Ung thư tiền liệt tuyến

Tiền liệt tuyến là gì?

Tiền liệt tuyến là một cơ quan nằm ở bụng dưới hay cổ bàng quang (xem sơ đồ). Là tuyến bao quanh đoạn đầu của niệu đạo. Niệu đạo dẫn nước tiểu từ bàng quang ra đến đầu của dương vật. Một chức năng của tiền liệt tuyến là giúp kiểm soát nước tiểu bằng cách tạo áp lực trực tiếp đối với các phần niệu đạo mà tiền liệt tuyến bao quanh. Một chức năng khác của tiền liệt tuyến là sản xuất một số chất có trong tinh dịch như muối khoáng và đường. Tinh dịch là chất có chứa tinh trùng. Tuy nhiên tinh dịch còn được sản xuất không phải hoàn toàn từ tiền liệt tuyến. ( xem phần phẫu thuật điều trị ung thư tiền liệt tuyến).

Ở nam giới còn trẻ, kích thước tiền liệt tuyến bằng như quả óc chó. Tuy nhiên tiền liệt tuyến lớn lên theo tuổi. Tiền liệt tuyến to lên theo tuổi được gọi là phì đại tiền liệt tuyến lành tính, bệnh này không phải là ung thư tiền liệt tuyến. Cả hai vấn đề phì đại lành tính ( hay gọi là u xơ) tiền liệt tuyến và ung thư tiền liệt tuyến có thể là cùng nguyên nhân của vấn đề ở người đàn ông lớn tuổi. Chẳng hạn tiền liệt tuyến lớn có thể gây chèn ép hay ảnh hưởng đến chỗ thoát nước tiểu của bàng quang hay niệu đạo, gây khó tiểu. Kết quả là tiểu lâu, lắt nhắt, tiểu phải rặn, tiểu nhiều lần, đặc biệt về ban đêm hay đi tiểu.

Ung thư tiền liệt tuyến là gì?

Ung thư tiền liệt tuyến là khối u ác tính phát triển từ tế bào của tiền liệt tuyến. Khối u thường phát triển chậm và kéo dài trong nhiều năm. Trong suốt thời gian này, khối u thường có rất ít hoặc không có triệu chứng hoặc có biểu hiện triệu chứng ( bất thường khi khám bệnh).

Tuy nhiên, khi ung thư tiến triển, ung thư lớn lên và xâm lấn sang các mô xung quanh ( lan rộng tại chỗ). Hơn nữa, ung thư thư cũng có thể di căn (lan xa hơn) đến cá vùng khác của cơ thể như xương, phổi, gan. Triệu chứng ở những nơi di căn kết hợp với triệu chứng của ung thư TLT.

Tại sao ung thư tiền liệt tuyến lại quan trọng?

Năm 1999, có 185.000 trường hợp ung thư tiền liệt tuyến mới được chẩn đoán tại Mỹ. Trong đó có hơn 31.000 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh ung thư tiền liệt tuyến năm 2000. Vì vậy ung thư tiền liệt tuyến là một bệnh ác tính thường gặp ở đàn ông Mỹ, nguyên nhân tử vong thứ hai của bệnh ung thư, sau ung thư phổi. Đa số những nhà chuyên môn đề nghị rằng tất cảc những người đàn ông từ 40 tuổi trở đi nên tầm soát ung thư tiền lịêt tuyến mỗi năm một lần.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư tiền liệt tuyến?

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tiền liệt tuyến vẫn chua rõ, ung thư tiền liệt tuyến không liên quan đến phì đại tiền liệt tuyến lành tính. Các yếu tố nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến bao gồm: lớn tuổi, di truyền, ảnh hưởng của nội tiết tố, cũng như độc chất trong môi trường, hoá chất và các sản phẩm công nghiệp. Nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến tăng theo tuổi. Vì vậy ung thư tiền liệt tuyến cực kỳ hiếm gặp ở người duới 40 tuổi, trong khi ung thư tiền liệt tuyến lại rất thường gặp ở đàn ông trên 80 tuổi. Một số nghiên cứu cho thấy rằng 50 – 80% đàn ông trên 80 tuổi bị ung thư tiền liệt tuyến. Di truyền cũng là yếu tố nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến cao.

