Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ban đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên rất dễ bị xem nhẹ.
|
Ảnh minh họa. |
Ngoài ra, chúng ta vẫn có nguy cơ mắc ung thư lưỡi (dù không sử dụng thuốc lá hay rượu bia) nếu vệ sinh răng miệng không được đảm bảo.
Tầng lớp trung niên (40-66 tuổi) dễ mắc loại ung thư này hơn những người khác.
Biểu hiện của ung thư lưỡi như thế nào?
Biểu hiện thường thấy của bệnh ung thư lưỡi là những vết loét lâu ngày, màu trắng hoặc đỏ ở hai bên lưỡi, có thể hơi đau hoặc không đau. Ngoài ra, nếu cảm thấy khó khăn trong quá trình chuyển động của lưỡi khi nói, nhai, ho,…; ngứa hoặc đau rát lưỡi khi uống rượu hoặc ăn các loại thức ăn có tính axit, cay; hôi miệng; chảy máu lưỡi; đau tai;… thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời.
Phòng tránh bệnh ung thư lưỡi bằng cách nào?
Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư lưỡi
Việc chẩn đoán ung thư lưỡi dựa trên kết quả sinh thiết vùng bị tổn thương trên lưỡi.
Nếu phát hiện sớm, bệnh nhân có thể được điều trị bằng các phương pháp đơn giản như súc miệng bằng dung dịch Chlorhexidine gluconate 0,2%, bôi thuốc và uống các loại thuốc kháng viêm.
Hầu hết các trường hợp ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân gây bệnh nhưng người ta thấy rằng có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bao gồm : hút thuốc lá, rượu, nhai trầu, tình trạng vệ sinh răng miệng kém, nhiễm virus HPV, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D, sắt, hoa quả.
Có một số gen liên quan đến bệnh ung thư lưỡi như gen Bcl-2, Bax, P53.
Triệu chứng của bệnh ung thư lưỡi
Giai đoạn đầu: các triệu chứng thường nghèo nàn hay bị bỏ qua.
Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. ở giai đoạn này lưỡi có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hoá hoặc vết loét nhỏ. Tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Một số bệnh nhân có hạch cổ ngay ở giai đoạn này
Giai đoạn toàn phát: người bệnh đau nhiều khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói. Bệnh nhân có thể sốt do nhiễm trùng, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh.
Đau: tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai
Tăng tiết nước bọt.
Chảy máu: nhổ ra nước bọt lẫn máu.
Hơi thở hôi thối: do tổn thương hoại tử gây ra.
Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi gây khó nói và nuốt
Có ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi hạn chế vận động, không di động được. Thương tổn thường sùi loét, được tạo thành từ một vết loét không đều ở đáy có mủ máu, bờ nham nhở, chảy máu khi va chạm. Đôi khi không có dấu hiệu loét mà là một nhân lớn gắn chặt xuống lớp dưới, nhô lên dưới lớp niêm mạc căng nhẵn, có màu tím nhạt, lớp niêm mạc lỗ rỗ những lổ nhỏ mà khi ấn vào sẽ làm rỉ ra một chất trắng, sản phẩm của hoại tử ở phía dưới.
Giai đoạn tiến triển hơn, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới của lưỡi xuống sàn miệng gây đau đớn dữ dội, bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu thậm chí có thể gây chảy máu nhiều ảnh hưởng đến tính mạng
Đa số các tổn thương u gặp ở bờ tự do của lưỡi, đôi khi gặp ở mặt dưới lưỡi, mặt trên lưỡi hoặc ở đầu lưỡi.
Chẩn đoán bệnh: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong đó quan trọng nhất là xét nghiệm mô bệnh học: sinh thiết u để chẩn đoán xác định.
Các xét nghiệm khác để chẩn đoán giai đoạn bệnh như: xét nghiệm tế bào học tại hạch cổ, chụp XQ xương hàm dưới, XQ tim phổi, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, cộng hưởng từ sọ nóo, xạ hỡnh xương, PET/CT... để đánh giá tình trạng di căn.
Điều trị
Phẫu thuật: là biện pháp cơ bản nhất điều trị bệnh ung thư lưỡi nhất là ở giai đoạn sớm bằng cách phẫu thuật cắt rộng u, cắt lưỡi bán phần + vét hạch cổ hoặc cắt nửa lưỡi + cắt nửa sàn miệng + cắt xương hàm dưới + vét hạch cổ + tạo hình. ở giai đoạn sớm có thể điều trị triệt căn bằng phẫu thuật, ở giai đoạn muộn hơn cần phải kết hợp điều trị phẫu thuật, xạ trị và hóa trị nhằm kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn khi có chảy máu nhiều tại u phải phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm máu.
