát triển sỏi bàng quang.
Chụp bể thận
Chụp bể thận tĩnh mạch là hình ảnh X-quang về đường tiểu dùng để giúp phát hiện sự tắc nghẽn hay bất thường nào đó. Thuốc nhuộm được bơm vào một tĩnh mạch và X-quang chụp hình thận, bàng quang và niệu quản. Thuốc nhuộm giúp nhận diện chướng ngại vật. Vì có kỹ thuật tạo ảnh mới hơn và nguy cơ dị ứng thuốc nhuộm nên ngày nay phương pháp này ít được sử dụng hơn.
Trả lời câu hỏi
Hỏi: Các loại xét nghiệm dùng để chẩn đoán BPH có gây đau không?
Trả lời: Đa số không gây đau đớn. Nhưng có lẽ hơi khó chịu. Đôi khi bác sĩ dùng thuốc tê gây tê cục bộ để giảm sự khó chịu đến mức thấp nhất.
Hỏi: Đàn ông có tuyến tiền liệt to hơn thường có triệu chứng nghiêm trọng hơn ?
Trả lời: Không. Đây là một khái niệm sai lầm. Có người có tuyến tiền liệt rất to nhưng có ít hoặc không có triệu chứng nào; có người có tuyến tiền liệt nhỏ lại có triệu chứng nghiêm trọng. Đó là vì BPH là kết quả của sự phát triển phần giữa tuyến tiền liệt, không phải bên ngoài. Trong khi BPH có thể chèn ép các mô bên trong, thì phát triển này không luôn ảnh hưởng đến toàn bộ kích thước tuyến tiền liệt.
Hỏi: BPH tăng nguy cơ mắc ung thư ?
Trả lời: Không có bằng chứng cho thấy BPH tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Hai tình trạng này phát triển độc lập với nhau.
Chương 5: Chữa trị chứng phì đại tuyến tiền liệt lành tính
Bạn tránh các sự kiện xã hội để khỏi phải lo sợ xếp hàng đợi tiểu? Bạn thấy mệt vào buổi sáng vì ban đêm phải thức dậy đi tiểu? Bạn không còn mặc quần sẫm màu vì sợ nước tiểu nhỏ giọt dễ thấy? Đây là những điều phổ biến mà chứng phì đại tuyến tiền liệt lành tính (BPH) can thiệp vào cuộc sống của bạn.
Nhiều người (đàn ông) thích chịu đựng sự bất tiện của chứng BPH hơn là chữa trị nó. Nhưng nếu triệu chứng đã đến lúc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, có lẽ đó là lúc phải gặp bác sĩ. Có thể chữa trị BPH bằng nhiều cách.
Chờ theo dõi
Nếu triệu chứng không đáng kể và không gây phiền toái cho bạn, bạn và bác sĩ có thể quyết định phương pháp "chờ theo dõi". Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của bạn theo định kỳ để xem thử nó cải thiện, không thay đổi hay trở nên tồi tệ hơn.
Tiện lợi của phương pháp chờ theo dõi là bạn không phải trải qua bất cứ sự điều trị lan tràn nào. Chi phí điều trị thường không cao hơn chi phí khám sức khỏe và một số xét nghiệm. Sự mạo hiểm là ở chỗ bệnh của bạn có thể trở nên trầm trọng hơn, hoặc những vấn đề khác có thể nảy sinh như nhiễm trùng. Nhưng điều này rất hiếm.
Trong khi chờ đợi
Một số thay đổi lối sống đơn giản có thể giúp kiểm soát triệu chứng BPH và ngăn không cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Hạn chế nước giải khát: Không uống nước hoặc các loại nước giải khát sau 7giờ tối để giảm nhu cầu đi tiểu vào ban đêm.
Tiểu hết nước tiểu trong bàng quang: Mỗi lần đi tiểu, cố tiểu hết nước tiểu trong bàng quang. Hạn chế uống thức uống có cồn: Cồn tăng quá trình tạo ra nước tiểu và gây tắt nghẽn tuyến tiền liệt.
Cẩn thận với thuốc thông mũi bán không cần kê đơn: Các loại thuốc thông mũi có thể khiến nhóm cơ kiểm soát dòng nước tiểu siết chặt lại, gây khó tiểu.
Năng động: Không vận động gây bí tiểu. Một nghiên cứu gần đây cho thấy thậm chí vận động ít cũng có thể giảm các vấn đề tiểu tiện do BPH gây ra.
Giữ ấm cơ thể: Thời tiết lạnh có thể dẫn đến tình trạng bí tiểu.
Thuốc men
Các công ty dược đã đầu tư hàng trăm triệu đô la để tìm ra thuốc chữa chứng phì đại tuyến tiền liệt. Kết quả là thuốc đã trở thành phương pháp kiểm soát các triệu chứng vừa phải của bệnh BPH phổ biến nhất. Thuốc cũng là một sự lựa chọn dành cho người bị BPH nhẹ cảm thấy khó chịu vì các triệu chứng hoặc người không thích "chờ theo dõi".
Thuốc phong bế alpha
Các loại thuốc này lúc đầu được bào chế để chữa chứng cao huyết áp, nhưng chúng cũng có lợi đối với các bệnh khác, kể cả bệnh BPH. Thuốc này làm giãn cơ bắp, kể cả cơ chậu, làm dễ tiểu hơn. Cơ quan quản lý thực dược phẩm (Mỹ) đã cho sử dụng ba loại thuốc phong bế alpha chữa chứng BPH:
·Terazosin (Hytrin)
·Doxazosin (Cardura)
·Tamsulosin (Flomax)
Thuốc phong bế alpha có hiệu quả đối với khoảng 75% người sử dụng. Thuốc tác dụng nhanh chóng. Trong vòng một đến hai ngày, đa số bệnh nhân nhận thấy tăng lượng nước tiểu và giảm nhu cầu tiểu tiện.
Các bác sĩ vẫn không chắc chắn về lợi ích và sự rủi ro dài ngày của thuốc phong bế alpha. Tuy nhiên, thuốc tỏ ra an toàn. Tác dụng phụ có thể là đau đầu hoặc chóng mặt, choáng váng hoặc mệt. Vì lý do này, tết nhất nên uống thuốc trước khi ngủ. Một số người còn gặp rắc rối trong việc cương cứng và cảm thấy chóng mặt khi đứng dậy quá nhanh do huyết áp thấp. Để giảm nguy cơ tác dụng phụ, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc liều thấp và tăng dần liều lượng.
Tamsulosin, thuốc mới nhất trong ba loại thuốc trên, ít gây chóng mặt hơn. Bạn cũng không cần phải tăng dần liều lượng. Vì thế, thuốc thường cho kết quả nhanh hơn. Xuất tinh không bình thường cỏ thể xảy ra ở người dùng tamsulosin. Tuy nhiên, điều chỉnh liều lượng thuốc có thể khắc phục vấn đề.
Finasterid
Finasterid (Proscar) làm giảm các triệu chứng BPH bằng cách hoàn toàn khác. Thay vì làm giãn cơ chậu, thuốc thu nhỏ tuyến tiền liệt. Đối với một số người có tuyến tiền liệt lớn, thuốc finasterid có thể cải thiện triệu chứng đáng kể. Dù vậy, thuốc thường không có hiệu quả nếu bạn có tuyến tiền liệt bình thường hay phì đại vừa phải.
Finasterid tác dụng chậm. Sau 3 tháng mới có sự cải thiện về dòng nước tiểu và thường cần phải đến 1 năm mới có kết quả đầy đủ. Một số ít người dùng finaserid bị bất lực, giảm dục năng và giảm lượng tinh dịch phóng ra khi xuất tinh. Nhưng ở đa số người thì finasterid chỉ gây tác dụng phụ nhẹ. Tác dụng lâu dài của thuốc này chưa ai biết.
Finasterid có hai nhược điểm khác. Finasterid mắc hơn thuốc phong bế alpha, và nó hạ thấp mức PSA. Điều này có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm PSA phát hiện ung thư tuyến tiền liệt.
Phẫu thuật
Có lúc phẫu thuật là phương pháp điều trị BPH phổ biến nhất. Nhưng vì tăng sử dụng thuốc và do sự phát triển của các phương pháp trị liệu ít tràn lan khác nên phẫu thuật đang giảm dần. Ngày nay, phẫu thuật được dùng phần lớn cho những triệu chứng nghiêm trọng hoặc nếu có những nhân tố phức tạp như:
·Thường xuyên nhiễm trùng đường tiểu
·Tổn thương thận do bí tiểu
·Chảy máu qua niệu đạo
·Sỏi bàng quang
Phẫu thuật là phương pháp trị liệu trị các triệu chứng BPH hiệu quả nhất. Phẫu thuật là "tiêu chuẩn vàng" mà mọi phương pháp điều trị khác được đánh giá theo. Tuy nhiên, nó cũng có nguy cơ gây tác dụng phụ nhất. May thay, rất ít người trải qua tác dụng phụ. :Trong số người có vấn đề về sức khỏe như đái tháo thường, xơ gan, rối loạn tâm thần hoặc mắc bệnh phổi, thận, tim nghiêm trọng, thì không nên phẩm thuật.
Có ba kiểu phẫu thuật chữa BPH:
TURP
Cắt đoạn tuyến tiền liệt qua niệu đạo (Transurethral resection of the prostate - TURP) là phương pháp thông dụng nhất. Trong quá trình thực hiện, bạn được gây mê hoặc gây tê từ thắt lưng trở xuống. Bác sĩ phẫu thuật luồn một công cụ hẹp (ống soi cắt đoạn) vào niệu đạo và dùng công cụ cắt rất nhỏ cạo mô tuyến tiền liệt phát triển quá mức (xem hình 5.l). Có thể nằm viện 1 đến 3 ngày sau khi phẫu thuật. Trong khi phục hồi, bạn sẽ dùng ống tiểu trong vài ngày.
TURP có hiệu quả và giảm các triệu chứng nhanh chóng. Sau vài ngày hầu hết bệnh nhân có dòng nước tiểu mạnh hơn. Sau đó có thể có máu hoặc những cục máu nhỏ xuất hiện trong nước tiểu. Trước khi xuất viện, bệnh nhân phải tự tiểu tiện một mình. Lúc đầu có thể cảm thấy hơi đau hoặc có cảm giác cấp bách khi nước tiểu đi qua vùng phẫu thuật. Sự khó chịu này sẽ từ từ cải thiện dần.
Trong một số ít trường hợp, những tình trạng này thường chỉ là tạm thời. Xoa bóp cơ nền vùng chậu sẽ giúp phục hồi khả năng kiểm soát bàng quang. Chức năng sinh dục bình thường trở lại trong vòng vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên, cũng có thể mất đến 1 năm để phục hồi hoàn toàn.
Một tác dụng phụ thường gặp của phẫu thuật là xuất tinh ngược. Trong trường hợp này, tinh dịch chảy ngược lên bàng quang khi cực khoái thay vì ra ngoài dương vật, gây vô sinh. TURP cũng có thể để lại sẹo và gây hẹp niệu đạo. Điều này thường được khắc phục bằng một phương pháp kéo căng đơn giản được thực hiện mà bệnh nhân không phải nằm viện.
Có đến 10% số người được phẫu thuật TURP cần phẫu thuật lại trong vòng 10 năm, bởi vì các mô tuyến tiền liệt phát triển trở lại.
TUIP
Rạch tuyến tiền liệt qua niệu đạo (Transurethral incision of the prostate - TUIP) có thể được dùng nếu bạn có tuyến tiền liệt. nhỏ hoặc phì đại vừa phải. Phương pháp này còn sử dụng cho người không thể phẫu thuật vì lý do sức khỏe hoặc bởi vì họ không muốn vô sinh do xuất tinh ngược.
Giống như TURP, TUIP đòi hỏi những công cụ đặc biệt dùng để luồn qua niệu đạo. Nhưng thay vì cắt bỏ mô tuyến tiền liệt, bác sĩ phẫu thuật sè rạch một hay hai vết trong tuyến tiền liệt. Các vết cắt giúp mở rộng ống niệu đạo, giúp tiểu dễ dàng hơn.
Phương pháp này ít gây rủi ro biến chứng hơn các phương pháp phẫu thuật khác và không đòi hỏi nằm viện qua đêm. Tuy nhiên, phương pháp này ít hiệu quả hơn và cần phải lặp lại. Một số người chỉ được cải thiện dòng nước tiểu chút ít.
Cắt bỏ tuyến tiền liệt mở
Kiểu phẫu thuật này thường được thực hiện chỉ khi tuyến tiền liệt lớn thái quá, thận lại tổn hại hoặc bạn mắc các nhân tố phức tạp khác như lại sỏi bàng quang. Gọi là "mở" (open) vì bác sĩ phẫu thuật rạch phần bụng dưới vào tuyến tiền liệt, thay vì vào tuyến tiền liệt qua niệu đạo.
Cắt bỏ tuyến tiền liệt mở là phương pháp trị liệu chứng BPH hiệu quả nhất. Các biến chứng của phương pháp này tương tự như biến chứng của phương pháp TURP và có lẽ hậu quả của phương pháp này thường đòi hỏi nằm viện từ 5-10 ngày.
Kiểu cắt bỏ tuyến tiền liệt mở thường gặp nhất là cắt bỏ tuyến tiền liệt để loại bỏ nguy cơ tuyến tiền liệt. Điều này đòi hỏi cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt. Trong cắt bỏ tuyến tiền liệt một phần trị chứng BPH, thì chỉ có phần bên trong tuyến tiền liệt bị cắt bỏ, phần ngoài giữ nguyên.
Phục hồi sau khi phẫu thuật
Tùy theo loại phẫu thuật, có thể mất hai tuần đến vài tháng để phục hồi hoàn toàn. Trong thời gian này, tết nhất nên tránh các hoạt động như khuân vác, va đập vào vùng hậu như điều hành các trang thiết bị nặng, đạp xe đạp làm căng cơ bụng dưới như khi đại tiện.
Để tránh táo bón, hãy ăn các loại thức ăn giàu chất xơ như trái cây, rau xanh và ngũ cốc. Chất xơ làm mềm phân và làm cho phân dễ ra ngoài hơn. Uống 8 ly nước mỗi ngày cũng giúp làm sạch đường tiểu và mau lành.
Liệu pháp nhiệt (thermotherapy)
Đây là những phương pháp điều trị ít lan tràn hơn, sử dụng nhiệt năng hủy mô tuyến tiền liệt phát triển thái quá Liệu pháp nhiệt lấp khoảng cách giữa thuốc men và phẫu thuật lan tràn. Liệu pháp nhiệt có hiệu quả hơn thuốc đối với các triệu chứng từ vừa cho đến nghiêm trọng, và không gây nhiều tác dụng phụ như phẫu thuật.
Có mấy loại liệu pháp nhiệt sau:
Liệu pháp viba
Liệu pháp vi ba qua niệu đạo (Transurethral microwave therapy -TUMT) sử dụng nhiệt ở dạng năng lượng viba để hủy diệt phần bên trong tuyến tiền hệt phì đại một cách an toàn.
Trong phương pháp này có một máy phát năng lượng viba qua một que thăm được luồn vào niệu đạo. Que thăm này bao gồm một ăngten viba rất nhỏ bên trong phát ra năng lượng viba đốt nóng các tế bào phì đại và tiêu diệt chúng. Nước mát chạy quanh đầu và các bên của ăng - ten trong suốt tiến trình phẫu thuật để bảo vệ niệu đạo khỏi bị đốt nóng.
Gây tê cục bộ giúp kiểm soát cơn đau. Có thể bạn cảm thấy nóng ở tuyến tiền liệt và vùng bàng quang. Có thể bạn cũng rất muốn tiểu nhưng bị co cứng bàng quang. Những phản ứng này thường chịu đựng được và biến mất sau khi điều trị xong. Bạn có thể về nhà và tiểu tiện thỏa thích - thường là cùng ngày. Khoảng 30% người cần mang ống tiểu vài ngày.
Không như TURP, liệu pháp viba cần phải mất vài tuần trước khi bắt đầu thấy sự cải thiện đáng chú ý. Hiệu quả lâu dài của liệu pháp này cũng không chắc chắn. Có một nghiên cứu cho thấy 60% - 70% người ban đầu phản ứng tốt với TUMT, nhưng chỉ 25% hài lòng với kết quả sau bốn năm. Những người phản đáp tết sau 4 năm là những người có triệu chứng ban đầu rất nhẹ.
Có cảm giác cần tiểu cấp bách, tiểu thường xuyên và có máu trong nước tiểu trong quá trình phục hồi là điều bình thường. Có thể cũng có sự thay đổi về lượng tinh dịch khi xuất tinh. Tuy nhiên, không như phẫu thuật, TUMT thường không gây bất lực, mất khả năng kiểm soát bàng quang hay xuất tinh ngược.
Không nên áp dụng liệu pháp này nếu bạn đang dùng bộ điều hòa nhịp tim hay bất kỳ mô cấy kim loại nào.
Liệu pháp X-quang
Tách kim qua niệu đạo (Transurethral needle ablation - TUNA) là phương pháp hoạt động bằng cách truyền sóng X-quang qua những cây kim được luồn vào bằng tuyến tiền liệt, đốt nóng và tiêu diệt mô tuyến tiền liệt. Như trong liệu pháp TUMT, một que thăm đặc biệt được luồn qua niệu đạo. Kim được đưa vào tuyến tiền liệt bằng cách điều khiển que thăm.
TUNA thường kém hiệu quả hơn phẫu thuật truyền thống trong việc giảm thiểu triệu chứng và cải thiện dòng nước tiểu. Hiệu quả lâu dài của TUNA cũng chưa biết đến. Một trở ngại khác của liệu pháp này là nó không hiệu nghiệm ở người có tuyến tiền liệt lớn.
Tuy nhiên, liệu pháp này không gây mất khả năng kiểm soát bàng quang hay bất lực. Tác dụng phụ có thể là bí tiểu, có máu trong nước tiểu, tiểu tiện gây đau đớn và nguy cơ xuất tinh ngược.
Đốt nóng tốt hơn đông lạnh
Một phương pháp hủy diệt mô tuyến tiền liệt là làm đông lạnh thay vì đốt nóng mô. Trong phương pháp gọi là phẫu thuật lạnh, nitơ hóa lỏng cực lạnh được bơm vào tuyến tiền liệt bằng năm que thăm rất nhỏ. Phẫu thuật lạnh đã từng được sử dụng khá rộng rãi, nhưng càng ngày người ta càng không dùng liệu pháp này vì các nghiên cứu cho thấy nó không hiệu quả như phẫu thuật hay liệu pháp nhiệt trong việc cải thiện dòng nước tiểu.
Hóa bơi bằng điện
Hóa hơi tuyến tiền liệt bằng điện qua niệu đạo (Transurethral electrovaporization of the prostate - TVP) là một dạng biến đổi của phương pháp TURP. TVP giúp cắt bỏ mô tuyến tiền liệt hầu như không gây chảy máu, cùng với thời gian nằm viện ngắn hơn và thời gian dùng ống thông tiểu cũng ít hơn.
Liệu pháp này cần một công cụ bằng kim loại đặc biệt phát ra dòng điện cao tầng 'để cắt và hóa hơi mô phát triển thái quá, trong khi bịt kín mô không cho chảy máu. TVP có thể có hiệu quả như TURP, nhưng chi phí thấp hơn và ít gây tai biến hơn. Về mặt kỹ thuật, kiểu phẫu thuật này đơn giản hơn và hầu như không gây chảy máu nên rất tiện ích cho người có nguy cơ biến chứng cao, kể cả người dùng thuốc chống đông máu.
Cũng như các phương pháp trị liệu khác, hiệu quả về lâu về dài của TVP cũng chưa được biết.
Liệu pháp laser Liệu pháp laser được thực hiện tương tự như các liệu pháp nhiệt, nhưng liệu pháp này sử dụng tia laser thay vì năng lượng viba, sóng X-quang hay dòng điện để tạo nhiệt. Liệu pháp laser thường không gây bất lực hay mất khả năng kiểm soát bàng quang kéo dài. Tuy nhiên, cần phải dùng ống thông nhiều ngày.
TUEP: Hóa hơi tuyến tiền liệt qua niệu đạo (Transurethral evaporation of the prostate - TUEP) tương tự như hóa hơi bằng điện. Sự khác nhau là bác sĩ dùng năng lượng laser tiêu diệt mô tuyến tiền liệt thay vì dùng dòng điện cao tầng. Phương pháp này thường an toàn và hạn chế làm chảy máu, đồng thời cải thiện đáng kể dòng nước tiểu ngay sau khi trị liệu.
VLAP: Tách tuyến tiền liệt bằng laser nhìn thấy (Visual laser ablation of the prostate - VLAP) cần phải dùng đủ năng lượng laser để sấy khô và tiêu diệt các tế bào tuyến tiền liệt phát triển thái quá. Một trở ngại của phương pháp này là ít thụ hút: Vì sưng tấy và cần nhiều thời gian để loại bỏ mô chết, nên bạn có thể bí tiểu trong vài ngày và sẽ cần dùng một ống thông (ống tiểu). 'Có thể bạn còn có cảm giác rát bỏng khi tiểu tiện trong vài ngày đến vài tuần.
Liệu pháp laser khe: Phương pháp đặc biệt này đưa năng lượng laser vào bên trong cắc khối u lành tính. Phương pháp này tăng tốc độ dòng nước tiểu một cách an toàn, vừa phải, và giảm thể tích tuyến tiền liệt. Liệu pháp này cũng thích hợp với người có tuyến tiền liệt lớn.
Vì sau khi điều trị, mô tuyến tiền liệt bị viêm nhiễm nên bạn cần dùng ống thông tới 3 tuần. Nhiễm trùng đường tiểu không phức tạp song cũng rất hay gặp. Liệu pháp laser khe không gây mất máu và là lựa chọn tết nếu bạn không thể phẫu thuật được.
Tạo loại laser tốt hơn
Một trong những trở ngại lớn nhất của liệu pháp laser là phải dùng ống thông một thời gian dài sau khi điều trị. Các loại laser mới giúp giải quyết vấn đề này. Các loại laser mới hơn hoạt động theo hai cách: Chúng cắt và hóa hơi mô tuyến tiền liệt thái quá. Điều này cho phép loại bỏ mô cản trở ngay lập tức, nên bạn chỉ cần ống tiểu tối đa trong 24 giờ. Hai loại laser đang được đánh giá là laser KTP và Holmium laser YA6. Các chuyên gia tiết niệu bệnh viện Mayo đã đi tiên phong trong việc sử dụng laser YA6 với sự thành công liên tục.
Mục đích là kết hợp những ưu điểm của liệu pháp laser - an toàn và ít chảy máu - với sự cải thiện nhanh chóng về dòng nước tiểu của phương pháp phẫu thuật lan tràn.
Các phương pháp không phẫu thuật
Đối với người không cần sẵn sàng hay không thể dùng thuốc hoặc người miễn cưỡng hay không thể áp dụng phương pháp phẫu thuật, cũng có lựa chọn cho họ.
Nong bong bóng
Với việc dùng một que thăm, bác sĩ đặt một quả bóng xẹp trong phần niệu đạo nằm trong tuyến tiền liệt. Sau đó quả bóng được bơm phồng lên để giãn căng niệu đạo và nén ép mô tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, vì sự cải thiện chỉ kéo dài trong thời gian ngắn nên việc sử dụng phương pháp này rất hạn chế.
Thanh dẫn tuyến liền liệt
Một cuộn kim loại rất nhỏ được đút vào niệu đạo để giãn rộng niệu đạo và giữ cho niệu đạo thông suốt. Mô phát triển qua thanh dẫn sẽ giữ chặt thanh dẫn.
Một ưu điểm của phương pháp này là nó kéo dài từ 10 - 15 phút. Phương pháp này không gây hoặc ít gây chảy máu và không đòi hỏi phải dùng ống thông. Trong những lần thử nghiệm ban đầu, gần 1/3 số người dùng thanh dẫn phải lấy thanh dẫn ra vì đặt sai chỗ hoặc do biến chứng. Một số người thấy thanh dẫn không cải thiện được triệu chứng. Số khác thấy khó chịu khi tiểu tiện hoặc thường bị nhiễm trùng đường tiểu.
Các biến chứng này, cùng với chi phí cao và những khó khăn tiềm ẩn trong việc rút thanh dẫn ra, đã hạn chế tính phổ biến của phương pháp này.
Bắn BPH?
Vì BPH là một căn bệnh rất phổ biến nên các liệu pháp mới và tốt hơn dùng để chữa căn bệnh đang được khám phá. Bơm enzym qua niệu đạo (Transurethral enzyme iniection - TUEI) là một liệu pháp đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị trong tương lai. Với một que thăm, hỗn hợp các enzym được bơm vào tuyến tiền liệt để hòa tan mô phát triển thái quá. Các cuộc nghiên cứu ở động vật giả định rằng phương pháp này có hiệu quả an toàn và đáng được thử nghiệm ở con người. Bệnh viện Mayo là một trong các viện khoa học đang thử nghiệm hỗn hợp thuốc này.
Các nhà nghiên cứu cũng đang thử nghiệm loại cần tinh khiết để bơm vào những khối u. Khi cố gắng hòa loãng cồn, các tế bào tuyến tiền liệt hấp thụ thêm nước. Tuy nhiên, các tề bào này hấp thụ quá nhiều nước đến nỗi chúng vỡ tung và chết.
Cân nhắc khi lựa chọn phương pháp điều trị
Với quá nhiều lựa chọn, việc quyết định chọn phương pháp tối ưu điều trị chứng BPH có thể rất khó. Không có liệu pháp nào thật sự ưu việt hơn hẳn các phương pháp còn lại. Mỗi phương pháp có thể cải thiện được triệu chứng, nhưng bằng nhiều cách khác nhau. Mỗi liệu pháp lại có ưu điểm và nhược điểm riêng. Vấn đề thắc mắc là liệu pháp nào sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn với ít tác dụng phụ nhất. Khi bạn và bác sĩ vạch kế hoạch điều trị, hãy xem xét các nhân tố quan trọng sau đây:
Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng
Nếu các triệu chứng không gây phiền toái và bệnh không gây những vấn đề khác, bạn có thể chờ xem liệu triệu chứng cải thiện hay trở nên tồi tệ hơn. Mặt khác, nếu có triệu chứng nghiêm trọng, các cơ quan bi tổn hại hay các nhân tố phức tạp như thường xuyên nhiễm trùng đường tiểu, chảy máu, sỏi bàng quang thì có lẽ bạn phải phẫu thuật.
Việc điều trị giữa hai lựa chọn này tùy thuộc vào .sở thích cá nhân của bạn. Bạn không hài lòng với một chút cải thiện hay bạn muốn cải thiện nhiều hơn? Bạn muốn bớt/hết ngay lập tức hay bạn chờ? Bạn sẵn sàng dùng thuốc hàng ngày? Bạn sẽ chịu đựng tác dụng phụ .
Kích thước tuyến tiền liệt
Một số liệu pháp thích hợp với tuyến tiền liệt lớn (30-40 gram hoặc lớn hơn). Số khác lại hiệu quả hơn với tuyến tiền liệt nhỏ hơn. Các liệu pháp thích hợp nhất đối với tuyến tiền liệt gồm:
·Thuốc finasterid (Proscar)
·Cắt đoạn tuyến tiền liệt qua niệu đạo (TURP)
·Cắt bỏ tuyến tiền liệt mở
·Liệu pháp viba niệu đạo (TUMT)
·Liệu pháp laser
Các liệu pháp thích hợp với tuyến tiền liệt có kích thước nhỏ đến vừa phải bao gồm:
·Thuốc phong bế alpha
·Rạch tuyến tiền liệt qua niệu đạo (TUIP)
·Tách kim qua ni���u đạo (TUNA)
·Hóa hơi tuyến tiền liệt bằng điện qua niệu đạo (TVP)
·Liệu pháp laser
Tuổi tác
Liệu pháp tối ưu cho người ở tuổi 50-59 có thể không phải là liệu pháp tối ưu cho người ở tuổi ngoài 80. Nếu còn trẻ, có lẽ bạn muốn liệu pháp có hiệu quả dài ngày. Nếu già hơn, hiệu quả tức thời có lẽ quan trọng hơn hiệu quả dài hạn. Hơn nữa, người trẻ thường phục hồi nhanh hơn người già ngoài 70.
Sức khoẻ
Nếu bị mắc các bệnh khác, có lẽ bạn không thích hợp cho phẫu thuật cũng như không phục hồi nhanh chóng. Không nên phẫu thuật nếu bạn mắc các chứng:
·Đái tháo đường
·Xơ gan
·Bệnh phổi, thận hoặc tim nghiêm trọng
·Rối loạn tâm thần
Một số người không đùng thuốc vì không thể chịu đựng được một hay nhiều loại thuốc nào đó.
Khả năng sinh sản
Nếu muốn có con, bạn phải tránh những liệu pháp gây vô sinh. TURP, TUIP, cắt bỏ tuyến tiền liệt mở và liệu pháp laser có thể dẫn tới xuất tinh ngược - tinh dịch đi ngược lên bàng quang thay vì xuất ra ngoài qua dương vật. Nguy cơ xuất tinh ngược sau phẫu thuật là khoảng từ 30-90%. Không như bất lực - bất lực chỉ tạm thời - xuất tinh ngược thường là vĩnh viễn.
Bản năng giới tính
Phẫu thuật có thể làm tổn hại đến các dây thần kinh và mạch máu nằm gần tuyến tiền liệt, gây bất lực. Nguy cơ bất lực sau khi TURP là khoảng 10%. Tuy nhiên, dục năng bình thường thường trở lại sau vài tháng. Bất lực - thậm chí chỉ trong thời gian ngắn - là một mối lo ngại đối với nhiều người. Hãy thảo luận vấn đề này với bác sĩ trước khi phẫu thuật.
Lợi ích và rủi ro
TURP là liệu pháp hiệu quả nhất đối với chứng BPH, bởi vì nó đã được dùng lâu năm và bác sĩ biết hiệu quả lâu dài của nó. Những liệu pháp này cũng gây ra một số rủi rò. Cùng với chứng bất lực và xuất tinh ngược, TURP gây nhiễm trùng đường tiểu và mất khả năng kiểm soát bàng quang. Cắt bỏ tuyến tiền liệt mở có lợi ích nhiều hơn, nhưng vì liệu pháp này có xu hướng lan rộng gây hại (lan tràn) nên ít được dùng hơn.
Các liệu pháp nhiệt ít lan tràn, tỏ ra có hiệu quả và chúng thường gây ít tác dụng phụ hơn. Nhưng vì những liệu pháp này mới ra đời nên lợi ích dài hạn của chúng vẫn chưa được biết đến đầy đủ.
Đối với thuốc, thuốc phong bế alpha tỏ ra có hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ ở một số người.
Sự lành nghề của bác sĩ
Bạn muốn chọn một liệu pháp mà bác sĩ có nhiều hiểu biết nhiều về phương pháp đó. Thông thường thì bác sĩ càng có kinh nghiệm với liệu pháp đó thì nguy cơ tác dụng phụ ít hơn và khả năng phục hồi nhiều hơn.
Thời gian phục hồi
Thời gian phục hồi tùy theo liệu pháp. Nếu chọn uống thuốc, bạn không phải lo lắng về nằm giường hay trễ nải công việc.
Liệu pháp nhiệt thường được thực hiện mà không phải nằm viện. Tuy nhiên, tùy theo liệu pháp, mà bạn có thể cần nằm viện qua đêm. Liệu pháp nhiệt đòi hỏi thời gian phục hồi vài ngày. Liệu pháp laser thì ngoại lệ. Một số liệu pháp laser cũ hơn đòi hỏi bạn phải mang ống tiểu đến 3 tuần. Các công nghệ mới hơn thường đòi hỏi phải dùng ống tiểu (que thăm) trong 24 giờ.
