U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là tên thường gọi để chỉ một khối phát triển bất thường trên buồng trứng. Khối này có thể là tổ chức (mô) mới khác với tổ chức buồng trứng bình thường (tổ chức/mô tân sinh) hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể.

Khối u buồng trứng có mấy loại?

U nang buồng trứng được phân loại dựa theo 3 đặc tính:

· Theo tích chất khối u:

Khối u đặc hay u chứa dịch (dịch trong hoặc dịch nhày…). Siêu âm có thể cho biết được điều này.

· Theo kích thước hay hình dạng khối u:

Một khối u nhỏ thường gợi ý là do cơ năng (nghĩa là do thay đổi sinh lý trong cơ thể) nên cơ thể sẽ tự điều chỉnh. U nang buồng trứng cơ năng còn được gọi là nang cơ năng buồng trứng.

· Theo bản chất lành hay ác tính:

U ác tính ý chỉ ung thư buồng trứng, loại này có thể phát triển từ mô buồng trứng hay do di căn từ các cơ quan khác trong ổ bụng (ung thư buồng trứng do di căn). Tuy nhiên, thăm khám hay làm xét nghiệm không thể xác định được khối u nào là lành tính hay ác tính. Tính chất lành/ác chỉ có thể được nhận biết sau khi phẫu thuật và lấy khối u đem đi xét nghiệm giải phẫu bệnh (dân gian hay gọi nôm na là “thử thịt”). Một khối u phát triển nhanh, gây ảnh hưởng nhiều đối với sức khỏe có thể gợi ý đến ung thư.

· Theo hình ảnh qua siêu âm

U nang buồng trứng có các phân loại từ I đến IV, dựa vào hình dạng và tính chất khối u nhìn thấy qua siêu âm, với phân độ càng lớn càng nghĩ nhiều đến một khối u ác tính.

U nang buồng trứng có diễn tiến như thế nào?

Các diễn tiến tự nhiên có thể xảy ra đối với một khối u nang buồng trứng là:

- Khối u không gia tăng thêm kích thước : thường hiếm gặp.

- Khối u biến mất : thường xảy ra đối với những khối u cơ năng sau theo dõi từ 2-3 tháng.

- Khối u ngày càng to ra: bụng ngày càng to, có thể kèm thêm các biến chứng do chèn ép như đau bụng dưới, bí tiểu, rối loạn đi tiêu, báng bụng…

- Khối u bị xoắn: khối u bị xoắn quanh cuống (giống như quả trên cành nhưng cuống của khối u buồng trứng vốn là các mạch máu đến và đi từ buồng trứng) làm cho tuần hoàn đến buồng trứng bị ngưng trệ, khối u ngày càng to ra do ứ đọng máu bẩn trong khi máu đến nuôi bị thiếu dẫn đến hoại tử hay vỡ ra. Xoắn hay vỡ là tình trạng cấp cứu cần phải được phẫu thuật ngay.

Ngoài ra, không có hiện tượng một khối u nang buồng trứng để lâu ngày sẽ trở thành ung thư buồng trứng mà chỉ có tình trạng ung thư buồng trứng không được chẩn đoán và xử trí sớm để khối ung thư ngày càng phát triển trầm trọng thêm.

U nang buồng trứng có những triệu chứng gì và chẩn đoán bằng cách nào?

Khi chưa có biến chứng, khối u nang buồng trứng thường có các triệu chứng rất mơ hồ, đa số trường hợp chỉ phát hiện được khối u buồng trứng một cách tình cờ khi siêu âm bụng kiểm tra hay khi khám phụ khoa định kỳ.

Các triệu chứng có thể gặp:

- Sờ thấy khối u trên bụng.

- Đau bụng.

- Rối loạn kinh nguyệt.

- Rối loạn đi tiêu hay đi tiểu.

Các triệu chứng này có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác như bệnh phụ khoa (viêm nhiễm, u xơ tử cung) hoặc khối u của một bệnh lý khác ở vùng bụng.

U nang buồng trứng có thể dẫn tới biến chứng xoắn u với các triệu chứng như đau quặn bụng cấp tính, đau thành từng cơn, diễn tiến ngày càng dồn dập và gia tăng về cường độ, thường kèm nôn ói, nhiều khi trầm trọng dẫn đến mất nước và các chất điện giải hoặc dẫn tới suy thận.

Khám phụ khoa định kì có thể giúp phát hiện được khối u buồng trứng, kết hợp với siêu âm bụng sẽ cho biết thêm tính chất khối u. Ngoài ra, có thể làm thêm một số xét nghiệm máu để giúp định hướng tính chất lành hay ác của khối u như xét nghiệm máu đo lượng chất Alpha Feto Protein (CA 125).