Xạ trị: có thể xạ trị đơn thuần trong các trường hợp ung thư lưỡi giai đoạn muộn không còn chỉ định phẫu thuật hoặc xạ trị triệt căn trong trường hợp giai đoạn sớm. Xạ trị cũng có thể dùng sau phẫu thuật nhằm diệt nốt những tế bào ung thư còn sót lại. Ngoài ra có thể xạ trị tại chỗ (xạ trị áp sát) bằng cách dùng nguồn phóng xạ đặt hoặc cắm vào tổn thương ung thư tại lưỡi nhằm tiêu diệt tổn thương. Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn, tổn thương di căn xương; xạ trị vào vùng tổn thương di căn xương giúp giảm đau. Với các tổn thương di căn não có thể xạ trị gia tốc toàn não hoặc xạ phẫu bằng dao gamma quay để cải thiện thời gian sống thêm và chất lượng sống.
Ba loại thương tổn ở giai đoạn sớm mà có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật hoặc xạ trị:
+ Thể nhú sùi: tạo thành thương tổn hình đồng xu, màu ghi hồng, sờ vào thấy mềm và không thâm nhiễm
+ Thể nhân: tạo thành một nhân nhỏ cứng, nằm dính dưới niêm mạc, niêm mạc hơi bị đội lên, đôi khi mất nhẵn bóng hoặc vỡ ra
+ Thể loét: là một đám loét rất nông khó nhận thấy, giới hạn không rõ, được bao bọc bởi một vùng đỏ xung huyết thương tổn này thường đau và không thâm nhiễm
Hoá chất: có thể dùng đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi, có thể đơn hoá chất hoặc phối hợp đa hoá chất. Hóa chất có thể dùng trước, sau phẫu thuật-xạ trị hoặc hóa chất điều trị triệu chứng. Điều trị hoá chất trước phẫu thuật hoặc xạ trị nhằm mục đích giảm thể tích khối u, ngăn chặn sự phát triển của khối u, khu trú tổn thương để phẫu thuật và xạ trị thuận lợi hơn. Điều trị hóa chất triệu chứng ở giai đoạn muộn giúp cải thiện thời gian sống thêm, nâng cao chất lượng sống.
Để phòng bệnh ung thư lưỡi ngoài việc vệ sinh răng miệng tốt, cần phải bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, nhai trầu.
Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên lưỡi, bạn cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ban đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên rất dễ bị xem nhẹ
Ung thư lưỡi: loại ung thư phổ biến
Ung thư lưỡi là bệnh thường gặp, phát sinh từ sự biến đổi ác tính biểu mô phủ lưỡi hoặc các mô liên kết cấu trúc lưỡi.
Mỗi năm, ở Pháp có khoảng 20.000 ca mắc mới và hơn 5.000 ca tử vong vì ung thư lưỡi. Nghiện thuốc lá và rượu được xem là những nhân tố chính gây ung thư lưỡi. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Những ai dễ mắc bị ung thư lưỡi?
Có một thực tế là, đàn ông dễ bị ung thư lưỡi và các bệnh lý về lưỡi khác hơn phụ nữ. Lý do muôn thuở vẫn là rượu và thuốc lá. Theo số liệu ước tính của Pháp, có tới 80-90% ca ung thư lưỡi có liên quan đến thuốc lá và rượu.
Ngoài ra, chúng ta vẫn có nguy cơ mắc ung thư lưỡi (dù không sử dụng thuốc lá hay rượu bia) nếu vệ sinh răng miệng không được đảm bảo.
Tầng lớp trung niên (40-66 tuổi) dễ mắc loại ung thư này hơn những người khác.
Biểu hiện của ung thư lưỡi như thế nào?
Biểu hiện thường thấy của bệnh ung thư lưỡi là những vết loét lâu ngày, màu trắng hoặc đỏ ở hai bên lưỡi, có thể hơi đau hoặc không đau. Ngoài ra, nếu cảm thấy khó khăn trong quá trình chuyển động của lưỡi khi nói, nhai, ho,…; ngứa hoặc đau rát lưỡi khi uống rượu hoặc ăn các loại thức ăn có tính axit, cay; hôi miệng; chảy máu lưỡi; đau tai;… thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời.
Phòng tránh bệnh ung thư lưỡi bằng cách nào?
- Vệ sinh răng miệng đều đặn, thường xuyên.
- Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối để súc miệng ngừa sâu răng và nhiễm trùng nướu răng.
- Hạn chế rượu, đồ uống có cồn và thuốc lá.
- Cuối cùng, nếu thấy vết loét lâu ngày không khỏi, và đặc biệt là có sự hiện diện của các khối u hạch bất thường ở cổ thì phải đến khám bác sĩ ngay.
Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư lưỡi
Việc chẩn đoán ung thư lưỡi dựa trên kết quả sinh thiết vùng bị tổn thương trên lưỡi.
Nếu phát hiện sớm, bệnh nhân có thể được điều trị bằng các phương pháp đơn giản như súc miệng bằng dung dịch Chlorhexidine gluconate 0,2%, bôi thuốc và uống các loại thuốc kháng viêm.