Phẫu thuật BPH đòi hỏi phải nằm viện. Nằm viện chừng 5-10 ngày nếu cắt bỏ tuyến tiền liệt mở. TURP thì phải nằm viện 3-5 ngày và TUIP thì từ 1-3 ngày. ở một số trường hợp thì TUIP được thực hiện mà không phải nằm viện.
Nếu phẫu thuật, bạn cần nghỉ việc tới 1 tháng. Bạn cũng cần tránh khiêng vác nặng, tránh va chạm vùng chậu dưới, hoặc căng cơ vùng bụng dưới.
Bảng so sánh |
||
Liệu pháp |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Chờ theo dõi |
Không tác dụng phụ, không biến chứng |
Triệu chứng có thể trầm trọng hơn |
Thuốc phong bế alpha |
Hiệu quả ở ¾ số người. Tác dụng nhanh |
Có thể gây các triệu chứng giống cảm cúm nhẹ. Chưa rõ tác dụng lâu dài |
Thuốc finasterid |
Ít phản ứng phụ. |
Hiệu quả nhất đối với tuyến tiền liệt lớn. Tác dụng chậm. Chưa rõ tác dụng lâu dài |
Cắt đoạn tuyến tiền liệt qua niệu đạo (TURP) |
Dạng phẫu thuật phổ biến nhất. Có hiệu quả và kết quả tức thì |
Nằm viện 1 – 3 ngày. Nguy cơ bất lực và đái tháo. Gây xuất tinh ngược |
Rạch tuyến tiền liệt qua niệu đạo (TUIP) |
Không phải nằm viện. Ít tác dụng phụ hơn. Không gây xuất tinh ngược |
Ít hiệu quả ở người có tuyến tiền liệt lớn |
Cắt bỏ tuyến tiền liệt mở |
Liệu pháp hiệu quả nhất |
Nguy cơ tác dụng phụ lớn nhất. Nằm viện dài ngày |
Liệu pháp viba |
Thường hiệu quả. Ít tác dụng phụ hơn TURP. Không phải nằm viện. |
Sau vài tuần mới có kết quả. Hiệu quả lâu dài không chắc chắn |
Liệu pháp X – quang |
Thường hiệu quả. Ít gây tác dụng phụ. Không phải nằm viện |
Ít hiệu quả hơn đối với tuyến tiền liệt lớn hơn. Lâu có kết quả. Hiệu quả dài hạn không biết |
Hóa hơi bằng điện |
Hiệu quả tương tự như TURP. Ít tác dụng phụ. Không gây mất máu |
Nằm viện 1 – 2 ngày. Hiệu quả dài hạn chưa biết |
Liệu pháp laser |
Hiệu quả như TURP. Laser mới ít gây tác dụng phụ. Không phải nằm viện |
Laser cũ cần phải nằm viện dài ngày |
Nong bong bóng |
Không cần phẫu thuật. Không tác dụng phụ |
Hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn |
Thanh dẫn |
Không cần phẫu thuật. Nhanh chóng |
Có thể gây tác dụng phụ phiền toái |
Trả lời câu hỏi
Hỏi: Chữa trị BPH giảm nguy cơ mắc ung thư?
Trả lời: Không. Chữa BPH không giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, ngoại trừ cắt bỏ tuyển tiền liệt hoàn toàn. Nếu đang được chữa BPH, bạn vẫn phải tiếp tục khám tuyến tiền liệt thường xuyên để phát hiện ung thư. Tuy nhiên phẫu thuật BPH có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu Vô tình phát hiện ung thư khi phẫu thuật ở khoảng 15% người.
Hỏi: Proscar cũng là thuốc mọc tóc?
Trả lời: Đúng. Proscar (Finasterid) cũng như Propecia. Sự khác nhau duy nhất là liều lượng. Mỗi viên Proscar nặng 5 mg, mỗi viên Propecia chỉ có 1mg.
Hỏi:Nếu liệu pháp đầu không có hiệu quả, tôi có thể áp dụng liệu pháp khác được không?
Trả lời: Hoàn toàn được. Thuốc thường là lựa chọn đầu tiên của nhiều người và bác sĩ. Nếu thuốc không cho kết quả mong muốn, bạn có thể áp dụng phương pháp khác.
Hỏi: Có cần thám vấn bác sĩ khác trước khi quyết định một liệu pháp?
Trả lời: Không nhất thiết. Điều đó tùy thuộc vào sự tin tưởng của bạn đối với bác sĩ và liệu pháp bạn chọn. Nếu chọn liệu pháp ít gây thay đổi như thuốc men hay liệu pháp nhiệt, bác sĩ có đủ kinh nghiệm với liệu pháp đó, và bạn cảm thấy hài lòng với quyết định, thì không cần tham vấn bác sĩ khác. Còn như không hài lòng với đề nghị của bác sĩ này thì nên tham vấn bác sĩ khác.
Hỏi: Tham gia vào một cuộc nghiên cứu thử nghiệm có sao không?
Trả lời: Không sao. Các cuộc nghiên cứu thử nghiệm có thể cho bạn cơ hội đón nhận lợi ích của các liệu pháp mới. Nhưng trước khi tham gia vào một cuộc nghiên cứu, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu đầy đủ về các tác dụng phụ có thể xảy ra của liệu pháp đó cũng như lợi ích tiềm tàng của nó.
Phần 3: Ung thư tuyến tiền liệt
Chương 6: Biết bạn mắc chứng ung thư
Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở đàn ông. (Thật ra, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào đáy được chẩn đoán nhiều hơn nhưng loại ung thư này không nguy hại đến tính mạng.) Người ta ước tính rằng đến tuổi 50, có tới 114 quý ông có tế bào ung thư trong tuyến tiền liệt. Đến tuổi 80, tỉ lệ tăng lên 1/2. Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt tăng theo tuổi tác. Tuổi trung bình mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt là 72.
Ung thư tuyến tiền liệt là nguyên nhân dẫn đến -tử vong do ung thư cao đứng thứ hai ở đàn ông Hoa Kỳ - không phải vì nó quá nguy hiểm mà vì quá phổ biến. Trung bình, một người Mỹ, có khoảng 30% nguy cơ mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt, nhưng chỉ khoảng 3% có nguy cơ chết vì căn bệnh này.
Đích thị ung thư là gì?
Ung thư là nhóm tế bào không bình thường phát triển nhanh hơn các tế bào bình thường và không chịu chết. Cơ thể liên tục tạo ra tế bào mới, các tế bào này chỉ sống một thời gian ngắn trước khi bị thay thế bởi tế bào mới. Ví dụ tế bào, da chỉ sống được vài tuấn. Nhưng các tế bào da ung thư rất nhỏ phát triển thành các nốt nhỏ và tiếp tục lớn, trở nên dày đặc và cứng.
Thông thường, ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm và vẫn nằm ẩn bên trong tuyến tiền liệt, không gây hại nghiêm trọng. Nhưng không phải mọi loại ung thư đều như vậy. Một số loại ung thư tuyến tiền liệt có thể phát triển rất nhanh, và có thể nhanh chóng lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Chưa ai biết nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt và tại sao một số loại ung thư lại "xử sự" khác nhau. Các nhà nghiên cứu giả định rằng được phát hiện khi ung thư vẫn còn ẩn trong tuyến tiền liệt có thể chữa khôi bệnh. Sau khi ung thư đã lan sang các cơ quan bên cạnh thì việc chữa trị trở nên khó khăn hơn - nhưng không phải là không thể.
Thông tin chính xác về ung thư |
||
Các trường hợp ung thư theo vị trí và giới tính |
Nam giới |
Nữ giới |
Tuyến tiền liệt: 179.300 |
Vú: 175.000 |
|
Phổi và phế quản: 94.000 |
Phổi và phế quản: 77.600 |
|
Kết tràng và trực tràng: 62.400 |
Kết tràng và trực tràng: 67.000 |
|
Bàng quang: 39.100 |
Thể tử cung: 57.400 |
|
U bạch huyết không phải dạng Hodgkin: 32.600 |
U bạch huyết không phải dạng Hodgkin:24.200 |
|
U hắc tố da: 25.800 |
U hắc tố da: 18.400 |
|
Xoang miệng: 2000 |
Noãn bào: 25.200 |
|
Thận: 17.800 |
Bàng quang: 15.100 |
|
Tuyến tụy: 14.000 |
Tuyến tụy:14.600 |
|
Ung thư bạch cầu: 16.800 |
Tuyến giáp: 13.500 |
|
Tổng cộng: 623.800 |
Tổng cộng: 598.000 |
|
Trường hợp tử vong do ung thư theo vị trí và giới tính |
Phổi và phế quản: 90.900 |
Phổi và phế quản: 68.000 |
Tuyến tiền liệt:57.000 |
Vú: 43.300 |
|
Kết tràng và trực tràng: 27.800 |
Kết tràng và trực tràng: 28.800 |
|
Tuyến tụy: 13.900 |
Tuyến tụy: 14.700 |
|
U bạch huyết không phải dạng Hodgkin:13.400 |
U bạch huyết không phải dạng Hodgkin: 12.300 |
|
Ung thư bạch cầu: 12.400 |
Ung thư bạch cầu: 9.700 |
|
Bàng quang: 8.100 |
Thể tử cung: 6.400 |
|
Gan: 8.400 |
Não: 5.900 |
|
Dạ dày: 7.900 |
Dạ dày: 5.600 |
|
Thực quản: 9.400 |
Noãn bào: 14.500 |
|
Tổng cộng: 291.100 |
Tổng cộng: 272.000 |
Các triệu chứng báo hiệu ung thư
Cái khó ở bệnh ung thư tuyến tiền liệt là nó không tạo bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu, khi bệnh dễ trị nhất. Đó là lý do tại sao khoảng 40% trường hợp ung thư tuyến tiền liệt không được chẩn đoán cho đến khi các khối u lan ra ngoài tuyến tiền liệt.
Khi các triệu chứng phát triển, chúng rất giống triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt lành tính (BPH). Bạn cũng còn cảm thấy hơi đau ở vùng chậu dưới và cơn đau không giảm. Các triệu chứng có thể là:
·Cần tiểu đột ngột
·Bí tiểu
·Đau khi tiểu tiện
·Dòng nước tiểu yếu và nước tiểu nhỏ giọt
·Tiểu đứt quãng
·Cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang
·Thường tiểu vào ban đêm
·Có máu trong nước tiểu
·Xuất tinh đau đớn
·Thường đau ở vùng lưng dưới, hông và đùi trên
·Ăn không ngon miệng và giảm cân
Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt như thế nào
Khám trực tràng bằng ngón tay và xét nghiệm PSA thường là những bước đầu tiên trong việc chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Nếu kết quả một trong hai xét nghiệm trên là không bình thường và bác sĩ nghi ngờ ung thư thì sẽ tiến hành sinh thiết (lấy một miếng nhỏ mô sống từ một cơ quan (tuyến tiền liệt) để xét nghiệm dưới kính hiển vi). Phân tích các mẫu mô nhỏ từ tuyến tiền liệt là cách hiệu quả nhất để biết được bạn có mắc ung thư tuyến tiền liệt hay không.
Để thực hiện quá trình sinh thiết, bác sĩ sẽ đút một que thăm siêu âm vào trực tràng. Theo các hình ảnh từ que thăm, bác sĩ chĩa một cây kim rỗng vào giữa tuyến tiền liệt. Gọi là súng sinh thiết, cây kim này được cung cấp năng lượng bởi một sợi dây ăn sâu vào tuyến tiền liệt và lấy ra một phần mô rất nhỏ.
Đôi khi kim sinh thiết được đút vào tuyến tiền liệt qua đáy hậu, vùng giữa hậu môn và bìu dái. Thường thì kim đi dọc theo que thăm siêu âm và được đút qua trực tràng.
Bình thường, có ít nhất 6 phần mô được lấy từ những vùng khác nhau của tuyến tiền liệt (sinh thiết 6 phần). Đa số các mẫu mô lấy từ vùng bên ngoài của tuyến tiền liệt (vùng ngoại vi), nơi hầu hết các chứng ung thư bắt đầu. Đôi khi các mẫu mô được lấy từ phần bên trong của tuyến (vùng chuyển tiếp).
Sinh thiết có thể gây đau đớn, nhưng thường thì hơi khó chịu vì kim được dùng có kích thước rất nhỏ. Đa số người không cần thuốc tê hay thuốc an thần trong quá trình sinh thiết, hoặc dùng thuốc giảm đau sau đó. Tuy nhiên bạn sẽ phải bị thụt rửa. Điều này làm giảm nguy cơ nhiễm trùng do vi trùng tiêu hóa có thể xâm nhập vào vết rạch của kim. Dùng thuốc kháng sinh trước và sau khi sinh thiết cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Các tác dụng phụ thường gặp khi sinh thiết là chảy máu trực tràng (không nhiều) và có máu trong nước tiểu trong 1-2 ngày. Có thể có máu trong tinh dịch, khiến tinh dịch có màu hồng nhạt, trong vài tuần đến tháng sau đó.
Các mẫu mô lấy từ tuyến tiền liệt được gửi đến chuyên gia nghiên cứu bệnh học chuyên chẩn đoán ung thư và những bất thường về mô khác. Từ các mẫu mô này, chuyên gia nghiên cứu bệnh học có thể xác định đó có phải là ung thư hay không và chứng ung thư này phát triển nhanh như thế nào.
Các mẫu sinh thiết còn có thể nhận biết những tế bào cụ thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thừ trong tương lai. Gọi là u tân sinh trong biểu mô tuyến tiền liệt (Prostatic intraepithelial neoplasi - PIN), những tế bào này là tế bào không bình thường đang ở trong giai đoạn đầu trở thành ung thư. Nếu phát hiện PIN, bác sĩ sẽ đề nghị sinh thiết thêm cứ mỗi 3-6 tháng một lần, ít nhất trong 2 năm, tùy theo mức độ bất thường của các tế bào PIN.
Khoảng phân nửa số người có PIN nghiêm trọng (mức cao) mắc ung thư khi sinh thiết lần tiếp theo. Nếu bạn có PIN ít nghiêm trọng hơn (mức thấp) và không có sự thay đổi nào sau 2 năm. Có thể bác sĩ đề nghị giảm số lần sinh thiết xuống một lần mỗi năm.
Xếp loại ung thư
Khi sinh thiết khẳng định sự hiện diện của ung thư, bước tiếp theo - gọi là xếp loại - sẽ xác định xem đó là dạng phát triển chậm hay phát triển nhanh. Chuyên gia nghiên cứu bệnh học nghiên cứu các mẫu mô tuyến tiền liệt của bạn trên một loạt bản kính dưới kính hiển vi, so sánh các tế bào ung thư với tế bào tuyến tiền liệt khỏe mạnh. Tế bào ung thư càng khác tế bào khỏe mạnh thì chứng ung thư càng phát triển nhanh và nguy cơ ung thư lan tràn càng lớn.
Trong các mẫu xét nghiệm, tế bào ung thư có thể khác nhau về hình dạng và kích cỡ. Một số tế bào phát triển nhanh, trong khi số khác phát triển chậm. Chuyên gia nghiên cứu bệnh học nhận diện hai loại tế bào ung thư chủ chết khi xếp loại.
Ung thư được xếp loại theo nhiều thang chia khác nhau. Thang chia phổ biến nhất là từ 1 đến 5, với 1 là dạng phát triển chậm nhất và 5 là dạng phát triển nhanh nhất. Thang chia này mang tên của thạc sĩ y khoa Donald Gleason, người sáng chế ra nó.
Loại 1: Tế bào còn nhỏ, có hình dạng rất giống nhau, cách đều nhau và giống như tế bào khỏe mạnh.
Loại 2: Các tế bào biến đổi về hình dạng và kích cỡ nhiều hơn, và nằm rải rác hơn.
Loại 3: Các tế bào biến đổi về hình dạng và kích thước nhiều hơn nữa, một số tế bào tập hợp lại với nhau tạo thành nhóm lớn có hình dạng dị thường nằm rải rác.
Loại 4: Nhiều tế bào tập hợp lại với nhau tạo thành khối dị thường và phân tán bừa bãi, xâm chiếm các mô bên cạnh.
Loại 5: Hầu hết các tế bào tập hợp lại tạo thành những khối lớn, nằm phân tán và đã xâm nhập các mô cũng như cơ quan lân cận. Dạng ung thư nhiều thứ hai cũng có mặt trong năm loại trên. Ví dụ, loại ung thư chính của bạn là loại 1 , trong khi loại ung thư phụ là loại 2. Hai số này được cộng lại để xác định tổng điểm Gleason - trong trường hợp này là 3 .
Điểm càng thấp càng tết. Điểm giữa 2 và 4 có nghĩa là bệnh phát triển chậm. Điểm giữa 5-7 có nghĩa là ung thư phát triển chậm hoặc nhanh, tùy theo nhiều nhân tố khác nhau, kể cả thời gian bạn mắc ung thư. Điểm từ 8-10 có nghĩa là ung thư phát triển nhanh.
Giải thích cấp loại
Các nhà nghiên cứu giả định nếu bạn có thang điểm Gleason từ 2-4, thì có 25% nguy cơ chứng ung thư sẽ lan ra ngoài tuyến tiền liệt trong 10 năm. Lúc đó nó sẽ gây hại các cơ quan khác và ảnh hưởng đến tính mạng của bạn. Nguy cơ cao gấp đôi nếu có thang điểm từ 5-7. Nguy cơ cao gấp ba lần, 75%, nếu điểm số Gleason là từ 8 - 10.
Ung thư đã lan rộng
Xác định này rất quan trọng, vì ung thư còn ẩn trong tuyến tiền liệt có tỷ lệ chữa khỏi cao. Một khi ung thư lan ra ngoài tuyến tiền liệt, tỷ lệ sống sót rất hạn chế. Để xác định ung thư đã lan rộng chưa, bạn cần phải xét nghiệm thêm. Tùy theo bác sĩ và loại ung thư bạn mắc phải, có thể bạn sẽ trải qua một hay nhiều hơn trong số các phương pháp sau:
Siêu âm
Bên cạnh giúp phát hiện sự hiện hữu của ung thư, siêu âm còn có thể cho thấy ung thư đã lan rộng đến các mô bên cạnh hay chưa.
Nội soi xương
Đây là xét nghiệm phổ biến nhất, vì nó có thể cho thấy sự lan rộng của ung thư đến xương tết hơn các phương pháp khác. Trước khi nội soi xương, một dung dịch vô hại, mức phóng xạ thấp được bơm vào máu. Đây là một dung dịch chất phóng xạ đánh dấu mà máy nội soi xương sẽ nhìn thấy rõ ràng trong hình ảnh bộ xương của cơ thể. Dung dịch này đi khắp cơ thể như một tên lửa tìm nhiệt và tự kết dính vào những vùng xương lớn lên do ung thư hoặc gãy, viêm khớp hay nhiễm trùng.
Trong khi nội soi, bạn nằm trên .một chiếc bàn khám bệnh dưới máy nội soi cắt lớp. Bộ xương của bạn được hiển thị trên monitor, những vùng phát triển nhanh sáng lên như là "điểm nóng". Thật ra, những điểm này có màu đen trên ảnh 1 phim.
Ở một số người rất khó phân tích ảnh rọi xương vì việc nội soi không chỉ nhận ra ung thư. Tuy nhiên, bác sĩ biết rằng ung thư tuyến tiền liệt có khuynh hướng lan tới các xương gần tuyến tiền liệt trước tiên, như hông và cột sống dưới. Cũng vậy, các điểm nóng bị cô lập thường cho thấy đó là ung thư.
Rọi X-quang ngực
Phim X-quang cho thấy ung thư đã lan đến phổi chưa. Mặc dù chưa tới 5% trường hợp ung thư tuyến tiền liệt lan đến phổi nhưng, ung thư phổi sẽ phát triển ở khoảng 25% số người mắc ung thư tuyến tiền liệt nghiêm trọng.
Nội soi CT
Nội soi chụp cắt lớp vi tính hóa (computerized tomography CT) cho hình ảnh ba chiều, cắt ngang của mô cơ thể được xếp chồng trên một màn hình máy tính, cho phép bác sĩ nhìn các phần cụ thể của cơ thể từ mọi góc độ.
Trước khi nội soi CT, một dung dịch i-ốt được bơm vào máu. Điều này cung cấp độ tương phản nâng cao cho hình ảnh X-quang để có ảnh rõ hơn. Có thể bạn cảm thấy một luồng nóng tạm thời khi dung dịch đó chạy khắp cơ thể, nhưng không đau đớn. Có thể thực hiện nội soi CT không cần i-ết nếu bạn dị ứng với dung dịch đó, những ảnh sẽ không rõ bằng có iốt.
Đây là quá trình nội soi CT: Bạn nằm trên một chiếc giường từ từ trượt qua giữa máy nội soi cắt lớp hơi có hình bánh cam vòng. Trong khi bạn đang nằm, máy nội soi cắt lớp chụp một loạt ảnh cho thấy các "lớp cắt" khác nhau của mô trong vùng tuyến tiền liệt. Quá trình này có thể diễn ra đến 30 phút.
Sau đó một máy tính sẽ xếp các lớp cắt ảnh lại tạo thành một bức ảnh chi tiết về tuyến tiền liệt và vùng xung quanh. Bên cạnh ung thư, nội soi CT còn có thể nhận diện các hạch bạch huyết phì đại. Khi ung thư bắt đầu lan rộng, một trong những nơi nó lan tới là hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết bẫy và cố tiêu diệt các tế bào không bình thường, khiến hạch phồng to lên và bị ung thư phủ kín.
Rủi thay, CT chỉ có thể nhận diện các hạch bạch huyết trông có vẻ bất thường, chứ không phải những hạch bạch huyết có mức ung thư thấp. Các hạch bạch huyết có thể phồng lên vì những lý do khác. Do đó, CT chỉ hữu ích khi kết hợp với các xét nghiệm khác.
MRI
Như nội soi CT, tạo ảnh vọng từ (magnetic resonance imaging-MRI) tạo ra ảnh chi tiết, ba chiều về cơ thể. Giá trị lớn nhất của phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt này là phát hiện sự lan rộng của ung thư tới hạch bạch huyết và xương.
Thay vì dùng tia X và thuốc nhuộm để tạo ảnh, MRI dùng sóng từ và sóng bức xạ (X-quang). Xung X-quang đi khắp cơ thể, tạo ra một dòng điện được máy nhận X quang bắt tín hiệu và sau đó dòng điện được chuyển thành một bức ảnh trông rất giống ảnh CT.
Trong quá trình MRI, bạn nằm bên trong một thiết bị nhỏ hình ống khoảng từ 30 đến 45 phút. Không đau đớn nhưng máy tạo tiếng ồn giống như tiếng chim gõ kiến mổ, và một số người lo sợ khi phải nằm trong một không gian chật hẹp. Nếu điều này làm bạn khó chịu, có thể bác sĩ cho bạn uống thuốc an thần trước khi xét nghiệm để trấn tĩnh bạn.
Vì phải dùng trang thiết bị tinh vi hơn nên MRI tốn kém hơn nội soi CT. Đó là lý do tại sao MRI không được sử dụng rộng rãi như CT.
Sinh thiết bạch bạch huyết
Cách tốt nhất để xác định ung thư đã lan sang các hạch bạch huyết kế cận chưa là cắt lấy hạch bạch huyết. Trong phương pháp này, một số hạch gần tuyến tiền liệt bị cắt và kiểm tra dưới kính hiển vi.
Nếu các xét nghiệm khác, như nội soi xương hay CT, cho thấy ung thư đã lan rộng thì không cần phải cắt lấy hạch bạch huyết. Phương pháp này thường được sử dụng nhiều nhất để khẳng định kết quả các xét nghiệm cho thấy ung thư còn ẩn trong tuyến tiền liệt.
Có hai cách cắt lấy hạch bạch huyết:
Phẫu thuật soi ổ bụng: Sau khi gây mê, bác sĩ phẫu thuật rạch hai viết rạch nhỏ ở bụng. Với ruột công cụ phẫu thuật dài có chứa một camera sợi quang học (ống soi ổ bụng) rất nhỏ, bác sĩ sẽ cắt lấy các hạch bạch huyết ở vùng chậu và gửi chúng tới chuyên gia nghiên cứu bệnh học để phân tích.
Phẫu thuật truyền thống: Khi bạn được gây mê, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một vệt rạch dài khoảng 7,5 cm giữa vùng rốn và mu, sau đó định vị và cắt hạch bạch huyết qua vết rạch. Phương pháp này thường được tiến hành nếu bác sĩ định tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt nhưng muốn khẳng định trước rằng ung thư chưa lan ra ngoài tuyến tiền liệt.
Xác định giai đoạn ưng thư
Khi đã hoàn tất các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ sẽ sử dụng kết quả xét nghiệm để xác định giai đoạn của ung thư.
Một số người tìm hiểu thông tin xác định giai đoạn sẽ biết được mức độ nghiêm trọng của bệnh, và thảo luận phương pháp chữa trị với bác sĩ. Số khác thấy thông tin này là một cú sốc khó chống đỡ nổi. Điều quan trọng là nếu bạn thắc mắc về việc chẩn đoán hay giai đoạn của bệnh ung thư, hãy thảo luận với bác sĩ.
Đa số các bác sĩ dùng một trong hai hệ thống xác định giai đoạn sau:
Hệ thống TNM
Đây là phương pháp phổ biến nhất ở nước Mỹ để nhận biết sự phát triển của ung thư. Khi chuyên gia nghiên cứu bệnh học gửi cho bác sĩ bản báo cáo xác định giai đoạn ung thư, bản báo cáo sẽ bao gồm ba chữ cái in hoa: TNM.
·T là viết tắt chữ Tumor (khối u) cho biết mức độ lan rộng của ung thư trong và gần tuyến tiền liệt.
·N là viết tắt từ Nodes (lymph nodes - hạch bạch huyết) và cho biết ung thư đã lan tới các hạch bạch huyết kế cận hay chưa.
·M là viết tắt chữ Metastitis (di căn), thuật ngữ y học chỉ chứng ung thư đã lan tới các mô và cơ quan khác như xương và phổi.
Sau ba chữ cái trên là một con số và có lẽ một chữ cái in thường. Các con số xếp hàng từ 0 đến 4 và cho biết mức độ lan rộng của khối u. Các chữ cái nhỏ đi từ a đến c và cho biết vị trí của khối u.
Khi biết kết quả TNM, các bác sĩ sẽ xác định giai đoạn của bệnh ung thư dựa theo kết quả bảng báo cáo (xem "Các nhóm giai đoạn TNM").
Giai đoạn I: Cho biết ung thư đang mới bắt đầu, vẫn còn rất nhỏ và ẩn trong tuyến tiền liệt, không thể sờ được.
Giai đoạn II: Có thể sờ được khối u, nhưng nó vẫn còn ẩn trong tuyến tiền liệt.
Giai đoạn III : Ung thư đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt đến túi tinh hoặc các mô bàng quang lân cận.
Giai đoạn IV : Giai đoạn này bệnh đã trầm trọng, ung thư đã lan sang các hạch bạch huyết, xương, phổi và những cơ quan khác.
Các nhóm giai đoạn TNM
Giai đoạn I T1 , NO, MO
Giai đoạn II T2, NO, MO
Giai đoạn III T3, NO, MO
Giai đoạn IV T4, NO, MO; bất kỳ T, N1-3, MO; bất kỳ T , bất kỳ N , M1
Hệ thống ABCD
Một số bác sĩ dùng hệ thống xác định giai đoạn ung thư cũ hơn và truyền thống hơn này, trong đó A và B chỉ ung thư còn ẩn trong tuyến tiền liệt, C và D chỉ ung thư đã lan sang các cơ quan khác. Giống như hệ thống TNM, sau mỗi chữ cái hoa trong hệ thống ABCD là các chữ cái nhỏ nêu chi tiết từng giai đoạn. Vì hệ thống ABCD có ít mục khả dụng hơn nên ít chính xác hơn.
Xác suất sống còn
Tỷ lệ sống còn đối với ung thư tuyến tiền liệt đã cải thiện đáng kể trong hai thập niên qua. Trong đầu những năm 80, chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt có nghĩa là bạn có 63% cơ may sống được 5 năm nữa. Ngày nay, bạn có đến 93% cơ may sống thêm 5 năm nữa. Khoảng 68% số mắc ung thư tuyến tiền liệt sống đến 10 năm nữa và 52% sống thêm 15 năm hoặc nhiều hơn.
Hy vọng rằng, con số sống còn tiếp tục cải thiện nếu ngày càng có nhiều người khám trực tràng bằng ngón tay và xét nghiệm PSA để phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu lúc này có thể chữa khỏi ung thư. Nếu ung thư được phát hiện sớm và vẫn còn ẩn trong tuyến tiền liệt thì tỷ lệ sống còn xấp xỉ 100%.
Trả lời câu hỏi
Hỏi: Các dấu hiệu khối u là gì?
Trả lời: Là những chất được tạo thành từ các tế bào ung thư được tìm thấy trong máu. Khi chúng tồn tại ở mức cao, điều đó báo hiệu sự hiện hữu của ung thư. Trong quá trình điều trị và tái khám, bác sĩ sẽ thường xuyên thử nghiệm máu để phát hiện các dấu hiệu khối u. PSA là một dấu hiệu khối u đối với chứng ung thư tuyến tiền liệt.
Hỏi: Sinh thiết là cách duy nhất bảo đảm có mắc ung thư tuyến tiền liệt?
Trả lời: Đúng. Các xét nghiệm khác như khám trực tràng bằng ngón tay hay xét nghiệm PSA chỉ có thể giả định khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt rất cao. Nhưng sinh thiết là cách duy nhất chắc chắn có mắc ung thư hay không (100%).
Hỏi: Sinh thiết có thể sai không?
Trả lời: Khi các mẫu mô được lấy từ tuyến tiền liệt, có thể không lấy được mô khối u. Điều này gọi là lỗi lấy mẫu. Kết quả sinh thiết trở lại bình thường không phải là điều bảo đảm bạn không mắc ung thư. Tuy nhiên, lỗi lấy mẫu không phổ biến.
Hỏi : Sinh thiết có thể làm lỏng các tế bào ung thư, cho phép chúng lan ra?
Trả lời: Không có bằng chứng nào giả định điều này có thể xảy ra. Các tế bào ung thư không được lấy ra khi sinh thiết vân nằm trong khối u, nơi chúng đã và đang lớn lên.
Hỏi Tại sao phải ngừng uống thuốc aspirin trước khi sinh thiết?
Trả lời: Aspirin và một số loại thuốc giảm đau khác "làm loãng" máu và tăng nguy cơ chảy máu. Ngưng sử dụng các loại thuốc này trong thời gian ngắn trước và sau khi sinh thiết tuyến tiền liệt sẽ hạn chế nguy cơ chảy máu do sinh thiết. Tương tự đối với thuốc làm loãng máu dùng để giảm sự đông máu, như thuốcc warfarin (Coumadin).
Hỏi: Sinh thiết có thể gây bất lực?
Trả lời: Không. Bất lực sau khi sinh thiết có thể là do stress thường đi kèm với chẩn đoán ung thư và điều trị ung thư. Trong một số trường hợp, bất lực là do viêm nhiễm tạm thời.
Hỏi: Tôi có thể lây ung thư cho vợ khi giao hợp?
Trả lời: Không. Các tế bào ung thư không thoát khỏi cơ thể bạn khi giao hợp. Giả như chúng có thể thoát ra, chúng sẽ không thể phát triển bên trong cơ thể người khác vì chúng được mã hóa theo gen.
Chương 7: Bạn chọn gì?
Biết được mình bị ung thư rất dễ gây kinh hoàng. Có thể bạn cảm thấy cần quyết định tức khắc và bắt đầu chữa trị ngay lập tức. Tuy nhiên, ung thư tuyến tiền liệt thường là loại ung thư phát triển chậm, do đó không cần phải vội.