U nang buồng trứng có cần được điều trị không?

Nếu là khối u cơ năng thì nên chờ vài tháng để có chẩn đoán rõ ràng trong khi một khối u thực thể (do bệnh lý) thì cần được xử trí sớm nhằm xác định rõ tính chất lành hay ác, cũng như tránh các biến chứng có thể xảy ra. Một khối u nếu để quá to sẽ gây khó khăn cho phẫu thuật, gây mất nhiều máu và có nhiều nguy cơ tổn thương đến các cơ quan lân cận.

Phương pháp điều trị chủ yếu đối với U nang buồng trứng là phẫu thuật. Có thể phẫu thuật qua nội soi ổ bụng hay mổ bụng hở tùy theo kích thước và tính chất của khối u. Thuốc men chỉ được dùng trong một vài trường hợp đặc biệt hoặc trong thời gian chờ đợi làm phẫu thuật đối với các trường hợp đã có chỉ định mổ.

U nang buồng trứng có các dạng đặc biệt thường gặp nào?

· Nang lạc tuyến buồng trứng:

Hay gọi đúng hơn là lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng. Nội mạc tử cung là lớp màng trong của tử cung, gồm 2 phần, phần nền hầu như không thay đổi và phần tăng trưởng là phần sẽ thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, trong quá trình mang thai và khi sinh nở. Thông thường, theo chu kỳ kinh nguyệt, phần tăng trưởng này sẽ phát triển ngày càng dày lên, tích tụ nhiều chất dinh dưỡng nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để trứng thụ tinh sẽ đến làm tổ khi có thai. Gần hết chu kỳ kinh, do thay đổi nội tiết tố sinh dục nữ, lớp tăng trưởng này sẽ bong ra và tạo ra hiện tượng hành kinh, sau đó, phần này lại tiếp tục tăng trưởng vào chu kỳ kinh sau và cứ thế duy trì suốt giai đoạn tuổi sinh sản.

Trong bệnh lý lạc nội mạc tử cung, nội mạc tử cung sẽ hiện diện ở nhiều nơi khác ngoài lòng tử cung như trong ổ bụng, tại vòi trứng, tại buồng trứng, hoặc bám trên thành ruột v.v… Mặc dù nằm lạc chỗ nhưng các phần nội mạc này vẫn bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh dục nên vẫn phát triển dày lên, cương tụ rồi bong ra và gây xuất tiết vào ngày hành kinh. Tuy nhiên, dịch xuất tiết và xuất huyết từ đám nội mạc này sẽ không được tống ra ngoài như máu kinh mà bị tích tụ lại tại chỗ và ngày càng nhiều lên. Khối lạc chỗ sẽ ngày càng to ra và tạo thành các khối nang chứa dịch, máu và nội mạc tử cung. Nguyên nhân của bệnh cho tới nay vẫn còn chưa rõ ràng, được giải thích là do nội mạc tử cung khi sinh ra đã có mặt ở các vị trí bất thường, hoặc do hiện tượng nội mạc bong ra khi hành kinh đã đi ngược dòng từ lòng tử cung trở ngược ra vòi trứng và có mặt tại các nơi khác trong ổ bụng.

Triệu chứng của tình trạng này là xuất hiện cơn đau bụng kinh ngày càng gia tăng kèm một khối u vùng bụng ngày càng to ra. Điều trị thuốc được ưu tiên chỉ định khi khối u còn nhỏ hoặc trước và sau khi phẫu thuật nhằm tiêu diệt triệt để các khối lạc chỗ. Tuy nhiên, bệnh rất thường hay tái phát.

· U bì buồng trứng:

Đa số là u lành. Tổ chức u là tổ chức phát triển từ mô thượng bì trong thời phôi thai. Khi phẫu thuật sẽ thấy bên trong khối u có chất bã đậu vàng, nhiều lông tóc, xương, răng…

· Ung thư buồng trứng:

Ung thư buồng trứng cũng được xếp vào trong các dạng đặc biệt của u nang vì tính chất ung thư chỉ biết được sau khi phẫu thuật, còn trước đó, khi thăm khám vẫn chẩn đoán là u nang. Ung thư buồng trứng có thể phát triển trên mọi độ tuổi và thường được phát hiện trễ do triệu chứng của khối u buồng trứng thường rất mơ hồ. Hơn nữa, vị trí của buồng trứng tiếp xúc nhiều với ổ bụng, do đó thường có di căn xa từ rất sớm. Điều trị ung thư buồng trứng gồm phẫu thuật và hóa trị bổ sung sau đó. Tùy theo mức độ bệnh, có khi đòi hỏi phẫu thuật lấy hết cả 2 buồng trứng và cả tử cung, dù tuổi đời bệnh nhân còn rất trẻ.