Nếu phát hiện muộn, bệnh nhân buộc phải phẫu thuật triệt căn (cắt bỏ một phần lưỡi hoặc toàn bộ lưỡi, tuỳ theo kích thước và vị trí khối u) và được hỗ trợ trị xạ. Quá trình chăm sóc, điều trị hậu phẫu khá phức tạp vì ung thư lưỡi có nguy cơ tái phát và biến chứng rất cao. Hơn nữa, giống như các loại ung thư khác, bệnh ung thư lưỡi có thể di căn đến phổi, gan hoặc xương,…
Nếu bị ho kéo dài, uống thuốc chữa viêm
đường hô hấp mãi không khỏi thì nên đi khám tầm soát ung thư phổi, nhất
là với những người trên 40 tuổi và hay hút thuốc lá.
Bạn nên nghĩ đến bệnh ung thư nếu có những triệu chứng sau:
Ho dai dẳng
Phần lớn các trường hợp ung thư phổi có triệu chứng ho kéo dài, có thể
kèm đờm, máu. Nhiều khi bệnh nhân nghĩ mình bị ho do viêm đường hô hấp,
nhưng đã chữa kháng sinh, đợt viêm đã qua mà chứng ho cũng không mất.
Khi đó, nên đến bác sĩ vì đó có thể là biểu hiện ung thư.
Ra máu và dịch bất thường
Phụ nữ trên 30 tuổi và sinh nở nhiều lần nếu thấy chảy máu thường xuyên
khi quan hệ tình dục thì đó có thể là biểu hiện ung thư tử cung. Ra máu
âm đạo ở người đã tắt kinh lâu ngày cũng là dấu hiệu bệnh này.
Phụ nữ nên cảnh giác với ung thư vú nếu thấy chảy dịch, máu ở đầu vú.
Ngoài ra, việc chảy máu hay dịch bất thường ở bất cứ bộ phận nào cũng
đều có thể là triệu chứng nguy hiểm, nên đến bác sĩ để kiểm tra.
Đại tiểu tiện bất thường
Nên nghĩ đến ung thư trực tràng nếu bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, chữa
theo các cách thông thường không khỏi. Biểu hiện bệnh này thường là đi
ngoài ra máu hoặc dịch nhầy, đau bụng, nhiều khi buồn đại tiện nhưng
không đi được...
Rối loạn tiểu tiện cũng có thể là dấu hiệu ung thư ở hệ tiết niệu - sinh
dục (bàng quang, tuyến tiền liệt...). Nên đi khám nếu thường xuyên tiểu
rát, tiểu nhiều lần không hết hoặc khó tiểu, nhất là khi những triệu
chứng này ngày một tăng.
Vết loét lâu lành
Các vết loét mãi không liền, dễ chảy máu ở da, trong miệng, trên lưỡi có thể là tín hiệu của ung thư.
Vết sùi lở bằng đầu ngón tay út trên môi, không gây đau nhưng cũng không
khỏi, có thể do ung thư môi, nhất là ở người ngoài 50 tuổi. Nốt lở, nứt
dai dẳng không đau ở bờ lưỡi có thể do ung thư lưỡi, nhất là ở người
ngoài 40 tuổi, hút thuốc nhiều.
Các vết lở nhỏ không đau, bờ không đều, mặt lồi hoặc lõm tồn tại lâu ngày trên da thường là dấu hiệu ung thư da.
Nốt ruồi to ra
Nốt ruồi đột nhiên lớn nhanh, thay đổi màu sắc hay trở nên đau, ngứa,
loét, dễ chảy máu khi đụng tới... có thể báo động bệnh ung thư hắc tố.
Các nốt ruồi dễ bị ác tính hóa nếu bị chà xát hay phơi nắng nhiều. Do
đó, nếu chúng nằm ở vị trí dễ đụng chạm, bạn nên đến bác sĩ để loại bỏ.
Xuất hiện u cục
Nếu phát hiện thấy các khối u, cục hay hạch nổi bất thường trên cơ thể,
bạn nên đi khám để loại trừ ung thư. Việc các u cục xuất hiện hoặc hạch
phát triển nhanh thường là dấu hiệu ác tính.
Đau đầu ù tai
Đây có thể là dấu hiệu ung thư vòm họng. Ở giai đoạn sớm, phần lớn bệnh
nhân bị nhức đầu lan tỏa, âm ỉ một bên đầu, ù một bên tai, lúc nào cũng
như có tiếng ve kêu, ngạt một bên mũi. Các triệu chứng này tăng dần theo
mức độ bệnh. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân nhức đầu liên tục, có khi dữ
dội, tai nghe kém.
Nuốt khó, khàn tiếng
Nói khó, nuốt khó, khàn tiếng là dấu hiệu báo động ung thư thanh quản.
Nếu bạn nghĩ mình bị khàn tiếng do cảm lạnh nhưng chữa vài tuần không
khỏi, nên đi khám tầm sóat ung thư, nhất là với những người trên 40
tuổi, hút thuốc và uống rượu nhiều.
Nuốt khó cũng có thể là triệu chứng ung thư thực quản
(ST)