Cần phải có thời gian thu thập thông tin và xem xét, cân nhắc phương pháp điều trị. Có thể bạn muốn đến thư viện giáo dục bệnh nhân, nếu trung tâm y tế có thư viện loại này. Hoặc bạn đến thư viện địa phương, hoặc viếng thăm một số nơi đáng tin cậy trên Internet như Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ hay Hiệp hội tiết niệu Hoa Kỳ. Khi đã nghiên cứu kỹ về tình trạng của mình, bạn hãy viết những câu hỏi mà bạn muốn hỏi bác sĩ trước khi hai người quyết định kế hoạch điều trị.
Có thể bạn cũng nên rủ một thành viên gia đình hay bạn bè tới cuộc hẹn tiếp theo với bác sĩ. Người kia có thể nhắc bạn những câu hỏi quan trọng bạn muốn hỏi. Người đó cũng có thể chăm chú lắng nghe và giúp bạn nhớ lại cuộc thảo luận sau này, kể cả những điểm quan trọng.
Thường thì có nhiều cách chữa trị ung thư tuyến tiền liệt và bạn có thể kết hợp nhiều liệu pháp như phẫu thuật rồi bức xạ. Bạn và bác sĩ chọn phương pháp điều trị nào tùy thuộc vào nhiều nhân tố như chứng ung thư phát triển nhanh chậm ra sao, nó đã lan như thế nào, tuổi tác và sức khỏe của bạn cũng như lợi ích và tác dụng phụ tiềm ẩn của liệu pháp đó.
Để mắc chống ung thư
Vì giờ đây xét nghiệm máu có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn mới bắt đầu, nên ngày càng có nhiều người lựa chọn liệu pháp ít đau đớn hơn. Các liệu pháp này có nghiệm máu và khám trực tràng, khoảng 6 tháng một lần. Thỉnh thoảng có thể cũng cần sinh thiết.
Nếu bạn còn trẻ và khoẻ mạnh – từ 50 – 69 tuổi – có thể bác sĩ sẽ không đề nghị phương pháp này. Vì ở độ tuổi này chứng ung thư phải mất nhiều năm để phát triển, thậm chí một khối u nhỏ, phát triển chậm có thể phát triển nhanh nếu được điều trị phụ. Các tế bào ung thư có thể phát triển nhanh đến không ngờ và lan rộng nhiều đến nỗi việc chữa lành bệnh trở nên khó khăn hoặc không thể.
Tuy nhiên, nếu bạn ngoài 70 và khối u còn nhỏ, phát triển chậm, có thể chọn phương pháp chờ theo dõi. Nếu may mắn bạn sẽ sống được hơn 10 năm nữa mà khối u không lan rộng hoặc không gây vấn đề rắc rối nào cũng như không cần bất cứ hình thức trị liệu nào. Bằng cách theo dõi kỹ càng, bạn có thể hành động nhanh chóng nếu khối u phát triển nhanh và việc chữa trị trở nên cần thiết nhằm ngăn chặn sự phát triển của nó.
Bạn có thích hợp với phương pháp chờ theo dõi?
·Bạn ngoài 70 với khối u nhỏ, phát triển chậm (điểm Gleason từ 2-4).
·Khối u còn ẩn trong tuyến tiền liệt và bạn cần thời gian để quyết định phương pháp điều trị.
·Bạn không thể chịu đựng tác dụng phụ của việc chữa trị vì lý do tuổi tác hoặc lý do sức khỏe.
·Bạn sống không quá 10 năm nữa vì một chứng bệnh khác.
Ưu điểm
Bạn tránh được những rủi ro gắn liền với các phương pháp điều trị khác như bất lực hay mất khả nàng kiểm soát bàng quang.
·Chờ theo dõi cho bạn thời gian cân nhắc các phương pháp điều trị. Có thể mất vài năm để một khối u nhỏ lớn gấp đôi, và bạn có thể dùng khoảng thời gian này làm việc khác.
·Phương pháp này ít tốn kém, chỉ đòi hỏi xét nghiệm và khám thỉnh thoảng.
Nhược điểm
·Ung thư có thể phát hiện trong khi chờ đợi. Dù hiếm nhưng một khối u phát triển chậm có thể trở thành khối u phát triển nhanh trong vài tuần đến vài tháng. Trong số những người có mức điểm Gleason từ 2 - 4 thì khoảng có 2% số người ung thư phát triển ra ngoài tuyến tiền liệt trong năm đầu.
·Có thể bạn trở thành người hay lo lắng - lúc nào cũng lo lắng về căn bệnh ung thư và thờ Ơ với mọi việc khác. Dù việc chữa trị gây ra nhiều rủi ro, nhưng nó cũng hạn chế nỗi sợ mà bạn có thể tiêu phí cuộc đời vì nỗi sợ đó.
Cắt bỏ tuyến tiền liệt
Cách chắc chắn nhất giữ khỏi ung thư còn ẩn trong tuyến tiền liệt là cắt bỏ tuyến tiền liệt. Phương pháp phẫu thuật này gọi là cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để.
Mãi cho đến vài năm gần đây, việc cắt bỏ tuyến tiền liệt để tránh những hậu quả nghiêm trọng mới xảy ra. Đa số người được áp dụng phương pháp này đều trở nên bất lực hoặc giảm chức năng giới tính. Nhiều người có vấn đề về bàng quang. Bên cạnh đó, đa số họ mất rất nhiều máu đến nỗi cần phải truyền máu.
Các phương pháp mới và dụng cụ mới được tìm ra trong hai thập kỷ qua đã thay đồi kiểu phẫu thuật này rất đáng kể. Ngày nay bác sĩ phẫu thuật sử dụng các kỹ thuật đặc biệt cắt tuyến tiền liệt, trong khi vẫn giữ lại cơ và dây thần kinh nối với tuyến tiền liệt kiểm soát sự tiểu tiện và chức năng giới tính. Ngày nay các phương pháp kiểm soát chảy nhiều máu rất phổ biến.
Vì những cải tiến này nên 1/4 số người mắc ung thư tuyến tiền liệt chọn phẫu thuật. Cách đây một thập niên chỉ có 1/10 chọn phẫu thuật.
Phẫu thuật phía sau mu
Phẫu thuật phía sau mu là một trong hai phương pháp cắt bỏ tuyến tiền liệt. Trong phương pháp này, tuyến tiền liệt được lấy ra qua một vết rạch ở bụng dưới, thường dưới rốn nhưng trên dương vật chừng 2,54 cm (xem hình minh họa 7.l).
Đây là phương pháp cắt bỏ tuyến tiền liệt phổ biến nhất vì hai lý do. Thứ nhất, bác sĩ phẫu thuật có thể dùng cùng vết rạch để cắt bỏ các hạch bạch huyết xung quanh, các hạch này được xét nghiệm để chắc chắn ung thư chưa lan rộng. Thứ hai, phương pháp này cho phép bác sĩ phẫu thuật tiếp cận tuyến tiền liệt tốt hơn, giúp dễ bảo vệ các dây thần kinh kiểm soát sự cương cứng.
Đêm trước phẫu thuật, bạn sẽ được thụt rửa hoặc uống thuốc nhuận tràng (thuốc tẩy nhẹ, thuốc xổ) để làm sạch trực tràng. Điều này giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng nếu thành trực tràng bị chọc thủng khi phẫu thuật, một rủi ro hiếm gặp nhưng có thể xảy ra.
Bạn có thể chọn gây mê khi phẫu thuật hoặc chỉ gây tê nửa thân dưới. Gây mê phổ biến hơn.
Sau khi rạch, bác sĩ phẫu thuật có thể cắt các hạch bạch huyết gần tuyến tiền liệt và gửi mẫu tới chuyên gia nghiên cứu bệnh học. Các hạch bạch huyết phì đại hay các hạch đáng ngờ có thể được đánh giá bằng kỹ thuật cắt rạch lạnh để xác định liệu ung thư có hiện hữu hay không. Kết quả thường được biết trong vòng 15-30 phút. Nếu phát hiện ung thư, bác sĩ phẫu thuật có thể may vết mổ lại mà không cắt tuyến tiền liệt, hoặc có thể tiếp tục phẫu thuật.
Quyết định tiếp tục phẫu thuật vì các hạch bạch huyết dương tính phụ thuộc vào số hạch bạch huyết dương tính, tuổi tác của bạn và các triệu chứng. Càng ít hạch có ung thư, tuổi bạn càng trẻ và bạn có càng ít triệu chứng, thì càng có khả năng bác sĩ sẽ tiếp tục phẫu thuật.
Một khi tuyến tiền liệt đã được cắt, bác sĩ sẽ tái tạo lại một phần bàng quang, nối niệu đạo và cơ thắt (cơ vòng) nằm dưới chỗ tuyến tiền liệt mới được lấy ra trực tiếp với bàng quang. Phương pháp này tăng cơ may có thể kiểm soát dòng nước tiểu dù phải mất nhiều tuần, thậm chí vài tháng, để cơ thể phục hồi, để bạn lấy lại khả năng kiểm soát bàng quang.
Tùy theo ung thư nằm ở đâu, bác sĩ phẫu thuật sẽ cố gắng giữ lại các dây thần kinh nối với mỗi bên tuyến tiền liệt Những dây thần kinh này kiểm soát khả năng cương cứng. Bác sĩ phẫu thuật có thể giữ lại một hoặc cả hai dây thần kinh này nếu ung thư không quá gần.
Đàn ông tuổi từ 40-59 được phẫu thuật không cắt dây thần kinh có thể lấy lại khả năng cương cứng nhiều hơn những người lớn tuổi hơn. Đối với những người lớn tuổi hơn - đặc biệt những người có đời sống tình dục ít phong phú - thì các dây thần kinh được giữ lại sẽ không chịu nổi cú sốc phẫu thuật. Trung bình, phân nửa số người có đời sống tình dục phong phú trước khi phẫu thuật sẽ trải qua tình trạng bất lực, dục năng suy yếu như không đạt cực khoái hay cảm khoái hạn chế sau khi phẫu thuật. Đối với người đã bất lực khi phẫu thuật thì các dây thần kinh này thường bị cắt luôn vì chúng không còn cần thiết và có khả năng chúng có chứa tế bào ung thư.
Dù chỉ một dây thần kinh được giữ lại, vẫn có thể cương cứng được. Tuy nhiên, vì tuyến tiền liệt và túi tinh sản xuất phần lớn tinh dịch, nên sau khi phẫu thuật sẽ có rất ít tinh dịch được xuất ra khi xuất tinh. Nếu không thể giữ lại dây thần kinh nào thì bạn vẫn có dục năng bình thường và vẫn có cực khoái, mặc dù không có sự cương cứng bình thường. Chương 10 thảo luận các thiết bị và những loại thuốc giúp bạn đạt được sự cương cứng nếu bạn không còn khả năng làm điều đó một cách tự nhiên được.
Sau khi phẫu thuật, thường phải nằm viện 1-3 ngày và nghỉ dưỡng ở nhà từ 3-5 tuần sẽ khỏi. Bạn cũng sẽ cần ống tiểu trong 2-3 tuần để đường tiểu có thời gian lành lặn.
Phẫu thuật đáy chậu
Với phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ rạch một vết rạch giữa hậu môn và bìu dái. Phẫu thuật đáy chậu thường ít gây chảy máu hơn, và phục hồi sớm hơn. Rủi thay, phương pháp này làm cho bác sĩ phẫu thuật khó, đôi lúc không thể - định vị và "cứu vớt" hai dây thần kinh nối với tuyến tiền liệt. Thêm vào đó, bác sĩ không thể "với" tới các hạch bạch huyết lân cận. Đó là lý do tại sao phương pháp này ít được dùng hơn.
Bạn có thích hợp với phẫu thuật?
Ung thư còn ẩn trong tuyến tiền liệt. Bạn đủ sức khỏe chịu đựng phẫu thuật. Bạn có thể sống lâu hơn nếu phẫu thuật.
Ưu điểm
Đối với ung thư còn ẩn trong tuyến tiền liệt thì phẫu thuật là phương pháp chữa trị hiệu quả nhất. Phẫu thuật có thể chữa khỏi bệnh.
Nhược điểm
·Mọi phương pháp phẫu thuật đều có rủi ro. Dù tỉ lệ tử vong thấp, khoảng 1 % người được phẫu thuật, chết vì biến chứng. Rủi ro tăng theo tuổi tác.
·Có thể bị bất lực. Điều này tùy thuộc nhiều vào tuổi tác của bạn. Khoảng 60-80% số người dưới 50 tuổi được phẫu thuật không cắt dây thần kinh có thể đạt được sự cương cứng bình thường sau khi phẫu thuật. Đối với người ngoài 70, chỉ độ 15-20% vẫn duy trì được dục năng bình thường. Kỹ năng của bác sĩ và chất lượng cương cứng của bạn trước khi phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến kết quả. Nếu bạn gặp trục trặc trong việc đạt được hay duy trì sự cương cứng thì khả năng bạn bị bất lực sau khi phẫu thuật sẽ cao hơn.
·Có thể bạn mất khả năng kiểm soát bàng quang - ít nhất là tạm thời. Sau khi rút ống thông ra, hầu như mọi người đều có vấn đề về kiểm soát bàng quang ít nhất là vài ngày. Có thể bạn bị trục trặc trong vài tuần, thậm chí vài tháng. Nếu vậy, thuốc men và chế độ điều trị có thể cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang 95% số người cuối cùng đạt được khả năng kiểm soát hoàn toàn. . Số còn lại thường không thể giữ dòng . nước tiểu khi bàng quang bị ép như khi hắt hơi , ho, cười hay khiêng vác vật nặng.
·Có thể mất 1 - 2 tháng mới phục hồi.
·Có nguy cơ ruột dưới hay trực tràng của bạn bị tổn hại. :Có thể phẫu thuật thêm để khắc phục tổn hại đó.
Tiêu diệt ung thư bằng phương pháp phóng xạ
Liệu pháp phóng xạ dùng tia X năng lượng cao hoặc các loại phóng xạ khác để diệt các tế bào ung thư. Phương pháp điều trị này thường được sử dụng nếu bạn lớn tuổi hơn hoặc có sức khỏe không tết và khó lòng chịu nổi phẫu thuật. Đối với ung thư còn ẩn trong tuyến tiền liệt, phương pháp phóng xạ thường hiệu quả như phẫu thuật trong 10 năm.
Phóng xạ cũng được dùng để chữa ung thư đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt. Phóng xạ có thể diệt các tế bào ung thư, thu nhỏ khối u và làm thuyên giảm các triệu chứng đau đớn.
Bức xạ ngoài
Một cái máy lớn đặt trên người bạn phát ra một chùm tia bức xạ. Rủi thay, các "chùm tia bức xạ ngoài" này không chỉ hủy diệt các tế bào ung thư. Chúng có thể làm tổn hại mô khỏe mạnh trong vùng.
Đó là lý do tại sao bước đầu trong liệu pháp phóng xạ là xác định kỹ lưỡng vùng nào trong cơ thể bạn cần nhận tia bức xạ. Nội soi cắt lớp ba chiều cho thấy vị trí tuyến tiền liệt và các cơ quan xung quanh. Phần mềm tạo ảnh vi tính cho phép chuyên gia trị liệu phóng xạ xoay bức ảnh theo mọi hướng nhằm tìm ra góc tốt nhất để phóng tia bức xạ.
Việc điều trị thường diễn ra 5 ngày một tuần trong 6 hoặc 7 tuần. Mỗi lần điều trị khoảng 1 5 phút. Tuy nhiên, phần lớn thời gian điều trị nằm ở khâu chuẩn bị. Quãng thời gian thật sự bạn "nhận" tia phóng xạ là chỉ khoảng 1 phút. Để bảo đảm các tia phóng xạ luôn luôn bắn chính xác mục tiêu, sẽ có một thiết bị giữ bạn ở cùng vị trí cho mỗi lần điều trị. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đến phòng điều trị với cái bàng quang đầy nước tiểu - điều này giúp giữ tuyến tiền liệt ở cùng vị trí trong mỗi lần điều trị. Những dấu mực trên da của bạn sẽ giúp chuyên gia trị liệu phóng xạ "đánh" trúng mục tiêu mỗi lần. Những tấm chắn bảo vệ được thiết kế theo từng khách hàng che phủ những vùng lân cận như ruột, hậu môn, thành trực tràng và niệu đạo, bảo vệ những vùng này khỏi các tia phân tán.
Trong quá trình này, bạn sẽ nằm trên một chiếc bàn trong khi một cái máy gọi. 'là máy gia tốc phân tuyến chuyển động phía trên bạn, bắn khối u bằng tia bức xạ. Phần đầu thường là bắn tia bức xạ với lượng thấp vào toàn bộ vùng chậu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào đã lan ra khỏi các khối u. Việc này tiếp diễn trong 2 tuần.
Trong phần thứ hai, các tia bức xạ thường được tập trung lại và được làm mạnh hơn để bắn các khối u riêng rẽ. Điều này giúp bàng quang khỏi bị phóng xạ. Lượng phóng xạ cao thì có hiệu quả hơn trong việc tiêu diệt ung thư, nhưng chúng cũng gây tổn hại đến mô khỏe mạnh nhiều hơn. Sau khoảng 2 tuần bắn khối u là khoảng 2 tuần nữa phóng xạ phủ kín cả vùng chậu.
Một liệu pháp bức xạ ngoài mới và đầy hứa hẹn gọi là liệu pháp phóng xạ phỏng xác ba chiều (3-D CRT) sử dụng hạt proton tiêu diệt ung thư thay vì sử dụng tia X. Proton là một phần của nguyên tử ít gây tổn hại đến mô xung quanh nhưng hủy tế bào rất hiệu quả. Điều này cho phép chuyên gia trị liệu phóng xạ bắn lượng tia phóng xạ cao hơn.
Lấy bạt phóng xạ
Một phương pháp phóng xạ khá phổ biến nữa sử dụng kim siêu âm bơm các hạt phóng xạ cỡ hạt lúa vào tuyến tiền liệt (xem hình 7.2). Những hạt này phóng ra lượng tia phóng xạ gấp hai lần phóng xạ bức xạ ngoài, và ít gây tổn hại đến mô khỏe mạnh hơn.
Quá trình này diễn ra trong một giờ và được thực hiện mà không phải nằm viện. Có thể gây mê hoặc gây tê nửa người dưới.
Khoảng 70-150 hạt cỡ hạt lúa được đưa vào tuyến tiền liệt bằng một cây kim đi qua da vùng đáy chậu, vùng giữa bìu dái và hậu môn. Số lượng hạt được đưa vào tùy theo kích cỡ tuyến tiền liệt. Liệu pháp này thường hiệu quả hơn đối với tuyến tiền liệt cỡ vừa hoặc nhỏ hơn.
Phóng xạ có thể chứa một trong vài chất phóng xạ, tùy thuộc vào loại ung thư. Thông thường, sẽ dùng tốt nếu điểm Gleason của bạn nhỏ hơn 6, hoặc dùng palladium mạnh hơn nếu điểm Gleason cao hơn. Các hạt này vẫn không được lấy ra thậm chí sau khi chúng ngừng phóng xạ. Những hạt khác chứa chất mạnh hơn gọi là iridium sẽ được lấy ra khi không sử dụng.
Một que thăm siêu âm được đút vào trực tràng giúp bác sĩ đặt các hạt phóng xạ khắp tuyến tiền liệt, không sót vùng nào. Một mẫu kim loại mỏng được gắn vào phần bên ngoài que thăm và được ấn vào đáy chậu hướng dẫn đồng thời giữ thăng bằng những cây kim có hạt phóng xạ.
Hạt iốt và palladium thường phóng xạ chỉ vài milimét. Dù loại phóng xạ này không phóng xạ ra khỏi vùng tuyến tiền liệt, nhưng bác sĩ đề nghị trong hai tháng đầu bạn nên tránh xa trẻ em và phụ nữ mang thai những người này rất nhạy cảm với phóng xạ - ít nhất là khoảng 2m. Trong vòng 1 năm, các hạt phóng xạ thường hết hoạt động.
Vì phương pháp cấy hạt phóng xạ còn mới nên tác dụng dài ngày của nó chưa được biết. Nhưng những kết quả ngắn hạn đầy khích lệ giả định rằng đây sẽ là một liệu pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt phổ biến trong thập kỷ tới. Theo những nghiên cứu ban đầu, các hạt phóng xạ kiểm soát sự phát triển ung thư trong 5 năm ở 90% số người và trong 10 năm ở 85% số người. ở 2/3 người, hạt phóng xạ diệt được ung thư.
Cấy hạt phóng xạ thường ít gây tác dụng phụ hơn phóng xạ bức xạ ngoài. Chứng bất lực xảy ra ở khoảng 1/6 số người, so với 1/2 số người đối với phương pháp phóng xạ. Chứng mất khả năng kiểm soát bàng quang hiếm thấy.
Bạn có hợp với liệu pháp phóng xạ?
·Chứng ung thư của bạn không thể chữa khỏi bằng phương pháp phẫu thuật vì nó đã lan rộng ra ngoài tuyến tiền liệt.
·Ung thư vẫn còn ẩn trong tuyến tiền liệt và có tốc độ phát triển chậm hoặc vừa phải.
·Bạn không muốn phẫu thuật.
·Bạn muốn sống lâu hơn chứng ung thư cho bạn sống.
Ưu điểm
·Đối với ung thư còn ẩn trong tuyến tiền liệt, liệu pháp phóng xạ có hiệu quả gần bằng phẫu thuật trong thời hạn 10 năm.
·Phương pháp này thường được thực hiện mà không phải nằm viện. Với cấy hạt phóng xạ, có thể bạn cần nằm viện một đêm.
·Phóng xạ không gây đau đớn như phẫu thuật.
Nhược điểm
·Phóng xạ có thể ảnh hưởng đến dục năng của bạn. Theo thời gian, nó có thể làm tổn hại các dây thần kinh kiểm soát sự cương cứng và các động mạch mang máu đến dương vật. Đa số đàn ông không có vấn đề về cương cứng hay giao hợp trong những tháng đầu sau khi điều trị bằng phóng xạ. Nhưng cuối cùng đa số họ chịu tai biến. Chỉ 1/2 số người có dục năng bình thường trước khi phóng xạ giữ được khả năng đó sau khi áp dụng liệu pháp này. Tỉ lệ còn cao hơn đối với liệu pháp cấy hạt phóng xạ. Bạn càng trẻ thì cơ may giữ được khả năng có quan hệ tình dục bình thường càng tốt.
·Liệu pháp bức xạ có thể làm hao mòn sinh lực và ăn không thấy ngon miệng. Sinh lực và sự ngon miệng sẽ trở lại trong vòng 2 tháng sau khi điều trị.
·Một số người có những vấn đề về ruột do liệu pháp bức xạ ngoài, như buồn nôn, tiêu chảy, chảy máu trực tràng, cảm thấy rát bỏng quanh hậu môn, và cảm giác mót đại tiện. Các triệu chứng thường thuyên giảm khi điều trị xong. Nhưng ở khoảng 5% số người thì các triệu chứng vẫn tiếp tục.
·Liệu pháp bức xạ làm nảy sinh các vấn đề về tiểu tiện ở khoảng 3/4 số người. Họ thường than phiền rằng có cảm giác cần phải tiểu tiện gấp, có máu trong nước tiểu, tiểu tiện đau đớn với cảm giác rát bỏng và rỉ nước tiểu. Khoảng 5% số người có các triệu chứng nghiêm trọng và cần nhập viện. ít hơn 1 % số người nhập viện cần phẫu thuật để khắc phục vấn đề.
Đông lạnh tề bào ung thư (liệu pháp lạnh)
Một cách chữa ung thư tuyến tiền liệt nữa là đông lạnh tuyến tiền liệt - gần như biến tuyến tiền liệt thành một cục đá Bác sĩ dùng một phương pháp tương tự trị mụn cóc, nhúng miếng gạc vào lọ đựng nitơ hóa lỏng siêu lạnh, sau đó áp miếng gạc vào mụn cóc, mụn cóc sẽ chết và bong ra. Mô tuyến tiền liệt chết tương tự mụn cóc và được cơ thể tiếp thụ rồi loại bỏ.
Gọi là liệu pháp lạnh, phương pháp này đòi hỏi đút 5-7 que kim loại nhỏ, mỗi que dài khoảng 6 inch (gần bằng 15 cm), qua đáy chậu vào tuyến tiền liệt. Một que thăm siêu âm trong trực tràng do bác sĩ bố trí các que kim loại. Khi các đầu que được đặt vào đúng vị trí, nitơ hóa lỏng sẽ được bơm vào que - nitơ hóa lỏng sẽ lưu thông và hạ nhiệt độ xuống khoảng - 374oF (-190oC). Khi mô tuyến tiền liệt đông lạnh, sự hình thành và bành trướng của các tinh thể nước đá trong các tế bào ung thư khiến chúng vỡ ra và chết. Để giữ cho niệu đạo khỏi bị đông lạnh cùng với tuyến tiền liệt, một ống thông chứa đầy dung dịch làm ấm sẽ được đặt bên trong niệu đạo.
Toàn bộ quá trình diễn ra trong 2 giờ, với phần lớn thời gian dùng để bố trí các que kim loại một cách cẩn thận và khoảng 30 phút để đông lạnh tuyến tiền liệt.
Có thể nằm viện từ 1-2 ngày. Bạn có thể hoạt động bình thường sau hai tuần. Tuy nhiên, cơ thể bạn cần khoảng 9 tháng đến 1 năm để thải các tế bào chết. Có thể phải lập lại quá trình này.
Bạn có thích hợp với liệu pháp lạnh?
·Ung thư còn ẩn trong tuyến tiền liệt.
·Bạn không đủ sức khỏe chịu đựng phẫu thuật hay phóng xạ.
·Bạn không muốn phẫu thuật hay phóng xạ.
Ưu điểm
·Liệu pháp lạnh kiểm soát ung thư còn ẩn trong tuyến tiền liệt ở khoảng 80% số người.
·Chỉ phải nằm viện 1-2 ngày, và đôi khi có thể không cần nằm viện.
·Hầu như không chảy máu.
·Thời gian phục hồi ngắn, chỉ 1-2 tuần.
Nhược điểm
·Phương pháp này còn khá mới và không được sử dụng rộng rãi.
·Liệu pháp lạnh không diệt các tế bào ung thư ở lần điều trị đầu tiên. Có thể cần phải lập lại.
·Có 90% nguy cơ mắc chứng bất lực. Các dây thần kinh kiểm soát sự cương cứng có thể đông lạnh và chết.
·Bạn có thể gặp rắc rối trong việc tiểu tiện trong vài tuần sau đó.
·Quá trình đông lạnh làm cho tuyến tiền liệt tạm thời phồng lên gây chèn ép niệu đạo.
·Bạn sẽ bị bầm tạm thời ở chỗ chích que kim loại.
·Dù kết quả ngắn hạn có vẻ đáng khích lệ nhưng tỉ lệ sống còn dài hạn tỏ ra thấp hơn so với phẫu thuật hoặc phóng xạ.
10 câu hỏi nên hỏi bác sĩ
Để giúp xác định liệu pháp tốt nhất cho bạn, hãy hỏi bác sĩ những câu hỏi sau:
1 Những liệu pháp nào khả dụng đối với tôi?
2. Ung thư sẽ phát triển nhanh cỡ nào nếu không chưa trị?
3. Bác sĩ có nghĩ rằng có thể chữa khỏi ung thư?
Nếu vậy, khả năng là bao nhiêu %?
4. Bác sĩ đề nghị liệu pháp nào, và tại sao?
5. Bác sĩ đã tiến hành liệu pháp này bao nhiêu lần?
6. Phải mất bao lâu mới biết kết quả?
7. Có nguy cơ tác dụng phụ như bất lực hay đái tháo không?
8. Sau bao lâu có thể đi làm lại được?
9 Tôi sẽ phải hạn chế hoạt động?
10. Nếu liệu pháp không đem lại kết quả, chọn liệu pháp khác được không?
Trả lời câu hỏi
Hỏi: Phẫu thuật khó hơn ở một số người?
Trả lời: Phương pháp cát bỏ tuyến tiền liệt có thể khó hơn ở người béo phì hoặc người có khung chậu đặc biệt sâu hoặc hẹp. Tuyến tiền liệt rất to cũng khó cắt bỏ hơn. Tuy nhiên, bác sĩ phẫu thuật lành nghề có thể vượt qua các trở ngại này.
Hỏi: Phương pháp phóng xạ không gây hại?
Trả lời: Lượng phóng xạ mà bạn nhận trong liệu pháp phóng xạ được tính toán và kiểm soát rất chính xác để gây thiệt hại ít nhất cho các tế bào khỏe mạnh.
Hỏi: Các hạt phóng xạ có thể rớt ra khỏi tuyến tiền liệt?
Trả lời: Đôi khi một số hạt phóng xạ rớt vào niệu đạo và được thải ra theo nước tiểu. Điều này thường không gặp rắc rối.
Hỏi: Tôi có nên tham vấn bác sĩ khác trước khi quyết định?
Trả lời: Tùy. Nếu ông cảm thấy tin tưởng ở bác sĩ của ông và thấy thoải mái với kế hoạch điều trị của mình, thì không nhất thiết phải tham vấn bác sĩ khác. Tuy nhiên, nếu ông lo ngại về kết quả chẩn đoán, không tin tưởng ở bác sĩ của mình, hoặc không cảm thấy thoải mái với liệu pháp mà bác sĩ đã đề nghị, vậy thì nên tham vấn bác sĩ khác.
Chương 8: Khi ung thư đã lan rộng
Đối với ung thư đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt, việc chữa trị căn bệnh này trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, một số liệu pháp nhất định có thể giảm tốc độ phát triển của bệnh và thậm chí thu nhỏ các khối u. Có nghĩa là bạn có cơ may sống lâu hơn và có chất lượng cuộc sống tốt hơn, dù cho ung thư đã trở nên nghiêm trọng. kiểm soát ung thư bằng hormon.
Nhiều trường hợp ung thư tuyến tiền liệt "tiêu thụ" các kích thích tố nam. Các hormon giới tính nam này tạo nên những đặc tính nam. Testorsteron, hormon giới tính nam chủ yếu, chịu trách nhiệm phát triển bình thường của các cơ quan sinh dục và các đặc tính nam khác như râu và cơ bắp cuồn cuộn.
Khi bạn bị ung thư tuyến tiền liệt, quá trình lưu thông của các hormon nam khắp cơ thể và quanh khối u làm cho khối u phát triển nhanh hơn. Phương pháp chữa trị ung thư đã lan rộng thông dụng nhất là cắt đứt nguồn cung cấp các hormon này cho khối u. Khoảng 75% số người mắc ung thư tuyến tiền liệt đã chọn phương pháp điều trị này. Liệu pháp hormon đùng thuốc làm một hoặc hai việc, đôi lúc cả hai:
·Ngăn không cho cơ thể tiết ra đa số - không phải tất cả - các hormone nam
·Phong bế không cho các hormon còn lại thâm nhập vào các tế bào ung thư.
Liệu pháp hormon rất hiệu quả trong việc thu nhỏ các khối u nên cũng đang được dùng để chữa trị ung thư giai đoạn đầu kết hợp với phẫu thuật và phóng xạ. Các hormon thu nhỏ những khối u lớn để phẫu thuật hoặc phóng xạ có thể tiêu diệt chúng dễ dàng hơn. Và sau khi phẫu thuật hay phóng xạ, thuốc có thể giúp diệt các tế bào nằm rải rác gần khối u.
Trong một công trình nghiên cứu, 79% số người áp dụng cả liệu pháp hormon và phóng xạ vẫn sống sau năm năm, so với 62% số người chỉ được phóng xạ.