Cách chữa u nang buồng trứng

U nang buồng trứng là bệnh hay gặp của phụ nữ. Có thể đây chỉ là khối u cơ năng do hoạt động nội tiết, cũng có thể là khối ung thư cần được phát hiện sớm và xử trí nhằm bảo toàn mạng sống và chức năng người phụ nữ.

Ảnh: minh họa - Internet

Khối u lâu ngày sẽ trở thành ung thư?

U nang buồng trứng là tên thường gọi để chỉ một khối phát triển bất thường trên buồng trứng. Khối này có thể là tổ chức mới khác với buồng trứng bình thường (tổ chức tân sinh) hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang chứa dịch trên buồng trứng bình thường. Có nhiều cách phân loại u: phân chia theo kích thước hay hình dạng trên siêu âm, u đặc hay lỏng… nhưng quan trọng nhất với bệnh nhân là xem xét u nang buồng trứng này lành tính hay ác tính.

Cách phân loại lành hay ác chính xác nhất là lấy khối u ra khỏi cơ thể rồi đem thử tế bào (xét nghiệm giải phẫu bệnh). Một khối u phát triển nhanh, làm ảnh hưởng trên sức khỏe nhiều, có thể gợi ý đến ung thư. Khi siêu âm, tuỳ các đặc điểm mà u được phân loại theo các nhóm từ 1 – 6, từ nhóm 4 trở đi khả năng ác tính càng cao.

Các diễn biến tự nhiên có thể xảy ra: khối u không gia tăng kích thước (thường hiếm khi gặp); khối u biến mất (thường xảy ra trên những khối cơ năng, hay gọi đúng hơn là nang cơ năng buồng trứng); khối u ngày càng to, có thể kèm thêm các biến chứng do chèn ép như đau, bí tiểu, rối loạn đi tiêu, báng bụng…; khối u bị xoắn quanh cuống: giống như quả trên cành, cuống vốn là các mạch máu đến và đi từ buồng trứng, tình trạng này sẽ làm ngưng trệ tuần hoàn đến buồng trứng, khối u ngày càng to do ứ đọng máu bẩn trong khi thiếu máu đến nuôi đi đến hoại tử hay vỡ, phải phẫu thuật ngay.

Như vậy, không có hiện tượng một khối u để lâu ngày trở thành ung thư buồng trứng, chỉ có ung thư buồng trứng mà không được chẩn đoán và xử trí sớm để khối ung thư có thời gian phát triển trầm trọng thêm.

Điều trị chủ yếu: phẫu thuật

Ai dễ bị u nang buồng trứng?

U nang buồng trứng có thể gặp ở mọi độ tuổi, càng trẻ hay càng lớn tuổi thì khả năng ác tính càng dễ gặp. Có thể gặp ở người độc thân hay đã có gia đình, chưa thấy yếu tố di truyền hay gia đình có liên quan đến u nang buồng trứng. Phụ nữ ít con hay độc thân có khả năng bị ung thư buồng trứng cao hơn nhiều so với người có sinh con, hay nuôi con bằng sữa mẹ.

Việc khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phát hiện bệnh sớm. Phụ nữ độc thân, ngại thăm khám phụ khoa, có thể dùng siêu âm bụng như một phương tiện tìm bệnh. Khi phát hiện u nang buồng trứng, nên điều trị sớm nhằm tránh trường hợp bỏ sót ung thư buồng trứng, một trong những nguy cơ tử vong chiếm tỷ lệ cao ở phụ nữ.

Khi chưa có biến chứng, khối u buồng trứng thường gây ra các triệu chứng rất mơ hồ, đa số chỉ phát hiện một cách tình cờ khi siêu âm bụng kiểm tra hay khi khám phụ khoa định kỳ. Các triệu chứng có thể gặp: sờ thấy khối u trên bụng, đau bụng, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn bài tiết… Các triệu chứng này có thể là triệu chứng của một bệnh khác như khối u ở bụng, một bệnh lý phụ khoa thông thường (như viêm nhiễm phụ khoa) hay u xơ tử cung. Rất nhiều phụ nữ cứ lầm tưởng đang có u buồng trứng với tình trạng cơn đau quặn bụng kèm khối gò ở bụng. Phần lớn đây là dấu hiệu của tình trạng đau do tiêu hóa, khối gò đa số là do ruột co thắt, đặc biệt khi có tình trạng táo bón.