Có ba loại liệu pháp hormon khác nhau:
Thuốc giảm sự sản xuất testosteron
Hơn 90% lượng testosteron do tinh hoàn tiết ra. Một liệu pháp hormon phổ biến dùng hóa chất phong tỏa, ngăn không cho tinh hoàn nhận thông điệp sản xuất testosteron. Các thông điệp này đến từ cấu tạo dưới đồi, vùng này tiết ra các hóa chất kiểm soát chức năng của cơ thể. Một trong các chất này là hormon kích thích sản xuất hormon tạo hoàng thể (LHRH: luteinizing - hormone - releasing hormone). Hormon này báo cho tuyến yên - nằm dưới não bộ - sản xuất hormon tạo hoàng thể( Luteinizing hormone – LH), chất này báo hiệu tinh hoàn tiết ra testosteron.
Nhiều loại thuốc gọi là cơ chủ vận LHRL, có thể ngắt quãng đường dẫn truyền thông điệp này. Các loại thuốc này là những hormon tổng hợp tương tự như hormonn LHRH tự nhiên của não. Nhưng thay vì “bật đèn xanh” cho tuyến yên kích hoạt LH, chúng lại “bật đèn đỏ”. Do đó tinh hoàn không nhận được lệnh sản xuất testosteron.
Haitrong số các loại thuốc phong bế LHRH phổ biến là leuprolid ( Lupron ) và goserlin ( Zoladex). Thuốc được tiêm vào mông ba tháng một lần đến hết cuối đời.
Thuốc ngăn chặn khả năng sử dụng hormone
Không phải tất cả testosterone được sản xuất ở tinh hoàn. Khoảng 5 -10% testosteron đến từ các tuyền thượng thận, nằm trên mỗi trái thận. Các loại thuốc kháng kích thích tố nam cách ly dạng testosterone này với các tế bào ung thư.
Những loại thuốc này không cho testosteron vào các tế bào ung thư. Ba loại thuốc – có dạng viên – thường được sử dụng nhất là flutamid ( Eulexin), bicalutamid ( Casodex) và nilutamid ( Nilandron). Tuỳ theo nhãn hiệu thuốc mà bác sĩ cho dùng, bạn uống thuốc từ 1 – 3 lần một ngày.
Liệu pháp này thường được dùng kết hợp với thuốc LHRH, khiến không có hoặc chỉ một chút testosterone thâm nhập các tế bào ung thư. Bác sĩ gọi sự kết hợp này là phong bế kích thích nam hoàn toàn.
Dùng thuốc không liên tục
Ngăn không cho testosteron vào khối u tuyến tiền liệt thường không diệt được ung thư. Trong vòng 1-3 năm, ung thư trở nên kháng thuốc và biết cách phát triển mà không cần testosteron. Một khi điều này xảy ra thì các liệu pháp ngăn chặn ung thư sẽ rất hạn chế.
Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng dùng các loại thuốc hormon liên tục có thể là nguyên nhân gây nhờn thuốc. Các nhà nghiên cứu tin rằng dùng thuốc không liên tục có thể ngăn không cho ung thư thích nghi với việc niết testosteron, hoặc ít nhất là làm chậm quá trình này. Các công trình nghiên cứu đang thử nghiệm ý tưởng này.
Việc các tế bào ung thư trở nên kháng thuốc như thế nào vân là một bí ẩn. Có nhiều loại tế bào ung thư tuyến tiền liệt khác nhau. Hai loại chính là "tế bào ung thư nhạy cảm với hormon"và "tế bào ung thư không nhạy cảm với hormon". Khi mắc ung thư tuyến tiền liệt, có thể bạn có cả hai loại tế bào này. Càng có nhiều tế bào nhạy cảm với hormon thì bạn càng đáp ứng tết với liệu pháp hormon và ngược lại.
Cuối cùng, các tế bào nhạy cảm với hormon sẽ chết, nhưng các tế bào không nhạy cảm với hormon sẽ thích nghi và trở nên không bị kiểm soát.
Với liệu pháp dùng thuốc không liên tục, bạn ngưng dùng thuốc hormon sau khi mức PSA giảm xuống mức thấp và giữ đều đều. Bạn dùng thuốc lại sau khi mức PSA lại tăng lên, thường là trên 10mg/ml. Trong những giai đoạn không dùng thuốc - thường 1 năm hoặc hơn - bạn không phải chịu các tác dụng phụ do thuốc gây ra, kể cả giảm dục năng, bất lực và phì đại vú.
Bạn có thích hợp với liệu pháp hormon?
·Ung thư đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt.
Ưu điểm
·Liệu pháp hormon có thể giảm tốc độ phát triển ung thư tuyến tiền liệt tạm thời và thu nhỏ các khối u hiện hữu, giảm các triệu chứng và cho phép bạn sống lâu hơn.
·Hiệu quả khoảng 80% từ 1 đến 3 năm.
·Có thể dừng liệu pháp hormon, cho phép sự sản xuất hormon trở lại bình thường.
Nhược điểm
·Liệu pháp hormon làm giảm hoặc làm mất đục năng ở đa số người.
·Thường gây bất lực.
·Có thể gây nóng đỏ mặt, tương tự như phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
·Có thể làm cho vú hơi phì ra và trở nên đau đớn. Phóng xạ liều thấp có thể ngăn chặn điều này.
·Làm tăng cân, thường 4-6 kg.
·Làm nhão cơ, và loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương.
·Một số thuốc gây buồn nôn, tiêu chảy và mệt.
·Ở một số hiếm trường hợp, có thể gây tổn hại gan.
·Hầu hết các loại ung thư trở nên nhờn thuốc trong 1 - 3 năm.
·Một số thuốc đắt tiền, và có thể bảo hiểm không chi trả.
Với liệu pháp hormon hiện hành, khoảng 50% số người mà ung thư đã lan sang các cơ quan khác như bàng quang và trực tràng sống được 5 năm. Khoảng 40% sống được 10 năm. Nếu ung thư đã lan đến xương thì thời gian sống còn lại thường ngắn hơn. Khoảng 50% số người sống được 2 năm xấp xỉ 30% sống được 5 năm.
Chọn phẫu thuật tinh hoàn
Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn ngăn chặn sự sản xuất testosterone từng là liệu pháp chuẩn đối với ung thư tuyến tiền liệt đã lan rộng. Ngày này, thỉnh thoảng vẫn dùng phương pháp này, nhưng các loại thuốc phong bế hormon đã làm giảm nhu cầu phẫu thuật tinh hoàn bằng cách cung cấp những lượng chất thiếu.
Cắt bỏ hai tinh hoàn (bilateral orchiectomy) là thuật ngữ y khoa chỉ cắt bỏ tinh hoàn (thiến).
Phương pháp này thường được thực hiện bằng cách gây tê cục bộ và không cần nằm viện. Bác sĩ sẽ rạch một vết rạch nhỏ ở giữa bìu dái, túi đựng tinh hoàn. Mỗi tinh hoàn bị cắt rời khỏi dây tinh và lấy ra. Phần lớn dây tinh được giữ lại để có "vẻ tự nhiên". Một số người cấy tinh hoàn nhân tạo vào bìu dái trong khi phẫu thuật để duy trì "vẻ tự nhiên hơn".
Bạn có thích hợp với cắt bỏ tinh hoàn?
·Bạn không thể chịu đựng liệu pháp hormon vì những lý do sức khỏe khác.
·Bạn không thể dùng thuốc theo toa hàng ngày, hoặc không thể thường xuyên tới phòng mạch bác sĩ để tiêm hormon.
Ưu điểm
·Phương pháp này thực hiện nhanh chóng và không phải nằm viện.
·Nguy cơ biến chứng thấp.
·Ít tốn kém hơn thuốc hormon.
·Hiệu quả gần như tức thời. Trong vòng vài giờ, chỉ có testosteron còn lại là một lượng nhỏ do tuyến thượng thận tiết ra.
·Những người chọn phẫu thuật thường có chất lượng cuộc sống tết hơn những người tiêm hormon. Tác dụng phụ thường ít nghiêm trọng hơn.
Nhược điểm
·Phương pháp này không loại bỏ được 5-10% lượng testosteron do tuyến thượng thận tiết ra.
·Như các loại thuốc hormon, phẫu thuật cũng hạn chế hoặc làm mất dục năng ở đa số bệnh nhân.
·Phương pháp này gây bất lực cho đa số bệnh nhân.
·Phân nửa bệnh nhân bị phì đại vú hoặc đau đớn.
·Xấp xỉ 50% số bệnh nhân bị nóng đỏ mặt.
·Có thể bạn thấy ít nam tính hơn và trở nên trầm cảm, như phụ nữ thường cảm thấy khi bị cắt bỏ vú hay cắt bỏ tử cung.
·Có thể dẫn đến loãng xương, một sự rối loạn làm yếu xương và tăng nguy cơ gãy xương.
·Dù ung thư có thể sẽ giảm trong 1-3 năm, nhưng gần như chắc chắn là bệnh sẽ trở lại, vì các tế bào ung thư thích nghi với sự vắng mặt của hormon.
Sau khi phẫu thuật tinh hoàn, 'khoảng 50% bệnh nhân sống được hơn 3 năm. Khoảng 20% sống được hơn 5 năm trở lên. Những người ung thư còn ẩn trong vùng chậu thường sống lâu hơn nữa: 50%-60% sống 5 năm, 40% sống được 10 năm trở lên.
Sử dụng hóa liệu pháp
Hóa liệu pháp là phương pháp điều trị hữu hiệu nhất đối với nhiều dạng ung thư, và thường rất hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư. Rủi thay, ung thư tuyến tiền liệt không nằm trong diện ung thư mà hóa liệu pháp có thể can thiệp có hiệu quả. Vì lý do này, hóa liệu pháp thường chỉ được dùng như giải pháp cuối cùng, sau khi liệu pháp hormon thất bại.
Như theo tên gọi, hóa liệu pháp sử dụng hóa chất - thuốc kháng ung thư - để diệt các tế bào ung thư. Các loại thuốc này có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc uống ở dạng viên. Trở ngại chính của hóa liệu pháp là tỷ lệ tác dụng phụ cao. Thuốc độc không chỉ đến đối với các tế bào ung thư mà cả với tế bào khỏe mạnh. Ví dụ, hóa liệu pháp có thể diệt các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng tạo nên hệ miễn dịch, khiến bạn có nguy cơ nhiễm trùng do vi trùng hoặc virus rất cao. Một số thuốc gây rụng tóc, trong khi số khác làm bạn buồn nôn hoặc hao mòn sinh lực. Tác dụng phụ thường chấm dứt khi việc chữa trị kết thúc.
Dù hóa liệu pháp thường không được áp dụng để chữa trị ung thư tuyến tiền liệt, nhưng điều này có thể thay đổi khi các nhà nghiên cứu thử nghiệm. Các loại thuốc chống ung thư mới, ví dụ, thuốc suramin có thể diệt các tế bào nhờn với liệu pháp hormon và cũng có thể phong bế các hormon do tuyến thượng thận tiết ra. Nhưng thuốc này có thể khiến sức khỏe một số người trở nên tồi tệ hơn. Tùy theo loại ung thư bạn mắc, bạn có thể đáp ứng với hóa liệu pháp khác với người khác cũng áp dụng liệu pháp này. Các nhà nghiên cứu hy vọng tìm ra một số loại thuốc hóa liệu pháp tiêu diệt các loại tế bào khác nhau khi dùng kết hợp.
Bạn có thích hợp với hoá liệu pháp?
Ung thư đã nhờn với liệu pháp hormon và bạn không muốn cắt bỏ tinh hoàn.
Ưu điểm
·Thuốc có thể giúp giảm đau.
·Có khả năng thuốc làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư.
Nhược điểm
·Hóa liệu pháp không giúp ích người mắc ung thư tuyến tiền liệt. Các loại thuốc hiện hành không tỏ ra kéo dài tuổi thọ.
·Tác dụng phụ của thuốc có thể giảm chất lượng cuộc sống; bạn có thể mắc chứng buồn nôn và một mửa, mất sinh lực, ăn không ngon miệng, rụng tóc, viêm miệng. Một trong những tác dụng phụ nguy hiểm nhất là sự tổn hại đối với các tế bào bạch cầu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đáng kể.
Thử một phương pháp thực nghiệm
Nếu các liệu pháp truyền thống không thể kiểm soát căn bệnh ung thư, có thể bác sĩ sẽ đề nghị bạn tham gia vào một liệu pháp thực nghiệm.
Các liệu pháp thực nghiệm không sử dụng thuốc mà các nhà nghiên cứu chưa biết rõ. Chỉ những liệu pháp tỏ ra đầy hứa hẹn mới được thử nghiệm ở người. Tham gia vào một liệu pháp thử nghiệm không hẳn là tình trạng của bạn đã vô vọng. Có thể bác sĩ muốn bạn thử một phương pháp mới vì nó cho thấy những dấu hiệu khả quan.
Liệu pháp gen
Một lĩnh vực nghiên cứu vẫn còn khá mơ hồ nhưng có thể đầy hứa hẹn trong tương lai liên quan đến biến đổi gen. Nhiều khả năng đầy triển vọng đang được thử nghiệm.
Vác xin tăng cường hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch có thể tấn công các tế bào ung thư, song nó không thể phân biệt tế bào ung thư với tế bào thường. Các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng loại bỏ các tế bào ung thừ tuyến tiền liệt và bằng kỹ thuật trên, biến đổi các tế bào đó, làm cho chúng được nhận diện như những kẻ ngoại xâm. Sau đó, các tế bào đã được biến đổi được đưa lại vào cơ thể để giúp hệ miễn dịch nhận ra và tiêu diệt mọi tế bào ung thư. Các cuộc thử nghiệm trên động vật cho thấy tỉ lệ khỏi bệnh dài hạn là 30% chỉ sau ba lần tiêm các tế bào biến đổi trên vào cơ thể chúng.
Các loại vaccin này hiện đang được thử nghiệm ở người. Nếu thành công, một ngày kia chúng sẽ được dùng không chỉ để diệt ung thư hiện hữu mà còn bảo vệ những người có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao nữa.
Thuốc phong bế gen gây ung thư: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng ung thư tuyến tiền liệt có liên quan đến một gen gọi là HER-2, gen này thường gắn liền với ung thư vú. Thuốc trastuzumab (Herceptin) - thuốc này phong bế sự phát triển HER-2 ở ung thư vú giai đoạn cuối có thể hữu hiệu ở một số người.
Đột biến trên nhiễm sắc thể 8,10,16 và 17 cũng liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực nhận diện từng gen một, với hy vọng tiêu diệt chúng.
Gen biến đổi tế bào ung thư: Một phương pháp thực nghiệm dùng gen liên kết với tế bào ung thư, làm cho ung thư dễ bị tổn hại bởi thuốc mà bình thường không thể tác động đến khối u đó. Ví dụ, khi gen HSVtk tiếp xúc với một khối u tuyến tiền liệt, gen này làm cho các tế bào ung thư bị tổn hại bởi thuốc ganciclovir (Cytovene) thuốc này dùng để chữa bệnh herpes.
Gen tìm và tiêu diệt tế bào ung thư: ý tưởng này, vẫn còn trong giai đoạn lý thuyết, đòi hỏi phải đưa gen độc vào cơ thể, được mã hóa và chỉ hoạt động khi tiếp xúc với các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, hạn chế sự tổn hại đối với các tế bào khỏe mạnh.
Để hiểu rõ hơn về các cuộc nghiên cứu thực nghiệm, hãy hỏi bác sĩ hoặc liên hệ với một tổ chức ung thư như Viện ung thư quốc gia (Mỹ).
Các giải pháp giảm đau
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu thường không gây đau đớn. Tuy nhiên, một khi ung thư đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt đến xương thì có thể gây đau dữ dội. Cơn đau này không phải là thứ mà bạn cần chung sống với nó. Có nhiều phương pháp hiệu quả làm giảm đau.
Trị đau cục bộ
Nếu bạn bị đau ở một vùng cụ thể nào đó như lưng dưới, bạn có thể chọn cách điều trị cơn đau như sau: Phóng xạ tại chỗ: Tương tư như liệu pháp phóng xạ bức xạ ngoài, nhưng thay vì bắn các khối u đã biết, thì chỗ đau trở thành đích. Đa số bệnh nhân được phóng xạ tại chỗ cho biết đã giảm đau một phần hoặc hết đau hẳn chỉ sau 5-10 lần điều trị.
Stronti: Đau do ung thư đã lan rộng thường là khi ung thư đã lan đến xương. Nguyên tố phóng xạ stronti đặc biệt hữu hiệu trong việc làm giảm loại đau này. Sau khi tiêm stronti vào cơ thể, xương sẽ hấp thụ stronti. Thật ra, xương ung thư hấp thụ nhiều stronti hơn xương khỏe mạnh. Điều này giúp phần lớn thuốc đi thẳng vào nguồn đau. Đa số bệnh nhân cảm thấy đỡ hơn sau một lần tiêm thuốc.
Hiệu quả do thuốc có thể kéo dài vài tháng đến 1 năm. Nếu thấy tiêm stronti có hiệu quả, bạn có thể tiêm 6 tháng một lần. Một trở ngại của phương pháp này là nước tiểu phóng xạ trong vài ngày đầu sau khi tiêm stronti, và bạn phải thải nước tiểu vào trong một thùng rác nguy hiểm đặc biệt. Lượng tế bào bạch huyết cũng có thể giảm, khiến bạn có nguy cơ nhiễm trùng cao.
Phóng xạ tại chỗ và Stronti: Thường thì cách hiệu quả nhất là kết hợp hai liệu pháp này.
Thiết bị kích thích thần kinh: Dù không được chấp nhận rộng rãi như một phương pháp giảm đau, nhưng thiết bị kích thích thần kinh bằng điện qua da (transdermal electrical nerve stimulator (TENS) cũng giúp giảm đau ở một số người. Các điện cực nhỏ được đính vào da gần chỗ đau. Sau đó các điện cực này được nối với một thiết bị nhỏ chạy bằng pin có thể được gắn vào dây lưng. Những xung điện nhẹ đến các điện cực và làm đổi hướng các dây thần kinh cảm giác.
Ức chế thần kinh: Các chuyên gia gây mê có thể tiêm thuốc giảm đau vào chỗ bị đau. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả nếu đau ở một vùng cụ thể, nơi có thể nhận diện và đánh trúng các dây thần kinh.
Trị đau cả người
Nếu bạn bị đau cả người, hãy cố xếp hạng cơn đau theo thang điểm từ 1 - 10, với 1 là đau sơ sơ và 10 là đau không thể chịu nổi (xem hình 8.l). Điều này sẽ giúp thiết lập phương pháp điều trị tối ưu.
Thuốc: Nếu chỉ đau nhẹ và không gây phiền toái hơn đau đầu, thì một liều thuốc giảm đau bán không cần kê đơn là đủ Nếu đau nhức nhối hơn, có thể bạn cần thuốc theo đơn mạnh hơn. Hãy thảo luận điều này với bác sĩ.
Thuốc gây mê thường được dùng để giảm đau do ung thư. Một số loại thuốc gây mê là những hợp chất thiên nhiên chiết xuất từ thuốc phiện. Số khác là thuốc tổng hợp cũng tác dụng tương tự. Thuốc gây mê bao gồm:
·butorphanol (Stadol)
·codein (aspirin có codein, Tylenol with codeine)
·fentanyl (Duragesic, Sublimaze)
·hydrocodon (Lorcet, Lortab, Vicodin)
·hydromorphon (Dilaudid)
·levorphanol (Levo-Dromoran)
·meperidin (Demerol)
·morphine (Duramorph, MS Contin, Roxanol)
·oxycodon (Percocet, Roxicet, Tylox)
·oxymorphon (Numorphan)
·propoxyphen (Darvon, Darvocet)
Thuốc gây mê có thể sản sinh tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn và lú lẫn, nhưng thường thì các tác dụng này rất nhẹ. Uống thuốc làm mềm phân sẽ giúp giảm táo bón. Nếu bạn khó uống thuốc, một số thuốc gây mê có thể sử dụng ở dạng băng dán. Thuốc được hấp thụ liên tục qua da.
Một loại thuốc giảm đau có hiệu nghiệm nữa là thuốc tramadol (Ultram). Giống như thuốc gây mê, thuốc kê đơn này can thiệp vào sự truyền tải tín hiệu đau. Tramadol còn gây tiết hormon tự nhiên trong cơ thể giúp giảm đau. Các tác dụng phụ thường nhẹ và giống như tác dụng phụ của thuốc gây mê.
Phóng xạ tầm rộng: Phóng xạ bức xạ ngoài được phân tán rộng khắp cơ thể. Khoảng 112 số bệnh nhân được điều trị kiểu này nói rằng họ thấy đỡ hơn trong vòng 2 ngày. Tỉ lệ này tăng lên khi phóng xạ kéo dài tiếp tục tấn công ung thư. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể gây buồn nôn và mất sức tạm thời.
Các liệu pháp bổ sung
Một số người thấy bớt đau khi áp dụng các liệu pháp không đòi hỏi phải dùng thuốc men hay phóng xạ. Các biện pháp bổ sung này có thể được dùng thay thế các liệu pháp giảm đau thông thường, nhưng chúng được dùng rộng rãi hơn cùng với thuốc men và phóng xạ. Các liệu pháp bổ sung được thảo luận chi tiết ở Chương 12.
Hãy kiên trì
Bí quyết hết đau là hợp tác với bác sĩ để tìm ra liệu pháp hữu hiệu. Nếu liệu pháp này không có hiệu quả, hãy thử liệu pháp khác. Cứ tiếp tục cho đến khi tìm ra liệu pháp kiểm soát được cơn đau để bạn có thể nghỉ ngơi thoải mái.
Nhiều người nghĩ rằng đau đớn là cái gì đó mà họ phải chịu đựng - vì rằng không thể kiểm soát được. Không phải vậy. Các liệu pháp có hiệu quả đều khả dụng đấy Nhưng vấn đề là phải tìm được đúng liệu pháp. Số khác lo rằng họ tỏ ra "yếu đuối" nếu không thể tự giải quyết cơn đau. Đây cũng là một khái niệm sai lầm. Ung thư tuyến tiền liệt đế lan rộng có thể gây đau nhức nhối khi lan đến xương gần đó, kể cả cột sống. Đau đớn không phải là một dấu hiệu của sự yếu đuối.
Trả lời câu hỏi:
Hỏi : Liệu pháp hormon có thể kiểm soát ung thư tuyến tiền liệt trong vài năm?
Trá lời: Đúng. Nhiều loại ung thư thích nghi và "học" được cách phát triển mà không cần sự hiện hữu của hormon từ 1 -3 năm. Nhưng đối với một số người, liệu pháp hormon có thể kiểm soát sự lây lan của ung thư đến 10 năm.
Hỏi : Liệu pháp hormon sẽ ảnh hưởng đến giọng nói và diện mạo?
Trả lời: Không. Không có gì thay đổi.
Hỏi : Còn liệu pháp laser? Có được dùng chữa trị ung thư tuyến tiền liệt không?
Trả lời: Không. Liệu pháp laser là một liệu pháp hiệu quả đối với chứng phì đại tuyến tiền liệt lành tính (BPH), nhưng không hiệu quả đối với ung thư tuyến tiền liệt. Không có cách nào biết được laser diệt mọi tế bào ung thư hay chỉ một số.
Hỏi : Tôi có phái sợ trở nên nghiện với thuốc giám đau không?
Trả lời: Nhiều loại thuốc giảm đau có thể được dùng có hiệu quả qua nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, mà không gây nghiện. Nếu ông bị ung thư - đặc biệt là ung thư đã lan rộng - thì giảm đau, chứ không phải là nghiện, phải là mối quan tâm hàng đầu.
Chương 9: Xử lý các biến chứng
Ung thư tuyến tiền liệt là một cú sốc kép. Cú sốc thứ nhất là khi biết được bạn mắc ung thư. Cú sốc thứ hai là khi bạn biết rằng việc chữa trị ung thư có thể gây bất lực hay mất khả năng kiểm soát bàng quang. Điều này còn khó chấp nhận hơn bản thân căn bệnh ung thư.
May thay, các tác dụng phụ này không phải luôn vĩnh viễn. Nhưng cho dù vĩnh viễn, chúng không gây hại nghiêm trọng. Những liệu pháp khả dụng giúp bạn kiểm soát các biến chứng, nên bạn vẫn có thể tiếp tục có con.
Học cách kiểm soát bàng quang
Mất khả năng kiểm soát bàng quang sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt thường không phổ biến, xảy ra ở 1/10 số người. Nhưng khi xảy ra, nó có thể làm bạn bực mình hoặc bối rối; và không thể tránh khỏi, nó sẽ thay đổi cuộc sống của bạn.
Giống như nhiều người khác, có thể bạn cũng quá ngượng ngùng không nói để bác sĩ giúp đỡ - chỉ có 1/10 sô người mất khả năng kiểm soát bàng quang nhờ giúp đỡ. Hoặc có thể bạn nghĩ rằng chúng mất khả năng kiểm soát bàng quang là cái giá phải trả vì bị ung thư, và rằng bạn sẽ phải học cách sống với căn bệnh đó. Không phải vậy. Có thể chữa khỏi chứng mất khả năng kiểm soát bàng quang.
Nhận diện vấn đề
Một trong những xét nghiệm sau đây có thể giúp chẩn đoán dạng mất khả năng kiểm soát bàng quang mà bạn mắc phải và cách chữa trị tốt nhất.
Chụp X-quang bàng quang: (Cystogram) Thuốc nhuộm được đưa vào niệu đạo qua một ống thông (que thăm). Thuốc nhuộm giúp làm rõ ảnh X-quang của đường tiểu dưới và nhận diện sự bất bình thường.
Đo bàng quang: (Cystometrogram). Một thiết bị được gắn với một que thăm đo áp suất trong bàng quang khi nó chứa đầy nước và khi thải nước.
Soi bàng quang: (Cystocopy). Một ống nhỏ có đèn và thấu kính được đút vào niệu đạo cho phép bác sĩ nhìn thấy cơ thắt làm việc như thế nào.
Tốc độ dòng nước tiểu: Đo tốc độ dòng nước khi nó ra khỏi dương vật.
Khi tiểu tiện, một vòng cơ quanh khe hở ở đáy bàng quang, gọi là cơ vòng hay cơ thắt, giãn ra. Sau đó bàng quang co lại đẩy nước tiểu qua cơ vòng đã giãn ra, nước tiểu đi qua niệu đạo ra ngoài. Khả năng vận hành của cơ vòng tùy thuộc vào cơ nền chậu ở chậu dưới.
Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt - phẫu thuật, phóng xạ hay phẫu thuật lạnh - có thể làm tổn thương cơ nền chậu và các dây thần kinh kiểm soát chúng. Thường thì chỗ bị tổn thương sẽ lành sau vài tuần đến vài tháng khi cơ từ từ lấy lại sức mạnh và khả năng đẩy nước tiểu ra ngoài.
Các dạng mất khả năng kiểm soát bàng quang
Mất khả năng kiểm soát bàng quang thường được chia làm 4 dạng.
Stress: Đây là dạng phổ biến nhất. Nguyên nhân là do cố sức vận động gây ép vào bàng quang, như khiêng vác vật nặng, ho, hắt hơi hoặc cười. Cơ vòng suy yếu không thể giữ nước tiểu trong bàng quang, và một ít nước rỉ ra ngoài.
Sự thôi thúc: Bạn cảm thấy cần tiểu ngay lập tức, và bạn có thể làm ướt quần trước khi vào nhà vệ sinh. Điều này xảy ra khi bàng quang quá nhạy cảm với sự giãn căng, bàng quang vội co lại, cố đẩy nước tiểu ra ngoài.
Chảy tràn: Có thể bàng quang không co lại như bình thường, do vậy, bạn không thể thải hết nước tiểu khi tiểu. Mô sẹo ở đáy bàng quang và niệu đạo hẹp cũng có thể "can thiệp" vào dòng nước tiểu và khả năng thải hết nước tiểu khỏi bàng quang của bạn (xem "Hẹp niệu đạo là gì?"). Kết quả là nước tiểu tồn đọng trong bàng quang và gây thêm áp lực lên cơ bàng quang. Có thể bạn thường bị tiểu nhỏ giọt và phải mất khá nhiều thời giờ để tiểu. Tiểu tiện xong, bạn vẫn cảm thấy như bàng quang còn đầy. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bạn không thể tiểu, thậm chí khi thấy cần tiểu.
Kết hợp: Đây là sự kết hợp giữa hai hay nhiều dạng mất khả năng kiểm soát bàng quang, như stress và thôi thúc.
Hẹp niệu đạo là gì?
Hẹp niệu đạo là sự thu nhỏ niệu đạo xảy ra ở 5-8% số người áp dụng liệu pháp cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để Khi tuyến tiền liệt bị cắt bỏ, phần trên của niệu đạo được nối với phần dưới của bàng quang. Điều này giúp chống đỡ rãnh tiểu - trước đó được bao quanh bởi tuyến tiền liệt. Đôi khi mô sẹo có thể phát triển quanh vùng niệu đạo và bàng quang được nối với nhau, khiến niệu đạo hẹp lại.
Thường thì khâu điều trị. đầu tiên là kéo giãn niệu đạo bằng cách đút một thiết bị nhỏ vào niệu đạo để mở rộng niệu đạo. Đây là phương pháp đơn giản và an toàn nhất.
Có khi chỗ hẹp cần được phẫu thuật mở rộng bằng cách luồn một ống nhỏ và công cụ cắt nhỏ vào niệu đạo ở một số người, phải tiến hành lại các phương pháp này vì niệu đạo tái hẹp trở lại.
Nếu niệu đạo quá hẹp, có thể bác sĩ đề nghị liệu pháp laser. Phẫu thuật thông thường loại bỏ mô này rất hiếm và chỉ áp dụng khi các liệu pháp khác đã thất bại.
Các phương pháp chữa trị chứng mất khả năng kiểm soát bàng quang
Sau khi phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt, bạn sẽ phải dùng ống thông trong vài ngày. Khi lấy ống thông ra, có thể bạn cần phải mặc đồ lót thấm nước. Một số sản phẩm được độn dày và rất lớn, được thiết kế chỉ để mặc ở nhà và vào ban đêm. Số khác là quần đùi, ít dày hơn và có thể mặc như quần lót. Còn có nhiều đệm lót có độ dày khác nhau mà bạn có thể mặc bên trong đồ lót thông thường.
Bên cạnh đồ lót bảo vệ, có thể bác sĩ còn đề nghị các liệu pháp sau đây, tùy theo dạng mất khả năng kiểm soát bàng quang mà bạn mắc phải, mức độ nghiêm trọng, và cơ may bệnh thuyên giảm theo thời gian. Cuối cùng, đa số bệnh nhận thấy giảm rỉ nước tiểu đáng kể. Tuy nhiên, có lúc - như khi tập thể dục mạnh - có lẽ bạn cần mặc đồ lót hút nước để an toàn hơn.
Thay đổi thói quen: Bạn nên đi tiểu theo đồng hồ thay vì chờ đến khi mắc tiểu mới đi. Bạn đi tiểu một tiếng một lần và sau đó kéo dài khoảng cách giữa hai lần tiểu - trong phạm vi chịu đựng được. Có thể bạn cũng cần tránh đùng rượu, bia, cà phê.., những chất gây lợi tiểu, khiến bạn tiểu nhiều hơn. Giảm uống nước vào buổi sáng cũng có lợi. Đối với dạng mất khả năng kiểm soát bàng quang do stress. Bắt chéo chân - chẳng hạn như khi sắp hắt hơi - có thể ngăn không cho nước tiểu rỉ ra ngoài.
Tập thể dục cơ nền chậu: Các bài tập thể dục này, gọi là bài tập thể dục Kegel, bao gồm co và giãn cơ nền chậu nhằm giúp cải thiện tình trạng và tương lực của cơ (xem "Làm mạnh cơ nền chậu").
Bạn muốn tập luyện hai nhóm cơ: cơ co thắt khi bạn nín đại tiện hoặc giữ không cho xì hơi, và cơ ở "gốc" dương vật mà bạn dùng để xuất tinh hoặc ép những giọt nước tiểu cuối cùng ra ngoài.
Khi trương lực và sức mạnh của cơ cải thiện, bạn sẽ kiểm soát bàng quang tết hơn. Các bài tập Kegel hiệu quả nhất đối với tình trạng mất khả năng kiểm soát bàng quang nhẹ đến vừa phải và thường đem lại sự cải thiện đáng kể trong khoảng 12 tuần.
Thuốc men: Các loại thuốc như hyoscyamin (Cystospaz, Urised)
Làm mạnh cơ nền chậu
Tốt nhất nên áp dụng các bài tập thể dục Kegel chỉ một hoặc hai lần một ngày. Tập quá nhiều có thể làm cho cơ mệt và gây rỉ nước tiểu nhiều hơn. Làm theo các bước sau:
1. Co thắt cơ dùng để nín đại tiện.
2. Cùng lúc đó, co thắt cơ ở "gốc" dương vật (có thể dương vật hơi "ngỏng" lên).
3. Giữ hai bộ cơ này càng chặt càng tốt trong 5 giây.
4. Giãn cơ và nghỉ ngơi trong một phút.
5. Lặp lại động tác này 6 lần.
Khi bạn có thể tập các động tác này dễ dàng, hãy tăng số lần lên đến 10 (lẩn) và giảm thời gian nghỉ giữa hai lần tập xuống còn 10 giây. Tương tự, hãy cố tập ở nhiều tư thế khác nhau, đứng, ngồi, nằm. Một số người thấy tập thể dục có hiệu quả khi ngồi trên bồn cầu. Có thể tập trước khi đi ngủ. Điều này cho phép cơ nghỉ ngơi khi bạn ngủ.
Nếu bạn không thể tập các động tác Kegel, chuyên gia vật lý trị liệu có thể giúp bạn sử dụng sinh hồi tiếp hay kích thích điện. Trong sinh hồi tiếp, các điện cực theo dõi sự co thắt cơ được đặt trên da gồm cơ chậu. Chúng ghi lại cường độ co cơ và cho phép bạn xem thử có đang dùng đúng cơ hay không. Kích thích điện nghĩa là dùng xung điện kích thích cơ nền chậu co thắt lại.
Oxybutymin (Ditropan) và tolterodin (Detrol) giúp kiểm soát chứng thôi thúc tiểu bằng cách làm thư giãn cơ bụng và giảm sự co thắt của bàng quang. Bạn thường dùng thuốc 2-4 lần/ngày, tùy theo khả năng chịu đựng thuốc của bạn. Tác dụng phụ có thể là khô miệng, mờ mắt và táo bón.
Đôi khi bác sĩ đề nghị dùng thuốc thông mũi giả - ephedrin - thuốc được dùng để trị cảm và dị ứng - đối với chứng mất khả năng kiểm soát bàng quang do stress. Thuốc này làm co cơ vòng, giảm "rò rỉ" khi bàng quang bị ép. Tuy nhiên, thuốc giả - ephedrin có thể khiến tim đập nhanh ở một số người. Mặc dù có thể dùng thuốc giả ephedrin không theo đơn, nhưng bạn không nên dùng thuốc thường xuyên mà không tham vấn bác sĩ trước.
Ống thông (que thăm) : Nếu bàng quang không thể co thắt đủ mạnh để đẩy nước tiểu ra ngoài, có thể bạn phải tự dùng ống thông tiểu. Bác sĩ hoặc y tá dạy bạn cách đút một ống nhỏ, mềm (ống thông, que thăm) vào trong dương vật và luồn vào bàng quang. Cứ 4-6 giờ thì làm như vậy một lần. Mặc dù điều này nghe có vẻ khó khăn và đau đớn, nhưng sau vài lần bạn sẽ hết lo sợ và có the thực hiện một cách thoải mái. Bạn có thể mang ống thông bên mình. Những gì bạn cần là một phòng vệ sinh riêng.
Một loại ống thông nữa là ống thông bao cao su, trùm phủ dương vật. Bao cao su có chứa một ống tháo nước tiểu từ bao cao su vào một chiếc túi bạn đeo ở dưới chân. Thường không dùng các thiết bị này vì chúng gây nhiễm trùng.
Kẹp dương vật: Thiết bị này kẹp bên ngoài dương vật, ép đóng niệu đạo, ngăn ngừa sự rỉ nước tiểu. Không nên dùng kẹp vì chúng có thể làm tổn hại dương vật.
Phẫu thuật: Nếu bạn vẫn bị rỉ nước tiểu ít nhất là đã một năm mà uống thuốc hay tập thể dục cũng không cải thiện tình trạng, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật. Có thể áp dụng vài phương pháp phẫu thuật:
Tác nhân làm lớn: Phương pháp ít lan tràn nhất là bơm một chất làm lớn vào mô bọc mặt trong của niệu đạo chỗ đáy bàng quang để hạn chế rỉ nước tiểu. Tác nhân làm lớn phổ biến nhất là collagen, một loại protein tự nhiên trong cơ thể. Collagen dùng trong phẫu thuật được chiết xuất từ bò cái.
Trong phương pháp này, một ống chứa đèn và thấu kính (ống soi bàng quang) được đút vào dương vật lên đáy bàng quang. Một cây kim có chứa chất làm lớn được luồn qua ống. Khi kim đến đáy bàng quang, bác sĩ bơm chất làm lớn vào các mô niệu đạo xung quanh, chất này sẽ làm phồng các mô lên và làm hẹp khe hở của bàng quang.
Có lẽ bơm thuốc 3-4 lần mới cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang. Và bởi vì cơ thể hấp thụ collagen nên bạn cần phải bơm thuốc lặp đi lặp lại nhiều lần. Phương pháp này cho kết quả mỹ mãn ở 30% bệnh nhân và cải thiện một phần ở 50% bệnh nhân.
Nếu mất khả năng kiểm soát bàng quang là hậu quả của liệu pháp phóng xạ, có thể bạn không thích hợp với phương pháp này, vì mô sẹo dai cứng do phóng xạ gây nên có thể chờ tác nhân làm phồng lớn hoạt động chính xác.
Cơ thắt nhân tạo: Liệu pháp hiệu quả nhất đối với chứng mất khả năng kiểm soát bàng quang nghiêm trọng dài ngày là cấy ghép một thiết bị gọi là cơ vòng (cơ thắt) nhân tạo vận hành như cơ thắt tự nhiên. Thiết bị này là một túi silicon có thể bơm phồng được đặt quanh niệu đạo hoặc đáy bàng quang.
Túi silicon hoạt động như thiết bị đo huyết áp ở tay, ngoại trừ túi này nhỏ hơn. Thay vì bơm phồng bằng hơi, túi này bơm phồng bằng dung dịch nước muối được dự trữ trong một túi đựng ở bụng dưới. Bạn bơm phồng túi silicone bằng cách kích hoạt thiết bị bơm được cấy trong bìu đái. Túi silicon làm tắt nghẽn dòng nước tiểu. Để tiểu, bạn làm xẹp túi, cho phép nước tiểu chảy ra khỏi bàng quang.
Đa số bệnh nhân nằm viện 1-2 ngày sau khi phẫu thuật. Bạn không thể dùng cơ thắt trong khoảng 6 tuần, cho đến khi niệu đạo và bàng quang có thời gian lành lặn. Bạn có thể làm tổn hại cơ thắt khi ngồi trên xe đạp, cưỡi ngựa, trừ khi bạn dùng một chiếc yên được thiết kế đặc biệt (chuyên dụng).
Một cuộc nghiên cứu dài ngày cho thấy cơ thắt nhân đạo có tỷ lệ thành công là 95% trong thời hạn 9 năm. Thiết bị kích thích bằng điện: Một thiết bị kích thích được cấy vào cột sống phát cả xung điện rất nhỏ đến các dây thần kinh kiểm soát bàng quang. Các xung điện này giúp giảm thiểu sự co thắt bàng quang vô tình gây nên tình trạng thôi thúc tiểu.
Các phương pháp khác: Đôi khi cần thiết phải phẫu thuật cắt bỏ các "chướng ngại vật" trong đường tiểu, cải thiện tình thế cổ bàng quang, hoặc bổ sung hỗ trợ cho cơ chậu bị suy yếu.
Trợ giúp tinh trạng bất lực
Bất lực có thể là hậu quả của ung thư hoặc do sự điều trị gây nên. Khi khối u ác tính phát triển, nó có thể xâm nhập và gây tổn hại đến các dây thần kinh nối với tuyến tiền liệt kiểm soát sự cương cứng. Các liệu pháp chữa trị ung thư như phẫu thuật, phóng xạ, và phẫu thuật lạnh cũng có thể làm tổn hại các dây thần kinh này. Mặc dù liệu pháp hormon không làm tổn thương các dây thần kinh này, nhưng nó gần như loại bỏ testosteron hoàn toàn, khiến bạn mất ham muốn hoạt động tình dục. Các dây thần kinh này vẫn hoạt động, nhưng chẳng có gì kích thích chúng.
Có ba cách chữa bất lực:
Thuốc men
Đa số bác sĩ kê đơn các loại thuốc sau đây trước tiên:
Sildenafil: Đối với một số người, sildenafil (Viagra) cho kết quả đáng chú ý. Rủi thay, những nghiên cứu bước đầu giả định rằng sildenafil không hiệu nghiệm với chứng bất lực vì làm tổn hại đến thần kinh.
Không như phần lớn các phương pháp chữa trị bất lực khác sildenafil tạo ra sự cương cứng tự nhiên chứ không phải nhân tạo. Bạn vẫn phải cần sự kích thích tâm lý hay kích dục để đạt được sự cương cứng. Thuốc giúp hồi đáp lại kích thích bằng cách làm giãn các tế bào cơ trơn, các tế bào này làm tăng lượng máu đến dương vật và giúp bạn đạt được và duy trì sự cương cứng dễ hơn.
Bạn uống viên thuốc màu xanh hình kim cương này. khoảng 1 tiếng trước khi giao hợp. Thuốc hiệu quả trong 4 tiếng và không nên dùng thuốc quá một lần/ngày. Nhiều người có thể duy trì sự cương cứng sau khi cực khoái. nhiều lần.
Bạn không nên uống sildenafil nếu đang dùng các chất nitrat như nitroglycerin. Nếu uống chung, hỗn hợp thuốc này có thể hạ huyết áp và dẫn đến cơn đau tim chết người. Sildenafil có thể gây các tác dụng phụ khác. Tác dụng phụ hay gặp nhất là đỏ mặt, thường kéo dài 5-10 phút, Có thể bạn cũng bị đau đầu nhẹ, hoặc khó chịu ở bụng. Liều cao hơn có thể nảy sinh các vấn đề về thị giác trong thời gian ngắn như nhìn vật gì cũng thấy có màu xanh nhạt, mờ mắt và nhạy cảm với ánh sáng. Các tác dụng này sẽ biến mất vài giờ sau khi uống thuốc.
Alprostadil: Thuốc này là phiên bản tổng hợp của hormon prostaglandin E. Giống như sildenafil, alprostadil giúp làm giãn mô cơ trơn ở dương vật, làm tăng lượng máu đến dương vật và gây cương cứng. Đôi khi alprostadil được kết hợp với các loại thuốc giãn mạch khác để cải thiện hiệu quả. Thay vì dùng ở dạng viên, alprostadil được phân làm hai cách:
Liệu pháp tự đút vào niệu đạo: Dùng một thiết bị chuyên dùng sử dụng một lần, bạn đút một viên thuốc nhỏ - cỡ bằng 1/2 hạt lúa - vào đầu dương vật. Tên thương mại của loại thuốc đạn này là MUSE.
Thuốc đạn, được đặt sâu khoảng 2 inch (gần bằng 5cm) trong niệu đạo, được hấp thụ bởi mô gây cương trong dương vật, làm tăng lượng máu đến dương vật và gây cương cứng. Một vòng cao su đặt quanh "gốc" dương vật trước khi thuốc đạn được đút vào giúp bẫy máu và duy trì sự cương cứng.
Tác dụng phụ có thể là: hơi đau, chóng mặt, và sự hình thành mô xơ cứng. Sau khi dùng thử một lần ở phòng mạch bác sĩ, bạn sẽ biết cách tự thực hiện phương pháp này.
Tự tiêm: Bạn dùng kim chích alprostadil vào gốc hoặc thân dương vật. Thuốc phải đi vào một trong hai cấu trúc hình trụ xốp chạy dọc theo hai bên dương vật. Alprostadil làm tăng lượng máu vào cấu trúc này, gây cương cứng.
Thường thì phải mất 5-20 phút thuốc mới cho kết quả sự cương cứng kéo dài độ một giờ. Vì kim được dùng rất nhỏ - như kim dùng cho bệnh đái tháo đường và dị ứng - nên đau do tiêm chích thường không đáng kể.
Bạn phải cẩn thận: tiêm kim dọc theo thân dương vật, không được tiêm ở đầu hoặc đuôi dương vật. ở đầu dương vật là động mạch, tĩnh mạch và dây thần kinh, và ở đuôi là niệu đạo. Nếu chích phải vào một trong hai vùng này, bạn sẽ không cương cứng được và sẽ phải chờ ít nhất là 24 tiếng trước khi có thể dùng thuốc lại. Nếu điều này xảy ra quá một lần, bạn nên liên hệ bác sĩ để chích thuốc, và cương cứng kéo dài đau đớn (priaapism) (trường hợp này hiếm gặp). Muốn hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ cương cứng kéo dài, cần phải kiểm tra thuốc để xác định liều lượng thích hợp. Nếu cương cứng kéo dài hơn 4 tiếng, máu ứ trong dương vật sẽ đông đặc vì thiếu oxy. Điều này có thể làm tổn hại đến mô trong dương vật. Nếu bị cương cứng kéo dài, bạn hãy chườm khăn lạnh lên dương vật để ngừng cương cứng. Uống thuốc thông mũi làm cho mạch máu thu nhỏ cũng có thể làm hết cương cứng.
Nếu các phương pháp này không mang lại kết quả và cương cứng tiếp tục hơn 4 tiếng, hãy gọi bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu. Lần sau, có thể bạn phải giảm lượng thuốc. để rút ngắn thời gian cương cứng.
Các tác dụng phụ khác - hiếm gặp - có thể là sự xơ hóa chỗ chích thuốc. U xơ này sẽ biến mất khi ngừng tiêm chích. Một cách tránh sự xơ hóa là thay đổi vị trí chích thuốc và hạn chế số lần tiêm xuống còn 2-3 lần/tuần. Bầm da cũng có thể xảy ra nếu bạn vô tình chích kim vào một mạch máu nhỏ.. Để hạn chế gây bầm đến mức thấp nhất, hãy ấn lên chỗ tiêm từ 3-5 phút sau khi tiêm.
Thiết bị chân không
Phương pháp này sử dụng áp suất chân không hút máu vào dương vật. Bạn đặt một ống nhựa phủ lên dương vật. Dùng một thiết bị bơm tay, bạn hút hơi ra khỏi ống nhựa. Khi thực hiện điều này, máu sẽ bị đẩy vào mô dương vật, gây cương cứng. Sau đó bạn tuột một vòng dây đàn hồi buộc trên gốc ống nhựa, kéo vòng dây buột lên gốc dương vật Vòng dây này giữ máu lại bên trong đương vật, cho phép duy trì sự cương cứng khi ống nhựa đã được lấy ra. Nên lấy vòng dây ra trong vòng 30 phút để khôi phục lượng máu bình thường đến dương vật. Nếu không, bạn có thể làm tổn hại mô dương vật.
Một số người thấy vòng dây đàn hồi gây khó chịu và cho rằng vòng dây không tự nhiên. Thêm vào đó, dương vật có thể bị lạnh và không có máu lưu thông đến. Tuy nhiên, thiết bị bơm chân kh-ông có hiệu quả ở hơn 90% trường hợp và không đòi hỏi phải dùng thuốc hay phẫu thuật.
Cấy dương vật
Nếu các liệu pháp trước thất bại hay kết quả không tốt bạn có thể nghĩ đến phẫu thuật cấy dương vật. Có 4 loại.
Que cứng dẻo: Đây là phương pháp cấy ghép dễ sử dụng nhất và rủi ro trục trặc thấp nhất. Hai que cứng, nhưng dẻo làm bằng dây kim loại và được bọc bằng silicons hoặc polyurethan được đặt bên trong dương vật. Các que này cho bạn sự cương cứng vĩnh viễn. Bạn uốn cong dương vật xuống để che giấu sự cương cứng và bẻ dựng lên để giao hợp.
Mặc dù có vẻ không tự nhiên và phải mất thời gian để làm quen, nhưng phương pháp cấy này đòi hỏi ít thời gian phẫu thuật hơn các phương pháp cấy khác. Không sợ vỡ và tỉ lệ thành công cao.
Cấy có thể bơm phồng bằng thiết bị bơm: Phương pháp cấy này hoạt động tự nhiên hơn que cứng dẻo: Thay vì cương cứng vĩnh viễn, bạn chỉ cương cứng khi muốn.
Hai vật hình trụ rỗng được đặt trong dương vật. Các hình trụ này được nối với một thiết bị bơm bé xíu ở bìu dái và với một túi đựng trong một hoặc hai bìu dái hoặc ở bụng dưới. Khi bạn ép thiết bị bơm, chất lỏng từ trong túi đựng sẽ tràn vào vật hình trụ và gây cương cứng.
Trong các dạng cấy dương vật thì dạng này cho bạn sự cương cứng tự nhiên nhất. Đây cũng là phương pháp cấy duy nhất đạt được sự cương cứng có "số đo" lớn nhất. Hơn nữa, thiết bị được che giấu dễ dàng và rất hiệu quả, nhưng so với hầu hết các dạng cấy dương vật khác thì dạng này có nguy cơ trục trặc máy móc nhiều hơn.
Cấy có thể bơm phồng không dùng thiết bị bơm: Một thiết bị gần đầu dương vật kiểm soát dòng chảy chất lỏng vào trong vật hình trụ. Để đạt được sự cương cứng, bạn ép đầu dương vật. Điều này làm cho chất lỏng vào vật hình trụ. Để chất lỏng về lại chỗ cũ và dương vật mềm xuống, bạn bẻ cong xuống và ấn van giải thoát.
Khóa dây chuyền: Tương tự như cấy que cứng dẻo, nhưng bạn cấy một chuỗi các block được nối với nhau bởi một dây cáp thép. Dương vật không cương cứng cho tới khi bạn khóa các block vào đúng vị trí. Dạng cấy này rất đơn giản và dễ che giấu, và chỉ tạo ra sự cương cứng khi bạn muốn.
Giải quyết rối loạn ruột
Khoảng 10-20% số người áp dụng liệu pháp phóng xạ chữa ung thư tuyến tiền liệt mắc phải các vấn đề ruột. Có thể là có máu trong phân, táo bón, đau bụng dữ dội, lòi trực tràng, tiêu chảy, hoặc cảm giác phải đi vệ sinh gấp.
Mặc dù liệu pháp phóng xạ bức xạ ngoài bắn khối u chính xác, nhưng nó thường không thể bảo vệ ruột dưới hay trực tràng khỏi các tia bức xạ vì chúng nằm gần nhau. Phẫu thuật cũng có thể gây tổn thương trực tràng. Tuy nhiên, điều này rất hiếm, xảy ra ít hơn 1 % số lần. Nếu trực tràng bị tổn thương, nó thường được chữa trị khi phẫu thuật mà không để lại sự tổn hại vĩnh viễn.
Các chứng rối loạn ruột có thể tiếp tục trong vài tháng sau khi điều trị. Đa số tự khỏi dần.
Phân có máu
Liệu pháp phóng xạ có thể làm tổn thương niêm mạc trực tràng. Kết quả có thể là sự phát triển bất thường của các tĩnh mạch li ti gần bề mặt dễ chảy máu. Đôi khi tình trạng chảy máu có thể kéo dài đến mấy năm.
Việc chữa trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng chảy máu. Thường thì bước đầu tiên là theo dôi tình trạng chảy máu để xem thử bạn đại tiện ra máu nhiều hay ít. Nếu tình trạng chảy máu từ vừa phải đến nặng, có thể bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc làm mềm phân hoặc thụt rửa để giảm áp lực lên niêm mạc trực tràng khi phân đi qua. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, liệu pháp laser có thể hủy các mạch máu gây chảy máu.
Tiêu chảy
Tiêu chảy có thể là hậu quả của phóng xạ hoặc thuốc. Thường thì các tác dụng chỉ tạm thời. Các loại thuốc bán không cần theo toa như Imodium, Peptro-Bismol hay Kaopectate sẽ giúp giảm triệu chứng.
Để ngăn chặn tình trạng mất nước khi tiêu chảy, hãy uống ít nhất 8 ly nước một ngày, kể cả nước lọc và soda không ga, kiêng các sản phẩm sữa, cà phê, thức ăn nhiều mỡ và gia vị - những loại này có thể kéo dài tình trạng tiêu chảy. Các dấu hiệu mất nước như khát thái quá, khô miệng, yếu sức, nước tiểu sậm màu, ít hoặc không tiểu.
Táo bón
Thuốc và phóng xạ có thể hạn chế sự hoạt động bình thường của ruột. Khi điều này xảy ra, phân trở nên chắc cứng, gây đau bụng dữ dội và táo bón. ở một số trường hợp, bạn có thể giảm táo bón bằng cách áp dụng một lịch ăn đều đặn và ăn các loại thức ăn giàu chất xơ như ngũ cốc bánh mì, rau và trái cây tươi. Từ từ bổ sung những thực phẩm này vào khẩu phần ăn để tránh đình hơi. Tập thể dục hàng ngày và uống nhiều nước cũng có thể giảm táo bón.
Có thể bạn muốn dùng thuốc .bổ sung xơ thiên nhiên như Metamcil, Fiberall, hoặc Citrucel. Thuốc có hiệu nghiệm trong vòng 1-3 ngày. Các thuốc bổ sung xơ thường an toàn vì chúng rất hút nước, phải dùng thuốc với rất nhiều nước. Ngược lại, chúng sẽ gây táo bón thêm- ngược lại với những gì bạn mong đợi.
Nếu các biện pháp này không hiệu nghiệm, hãy hôi bác sĩ dùng thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận trường. Có vài loại.
Thuốc làm mềm phân: Đây là những sản phẩm êm dịu nhất. Chúng được bán rộng rãi ở các quầy thuốc dưới nhiều thương nhãn như Colace, Correctol Stool Softener và Surfak. Không nên uống dầu khoáng như thuốc lăm mềm phân vì nó có thể cản trở sự hấp thụ các vitamin quan trọng.
Thuốc nhuận trường có muối: Thuốc bán không cần theo toa Phillip's Milk of Magnesia làm tăng lượng nước trong phân.
Thuốc nhuận trường kích thích: Các loại thuốc này rất mạnh, và chỉ nên dùng khi các biện pháp khác không hiệu quả. Các nhãn hiệu được bán rộng rãi ở quầy thuốc Dulcolax, Ex-lax và Senokot.
Trả lời câu hỏi
Hỏi: Phải mặc quần lót hút nước sau khi điều trị trong bao lâu?
Trả lời: Tùy. Thường thì từ 1 -4 tháng.
Hỏi : Sự khác nhau giữa bất lực và rối loạn chức năng cương cứng là gì?
Trả lời : Hai thuật ngữ này thường được dùng như nhau, nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau. Bất lực nghĩa là dương vật không thể cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng đủ lâu để giao hợp. Rối loạn chức năng cương cứng kéo dài hay cong dương vật.
Hỏi : Nếu trước khi điêu trị tôi cương cứng tốt, điêu đó có làm tăng cơ may tôi có thế cương cứng bình thường sau đó?
Trả lời: Đúng. Đàn ông càng trẻ, càng khỏe mạnh và cương cứng tốt càng có khả năng tiếp tục cương cứng bình thường sau khi điều trị, và ngược lại.
Chương 10: Tiếp tục sống
Không ai nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt có thể thay đổi cuộc sống của bạn. Ngày ngày, nó có thể chi phối lối suy nghĩ và hành động của bạn, thay đổi thói quen thường ngày, làm chai lý cảm xúc và "ăn mòn" các mối quan hệ của bạn.
Nhưng nó không được phép làm như vậy. Được trang bị sự sáng suốt từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và những người đã từng trải, bạn có thể học cách đối phó với ung thư và hạn chế các tác dụng của nó đến mức thấp nhất. Vẫn có thể sống cùng với ung thư tuyến tiền liệt, và có khi cuộc đời còn thú vị cơ đấy !
Chuẩn bị tái khám
Đi khám là một điều mà nhiều người mắc ung thư rất sợ. Vài ngày trước khi đi khám bạn thường lo lắng, sợ rằng bác sĩ sẽ phát hiện trục trặc khủng khiếp nào đó. Và một khi đã tới phòng mạch bác sĩ thì những cảnh tượng, âm thanh và mùi vị có thể nhắc lại những ký ức mà bạn cố quên.
Điều này rất bình thường. Nhưng hãy cố cân bằng những sự liên tưởng tiêu cực này với các liên tưởng tích cực Hãy nhớ rằng việc điều trị thuốc men mà bạn đã nhận và tiếp tục nhận rất có lợi. Nó giúp bạn sống. Hỏi nhiều câu hỏi khi tái khám - như bao lâu cần khám lại và sẽ xét nghiệm những gì - cũng có thể làm cho những lần tái khám sau này ít căng thẳng hơn.
Trước hết, có thể bạn phải gặp bác sĩ 3-4 tháng một lần. Sau đó có thể gặp bác sĩ 1-2 lần/năm. Cùng với khám sức khỏe, mỗi lần khám có thể bao gồm chụp X-quang và xét nghiệm PSA để bảo đảm ung thư không tái phát hoặc không phát triển. Có thể bác sĩ khám theo định kỳ để phát hiện các chứng ung thư khác như ung thư kết tràng. Nếu phát hiện sớm, có thể chữa khỏi hoặc kiểm soát các chứng ung thư khác.
Câu hỏi dành cho bác sĩ
Nếu bạn thắc mắc về những gì có thể xảy ra sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt, - thậm chí có vẻ "ngốc nghếch" hay "khó nói" - hãy thảo luận với bác sĩ. Sau đây là 10 câu hỏi cơ bản.
1. Tôi cần khám bao lâu một lần?
2. Mỗi lần khám bao gồm khảm những gì và các lần khám sẽ như nhau?
3. Dấu hiệu ung thư tái phát hay phát triển là gì?
4. Khả năng các dấu hiệu hay triệu chứng này xảy ra là bao nhiêu phấn trăm?
5. Triệu chứng nào không nguy hiểm và triệu chứng nào nguy hiểm?
6. Có nên thay đổi chế độ ăn uống?
7. Có cán thay đổi thói quen hắng ngày không?
8. Nếu bị đau, phải làm gì?
9. Cách tốt nhất liên lạc với bác sĩ nếu tôi có thắc mắc hay lo ngại là gì?
10. Tôi có thể nói chuyện với ai khác nếu bác sĩ không rảnh?
Vượt qua sự suy sụp tinh thần
Không có cách hành động hay cảm nghĩ nào gọi là đúng nếu bạn mắc phải ung thư. Căn bệnh gây nên sự thay đổi cảm xúc khác nhau ở mỗi người. Điều quan trọng là bạn nhận ra và chấp nhận những hành động và cảm xúc của mình đồng thời tìm cách thích hợp để giải quyết.
Những suy sụp có thể xảy ra
Đây là những cảm giác hay gặp đi cùng với ung thư tuyến tiền liệt.
Không tin: Khi biết rằng mình bị ung thư tuyến tiền liệt có thể bạn sẽ bị sốc. Bạn choáng váng. Bạn không tin điều này đang xảy ra. Có thể bạn sẽ thờ thẫn nhiều tuần, không tập trung và cũng chẳng quyết định được gì. Sợ: Tiếp theo là nỗi ám ảnh đi kèm với sự đau đớn.
Bạn chỉ có thể nghĩ đến bệnh ung thư. Bạn bắt đầu tưởng tượng những điều khủng khiếp mà ung thư gây nên. Ung thư có thể giết bạn. Ung thư có thể bắt bạn sống quăng đời còn lại trong đau đớn khôn cùng. Ung thư có thể tước lột chân giá trị và khả năng tự chăm sóc của bạn. Ung thư có thể ngăn không cho bạn làm những điều mà bạn thích.
Giận dữ: Khi bị ung thư, có thể bạn thấy giận sôi cả người vì sự bất công của căn bệnh. Có thể bạn lại trút giận lên đầu những người đang cố giúp đợ bạn - gia đình, ' bác sĩ và chuyên viên tư vấn của bạn vì họ là những người bạn dễ "xả" giận nhất. Hoàn toàn có thể hiểu được vì sao bạn giận dữ, nhưng nếu bạn để cơ giận sôi sục thêm, cơ giận có thể gây hại đến tính mạng của bạn như bản thân căn bệnh ung thư.
Lo lắng: Nếu bạn trải qua các tác dụng phụ do việc chữa trị để lại, như bất lực hay mất khả năng kiểm soát bàng quang, thì nói về chúng cũng như căn bệnh ung thư có thể khiến bạn lúng túng.
Bất lực và mất khả năng kiểm soát bàng quang cũng có thể khiến bạn thiếu tự tin. Có thể bạn xa lánh mọi người vì sợ ngượng ngùng. Điều này khó có thể vượt qua nếu bạn luôn là người tự tin.
Trống vắng: Nếu phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, có thể bạn sẽ cảm thấy một sự trống vắng khó tả, đặc biệt nếu phẫu thuật gây bất lực. Bạn cảm thấy thiếu nam tính. Có thể bạn cảm thấy như thể mình thiếu chất đàn ông, giống như phụ nữ thường cảm thấy thiếu nữ tính sau khi phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc vú.
Chữa trị ung thư tuyến tiền liệt có thể làm giâm hoặc chấm dứt sự sản xuất hormon nam, phần lớn là testosteron. Điều này có thể ảnh hưởng đến .cách bạn hồi đáp lại các sự kiện thường nhật. Thậm chí bạn còn khó có thể hứng thú với những sự kiện thường làm bạn kích động trước đó như một dự án làm việc mới hay đi chơi với bạn thân. Điều này có thể gây rắc rối cho bạn và gia đình, khiến mọi người sợ bạn hết muốn sống.
Trầm cảm: Trầm cảm rất hay gặp ở người mắc ung thư. Bạn trở nên buồn vời vợi và chán nản vì những gì đã xảy ra với bạn. Thậm chí bạn còn bi quan về tương lai của mình. Những cảm giác này có thể kéo dài chỉ trong một thời gian ngắn, chúng có thể đến rồi đi, hoặc kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Trầm cảm kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng xoay sở cuộc sống của bạn. Nó có thể đẩy nhanh sự suy sụp, làm cho bạn ngày càng khốn khổ hơn. Vì chán nản, bạn không nỗ lực đối phó với các vấn đề thường nhật của mình. Vì khi mọi việc tồi tệ hơn, chứng trầm cảm của bạn cũng trầm trọng thêm.
Một người bị trầm cảm có thể có một số, đa số, hoặc tất cả các triệu chứng sau đây:
·Buồn kéo dài
·Mất hứng thú trong hầu hết các hoạt động.
·Sao lãng trách nhiệm bản thân và sự chăm sóc bản thân.
·Dễ nổi cáu và tâm trạng bất ổn.
·Đổi sở thích ăn uống, tăng hoặc giảm trọng.
·Cảm giác không yên (bồn chồn).
·Cảm giác vô vọng hoặc bất lực.
·Rất mệt, mất sinh lực, hoặc cử động chậm chạp.
·Có cái nhìn tiêu cực về người khác và thế giới xung quanh.
·Cảm giác vô dụng và cảm giác tội lỗi vô cớ.
·Giảm tập trung, giảm chú ý và trí nhớ.
·Hay than phiền về thể chất.
·Ý nghĩ chết hoặc tự tử.