Triệu chứng của u nang buồng trứng xoắn là cơn đau bụng cấp tính: đau quặn bụng, thành từng cơn, diễn tiến ngày càng dồn dập và gia tăng cường độ, thường kèm nôn ói, nhiều khi trầm trọng dẫn đến mất nước và điện giải, hay suy thận. Khám bệnh phụ khoa thông thường có thể phát hiện được khối u buồng trứng, siêu âm sẽ cho biết thêm tính chất khối u. Một số xét nghiệm máu có thể giúp định hướng tính chất lành hay ác của khối u (xét nghiệm máu định lượng Alpha Feto Protein hay CA 125). Khối u cơ năng có thể chờ vài tháng để có chẩn đoán rõ ràng. Một khối u thực thể (do bệnh lý) nên được xử lý sớm nhằm biết rõ tính chất lành hay ác, cũng như tránh các biến chứng có thể. Khối u để quá to sẽ gây khó khăn cho phẫu thuật, mất nhiều máu, nhiều nguy cơ tổn thương các cơ quan lân cận.

Điều trị chủ yếu là phẫu thuật, có thể qua nội soi ổ bụng hay mổ bụng hở tùy kích thước và tính chất khối u. Thuốc chỉ dùng một vài loại đặc biệt hay trong thời gian chờ đợi phẫu thuật. Phẫu thuật sẽ cố gắng bóc đi phần u nang, để lại buồng trứng lành nếu được, nhất là khi bệnh nhân trẻ tuổi. Khi phải cắt đi một buồng trứng, buồng trứng còn lại vẫn làm việc, khả năng mang thai dĩ nhiên đã kém hơn. Khi u nang buồng trứng là ác tính, phẫu thuật không chỉ lấy đi buồng trứng bệnh, mà có khi còn phải lấy cả buồng trứng còn lại và tử cung. Trong trường hợp này, sau điều trị ổn định, bệnh nhân nếu còn trẻ sẽ phải dùng nội tiết tố sinh dục nữ để tránh tình trạng mãn kinh sớm.

(ST)

Xin chào. Tôi năm nay 29 tuổi. Năm 2008 tôi sinh mot bé trai, đến giữa năm 2009 tôi phát hiện bị ung thư dạng tiềm tế bào K buồng trứng phải. Tôi đã phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng phải và đã điều trị hóa trị. Tôi xin hỏi với sức khoẻ của tôi như vậy có nên sinh con nữa hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
toi bi u nang buong trung phai , toi di kham duoc bac sy ban thuoc nhung toi thay khong do, hien nay toi chua co gia dinh vay toi co the co con khong
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Nếu thấy không đỡ bạn nên đến cơ sở khác có uy tín hơn để khám và dùng thuốc xem nhé.Đừng lo lắng quá
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Tôi đi khám tại bệnh viện Từ Dũ bác sĩ cho tôi biết tôi bị u nang buồng trứng phải, hiện nay tử cung của tôi đã cắt được 1 năm chừa 2 buồng trứng. Giờ tôi ra khí hư và có mùi rất hôi, tôi điều trị chỉ được môt tháng là lại bị lại. Xin bác sĩ cho tôi biết tôi bị bệnh gì và điều trị thế nào để hết hẳn được bệnh mùi khó chịu này.
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Chị bị viêm nhiễm âm đạo nên tốt nhất là đi tái khám chỗ khác để điều trị.Ngoài ra , chị cũng có thể sử dụng một vài biện pháp dân gian để hạn chế tình trạng này, tuy nhiên,tốt nhất vẫn nên đi bác sĩ chuyên khoa chị à
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
xin chào. tôi nay được 35t. có 1 bé,năm 2010 em bị cắt 1 bênh buồng trứng phải do bị u nang, và đã hóa trị xong, nay dược 2 năm. hiện tôi muốn sanh thêm lần nữa có được không. xin cho biết , Tôi thành thật biết ơn! Xin cảm ơn tất cả các thành viên và cảm ơn Bác Sĩ đã hướng dẫn cho.
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
toi he
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
ban nam nay da 35t va da cat 1 phan tu cung ban van co the sinh con duoc nhung ngu co say ra tai bien rat nhieu vi tuoi ban da cao tuoi do tuoi sinh no tot nhat la 25-<35t ma ban lai bi u lang cat 1 phan tu cung va da tri xa toi chi khuyen ban muon sinh them chau nua thi hay den gap bac sy de kiem tra mot cach tong the xin chuc ban thanh cong
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
trước khi muốn có con chị nên tới bệnh viện làm xét nghiệm lại một lần nữa cho chắcc chắn còn theo em được biết từ em gái cuả em thì vẫn có thể có con bình thường sau khi đã hóa trị xong. Thân
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Gửi hỏi đáp - bình luận