Phải điều trị chứng trầm cảm. Khi được điều trị - đa số uống thuốc chống trầm cảm - có đến 80% bệnh nhân thuyên giảm trong vòng độ vài tuần. Tuy nhiên nhiều người không chịu điều trị vì họ không nhận thấy được tình trạng của mình, hoặc vì họ không xem trầm cảm là một vấn đề nghiêm trọng. Họ nghĩ rằng có thể tự giải quyết tình trạng của mình.
Những gì bạn có thể làm
Có thể bạn không đủ sức loại bỏ những cảm giác khốn cùng. Nhưng bạn có thể tìm ra những cách tích cực để xử lý chúng để chúng không chi phối cuộc sống của bạn. Các phương pháp sau đây có thể giúp bạn đối phó với một số khó khăn của ung thư.
Chuẩn bị tinh thần: Hãy hỏi bác sĩ những điều thắc mắc và đọc các loại sách báo nói về ung thư tuyến tiền liệt những tác dụng phụ tiềm ẩn của nó. Càng ít ngạc nhiên, bạn sẽ thích nghi càng nhanh chóng.
Hãy cố duy trì thói thường: Đừng để căn bệnh ung thư hoặc các tác dụng phụ do việc điều trị gây ra chi phối công việc thường ngày của bạn. Hãy cố giữ thói thường và lối sống của bạn như trước khi biết mình bị ung thư. Hãy đi làm, đi chơi cùng con cái và cháu chắt. Bạn cần những hoạt động đem lại cảm giác có mục đích và ý nghĩa. Nhưng nên nhớ rằng để bắt đầu, có thể bạn gặp nhiều hạn chế. Bắt đầu từ từ và dần dần hình thành sức chịu đựng.
Hãy cố không ngậm đắng nuốt cay: Nên tìm nhiều trò tiêu khiển và dự kiến ít nhất một hoạt động thú vị mỗi ngày. Có thể là một sở thích như chơi gôn, hoặc đi xem phim. Hãy biến điều đó thành điều bạn thích thú và mong đợi.
Tập thể dục thật nhiều: Tập thể dục giúp loại bỏ chứng trầm cảm và là một cách giảm căng thẳng và tình trạng hay gây gổ.
Tìm cách đền bù: Nếu bạn mắc chứng mất khả năng kiểm soát bàng quang, hãy ngồi đằng sau rạp chiếu phim hay phòng họp thay vì ngồi đằng trước. Bằng cách đó, bạn sẽ ít gây chú ý hơn khi đi ngoài. Khi đi tàu bay hoặc tàu lửa, hãy ngồi gần máy đi. Mặc đồ lót hút nước nếu không biết chắc bạn sẽ ở gần phòng vệ sinh. Hãy kiêng các sản phẩm có cà phê gây lợi tiểu.
Tâm sự với bạn bè, gia đình và chuyên viên tư vấn: Bệnh ung thư quả là quá nặng để bạn có thể gánh chịu một mình. Đôi khi bộc bạch với' ai đó những cảm nghĩ và nỗi sợ hãi sâu kín nhất cũng rất có lợi. Tâm trí và thể xác không tách biệt nhau. Về mặt cảm xúc bạn càng cảm thấy dễ chịu thì về mặt thể xác bạn càng có thể đối phó với căn bệnh.
Quan hệ tình dục: Phản ứng tự nhiên của bạn đối với tình trạng bất lực là tránh mọi hoạt động tình dục. Đừng để cảm nghĩ này đánh lừa bạn. Vuốt ve và ôm ấp có thể quan trọng hơn đối với bạn và vợ. Thật ra, sự gần gũi trong những hoạt động này có thể tăng hoạt động tình dục nhiều hơn trước đó. Có nhiều cách để biểu lộ dục năng của bạn.
Tìm điều tích cực: Không phải cứ ung thư là tiêu cực. Những điều tết lành có thể xuất phát từ ung thư. Chạm trán với ung thư có thể giúp bạn phát triển về mặt xúc cảm tinh thần, nhận biết những gì thật sự quan trọng đối với bạn, giải quyết những cuộc tranh cãi kéo dài, và gần gũi với những người quan trọng đối với bạn nhiều hơn.
Tâm linh và khả năng chữa bệnh
Sự thanh thản về mặt tinh thần có thể góp phần chữa lành bệnh. Tâm linh thượng bị lẫn lộn với tôn giáo. Nhưng tâm linh không gắn liền với một niềm tin cụ thể hoặc một hình thức thờ cúng linh hồn nào đó. Tâm linh đại loại là ý nghĩa, giá trị và mục đích của cuộc sống. Tôn giáo có thể là một cách diễn giải tâm linh, không phải là cách duy nhất. Đối với một số người, tâm linh là cảm giác hòa hạp với thiên nhiên và vũ trụ. Đối với số khác thì tâm linh được biểu lộ qua âm nhạc, thuốc men và nghệ thuật.
Nhiều cuộc nghiên cứu đã nỗ lực đánh giá tác dụng của tâm linh đối với bệnh tật và sự phục hồi. Khi xem xét nhiều trong số các công trình nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Y dược Georgdrum đã thấy rằng có ít nhất 80% cuộc nghiên cứu giả định rằng niềm tin tinh thán rất có lợi đối với sức khỏe. Các nhà nghiên cứu kết luận những người tự cho mình có linh hồn có sức khỏe tốt hơn, sống lâu hơn và phục hồi nhanh hơn cũng như có ít biến chứng hơn, chịu trầm cảm và nghiện thuốc ít hơn, huyết áp thấp hơn và đối phó với bệnh nặng, kể cả ung thư, tốt hơn.
Không ai biết chính xác tâm linh tác động đến sức khỏe như thế nào. Một số chuyên gia quy tác dụng chữa bệnh cho hy vọng - người ta biết hy vọng có lợi cho hệ miễn dịch. Số khác so sánh các hoạt động và niềm tin ít chất tâm linh nhu thuốc men - thuốc làm giảm căng cơ và hạ nhịp tim. Số khác nữa quy tác dụng chữa bệnh cho sự nối kết xã hội mà tâm linh thường mang đến.
Một điểm quan trọng nên nhớ: Mặc dù tâm linh gần liền với khả năng chữa bệnh và sức khỏe tốt, nó cũng không phải là một phương thuốc. Tâm linh có thể giúp bạn sống đầy đủ, toàn vẹn hơn mặc cho các triệu chứng hoành hành bạn; nhưng không một nghiên cứu nào cho thấy rằng tâm linh có thể chữa khỏi các vấn đề sức khỏe. Tốt nhất nên xem tâm linh là một niềm tin chữa bệnh hiệu quả - như một sự bổ sung, không phải cái thay thế cho phương thuốc truyền thống.
Lấy lại sức khỏe
Mệt mỏi là một tác dụng phụ của ung thư tuyến tiền liệt và khâu chữa trị. Mệt có thể là một trở ngại khi bạn phấn đấu duy trì một lịch trình bình thường và chất lượng cuộc sống tết. Mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân.
·Stress và trầm cảm
·Khó ngủ
·Liệu pháp phẫu thuật hoặc phóng xạ .
·Những bất thường về trao đổi chất liên quan đến ung thư hoặc việc chữa trị ung thư.
·Lượng tế bào tuyến tiền liệt hồng cầu thấp (bệnh thiếu máu) do ung thư hoặc do điều trị gây nên.
Tự chăm sóc
Để giúp giảm mệt, hãy làm theo các bước sau:
Nói với bác sĩ: Đừng che dấu hay cố phớt lờ tình trạng mệt. Có thể là do nguyên nhân thể chất, như bệnh thiếu máu chẳng hạn. Có thể chữa trị được.
Nghỉ ngơi: Đừng đối chọi với tình trạng mệt mỏi. Nếu cần chợp mắt trong ngày, cứ ngủ.
Vận động hợp lý: Tập thể dục thường xuyên, đúng giờ giấc, và đừng tập quá sức. Nhưng cũng không được ngồi không và chẳng làm gì. Không vận động cũng gây mệt mỏi.
Ủy thác công việc: Có thể nhờ người khác làm những công việc bạn thường làm, chẳng hạn như cắt cỏ hay quét dọn.
Luyện kỹ thuật thư giãn: Vật lộn với những xúc cảm nặng nề lo lắng và sợ hãi có thể gây mệt thêm. Thảo luận với bác sĩ, y tá hay chuyên viên tư vấn về các kỹ thuật giảm stress và kỹ thuật nào hiệu quả nhất đối với bạn (xem "Những cách thư giãn đơn giản ở trang sau).
Cố gắng ngủ ngon giấc vào ban đêm: Sau đây là những biện pháp giúp bạn ngủ ngon giấc hơn:
·Tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Điều này giúp cơ thể hoạt động theo một chu kỳ ngủ đã thiết lập sẵn.
·Tập thói quen làm gì đó trước khi lên giường. Có thể là đọc sách, tắm nước nóng, hay thư giãn trước màn hình TV. Điều này mách bảo cơ thể rằng: gần đến giờ ngủ rồi!
·Tránh những thức ăn và thức uống có thể làm rối loạn giấc ngủ. Những thứ có chất caffein như cà phê hay sôcôla có thể gây khó ngủ. Thức uống có cồn có thể giúp ngủ dễ dàng hơn nhưng chúng cũng ngắt quãng giấc ngủ, khiến bạn không thể ngủ sâu.
·Cố gắng vận động thể chất ít nhất là 30 phút mỗi ngày, khoảng 5-6 giờ trước khi đi ngủ, và hãy năng động suốt cả ngày. Điều này giúp bạn ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm.
·Vào ban đêm, hãy đóng cửa hay tạo tiếng động nhỏ, như tiếng quạt máy, để lấn át tiếng ồn khác. Giữ nhiệt độ phòng ngủ thích hợp và uống ít nước trước khi ngủ để không phải thức dậy giữa chừng để đi tiểu
Những cách thư giãn đơn giản
Thư giãn giúp giảm stress - stress có thể làm bạn khó tập trung, khó ngủ hay phục hồi sức khỏe. Có nhiều cách thư giãn. Sau đây là những cách thư giãn mà bạn có thể áp dụng:
Thở sâu: Thở bụng (cơ hoành) giúp thư giãn tốt hơn thở ngực. Thở bụng còn giúp trao đổi khí tốt hơn, cho bạn sinh lực nhiều hơn. Để luyện thở sâu:
1.Ngồi thoải mái, bàn chân đặt trên nền nhà.
2. Thả lỏng quần áo quanh bụng và thắt lưng.
3. Đặt hai tay trên đùi hoặc thả dọc hai bên.
4. Nhắm mắt (nếu điều đó giúp bạn thư giãn tốt hơn.
5. Hít Chậm rãi qua mũi trong khi đếm từ 1 đến 4. Để bụng giãn ra khi hít vào.
6. Ngừng một giây, sau đó thở ra bằng miệng với tốc độ bình thường.
7. Lặp lại cho đến khi thấy dễ chịu hơn.
Thư giãn cơ tiếp diễn: Phương pháp này yêu cầu thư giãn một loạt cơ một lúc. Trước hết, căng một nhóm cơ chẳng hạn như cơ tay hoặc chân, bằng cách gồng cơ và sau đó từ từ thư giãn cơ. Tập trung vào động tác để độ căng đi vào mỗi cơ. Sau đó chuyển sang nhóm cơ tiếp theo.
Lặp từ: Chọn một từ hay cụm từ và lặp đi lặp lại từ hay cụm từ đó liên tục. Trong khi lặp lại, cố gắng thở sâu và chậm đồng thời nghĩ về điều gì đó cho bạn cảm giác dễ chịu.
Tưởng tượng: Nằm im và tưởng tượng bạn đang ở trong một nơi yên ả dễ chịu. Thưởng thức cảnh tượng đó bảng mọi giác quan, như thể bạn đang ở đó thật sự .Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn đang nắm trên bãi biển. Hình dung ra bầu trời xanh rất đẹp, ngủi mùi nước biển, nghe sóng vỗ và cảm nhận làn gió ấm áp trên da. Những thông tin mà bộ não nhận được giúp bạn bình tâm và thư giãn.
Ăn đầy đủ tăng cường sức khỏe
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cung cấp nhiên liệu giúp cơ thể duy trì sức mạnh và vận hành tết. Đó là lý đo tại sao chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc biệt quan trọng nếu bạn mắc phải ung thư. Nếu ăn không đủ chất hay thức ăn không hợp lý, cơ thể sẽ phải dùng lượng dinh dưỡng dự trữ. Điều này làm suy yếu hệ miễn dịch - một mối đe dọa chính đối với người mắc bệnh ung thư: Hơn nữa, ăn càng đầy đủ, bạn càng có thể chịu đựng liệu pháp chữa trị "nặng đô" như liệu pháp phóng xạ, tăng cơ may diệt được ung thư.
Khi mắc ung thư, những gì bạn nên ăn và ăn thường xuyên như thế nào khác với khi bạn khỏe mạnh. Thông thường, nên ăn nhiều hoa quả, rau, ngũ cốc và giảm lượng chất béo, đường và muối trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên, đối với người mắc ung thư, chế độ dinh dưỡng hợp lý là ăn nhiều thức ăn có hàm lượng calori cao để tăng cường sức mạnh và năng lượng, ăn nhiều thức ăn giàu đạm. Đạm (protein) giúp phục hồi các mô trong cơ thể.
Tăng calori và đạm
Để bổ sung lượng calori và đạm vào khẩu phần ăn:
Tăng lượng các sản phẩm từ sữa: Sữa, kem, phó mát và trứng là nguồn calori và đạm rất tốt.
Ăn nhiều bơ đậu phụng: Quết bơ lên bánh mì, táo, hoặc chuối, bánh qui hoặc cần tây. Bơ đậu phụng rất giàu calori và đạm.
Chọn thịt chiên hoặc thịt rán: Thịt bò, thịt gà và cá được chế biến nhiều calori hơn. Thịt cũng là nguồn đạm đồi dào.
Bổ sung kem có hàm lượng calori cao: Cho thật nhiều đường đỏ (đường đen), mật ong hoặc kem vào cơm nóng bánh mì nóng. Bổ sung kem lạnh hoặc kem đánh vào bánh nước, bánh ngọt, gelatin hay pudding. Cho thật nhiều đường và kem vào trái cây.
Uống thức uống có hàm lượng calori cao: Các loại thức uống giàu calori là sữa, nước trái cây, nước chanh, nước uống vị trái cây, mạch nha, và nước ngọt. Nước lọc, cà phê đen và trà không có calori.
Dự trữ các loại thức uống dinh dưỡng: Các sản phẩm này (ở dạng bột hoặc lỏng) được bán dưới nhiều thương nhãn như Ensure, Sustacal, Boost và Carnation Instant Breakfast. Các thức uống này có hàm lượng calorie và đạm cao và có chứa các vitamin, khoáng chất bổ sung.
Thức uống dinh dưỡng có thể được dùng thay thức ăn nếu bạn không thích ăn. Bạn cũng có thể uống các loại thức uống này giữa các bữa ăn để cải thiện khẩu phần ăn và cho bạn năng lượng phụ thêm, đạm và các chất dinh dưỡng khác. Vì các loại thức uống này không cần làm lạnh nên bạn có thể mang theo bên mình và sử dụng bất cứ lúc nào thấy đói hoặc khát. Cũng có thể làm lạnh chúng.
Một số người khó uống các loại thức uống dinh dưỡng vì họ không thích hương vị và thành phần của chúng. Nếu bạn cũng thấy vậy, hãy thử công thức đơn giản này và xem thử nó có cải thiện sức hấp dẫn không. Trộn một hộp thức uống lỏng với một ít trái cây hoặc một muỗng kem. Xay hỗn hợp này trong một máy xay và dùng với nước đá.
Nếu bạn không chắc thức uống dinh dưỡng cho bạn lợi ích gì, hãy tham vấn bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Kích thích sự ngon miệng
Tình trạng mất ngon miệng hay xảy ra khi bạn ốm hoặc đang phục hồi sau khi bệnh.
Thế các loại thuốc dinh dưỡng thì sao?
Có nên uống thuốc viên vitamin, khoáng chất hay thảo dược không? Thuốc có giúp trị bệnh ung thư không? Câu trả lời cho cả hai câu hỏi thường là không.
Những người ăn đủ chất trong khi điều trị bệnh ung thư có khả năng đối phó với căn bệnh và tác dụng phụ của việc chữa trị tốt hơn. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy bổ sung vitamin, khoáng chất hay dược thảo có thể chữa khỏi ung thư hay giúp bạn chịu đựng việc chữa trị tốt hơn.
Viện ung thư Quốc gia (Hoa Kỳ) khuyên bạn nên dùng các loại thức ăn, thức uống giàu vitamin, khoáng chất và các chát dinh dưỡng khác, chú không bổ sung các chất đó bằng thuốc viên. Quá nhiều vitamin hay khoáng chất cũng nguy hiểm như quá ít. Dùng vitamin, khoáng chất và dược thảo quá liều có thể cản trở việc chữa trị ung thư, và làm giảm hiệu quả. Không nên dùng bất cứ nguồn bổ sung nào khi chưa tham vấn bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Buồn nôn, ói mửa, trầm cảm và mệt mỏi thường đi kèm với việc chữa trị ung thư có thể làm cho thức ăn không hấp dẫn. Để cải thiện sự ăn uống và kích thích sự ngon miệng:
Ăn bất cứ khi nào thấy đói: Có thể bạn quen ăn 3 lần một ngày. Nhưng khi đang chống chọi với ung thư, bạn không thể tự giới hạn theo lịch trình khắt khe này. Nếu vỉ giác có vấn đề và ăn không thấy ngon miệng, thì ăn ít nhưng nhiều lần trong ngày có thể tết hơn cho bạn. Cứ khoảng một giờ ăn một ít thức ăn hay uống vài ngụm thức uống dinh dưỡng cũng rất có lợi. Thông .thường, không nên ăn vào giờ ngủ. Nhưng nếu bạn có thể ăn thứ gì đó trước khi đi ngủ thì cứ việc ăn.
Chuẩn bị và ướp lạnh sẵn thức ăn: Điều này cho phép bạn có gì đó để ăn vào những ngày bạn không thích nấu ăn.
Chọn các loại thực phẩm thơm ngon: Việc chữa trị ung thư có thể thay đổi vị giác và khứu giác của bạn. Nếu thịt bò, lợn không hấp dẫn bạn, hãy thử dùng các nguồn đạm khác: thịt gà, cá, các sản phẩm sữa.
Phần lớn những người mắc bệnh ung thư thấy các món xúp và những loại thực phẩm mềm dễ ăn và dễ tiêu hóa nhất. Hãy thử dùng các món ăn ít gia vị làm từ các sản phẩm sữa, trứng, thịt gia cầm và mì. Các món ăn này thường rất tốt cho cơ thể.
Thử dùng các loại thực phẩm mới: Có thể một số loại thức ăn mà bạn thường thích bây giờ không "quyến rũ" được bạn nữa. Và những loại thức ăn mà bạn thường không thích bây giờ có thể hấp dẫn hơn.
Đừng ép mình phải ăn các loại thực phẩm ưa thích: Đặc biệt là khi bạn buồn nôn, hãy tránh những loại thức ăn mà bạn thích nhất. Cố ăn những thức ăn đó có thể làm cho bạn ghét chúng mãi mãi, và có thể bạn sẽ liên tưởng chúng với những tác dụng phụ khó chịu. Hãy để dành những thức ăn ưa thích cho đến khi bạn thấy khỏe hơn.
Tăng cường hương vị: Có thể bạn thấy thức ăn nhạt nhẽo. Hãy dùng thêm một ít gia vị. Bạn cũng có thể thử tẩm thịt với nước trái cây hay rượu vang ngọt hoặc nước xốt.
Uống ít lại khi ăn: Nước giải khát rất quan trọng. Bạn nên uống 6-8 ly mỗi ngày. Nhưng nên hạn chế thức uống khi ăn vì chúng có thể làm cho bạn nhanh có cảm giác no. Hãy để dành cho cuối bữa ăn.
Thay đổi không khí: ăn uống trong một bối cảnh khác có thể kích thích sự ngon miệng. Mời bạn cùng ăn, chơi nhạc, đốt nến, hay xem phim hoặc một chương trình truyền hình yêu thích... khi ăn.
Nếu vẫn khó ăn một vài tuần sau khi chữa trị, hãy xin bác sĩ vài lời khuyên. Chuyên gia dinh dưỡng chuyên giúp đỡ bệnh nhân ung thư có thể đưa ra một chế độ ăn uống phù hợp với khẩu vị của bạn và đầy đủ dinh dưỡng.
Trở lại làm việc
Mắc bệnh ung thư không có nghĩa là nghề nghiệp của bạn bị lụi tàn hay bạn sẽ không bao giờ đi làm được nữa. Thật ra, 8/10 bệnh nhân ung thư trở lại làm việc như thường. Và các cuộc nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân ung thư cũng làm việc có hiệu quả như người khác.
Nghề nghiệp là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn, cung cấp thu nhập, niềm vui và cảm giác đóng góp cho cộng đồng. Công việc còn có thể trở thành một liệu pháp phục hồi và nâng cao sức khỏe, nhất là khi bạn được đối xử như một thành viên quan trọng trong nhóm. Nhiều người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhận thấy trở lại làm việc giúp họ lấy lại cảm giác bình thường trong cuộc sống.
Lúc đầu có thể bạn cần điều chỉnh để thích nghi. Nhưng dần dần bạn sẽ lập lại lịch trình và hoạt động bình thường. Trước khi trở lại làm việc:
·Thảo luận với bác sĩ nên làm việc nhiều cỡ nào. Tốt nhất nên giảm lịch trình làm việc.
·Thảo luận với giám sát viên về điều chỉnh giờ giấc hoặc nhiệm vụ của bạn khi mới trở lại làm việc
·Xem xét cách bạn trả lời với đồng nghiệp khi họ hỏi về bệnh ung thư của bạn. Tập nói trước có thể làm cho một cuộc trao đổi thoải mái, dễ chịu hơn.
Khắc phục tình trạng buồn nôn và tiêu chảy
Phóng xạ, thuốc men và sự lo lắng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và tiêu chảy. Sau đây là những biện pháp thiết thực giúp bạn kiểm soát những tình trạng này:
Buồn nôn
·Dự trữ các loại thực phẩm mềm như: sô đa không ga, xúp và bánh quy.
·Ăn thức ăn khô như bánh mì nướng, bánh quy mặn ngay sau khi thức dậy.
·Tránh các loại thức ăn cay, béo, nhiều gia vị và bốc mùi vị mạnh.
·Sau khi ăn xong, hãy ngồi khoảng 10-20 phút để thức ăn đi xuống.
Tiêu chảy
·Uống nhiều thức uống không ga.
·Ăn ít nhưng ăn nhiều lần trong ngày thay vì ăn ba bữa "đậm".
·Dùng thức ăn và thức uống có chứa kali và natri, hai khoáng chất quan trọng thường mất nhiều khi tiêu chảy. Loại thức uống giàu natri là nước hầm thịt cá. Các loại thức ăn và nước giải khát giàu kali là chuối, đào, mơ và khoai tây. Các loại nước uống tăng lực có hàm lượng kali và natri cao.
·Kiêng các loại thức ăn béo, thức ăn có da hay hạt, và rau tạo hơi như bông cải, cải bắp (sú} và súp lơ
·Nên dùng các loại thực phẩm: sữa chua, phó mát, cơm, mì, ngũ cốc, bơ đậu phụng, bánh mì, thịt gà không da và thịt bò.
Chú ý : Thỉnh thoảng phóng xạ hay các liệu pháp chữa trị ung thư khác có thề làm tổn hại ruột và gây tình trạng không dung nạp lactose, cơ thể không thể hấp thụ lactose. Các triệu chứng tình trạng không dung nạp lactose là tiêu chảy, ợ hơi và đau dạ dày - các triệu chứng này xảy ra sau khi ăn thức ăn có chứa lactose. Nếu bạn cho rằng tiêu chảy có liên quan đền tình trạng không dung nạp lactose, chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp đưa ra chế độ dinh dưỡng giàu calori nhưng ít lactose.
Giao tiếp với gia đình và bạn bè
Ung thư thường làm người ta khó giao tiếp. Có thể các thành viên trong gia đình thấy khó giải quyết vấn đề với căn bệnh của bạn, do đó họ không thể nói với bạn về những vấn đề quan trọng. Còn những người bạn có thiện chí - không biết phải nói gì, làm gì và cũng không muốn làm bạn buồn bực - tránh đề cập đến sức khỏe của bạn. Thậm chí, có thể họ ít gần gũi bạn hơn.
Sau đây là một số cách làm cho gia đình và bạn bè dễ giúp đỡ bạn hơn.
Chấp nhận "lịch trình tình cảm" của những người thân: Có thể bạn muốn nói chuyện về các vấn đề quan trọng liên quan đến bệnh tật của mình trước khi một số thành viên trong gia đình và bạn bè sẵn sàng. Hãy hiểu cách giao tiếp phi ngôn ngữ của họ, chẳng hạn như họ ra hiệu bằng mắt. Nếu họ chưa sẵn sàng nói, hãy cho họ thêm chút thời giờ nữa.
Ngược lại, nếu họ đã sẵn sàng nói trước khi bạn sẵn sàng, hãy trì hoãn cuộc thảo luận để không làm tổn thương tình cảm. Ví dụ, bạn có thể nói: "Tôi (bố, anh...) biết các bạn (con, em...) quan tâm về việc này, và chúng ta cần quyết định. Nhưng tôi (bố, anh...) chưa sẵn sàng nói về việc này. Tôi (bố, anh...) cần thêm thời gian".
Không phải mọi gia đình đều cởi mở và sẵn sàng chia sẻ Có thể bạn hay một thành viên trong gia đình rất kín đáo và thấy khó thổ lộ cảm xúc. Đôi lúc lại dễ tâm sự với người ngoài hơn - như chuyên viên tư vấn hay người đã từng mắc ung thư.
Gọi điện hoặc thăm viếng gia đình và bạn bè: Có thể bạn thấy cần đi đây đó để giải tỏa nỗi buồn. Và khi có bạn bè và người thân bên mình, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn. Nhưng hãy cố nhớ đến những người đã mắc bệnh và bạn đã khó nghĩ đến những gì phải nói hoặc làm gì để giúp đỡ họ.
Hãy nghĩ cách làm cho gia đình và bạn bè cảm thấy dễ chịu. Hỏi một người bạn bận rộn anh ta đang làm gì. Đối với những người bạn có nhiều vấn đề, hãy hỏi mọi việc tiến triển ra sao.
Chấp nhận sự giúp đỡ của người khác, và đừng ngại nhờ giúp đỡ: Có những lúc cần phải hợp sức với nhau. Chống chọi với ung thư là một trong những lúc như vậy. Một mình khó lòng chống cự nổi căn bệnh quái ác này. Nhiều lúc gia đình và bạn bè đang chờ "thời cơ" để giúp đỡ bạn. Khi họ nói: "Hãy cho tôi (con, em...) biết tôi (con, em...) có thể giúp gì được bạn (bố, anh...)", hãy cho họ cơ hội giúp đỡ.bạn. Đa phần bạn bè và người thân rất biết ơn khi có cơ hội cho bạn thấy rằng họ quan tâm đến bạn. Thường thì những gì họ cần là bạn nhờ họ làm chuyện lặt vặt.
Tổ chức cuộc sống
Mọi người thường phản ứng khi biết mình mắc phải ung thư là tổ chức lại cuộc sống. Có thể bạn cảm thấy cần xem xét lại các chinh sách bảo hiểm, "c ập nhật" bản di chúc, quét dọn gác xép và bỏ những gì không cần nữa.
Điều này có thể hiểu được. Ung thư làm cho bạn nghĩ về cuộc sống - điều gì thật sự quan trọng, điều gì bạn muốn đạt được, vả nếu như bạn chết, bạn có thể làm gì cho gia đình. Sắp đặt cho tương lai là điều tốt. Điều đó có thể tránh sự gian khổ và bất đồng trong gia đình sau này. Nhưng nên nhớ rằng gia đình có thể lo ngại khi thấy bạn làm những việc đó. Có thể họ cảm thấy bạn đã mất hết hy vọng và đang đầu hàng. Dành ra vài phút nói chuyện với các thành viên trong gia đình về những gì bạn sẽ làm và tại sao làm như vậy có thể giúp gạt bỏ những lo lắng của họ. Nếu bạn trao lại quà lưu niệm, các thành viên trong gia đình sẽ sẵn sàng nhận lấy hơn.
Tham gia nhóm hỗ trợ
Không phải ai cũng cần nhiều sự trợ giúp. Có gia đình và bạn bè cổ thể là tất cả sự trợ giúp mà bạn cần. Nhưng có người thấy có người ngoài giúp đỡ thì tốt hơn.
Thông thường, các nhóm hỗ trợ rơi vào hai loại chính: nhóm hỗ trợ do các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nhu nhà tâm lý học hay y tá hướng dẫn; và nhóm do các thành viên trong nhóm hướng dẫn. Một số nhóm hỗ trợ mang tính chất giáo dục và có tổ chức, có thể là các cuộc thảo luận về những liệu pháp mới. Số khác thiên về hỗ trợ tình cảm và những hoạt động chung. Một số thì tập trung vào một dạng ung thư, chẳng hạn ung thư tuyến tiền liệt. Một số khác thì bao gồm mọi dạng ung thư.
Thêm. vào đó, ngày nay Internet cũng đưa ra những nhóm hỗ trợ, trong đó bạn có thể đàm thoại với người khác và nhận được những cập nhật về các liệu pháp chữa trị ung thư mới nhất qua máy tính. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với độ đáng tin cậy của thông tin bạn tìm thấy trên Internet. Mặc dù chúng có thể là những lời khuyên thiết thực tuyệt vời, nhưng bạn có thể gặp phải những thông tin thiếu- chính xác. Có khi còn có hại. Hãy tránh bất cứ nhóm hỗ trợ nào hứa hẹn một phương thuốc chữa bệnh ung thư hay cho rằng các nhóm hỗ trợ là một phương thuốc hoặc là một liệu pháp chữa trị thay thế. Thay vào đó, hãy tìm những nhóm gắn liền với các tổ chức có tiếng, hoặc được sở hữu bởi một chuyên gia y tế.
Dù cho nhóm được thành lập như thế nào, thì mục đích vẫn như nhau: Giúp người đối phó và sống khỏe mạnh với ung thư.
Các nhóm hỗ trợ giúp gì
Lợi ích của các nhóm hỗ trợ bao gồm:
Cảm giác không thừa thãi: Có một mối liên kết đặc biệt giữa những người mà cuộc sống bị rối loạn bởi cùng một vấn đề. Bạn chia sẻ cảm giác tình đồng chí. Một khi cảm nhận được cách người khác chấp nhận mình, bạn bắt đầu cảm thấy tự chấp nhận với chính mình hơn.
Những người hiểu được bạn đang chịu đựng những gì: Gia đình bạn bè và bác sĩ có thể thông cảm với bạn, nhưng họ chưa trải qua những gì bạn đã trải qua.
Những người mắc phải ung thư cùng chia sẻ nhiều điều.
Các thành viên nhóm hỗ trợ rất hiểu những gì bạn đang cảm nhận và chịu đựng. Vì thế, bạn cảm thấy tự do hơn khi bộc lộ những cảm nghĩ của mình mà không sợ làm tổn thương cảm nghĩ của ai đó, hay bị hiểu lầm.
Trao đổi lời khuyên: Có thể bạn hoài nghi lời khuyên của những người bạn thiện chí, vì họ chưa từng chịu đựng ung thư: Nhưng khi những người từng trải nói, bạn biết rằng họ đang nói với sự từng trải củạ mình. Họ có thể mách bạn các kỹ thuật đối phó đã thực . hiện những điều kỳ diệu đối với họ và những kỹ thuật không giúp ích được gì.
Cơ hội kết bạn:. Những người bạn mới có thể mang niềm vui vào cuộc đời bạn cũng như những hỗ trợ thiết thực; lắng nghe khi bạn cần nói, đi chơi thư giãn với bạn, và cùng tập thể dục với bạn.
Nhóm hỗ trợ hợp với bạn?
Nếu trả lời "Vâng/Có/Đúng" với phần lớn những câu hỏi sau, việc tham gia một nhóm hỗ trợ ung thư có thể là một bước tích cực đối với bạn:
·Bạn có thấy dễ chịu khi chia sẻ cảm nghĩ của mình với người khác có cảnh ngộ tương tự?
·Bạn thích nghe người khác nói về những gì họ đã trải qua.
·Bạn có thể rút kết kinh nghiệm từ những lời khuyên của người đã trải qua việc chữa trị ung thư?
·Bạn có thích tham gia nhóm?
·Bạn có những thông tin hay gợi ý hữu ích để chia sẻ với người khác?
·Giúp đỡ người mắc bệnh ung thư cho bạn sự toại nguyện?
·Bạn cảm thấy thoải mái giữa những người có cách giải quyết ung thư khác nhau?
·Bạn thích họ hỏi nhiều hơn về các vấn đề ung thư?
Khi nhóm hỗ trợ không hợp với bạn
Không phải ai cũng hợp với các nhóm hỗ trợ. Để rút kết kinh nghiệm từ một bối cảnh nhóm nào đó, bạn cần phải cảm thấy các cuộc gặp gỡ thú vị và hữu ích. Nếu thấy không tiện ích, hãy tin vào chính mình và thôi tham gia các cuộc gặp gỡ đó.
Thêm vào đó, không phải mọi nhóm hỗ trợ đều hữu ích. Bạn muốn ở trong một nhóm mà tâm trạng lạc quan và thông tin tích cực. Một số nhóm không được theo dõi cẩn thận có thể trở thành rơi trút bỏ và chia sẻ những tình cảm tiêu cực. Điều này có thể khiến bạn trầm cảm và làm cho bạn chán nản thêm.
Bất tiện lớn của các nhóm hỗ trợ trên Internet là bạn không biết ai đang đàm thoại với mình qua máy tính và liệu bạn có tin những gì bạn đọc được hay không.
Đối phó với sự sống sót
Từ trước đến nay, người còn sống sau khi mắc bệnh ung thư là người không cho thấy bệnh hoành hành 5 năm sau khi điều trị xong. Mặc cho đã chiến thắng trong trận đấu, nhưng sự sống sót có thể mang đến những thách thức về mặt cảm xúc khác.
Trong quá trình điều trị và phục hồi, những mối quan hệ với gia đình và bạn bè có thể tập trung vào căn bệnh của bạn. Học được cách tập trung các mối quan hệ đó vào những vấn đề khác cùng với một tương lai phía trước có thể dẫn đến lối suy nghĩ khác. Lấy lại vị trí của bạn trong gia đình và giữa bạn bè lúc đầu có thể là một điều khó khăn. Hãy cho người khác biết bạn cảm thấy ra sao và cởi mở nhận xét những nỗi lo và những điều thắc mắc của họ.
Những điều sỉ nhục gắn liền với ung thư vẫn còn tồn tại Ví dụ, có thể bạn phải nhắc bạn bè và đồng nghiệp rằng ung thư không lây lan, và rằng nghiên cứu cho thấy những người sống sót sau khi mắc phải bệnh ung thư cũng làm việc có hiệu quả như người không bị bệnh ung thư.
Còn có những vấn đề tài chính, như bảo hiểm chẳng hạn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc mua hoặc nhận bảo hiểm, hãy xác minh thử thành phố bạn đang sinh sống có cung cấp bảo hiểm y tế cho người khó bảo hiểm không. Xem xét các lựa chọn bảo hiểm thông qua các tổ chức.
Cuộc sống sau khi ung thư đôi lúc phải vứt bỏ những hoài nghi và nỗi lo sợ cũ, và đối mặt những thách thức mới. Nhưng khi bạn đã thích ứng với những thay đổi này, chắc chắn bạn sẽ có được cảm giác hồi phục và kiểm soát.
Tìm nhóm hỗ trợ
Bạn chọn nhóm hỗ trợ nào phần lớn tùy thuộc vào những gì khả dụng trong lĩnh vực của bạn. Để tìm một nhóm.
·Nhờ bác sĩ: y tá, hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác giúp đỡ.
·Xem danh bạ điện thoại và báo chí để tìm danh sách các tài nguyên hổ trợ.
·Liên hệ các trung tâm cộng đồng, thư viện, và tổ chức tôn giáo.
·Hỏi những người đang hoặc đã từng mắc bệnh ung thư.
Hầu hết các nhóm hỗ trợ đều không thu tiền, thu quyên góp tự nguyện, hoặc tính tiền lệ phí rất khiêm tốn để trang trải chi phí.
Trả lời câu hỏi
Hỏi: Sau mấy tháng chữa trị, nếu xét nghiệm PSA cho thấy mức PSA tăng thì sao? Có phải là ung thư tái phát?
Trả lời: Có thể. Số đo mức PSA sau khi cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để có thể cho thấy các mô tuyến tiền liệt vẫn còn. Mô này có thể là mô ung thư. Nếu tuyến tiền liệt vẫn còn, mức PSA tăng cho thấy ung thư đang phát triển.
Hỏi: Sau khi phẫu thuật, phải mất bao lâu mới có thể tập thể dục và tham gia các sự kiện thể thao lại?
Trá lời: Tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài 3-6 tháng sau khi phẫu thuật. Khả năng tham gia còn tùy thuộc vào sự kiện thể thao và tình trạng của bạn trước phẫu thuật. Một khi vết mổ đã lành, có thể đi bộ nếu ông thích. Từ 3-6 tháng bạn có thể chạy bộ, chơi golf, bơi lội hoặc chơi quần vợt ở mức độ giải trí. Tuy nhiên, có thể mất nhiều tháng bạn mới có thể đi xe đạp hoặc cưỡi ngựa. Yên xe đạp hay yên ngựa ép lên chậu dưới, chỗ phẫu thuật.
Hỏi: Di chúc sống là gì?
Trả lời: Di chúc sống còn được xem là một chỉ thị trước thời hạn. Đó là một tài liệu pháp lý nói lên ước muốn của bạn về việc chăm sóc y tế trong trường hợp bệnh giai đoạn cuối. Ví dụ, di chúc sống nói rõ bạn muốn được đặt trên một thiết bị thở (máy thông khí) hoặc nhận ống cho ăn. Nếu bạn chuẩn bị di chúc sống, những người chịu trách nhiệm chăm sóc bạn như bác sĩ và gia đình cần phải nhận bản sao.
Hỏi: Nỗi sợ ung thư tái phát không còn nữa?
Trả lời: Một số người được chữa trị thành công có thể bỏ qua nỗi sợ này. Những người khác thì không. Nhưng ở đa số trường hợp, nỗi sợ này mất dần khi năm tháng trôi qua. Không ai mong muốn bạn quên rằng bạn đã từng mắc ung thư. Nhưng những nỗi sợ của bạn sẽ vơi dần khi bạn để tâm trí vào thời gian và những việc khác.
Phần 4: Sức khỏe tuyến tiền liệt
Chương 11:Bạn có thể ngăn ngừa bệnh rối loạn tuyến tiền liệt
Mặc dù phổ biến, song các vấn đề về tuyến tiền liệt không phải không thể tránh khỏi. Đúng vậy, chẳng có gì đảm bảo bạn sẽ không bị rối loạn tuyến tiền liệt. Nhưng có những điều bạn có thể thực hiện để hạn chế nguy cơ, hoặc giảm tốc độ phát triển của bệnh. Ba bước quan trọng nhất để duy trì sức khỏe tuyến tiền liệt - và sức khỏe nói chung - là ăn uống đầy đủ, thường xuyên vận động thể chất và khám bác sĩ đều đặn.
Ăn nhiều chất có khả năng chống ung thư
Thức ăn và thức uống có thể giảm thiểu nguy cơ rối loạn tuyến tiền liệt, đặc biệt là ung thư. Các nhà nghiên cứu cho biết một số sản phẩm có nguồn gốc thực vật tỏ ra có lợi trong việc ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Không nhất thiết bạn phải ăn những loại thực phẩm này hàng ngày, nhưng nên thường xuyên ăn các sản phẩm này.
Cà chua
Cà chua có chứa chất lycopen, chất này làm cho cà chua có màu đỏ. Người ta tin rằng lycopen là chất chống oxy hóa mạnh, chất bảo vệ các tế bào khỏi tác dụng của các gốc tự do, phân tử độc có thể làm tổn hại tế bào.
Một cuộc nghiên cứu kéo dài 5 năm ở 48.000 người (đàn ông) cho thấy những người ăn 10 suất ăn làm từ cà chua một tuần có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp nhất. Nguy cơ của họ chỉ bằng 1/3 những người ăn ít hơn hai suất một tuần.
Lycopen có trong các sản phẩm cà chua nấu chín - xúp, nước sốt - có khả năng chống ung thư tết hơn lycopen trong các sản phẩm tươi sống như cà chua tươi hoặc nước cốt cà chua. Lý do có thể là cơ thể dễ hấp thụ lycopen từ cà chua hơn sau khi chúng được nấu chín.
Các công trình nghiên cứu khác giả định rằng lycopen giảm nguy cơ ung thư kết tràng, trực tràng, vú, phổi và dạ dày cũng như đau tim. Dưa hấu và bưởi đỏ ruột cũng có chứa những lượng nhỏ lycopen.
Đậu nành (đậu tương)
Một số hợp chất trong đậu nành (isoflavones) tỏ ra kích thích cơ thể tổng hợp protein (globulin) kiểm soát các hormon giới tính testosterone và estrogen. Khi được kiểm soát, các hormon này giảm tác dụng. Vì ung thư tuyến tiền liệt "ăn hết" testosteron, các nhà nghiên cứu giả định rằng hormon này càng có ít tác dụng, nguy cơ ung thư nảy sinh và phát triển càng thấp.
Ở châu Á, nơi mà đậu nành là thức ăn chính, một số dạng ung thư - kể cả ung thư vú, ung thư tuyến tiền hệt - ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, không ai biết chắc đậu nành hay các loại thức ăn khác hay lối sống của người châu á làm giảm nguy cơ ung thư. Có thể mức độ ung thư tuyến tiền liệt ở đây thấp liên quan đến các nhân tố khác.
Bên cạnh kiểm soát ung thư, còn có bằng chứng cho thấy đậu nành giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính (BPH). Đậu nành còn giúp hạ mức cholesterol.
Trà (chè) xanh
Trà có chứa một chất gọi là EGCG tương tự như các chất tìm . thấy trong rau và rượu vang đỏ . Giống như các chất chống ung thư khác, EGCG tỏ ra ức chế hoạt tính enzym cần thiết cho sự phát triển của ung thư. Các nhà nghiên cứu tại bệnh viện Mayo nhận thấy thậm chí chỉ. một lượng ít EGCG - 3 chén trà xanh - cũng đủ ức chế sự phát triển của ung thư. Lượng EGCG nhiều hơn có thể tiêu diệt các tế bào ung thư trong ống nghiệm.
Cần phải thí nghiệm nhiều hơn nữa các nhà nghiên cứu mới có thể đề nghị bạn uống 3 tách trà xanh mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu tại bệnh viện Mayo đang nghiên cứu tác dụng của trà xanh đối với ung thư vú cũng như ung thư tuyến tiền liệt.
Các loại rau bọ Cruciferae
Các loại rau Cruciferae
thuộc họ bắp cải và mù tạc, bao gồm bông cải, cải bắp, cải
Tỏi
Ở những vùng mà người ta ăn rất nhiều tỏi thì có ít ung thư tuyến tiền liệt riêng và ung thư nói chung. Giả thuyết là hợp chất lưu huỳnh trong tỏi tăng cường chức năng miễn dịch, giúp chống chọi bệnh tật tết hơn. Lưu huỳnh còn có thể làm giảm tốc độ lan rộng của các tế bào ung thư và tăng sự sản xuất các enzym giúp loại bỏ những chất gây ung thư. Dùng tỏi tươi để tăng hương vị thịt, hoặc thêm tỏi vào nước xốt rau là những cách dễ dàng để ăn tỏi nhiều hơn.
Vitamin và khoáng chất
Nhiều nghiên cứu về vai trò của vitamin và khoáng chất trong việc ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt không đi đến kết luận rõ ràng. Vài công trình nghiên cứu đã kiểm tra xem thử vitamin C,D,E và khoáng chất selen (selenium) có giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt hay không. Selen, một nguyên tố vi lượng tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, tăng cường tác dụng chống ôxy hóa của vitamin E. Một số nghiên cứu giả định rằng các dưỡng chất này có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu khác cho thấy chúng không có lợi. Những công trình nghiên cứu hiện tại sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn về vai trò của một số vitamin và khoáng chất trong việc giữ cho tuyến tiền liệt khỏe mạnh.
Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm hiểu tác dụng của kẽm đối với sức khỏe của tuyến tiền liệt. Kẽm có rất nhiều trong thịt gia súc, hải sản, thịt gia cám, và ngũ cốc Tuyến tiền liệt chứa nhiều kẽm hơn các cơ quan khác, và nghiên cứu giả định rằng quá ít kẽm có thể góp phần gây rối loạn tuyến tiền liệt. ở một sổ người, bổ sung kẽm hằng ngày có thể thu nhỏ tuyến tiền liệt và giảm triệu chứng BPH. Kẽm còn có thể giảm tình trạng viêm nhiễm gắn liền với viêm tuyến tiền liệt mãn tính. Tuy nhiên, vẫn chưa ai biết bao nhiêu kẽm là hợp lý, và ở người nào chất khoáng này có lợi nhất.
Nếu bạn tin rằng chế độ ăn uống không cung cấp mọi dưỡng chất cần thiết, chắc chắn sẽ không có hại khi uống bổ sung khoáng chất và vitamin. Tuy nhiên, đa số bác sĩ không đề nghị uống các thuốc bổ đơn chất chỉ vì mục đích giảm nguy cơ rối loạn tuyến tiền liệt. Vẫn chưa biết đầy đủ về vai trò của vitamin và khoáng chất trong việc ngăn ngừa bệnh, hay nên dùng chúng với liều lượng nào. Vitamin và khoáng chất liều cao có thể độc.
Nếu bạn thắc mắc về cách sử dụng thuốc bổ vitamin và khoáng chất, hãy thảo luận với bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng.
Kiêng chất béo
Vài công trình nghiên cứu giả định rằng có một mối liên kết chặt chẽ giữa chế độ ăn giàu chất béo và sự phát triển của ung thư tuyến' tiền liệt. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu tại Đại học Harward đã so sánh chế độ dinh dưỡng của khoảng 50.000 người. Họ thấy rằng những người ăn nhiều chất béo nhất có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 80% so với người ăn ít chất béo. Những người ăn nhiều thịt gia súc cũng có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn những người ăn cá và thịt gia cầm.
Một giả thuyết là mỡ đẩy mạnh ung thư bằng cách kích thích sự phân chia tế bào không bình thường. Thêm vào đó một số loại mỡ dễ bị oxy hóa bởi các gốc tự do.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn liệu có phải mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng giàu chất béo và sự phát triển của ung thư là do tổng lượng mỡ trong chế độ ăn uống của bạn hay do một loại mỡ cụ thể nào đó. Cũng khó mà phân biệt tác dụng của mỡ và tác dụng của calo. Các loại thực phẩm giàu chất béo thường có hàm lượng calo cao.
Cho đến khi có được câu trả lời, thì thông điệp cơ bản là: càng ít chất béo và càng ít calo càng tốt.
Ăn nhiều ngũ cốc và rau quả
Cách tốt nhất để giảm lượng chất béo và calo trong khẩu phần ăn là ăn nhiều thức ăn thực vật hơn. Thức ăn thực vật - trái cây, rau và các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ có lợi cũng như các hợp chất ngăn ngừa ung thư gọi là phytochemical (chất có nguồn gốc từ thực vật). Bằng cách ăn nhiều thực phẩm thực vật, bạn hạn chế chất béo và tăng cường sự tiêu thụ các chất có lợi cho sức khỏe.
Sau đây là những loại và lượng thức ăn bạn nên ăn hàng ngày:
Những cách chế biến tốt hơn
Không khó chế biến các loại thức ăn ngon miệng ít mỡ, nhưng có lẽ bạn phải xem lại phương pháp nấu nướng của mình. Một khi bạn đã quen với các phương pháp nấu ăn ít chất béo, chúng sẽ trở thành bản năng thứ hai đối với bạn:
lLóc mỡ khỏi thịt gia súc hay gia cầm.
lThay vì chiên xào, hãy chế biến thức ăn bằng cách nướng, quay, xông hơi, hoặc kho. Để mỡ chảy ra khi chế biến và sau đó làm khô thịt.
lSử dụng đồ dùng nấu ăn không dính để thức ăn có thể cháy vàng mà không phải thêm dầu mỡ.
l Dùng các loại gia vị không mỡ như viên xúp, gia vị, hành tỏi, ớt hoặc giấm.
lDùng phó mát kem không hoặc ít mỡ thay cho các loại phó mát có hàm lượng mỡ cao hơn.
Ngũ cốc: 6-11 suất: Ngũ cốc cung cấp nhiều loại dưỡng chất và rất giàu carbonhydrat. Mặc cho quan niệm sai lầm rằng bánh mì và bột mì gây béo, các loại thực phẩm này có hàm lượng chất béo và calo thấp. Chính những thứ mà bạn ăn kèm với bánh mì và mì các loại phó mát, thịt - mới bổ sung calo.
Cùng với rau quả, ngũ cốc phải là một phần trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn. Chọn ngũ cốc sơ chế hay chưa chế biến nếu có thể, bởi vì chúng chứa nhiều chất xơ hơn ngũ cốc tinh chế.
Rau ít nhất 3 suất: Rau hầu như không có chất béo và có hàm lượng calo thấp. Rau cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ. Chúng cũng chứa phytochemicals (các chất có nguồn gốc từ thực vật). Cũng như ngũ cốc, chính những thứ bạn ăn kèm với rau - chẳng hạn như bơ, nước sốt béo... - bổ sung calo và chất béo.
Trái cây ít nhất 2 suất: Trái cây ở bất kỳ hình thức nào - tươi, khô, ướp lạnh, đóng hộp, đều đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống hợp lý. Trái cây có rất ít calo và có ít hoặc không có chất béo. Trái cây chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, phytochemical có lợi và chất xơ. Có thể dùng trái cây như những chất làm ngọt tự nhiên.
Sữa và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa: 2-3 suất: Sữa, sữa chua (yaourt) và phó mát là những nguồn cung cấp calci và vitamin D dồi dào - vitamin D giúp cơ thể hấp thụ calci. Chúng còn cung cấp chất đạm cần thiết để tạo và duy trì mô cơ. Các sản phẩm sữa có thể giàu chất béo và cholesterol, do đó tốt nhất nên dùng các sản phẩm ít hoặc không có chất béo.
Thịt gia cầm, gia súc và hải sản: Không quá 3 suất: Các loại thức ăn này rất giàu chất đạm, vitamin nhóm B, sắt và kẽm. Tuy nhiên, do thịt có chứa mỡ và cholesterol, do đó bạn nên hạn chế các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
Đậu: thường dùng thay cho thịt: ít chất béo và không có cholesterol, các loại đậu là nguồn đạm thực vật tết nhất. Chúng cũng cung cấp nhiều loại dưỡng chất, phytochemical và chất xơ.
Chất béo, chất ngọt và cồn hạn chế: Cồn, chất béo, chất ngọt cung cấp calo nhưng không cung cấp dưỡng chất. Một cách cắt giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn là giảm lượng chất béo nguyên chất, bơ margarine và dầu thực vật - mà bạn thêm vào thức ăn khi nấu. Cũng vậy, hạn chế chất ngọt- như kẹo, món tráng miệng và các loại nước ngọt có đường.
Tăng cường phytochemical
Thuật ngữ phytochemical xuất phát từ tiếng Hy lạp: Phyto có nghĩa là thực vật. Phytochemical không giống như vitamin hay khoáng chất ở chỗ chúng không có giá trị dinh dưỡng. Một số phytochemical như digitalis và quanh được dùng làm thuốc hàng trăm năm nay. Các phytochemical khác có chức năng chống oxy hóa. Gần đây, người ta nhận thấy phytochemical là những tác nhân mạnh bảo vệ bạn khỏi nhiều loại bệnh tật và tình trạng, từ ung thư đến lão hóa.
Xác định một suất ăn (phần ăn)
Số lượng suất ăn cho mỗi nhóm thức ăn nghe có vẻ rất nhiều thức ăn. Nhưng mỗi suất ăn ít hơn bạn nghĩ. Sau đây là một số mẫu cho một suất.
Thức ăn |
Mẫu suất ăn |
Ngũ cốc |
1 lát bánh mì ½ ổ bánh mì hoặc bánh nướng xốp ½ chén (90g) cơm hoặc mì nấu chín ½ chén (30) ngũ cốc chế biến sẵn |
Rau quả |
¼ chén 946g) nho khô ¾ chén (180ml) nước trái cây nguyên chất 1 quả táo/chuối cỡ vừa 12 quả nho 1 chén (60g) rau sống ½ chén (90g) rau luộc 1 củ khoai tây cỡ vừa |
Các sản phẩm sữa |
1 chén (150ml) sữa không hoặc ít béo 1chén (250g) sữa chua không hoặc ít béo 1,5 chén (45g) phó mát không hoặc ít béo 2 chén (500g ) phó mát gạn kem không hoặc ít béo |
Thịt gia cầm, hải sản, thịt gia súc |
60 – 90g thịt gia cầm không da, hải sản, hoặc thịt gia súc (thịt nạc) |
Đậu |
½ chén (105g) đậu xanh nấu chín, đậu Hà Lan khô hoặc đậu lăng |
Năng vận động thể lực
Ai cũng biết rằng tập thể dục đều đặn có thể giúp ngăn ngừa cơn suy tim và các tình trạng như huyết áp cao và mức cholesterol cao. Các nghiên cứu còn cho thấy tập thể dục thường xuyên có thể giảm nguy cơ ung thư, kể cả ung thư tuyến tiền liệt.
Tập thể dục làm tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sự lưu thông máu và tăng cường tiêu hóa - tất cả đều góp phần ngăn ngừa ung thư. Thể dục thể thao còn giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì, một tác nhân có khả năng dẫn đến ung thư.
Tập thể dục thường xuyên còn giảm nguy cơ mắc bệnh BPH hoặc hạn chế các triệu chứng đến mức thấp nhất. Những người năng vận động thể lực thường có triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với những người ít tập thể dục.
Bạn có khoe mạnh không?
Nếu bạn ngồi hầu như suốt ngày, có lẽ bạn không khỏe mạnh. Các dấu hiệu khác cho thấy bạn không khỏe mạnh có thể là:
lHầu như lúc nào cũng cảm thấy mệt.
lKhông thể đuổi kịp những người cùng tuổi.
lTránh hoạt động thể chất vì bạn chóng mệt.
lThở hển hay mệt khi đi bộ một quãng ngắn
Khi tập thể dục, không những bạn cảm thấy khỏe hơn mà còn dễ nhìn hơn.
Trước khi bắt đầu
Tốt nhất nên tham vấn bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình vận động thể lực. Nếu có vấn đề về sức khỏe khác hay có nguy cơ mắc bệnh tim, có lẽ bạn cần phải đặc biệt thận trọng khi tập thể dục.
Cần phải gặp bác sĩ nếu bạn.
Có huyết áp 160/90 mm Hg hoặc cao hơn.
Mắc bệnh tiểu đường hay bệnh tim, phổi, thận.
Có lịch sử gia đình mắc các vấn đề liên quan đến tim trước tuổi 50.
Không chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mình.
Trước đây khó chịu ở ngực, khó thở, choáng váng khi tập thể dục hay khi vận động mạnh.
Đừng nghĩ tập thể dục là công việc lao dịch. Tập thể dục có thể là một niềm vui.
Tiến triển như thế nào
Thậm chí nếu bạn chưa bao giờ tập thể dục, bắt đầu bây giờ không phải là quá muộn. Bạn sẽ khỏe hơn bằng cách bắt đầu một chương trình thể dục đều đặn.
Ba loại tập thể dục có thể cải thiện sức khỏe và khi kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, có thể ngăn ngừa rối loạn tuyến tiền liệt hoặc giảm thiểu triệu chứng. Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy tập nhiều loại động tác khi tập thể dục.
Bài tập aerobic (thể dục nhịp điệu): Các động tác nhịp điệu làm tăng quá trình hít thở và nhịp tim, cải thiện sức khỏe hệ tuần hoàn, kể cả tim và phổi. Các động tác này giúp bạn có khả năng chiu đựng lết và giúp lăng cường hệ miễn dịch. Cố tập ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Nếu không thể tập 30 phút một lần, hãy chia ra làm 3 phần, mỗi phần 10 phút.
Đi bộ là môn phổ biến nhất vì dễ dàng, tiện lợi và không tốn kém. Tất cả những gì bạn cần là đôi giày đi bộ. Các bài tập nhịp điệu khác là:
lChạy xe đạp .
lBóng rổ
lĐánh gôn .
lKhiêu vũ (đi bộ)
lBóng chuyền
lMúa nhịp điệu (aerobic)
lĐi bộ việt dã
lChạy bộ
lQuần vợt
lBơi lợi
Sau đây là 4 cách uốn giãn bạn có thể áp dụng:
Giãn bắp chân
Đứng cách tường một cánh tay, hai tay chống vào tường. Nửa người trên nghiêng về phía bức tường. Đặt một chân ở phía trước, gối cong. Giữ chân còn lại ở phía sau, gối thẳng, gót chạm đất. Giữ thẳng lưng, ưỡn người về phía bức tường cho đến khi cảm thấy căng. Giữ nguyên tư thế trong 30 giây. Thư giãn. Làm lại với chân kia
Giãn lưng dưới
Nằm ngửa trên thường hoặc trên bàn, chân cong lên, bàn chân giáp mặt bàn/mặt giường. Dùng hai tay kéo một đầu gối về phía vai. Giữ nguyên tư thế trong 30 giây. Thư giãn. Làm lại với chân kia.
Giãn đùi trên
Nằm ngửa trên bàn hoặc giường, nằm sát mép giường/ bàn. Thả lỏng một chân xuống mép giường/bàn. Dùng hai tay cầm lấy đầu gối chân còn lại và kéo về phía ngực cho.đến khi lưng dưới chạm mặt giường/bàn. Giữ nguyên tư thế trong 30 giây. Thư giãn. Làm lại với chân kia
Giãn ngực
Đan hai tay chặt vào nhau ở phía sau đầu. Giật mạnh hai khuỷu tay về phía sau trong khi hít sâu. Giữ nguyên tư thế trong 30 giây. Thư giãn.
Hạn chế rủi ro của việc tập thể dục
Hầu hết rủi ro của việc tập thể dục là do tập quá nhiều, quá mạnh, mà không khởi động. Để giảm rủi ro:
Bắt đầu từ từ: Đừng tập quá nhiều. Tăng dần thời gian và tốc độ. Để đạt được 30 phút, hãy bắt đầu 10 phút và tăng dán thời gian, mỗi lần 5 phút. Nếu không thể nói chuyện với bạn cùng tập trong khi tập, có lẽ bạn đang dùng quá sức.
Tập đều đặn và vừa phải: Đừng bao giờ tập đến lúc thấy buồn nôn, chóng mặt, thở hổn hển, tim đập nhanh hay đau ở ngực. Nếu bị bất kỳ một trong số các triệu chứng này, hãy dừng lại và lập tức đi gặp bác sĩ.
Luôn làm nóng và làm mát cơ thể: Điều này giảm sức ép lên tim và cơ.
Những bài tập tăng sức mạnh : Các bài tập này giúp cơ khỏe hơn, cải thiện dáng điệu, khả năng thăng bằng và điều khiển cử động. Chúng còn giúp xương khỏe mạnh và tăng tốc độ trao đổi chất - giúp kiểm soát được trọng lượng cơ thể. Bổ sung các bài tập tăng sức mạnh vào các bài tập hàng ngày, ít nhất là 2 lần/tuần. Lúc bắt đầu tập mỗi động tác năm lần và cố tăng dần lên 25 lần.
Sau đây là 4 bài tập tăng sức mạnh bạn có thể áp dụng:
Hít đất tường: Đứng xoay mặt vào tường, cách tường một cánh tay. áp hai lòng bàn tay vào tường, khuỷu tay hơi cong. Từ từ cong hai khuỷu tay và nghiêng người về phía bức tường, hai tay chống đỡ sức nặng cơ thể. Thẳng tay ra và trở lại tư thế ban đầu. Khi khỏe lên, thử đứng xa tường một chút.
Ngồi xổm đứng
Đứng cạnh bàn, chân dang rộng hơn vai một chút, đặt lòng bàn tay lên bàn. Giữ thẳng lưng, từ từ cong gối khoảng 30o - .600. Dừng lại và trở lại tư thế ban đầu.
Nhón gót
Đứng hai bàn chân cách nhau khoảng 30 cm, hai bàn tay nắm cái tựa lưng của một chiếc ghế chắc chắn.. Từ từ nhón gót và đứng trên đầu ngón chân. Giữ nguyên tư thế. Từ từ trở lại tư thế ban đầu.
Nhấc chân
Đứng hai bàn chân cách khoảng 30 cm, tay giữ lấy bàn. Từ từ cong một chân, nâng bàn chân ở phía sau. Giữ nguyên tư thế, sau đó từ từ thả chân về vị trí cũ. Làm lại với chân kia.
Tiếp tục chương trình
Các mách nước sau đây có thể giúp bạn luôn vận động thể lực và duy trì động cơ:
Đặt ra mục tiêu: Bắt đầu với những mục tiêu đơn giản, sau đó tiến tới mục tiêu cao hơn. Những người có thể giữ được sự năng động thể lực trong 6 tháng thường thành công trong việc biến sự vận động đều đặn thành thói quen. Mục tiêu phải thực tế và có thể đạt được. Rất dễ chán nản và từ bỏ những mục tiêu quá tham vọng.
Thay đổi: Thay đổi bài tập để tránh nhàm chán. Ví dụ, hãy thử thay phiên đi bộ hay đạp xe bằng bơi lội hoặc tham gia một lớp nhảy aerobic. Những ngày thời tiết dễ chịu, hãy tập bài tập dẻo hay tăng sức mạnh ngoài trời. Nên tham gia một câu lạc bộ sức khỏe nào đó để biết nhiều bài tập khác nhau. Theo dõi sự tiến triển: Ghi lại những gì bạn làm mỗi khi tập thể dục, tập trong bao lâu, và bạn cảm thấy thế nào trong khi và sau khi tập. Ghi lại những nỗ lực giúp bạn tiến tới mục tiêu và nhắc nhở bạn rằng bạn đang tiến bộ.
Tự thưởng: Tự tạo cho mình một phần thưởng xuất phát từ cảm giác hoàn thành, tự trọng và sự kiểm soát hành vi. Sau mỗi phần tập, ngồi nghỉ khoảng 2-5 phút. Thưởng thức những cảm giác tốt đẹp mà tập thể dục mang lại và nghĩ về những gì bạn mới hoàn thành. Loại phần thưởng này có thể giúp bạn "cam đoan" tập thể dục đều đặn.
Khám bác sĩ đều đặn
Khám tuyến tiền liệt hàng năm không thể giảm nguy cơ ung thư, BPH hay viêm tuyến tiền liệt, trong khi vẫn ăn uống và tập thể dục hợp lý có thể. Nhưng khám đều đặn rất cần thiết để duy trì sức khỏe. Nếu rối loạn tuyến tiền liệt xuất hiện, thì khám trực tràng bằng ngón tay, xét nghiệm PSA thường có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất - lúc này bệnh dễ điều trị và chữa khỏi nhất. Nếu bạn không khám bác sĩ đều đặn, hãy sắp xếp một cuộc hẹn khám sức khỏe, kể cả khám tuyến tiền liệt và biến điều đó thành thói quen hàng năm.
Nếu bạn có các triệu chứng liên quan đến tuyến tiền liệt - tiểu nhiều, khó tiểu, đau khi tiểu, - đau lưng, đau chậu dưới, có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch - hãy chú ý đến các triệu chứng đó càng sớm càng tết, thậm chí nếu bạn nghĩ chẳng có gì quan trọng.
Trả lời câu hỏi
Hỏi Cồn góp phần gây rối loạn tuyến tiền liệt?
Trả lời : Không có bằng chứng nào cho thấy lượng cồn vừa phải gây rối loạn tuyến tiền liệt. Lượng cồn vừa phải đối với đàn ông là 2 cốc nhỏ rượu (2 cốc lớn bia) mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu thường xuyên uống nhiều hơn lượng cồn vừa phải thì cồn có thể gây hại. Những người uống quá nhiều cồn thường thay thức ăn bằng cồn, và có thể không đủ dưỡng chất. ăn uống thiếu chất có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và giảm khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể.
Hỏi : Xốt đậu tương có phái là nguồn đậu tương (đậu nành) tốt?
Trả lời : Không. Xốt đậu tương không chứa các chất chống ung thư và có hàm lượng Natri rất cao. Nếu bạn nhạy cảm với Natri, sử dụng xốt đậu tương thường xuyên có thể gây tăng huyết áp.
Hỏi: Có phải stress có thể gây rối loạn tuyến tiền liệt?
Trả lời : Chưa ai chứng minh được rằng stress tăng nguy cơ rối loạn tuyến tiền liệt, nhưng có vài bằng chứng có thấy stress góp phần gây rối loạn. Stress làm suy yếu hệ miễn dịch, làm cho cơ thể khó chống lại bệnh tật - kể cả ung thư -hơn. Các nhà nghiên cứu còn giả định rằng stress có thể gây căng cơ chậu dưới, ảnh hưởng sự vận hành bình thường của tuyến tiền liệt, và có thể gây viêm tuyến tiền liệt.
Chương 12: Các liệu pháp bổ sung và thay thế
Người Mỹ rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe nên họ đang khám phá ra nhiều phương pháp chăm sóc sức khỏe không dùng thuốc tây. Có thể bạn là một trong số những người này. Có thể bạn đã mua thảo dược, hoặc bạn đã tập yoga, ngồi thiền hay châm cứu.
Các phương pháp chữa bệnh bổ sung và thay thế bao gồm tâm lý chữa bệnh, các phương pháp và liệu pháp không phố biến ở các trường y, không dùng trong bệnh viện, không được các công ty bảo hiểm chi trả. Mặc dù hai thuật ngữ được sử dụng như nhau, nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau.
Trung tâm Y học bổ sung và thay thế quốc gia (Hoa Kỳ) (National Center for Complementary and Alternative Medicine), một chi nhánh của Viện sức khỏe quốc gia (National Institutes of Health), định nghĩa thuốc thay thế là những liệu pháp hay phương pháp chữa bệnh được dùng thay thế thuốc tây. Điều này có thể bao gồm việc đến khám và chữa bệnh tại một bác sĩ chuyên liệu pháp thiên nhiên hay liệu pháp vi lượng đồng căn. Thuốc bổ sung chỉ các liệu pháp chữa bệnh phụ được áp dụng bên cạnh các liệu pháp mà bác sĩ đề nghị. Ví dụ, kết hợp thảo dược với chế độ ăn uống và tập thể dục.
Điều thắc mắc là, các liệu pháp này có hiệu quả không? Một số tỏ ra đầy hứa hẹn và từ từ được chấp nhận. Nhưng hiệu quả của nhiều sản phẩm và liệu pháp điều trị vẫn chưa được chứng minh.
Sau đây là các liệu pháp bổ sung và thay thế phổ biến được khuyến khích trong việc ngăn ngừa và chữa trị rối loạn tuyến tiền liệt.
Thức ăn và dược thảo
Bất cứ ai bước vào một cửa hàng thức ăn tự nhiên đều xác nhận rằng hầu như chỉ toàn dược thảo và thực phẩm thực vật. Hàng ngàn loại sản phẩm chất đầy các giá đỡ, thu hút mọi túi tiền.
Dược thảo được bán để trị các rối loạn tuyến tiền liệt phổ biến như tiểu tiện thường xuyên hay dòng nước tiểu yếu, bao gồm:
lMận châu Phi (Pygeum africanum)
lCỏ sao châu Phi (Hypoxis rooperii)
lHạt bí ngô (Cucurbita pepo) .
lPhấn lúa mạch đen (Secale cerele)
lTầm ma (Urtica dioica và
Dùng với lượng nhỏ hoặc vừa phải, các loại thuốc này tỏ ra an toàn. Tuy nhiên, chúng chưa được nghiên cứu rộng rãi và lâu dài để khẳng định tính an toàn hay chứng minh chúng hiệu nghiệm.
Quả cọ lùn (Serenoa repens) là một ngoại lệ. Không như các loại thảo dược khác, quả cọ lùn đã được thử nghiệm rộng rãi và kết quả thật khả quan.
Quả cọ lùn
Cọ lùn mọc ở Bắc
Người ta cho rằng quả cọ lùn không cho testosteron biến thành một dạng hormon khác có liên quan đến sự phát triển mô tuyến tiền liệt. Năm 1998, các nhà nghiên cứu đã xem xét hơn 1 2 nghiên cứu có liên quan đến quả cọ lùn, và kết luận rằng loại thảo được này tỏ ra hiệu quả như thuốc finasteride (Proscar) và gây ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đề nghị nghiên cứu thêm để xác định liều dùng hàng ngày thích hợp đối với dược thảo này và tác dụng dài hạn của nó. Các nghiên cứu khác cho kết quả tương tự.
Quả cọ lùn tác dụng chậm. Nếu sau 3 tháng không thấy có kết quả, có lẽ dược thảo này không thấy có k ết qu ả, có l ẽ d ư ợc th ảo này kh ông hiệu nghiệm đối với bạn.
Dùng quả cọ lùn lâu dài tỏ ra an toàn, nhưng tác dụng phụ có thể xảy ra. Một trở ngại của loại dược thảo này và nhiều loại dược thảo khác là, giống như finasteride, chúng có thể làm giảm mức PSA trong máu. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của xét nghiệm PSA. Đó là lý do tại sao nếu dùng quả cọ lùn hay một loại dược thảo khác, bạn nên nói cho bác sĩ biết trước khi xét nghiệm PSA, để bác sĩ có thể giải thích kết quả phù hợp.
Hướng dẫn sử dụng quả cọ lùn
Các công trình nghiên cứu trong tương lai sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn về cách sử dụng loại dược liệu này sao cho tốt nhất. Trong khi đó, tổ chức y tế định rõ những hướng dẫn sau đây nếu bạn chọn dùng quả cọ lùn:
Chỉ định: Thuốc hiệu nghiệm nhất đối với các triệu chứng BPH từ nhẹ đến vừa. Thuốc làm giảm triệu chứng, nhưng không giảm tình trạng phì đại tuyến tiền liệt
Cảnh báo: Chưa ai biết rủi ro hay tác dụng phụ khi uống thuốc theo chỉ định; mặc dù hiếm khi có sự trục trặc về tiêu hóa.
Liều dùng hàng ngày: 1-2 gam thuốc một ngày.
Các loại dược thảo chống ung thư
Một vài loại dược thảo và thức ăn giúp chữa khỏi hoặc ngăn ngừa bệnh ung thư không có bằng chứng khoa học nào cho thấy các sản phẩm này có hiệu nghiệm, và có thể một số còn nguy hiểm. Ba loại thuốc chống ung thư phổ biến là:
Chaparral: Còn gọi là "cây creosote" hay "gỗ dầu", Chaparral (Larrea tridentata) là một loại cây mọc ở vùng tây nam nước Mỹ và Mêhicô. Lúc đầu người da đỏ dùng chaparral chứa các loại bệnh từ cảm cúm cho đến rắn cắn. Trong những thập kỷ gần đây, dược thảo này đã được chế biến thành trà, thuốc viên, và thuốc nhộng - với tuyên bố rằng thuốc có thể chữa khỏi nhiều chứng rối loạn và bệnh tật, kể cả ung thư.
Các nhà nghiên cứu tin rằng một chất trong chapanal gọi là acid nordihydroguaiaretic (NDGA) ngăn chặn sự tái tạo các tế bào ung thư cũng như vượt và vi trùng. Những nghiên cứu về Chaparral chưa cho thấy dược thảo này tiêu diệt hay ngăn ngừa ung thư, và nghiên cứu giả định rằng thuốc có thể dẫn tới tình trạng trục trặc về gan không thể cứu chữa được.
PC-SPES: Đây là một hỗn hợp dược thảo dùng để chữa trị ung thư tuyến tiền liệt, gồm 8 loại thảo dược: hoa cúc, isatis, cam thảo, cỏ linh lăng Ganoderma, Panax giả nhân sâm, bí ngô Rabdosia, quả cọ lùn và Scutellaria. Một nghiên cứu về PC - SPES được sản xuất năm 1998 cho thấy thuốc này hoạt động như thuốc bổ sung estrogen. PC-SPEC làm giảm testosteron - testosteron kích thích . ung thư tuyến tiền liệt phát triển - và trong một số trường hợp PC-SPES có thể ức chế ung thư, ít nhất là tạm thời. Tuy nhiên, PC-SPES thường gây bất lực và đau vú. Thuốc này cũng có thể gây đông máu ở tĩnh mạch chân sau và nếu uống với lượng lớn có thể rất độc.
Một mối lo ngại cho loại thuốc này là nó có thể che giấu sự phát triển của ung thư. PC-SPES làm giảm mức PSA, thậm chí khi ung thư đang lan rộng. Nếu bác sĩ không biết bạn đang dùng PC-SPES, kết quả xét nghiệm PSA có thể khiến bác sĩ nghĩ rằng bệnh ung thư của bạn đang kiểm soát, nhưng thật ra không phải vậy.
Sụn cá mập: Một số nhà nghiên cứu tin rằng sụn cá mập có chứa một loại protein ngăn cản sự hình thành các mạch máu mới trong khối u, ngăn ngừa tình trạng ung thư ở cá mập. Liệu pháp sụn cá mập dựa trên giả thuyết rằng thuốc không nhộng chứa sụn cá mập sẽ có tác dụng tương tự ở con người, ngăn chặn và thu nhỏ khối u ác tính. Nhưng ở một số ít nghiên cứu thì sụn cá mập thường không hiệu nghiệm.
Trị được hay làm nặng thêm tình trạng ung thư
Các liệu pháp bổ sung chỉ là một dạng chữa trị ung thư không phổ biến. Các phương pháp khác bao gồm:
Liệu pháp giải độc: Bác sĩ tiêm một tác nhân giải độc vào máu, giúp loại bỏ chì, thủy ngân và các chất gây ung thư khác khỏi máu. Một giả thuyết khác là tác nhân giải độc cải thiện sự lưu thông máu, tăng lượng oxy đến các tế bào. Người ta cho rằng ung thư phát triển nhanh hơn khi không có sự hiện diện của oxy.
Liệu pháp giải độc là liệu pháp cải tiến đối. với người nhiễm độc kim loại nặng, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy nó có thể chữa trị các chứng bệnh_ khác, kể cả ung thư. Liệu pháp này cũng có thể gây tác dụng phụ đáng kể, như tổn hại thận và tủy xương, nhịp tim không bình thường, nhiễm trùng tĩnh mạch nghiêm trọng.
Marcrobiotics: Liệu pháp này đòi hỏi bạn phải theo một chế độ ăn kiêng cụ thể, cùng với một số hoạt động nhất định. Chế độ ăn này gồm ngũ cốc sơ chế, rau, rau biển, đậu và xúp đậu nành. Các hoạt động bao gồm duy trì tinh thần lạc quan và các mối quan hệ cá nhân tốt đẹp, năng tập thể dục, mặc vải thiên nhiên, và nấu ăn bằng các dụng cụ làm từ sản phẩm thiên nhiên như, thủy tinh hoặc sứ.
Triết lý đằng sau liệu pháp marcrobioties là các loại thực phẩm, đồ dùng, vải vóc thiên nhiên, cộng với thái độ lạc quan và quan hệ xã hội tốt giúp tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật, kể cả ung thư. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy marcrobiotics ngăn ngừa hay chữa khỏi ung thư. Bản thân chế độ ăn kiêng rất có lợi cho sức khỏe, ít chất béo, nhiều vitamin, khoáng chất và phytochemical (chất có nguồn gốc từ thực vật). Dù vậy, chế độ ăn kiêng này thiếu nhiều dưỡng chất khác và có lẽ phải dùng thêm các dưỡng chất bổ sung để cân bằng sự-thiếu hụt.
Người ta cũng nghi ngờ rằng thuốc nhộng có chứa protein tinh khiết không có tác dụng. Cũng vậy, dạ dày và ruột có thể tiêu hóa protein đó như tiêu hóa các loại protein khác, do đó có thể protein đó không vào máu được Không những có vị khó chịu, dùng sụn cá mập liều cao có thể gây buồn nôn ở một số người.
Biết được rủi ro
Không như các loại thuốc tây, cơ quan quản lý thực dược phẩm (Hoa Kỳ) (FDA) không quy định tính hiệu quả của các loại thức ăn và dược thảo.
Còn có những quy định khác nhau về tính an toàn của những sản phẩm này. Với các loại thuốc tây, hàng sản xuất phải chứng minh rằng lợi ích của thuốc vượt trội những lo ngại về độ an toàn trước khi thuốc được bán rộng rãi. Với các loại thức ăn và dược thảo, các quan chức y tế cho rằng chúng an toàn cho đến khi chúng được chứng minh là không an toàn. Chỉ khi người ta chứng minh một loại dược thảo nào đó không an toàn thì nó mới bị cấm lưu hành. Vì các sản phẩm này không được kiểm tra độ an toàn như thuốc tây nên chúng có thể chứa nhiều chất độc không có tên trên nhãn hiệu. Liều dùng của chúng còn có thể thay đổi.
Hơn nữa, một sản phẩm "thiên nhiên" không có nghĩa là nó an toàn. Ví dụ, nấm độc cũng thiên nhiên, nhưng khi ăn vào, chúng có thể gây bệnh nghiêm trọng hoặc tử vong.
Các liệu pháp tinh thần và thể chát
Các liệu pháp này dựa trên mối tương quan giữa tinh thần và thể chất. Những liệu pháp tinh thần và thể chất được áp dụng phổ biến nhất nhằm giảm lo lắng và stress, đồng thời tăng cường cảm giác khỏe mạnh. Có một số bằng chứng cho thấy chúng có thể tăng cường hệ miễn dịch. Các liệu pháp tinh thần và thể chất không thể chữa khỏi bệnh ung thư tuyến tiền liệt, nhưng một số người thấy chúng giúp đối phó với các tác dụng về mặt xúc cảm và thể lực của ung thư.
Liệu pháp cười
Liệu pháp cười dựa trên niềm tin rằng cười thường xuyên giúp bớt lo lắng vì bệnh tật. Tiếng cười là một loại thuốc mê. Nó kích thích sự giải phóng các chất chống lại cơn đau cũng như giảm trầm cảm. Liệu pháp cười chỉ cần làm những gì có thể mang đến cho các bạn tiếng cười. Bạn có thể xem phim, gọi điện cho một người bạn làm bạn cười, đùa với láng giềng hay đồng nghiệp, hoặc tham gia câu lạc bộ hài kịch.
Thôi miên
Người ta đã dùng thuật thôi miên để chữa bệnh từ thời cổ đại Trong 50 năm qua, thuật thôi miên được một số bác sĩ y khoa, bác sĩ tâm thần học và các chuyên gia sức khỏe tâm thần áp dụng.
Thôi miên gây ra tình trạng thư giãn ngoài ý muốn, trong đó tâm trí bạn tập trung vào một vấn đề nào đó và bạn sẵn sàng trả lời câu hỏi của người thôi miên bạn. Không ai biết thuật thôi miên hoạt động như thế nào, nhưng các chuyên gia tin rằng nó thay đổi cấu trúc sóng não tương tự như các liệu pháp thư giãn khác.
Trong quá trình thôi miên, bạn được hỏi những câu hỏi nhằm giúp bạn giảm stress, lọ lắng và tăng khả năng đối phó với tình trạng của bạn. Khác với những tình huống trên TV hay phim ảnh, bạn không thể bị ép làm những điều mà bình thường bạn không muốn làm. Khoảng 80% người lớn có thể bị thôi miên bởi một chuyên gia lành nghề. Những người không muốn cảm thấy mất kiểm soát thường không thể bị thôi miên.
Ngồi thiền
Ngồi thiền là một cách thư giãn tâm trí và cơ thể, bắt nguồn từ các truyền thống văn hóa và tôn giáo Trong khi ngồi thiền, bạn ngồi im và không tập trung suy nghĩ về điều gì cả, hoặc lắng nghe một âm thanh lặp đi lặp lại đều đều Điều này khiến bạn đi vào một tình trạng thư thái sâu làm giảm phản hồi stress của cơ thể. Thở chậm, cơ thư giãn và hoạt động sóng não cho thấy một trạng thái thư giãn.
Ngồi thiền đều đặn có thể giảm lo lắng và stress. Các nghiên cứu giả định rằng ngồi thiền làm giảm huyết áp và kéo dài tuổi thọ.
Mặc dù ngồi thiền nghe có vẻ đơn giản, nhưng học cách kiểm soát ý nghĩ thật không dễ. Tuy nhiên, càng tập luyện, đầu óc càng dễ tập trung hơn.
Liệu pháp âm nhạc, nhảy múa và nghệ thuật
Các liệu pháp này bao gồm nhảy múa duyên dáng, diễn đạt nghệ thuật, trình diễn hay lắng nghe nhạc. Bên cạnh tác dụng thư giãn và giải sầu, chúng có thể tăng cường tự tin, hạnh phúc cá nhân và giảm trầm cảm.
Một vài tổ chức quốc gia khuyến khích dùng âm nhạc, nhảy múa và nghệ thuật để chữa bệnh và duy trì sức khỏe. Một số trung tâm y tế còn có các chương trình điều trị bằng âm nhạc, nhảy múa và nghệ thuật.
Yoga
Yoga là một liệu pháp 5.000 năm tuổi, bao gồm hít thở, chuyển động và thái độ thích hợp để đạt được sự hòa hợp giữa tâm tư, thể xác và tinh thần. Khi tập yoga, cần phải hoàn tất một loạt các tư thế, trong quá trình đó, bạn chú ý đặc biệt vào hơi thở - thở ra khi thực hiện một số động tác nhất định và hít vào khi thực hiện các động tác nhất định khác.
Yoga có thể giúp kiểm soát tình trạng stress, lo lắng và đau đớn. Tuy nhiên, để có hiệu quả, yoga đòi hỏi phải rèn luyện và tập luyện đều đặn.
Các liệu pháp Trung Hoa truyền thống
Một số liệu pháp bổ sung và thay thế dựa trên niềm tin rằng năng lượng thiên nhiên đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ sức khỏe và việc chữa bệnh. Nhiều liệu pháp thay thế và bổ sung dựa trên triết lý Trung Hoa cổ Không có bằng chứng nào cho thấy các liệu pháp này có thể chữa khỏi ung thư, nhưng chúng tỏ ra an toàn và có nhiều mặt lợi khác.
Bấm huyệt
Bấm huyệt, cũng như châm cứu, bắt nguồn từ niềm tin của người Trung Hoa rằng ngay dưới da có 14 "đường nhỏ" vô hình gọi là mạch. Khí lưu thông trong các mạch này. Nếu khí bị tắc nghẽn thì bệnh tật nảy sinh.
Trong quá trình bấm huyệt, thầy thuốc ấn đầu ngón tay vào những điểm cụ thể trên cơ thể để phục hồi dòng khí và làm giảm triệu chứng. Các cuộc nghiên cứu về lợiích của phương pháp bấm huyệt chưa đi đến kết luận rõ ràng. Những người cảm thấy đỡ nhờ bấm huyệt cho rằng liệu pháp thực hành này giúp thư giãn và làm dễ chịu.
Châm cứu
Châm cứu là một trong những liệu pháp cổ truyền được nghiên cứu nhiều nhất, và đang dần được chấp nhận như một liệu pháp chữa trị đối với một số bệnh nhất định. Một tuyên bố nhất trí về thuật châm cứu của Viện Y tế quốc gia (Hoa Kỳ) - 1998 - dẫn luận rằng có đủ bằng chứng chứng minh châm cứu giúp giảm đau răng sau khi phẫu thuật, và giảm buồn nôn do hóa liệu pháp, thuốc gây mê hay tình trạng mang thai gây ra. Đối với những tình trạng khác, bằng chứng về lợi ích của liệu pháp châm cứu ít rõ ràng hơn. Tuy nhiên, vài nghiên cứu cho thấy thuật châm cứu có hiệu quả làm giảm đau do ung thư.
Trong quá trình châm cứu, một chuyên gia châm cứu châm 1 - 10 cây kim nhỏ cỡ sợi tóc vào da trong 15 - 40 phút. Mục đích của kim là "tháo bỏ" những "chướng ngại vật" và kích thích khí huyết lưu thông. Chuyên gia châm cứu còn có thể điều khiển kim hoặc tác động kích thích điện hoặc nhiệt lên kim. Châm kim không gây đau hoặc chỉ đau nhẹ. Một số người còn thấy thuật châm cứu làm bớt căng thẳng.
Hiếm khi châm cứu gây ra tác dụng phụ, nhưng chúng có thể xảy ra. Bảo đảm chuyên gia châm cứu được đào tạo đàng hoàng và theo đúng các qui định vệ sinh, kể cả sử dụng kim dùng một lần.
Thái cực quyền
Thái cực quyền là một loạt các tư thế tự vệ và những bài tập xuất hiện ở Trung Quốc hơn 1.000 năm về trước. Ngày nay không còn được dùng để đánh đuổi kẻ thù, thái cực quyền trở thành bài tập rất phổ biến - đặc biệt ở người lớn tuổi - để làm khỏe cơ bắp, cải thiện sức dẻo dai và giảm stress.
Thái cực quyền yêu cầu những động tác chuyển động nhẹ nhàng theo hình tròn, kết hợp với hít thở sâu. Khi tập trung vào các động tác, bạn có cảm giác yên tĩnh, "Ngồi thiền động" là cách mà những người tập thái cực quyền miêu tả (nó). Tương tự như các phương pháp điều trị truyền thống của Trung Hoa, thái cực quyền cũng kích thích khí huyết lưu thông - rất cần thiết cho sức khỏe.
Các phương pháp chữa bệnh khác
Các liệu pháp này cố gắng chữa khỏi và ngăn ngừa bệnh tật qua những phương pháp gây tranh cãi khác nhau. Các nghiên cứu ít tập trung vào tính hiệu quả của các phương pháp chữa bệnh, và lợi ích chúng thường vẫn chưa được chứng minh:
Ayurveda
Triết lý chữa bệnh này bắt nguồn từ các quan niệm cổ xưa ở Ấn Độ, và đang dần trở nên phổ biến ở Mỹ. Ayurveda dựa trên nguyên lý rằng tinh thần và thể xác là một, và thể xác không thể khỏe mạnh nếu tinh thần bị trục trặc.
Các thầy Ayurveda tin rằng ung thư bắt nguồn từ sự mất cân bằng về cảm xúc, tinh thần và thể chất trong cuộc sống. Để chữa trị ung thư, bạn cần phải tẩy sạch các chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách trích máu, ói mửa hay tuyệt thực. Bạn dùng chế độ ăn kiêng, thảo dược, xoa bóp và các bài tập hít thở để tái tạo và duy trì sự cân bằng hợp lý.
Không có bằng chứng nào cho thấy phương pháp này có thể chữa khỏi bệnh tật.
Liệu pháp vi lượng đồng căn
Liệu pháp vi lượng đồng căn sử dụng các chất pha chế từ thiên nhiên, thường là thực vật và khoáng chất, được pha rất loãng để chữa bệnh. Liệu pháp vi lượng đồng căn dựa trên quy luật tương tự. Các thầy thuốc tin rằng nếu một chất nào đó liều lượng lớn gây ra những triệu chứng khi bạn khỏe mạnh, thì một lần liều lượng nhỏ của cùng chất đó có thể điều trị các chứng bệnh gây ra cùng triệu chứng.
Từ gần 2.000 chất, người chữa bệnh vi lượng đồng căn chọn ra bài thuốc hiệu quả nhất cho các triệu chứng cụ thể nào đó. Thông thường, bạn dùng một bài thuốc một lần cho đến khi tìm ra bài thuốc làm giảm triệu chứng.
Các tình trạng mãn tính và tình trạng không thường xuyên như viêm khớp, hen suyễn, dị ứng, cảm cúng là những lý do chính khiến người ta dùng liệu pháp vi lượng đồng căn. Tuy nhiên, một số người chữa bệnh vi lượng đồng căn tin rằng các bài thuốc của họ có thể chữa khỏi mọi bệnh tật.
Các nghiên cứu khoa học đã không thể giải thích những loại thuốc vi lượng đồng căn có hiệu nghiệm không, nếu có thì hiệu nghiệm như thế nào. Và bởi vì hầu hết các loại thuốc vi lượng đồng căn được pha rất loãng nên nhiều nhà khoa học hiện đại hoài nghi tính hiệu quả của chúng.
Thuốc thiên nhiên
Dạng thuốc này tổng hợp các liệu pháp thiên nhiên truyền thống, kể cả châm cứu, liệu pháp vận động, dược thảo và các liệu pháp dinh dưỡng với môn khoa học chẩn đoán hiện đại và các tiêu chuẩn chăm sóc hiện đại. Thay vì dùng thuốc tây hay phẫu thuật để chữa bệnh, các bác sĩ theo liệu pháp thiên nhiên dựa vào các phương pháp làm tăng khả năng chữa bệnh tự nhiên của cơ thể.
Để được chứng nhận, các bác sĩ theo liệu pháp thiên nhiên trải qua 4 năm đào tạo. Tuy nhiên chương trình đào tạo của họ khác với chương trình của các bác sĩ y khoa. Các bác sĩ theo liệu pháp thiên nhiên tuyên bố họ có thể chữa bệnh như các bác sĩ khác. Tuy nhiên, những lời tuyên bố này chưa được chứng minh về mặt khoa học.
Làm sao tiếp cận các liệu pháp bổ sung hoặc thay thế
Nếu bạn đang xem xét việc dùng một liệu pháp hay sản phẩm bổ sung hoặc thay thế đề nghị bạn theo các bước sau đây:
Kiểm tra độ an toàn và tính hiệu quả của sản phẩm hay liệu pháp đó : Lợi ích bạn nhận được từ liệu pháp hay sản phẩm đó phải vượt trội rủi ro của nó. Để hiểu rõhơn về một sản phẩm hay liệu pháp nào đó, bạn có thể vào Website: nccam.nih.gov. Bạn cũng có thể tìm các tài liệu khoa học về sản phẩm hay liệu pháp đó tại một thư viện công cộng hay thư viện trường đại học nào đó, hoặc qua Internet.
Xác định nghề của thầy thuốc hay người bán hàng: Nếu bạn đang làm việc với một thầy thuốc có giấy phép hành nghề, hãy liên hệ với ban lãnh đạo y tế địa phương hay nhà nước để biết thêm chi tiết về bằng cấp của thầy thuốc và liệu có ai than phiền về thầy thuốc đó không. Nếu bạn mua một sản phẩm từ một doanh nghiệp hay đại lý của nó, hãy liên hệ với cơ quan thương.mại địa phương hoặc nhà nước để biết chắc có ai than phiền về công ty đó không.
Quá tốt không thể là sự thật?
Đề nghị bạn thận trọng với các tuyên bố và liệu ph��p sau. Đây thường là những dấu hiệu cảnh báo đối với các sản phẩm và liệu pháp có nguy cơ lừa đảo.
Các quảng cáo hay tài liệu khuyến mãi có những từ như "đột phá","thần dược" hay "phát hiện mới". Nếu sản phẩm hay liệu pháp là một phương thuốc thật sự, nó sẽ được thông báo rộng rãi trên các phương tiện đại chúng và bác sĩ yêu cầu sử dụng.
l Các tài liệu sản phẩm có các biệt ngữ như "giải độc" "tinh chế" hay "cung cấp sinh lực". Những loại như thế này khó định nghĩa và đánh giá. Hãng sản xuất tuyên bố sản phẩm có thể chữa trị đủ loại triệu chứng, hoặc chữa khỏi hay ngăn ngừa một số bệnh. Không có sản phẩm nào có thể làm được điều này.
l Sản phẩm có vẻ được các nghiên cứu khoa học hậu thuẫn nhưng tài liệu tham khảo đối với những nghiên cứu này không được cung cấp, rất hạn chế, hay quá lỗi thời. Các hãng sản xuất những sản phẩm hợp pháp thích công bố kết quả nghiên cứu khoa học, không thích giấu chúng.
lSản phẩm không gây tác dụng phụ, chỉ có kết quả tốt Đa số các loại thuốc và liệu pháp khác đều có tác dụng phụ.
lHãng sản xuất sản phẩm đó buộc tội chính quyền, các công ty dược hay chuyên gia y tế chèn ép những thông tin quan trọng về lợi ích của sản phẩm. Không có lý do gì để chính quyền và các chuyên gia y tế phải làm vậy.
Ước tính tổng chi phí điều trị
Vì nhiều phương pháp bổ sung và thay thế không được bảo hiểm y tế chi trả, nên bạn cần phải biết chính xác việc chữa trị tốn kém bao nhiêu.
Tham vấn bác sĩ: Bác sĩ có thể giúp bạn xác định liệu pháp chữa trị đó có đem lại kết quả và an toàn không. Một số sản phẩm hay liệu pháp thay thế và bổ sung có thể giảm tác dụng của thuốc bạn đang dùng hoặc tác động đến các tình trạng sức khỏe khác mà có thể bạn mắc phải.
Không dùng một liệu pháp chưa được chứng nhận thay cho liệu pháp đã được chứng nhận: Nếu loại thuốc, phương pháp phẫu thuật hay các liệu pháp khác đã được chứng nhận được bác sĩ đề nghị áp dụng có thể có ích đối với tình trạng của bạn, thì đừng thay thế các liệu pháp này bằng các liệu pháp hay sản phẩm khác chưa được chứng minh là có hiệu quả.
Sự lựa chọn là của bạn
Sức khỏe tốt không tự nhiên đến với bạn. Nó thường bắt nguồn từ những sự lựa chọn thông minh, như tránh hút thuốc, hạn chế dùng cồn, kiểm soát stress, và luyện thói quen tình dục an toàn. Sức khỏe tuyến tiền liệt không phải là một ngoại lệ.
Những lựa chọn của bạn có thể giữ cho tuyến tiền liệt khỏe mạnh, hay tuyến tiền liệt khỏe mạnh trở lại. Những thay đổi về lối sống, kể cả áp dụng chế độ ăn uống giàu dưỡng chất hơn và năng vận động thể lực cớ thể ngăn ngừa rối loạn tuyến tiền liệt hay giảm tốc độ tiến triển của bệnh. Khám bác sĩ đều đặn và khám tuyến tiền liệt hàng năm làm tăng cơ may sớm phát hiện các vấn đề về tuyến tiền liệt, khi đó có thể điều trị và chữa khỏi bệnh. Thảo luận các liệu pháp bổ sung và thay thế với bác sĩ sẽ hạn chế nguy cơ mắc những tác dụng phụ nguy hiểm do những sản phẩm hay liệu pháp không chắc chắn gây ra.
(St)