Chẳng hạn, người đàn ông Mỹ da đen có nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến cao hơn đàn ông Nhật hay người Mỹ da trắng. Môi trường, chế độ ăn uống và một số yếu tố khác chưa rõ cũng có thể làm thay đổi bản chất di truyền. Chẳng hạn, ung thư tiền liệt tuyến thường ít gặp ở những người đàn ông Nhật sống tại chính quốc. Tuy nhiên, nếu những người Nhật này khi qua Mỹ sống thì tỷ lệ bị ung thư tiền liệt tuyến tăng lên đáng kể. Ung thư tiền liệt tuyến cũng thường xảy ra ở gia đình mà người cha, ông của họ bị thì họ sẽ có nguy cơ b�� ung thư tiền liệt tuyến cao .

Tuy nhiên, cho đến hiện giờ, người ta vẫn chưa có nhận định chính xác được gen nào gây ra bệnh này. ( gen nằm trong nhiễm sắc thể, có chứa các nucleotic của tế bào, gen là thành phần hoá học quyết định các đặc tính di truyền của cá thể).

Testosterone là một tiết tố nam, kích thích trực tiếp sự phát triển cả tuyến tiền liệt bình thường lẫn tiền liệt tuyến ung thư. Tuy nhiên, không có gì phải ngạc nhiên khi mà hormon này có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển của ung thư tiền liệt tuyến. Mối liên quan chính về vai trò của hormon này là khi lượng hormon trong máu giảm xuống sẽ ức chế sự phát triển của ung thư tiền liệt tuyến.

Yếu tố môi trường như hút thuốc lá, ăn nhiều mỡ bão hoà sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến. Tất cả những chất độc hay độc tố trong môi trường hay từ chất thải của ngành công nghiệp nặng có thể khởi phát bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Tuy nhiên nguyên nhân vẫn còn chưa rõ.

Triệu chứng của ung thư tiền liệt tuyến là gì?

Vào giai đoạn sớm, ung thư tiền liệt tuyến thường không gây ra triệu chứng trong suốt vài năm. Ung thư tiền liệt tuyến thường được phát hiện đầu tiên bởi những bất thường trong xét nghiệm máu (xét nghiệm chất PSA, xin xem bên dưới ) hoặc sờ thấy một khối cứng ở tiền liệt tuyến. Trước tiên, theo thông lệ người bác sĩ sẽ dùng ngón tay trỏ đưa vào trực tràng, qua đó mới sờ thấy được tiền liệt tuyến, tiền liệt tuyến nằm trước trực tràng. Khi khối ung thư lớn gây chèn ép vào niệu đạo làm cho người bệnh khó đi tiểu, tiểu lắt nhắt, phải rặn. Người bệnh có thể có cảm giác tiểu rát, tiểu ra máu. Nếu khối ung thư tiền liệt tuyến tiếp tục phát triển có thể gay tiểu bí hoàn toàn, làm cho người bệnh đau vùng bụng dưới, bàng quang căng to vì không thể đi tiểu được.

Về sau, khối ung thư tiền liệt tuyến xâm lấn sang các cơ quan lân cận, hay đi xa hơn đến các hạch bạch huyết vùng chậu. Khi đó ung thư có thể lan xa hơn (còn gọi là di căn) đến các vùng khác của cơ thể. Bác sĩ khám trực tràng đôi lúc có thể phát hiện sớm sự xâm lấn tạ chỗ sang các mô lân cận. Ung thư này sò thấy cứng, không di động. Ung thư tiền liệt tuyến thường di căn đến các đốt sống thắt lưng thấp hay xương chậu ( là xương tiếp nối với phần thấp của xương sống với xương háng ), là nguyên nhân gây ra đau lưng hay đau vùng chậu. Ung thư có thể lan đến gan, phổi. Di căn ung thư đến gan gây ra đau bụng và vàng da (da nhuộm màu vàng) không phải là không gặp. Ung thư di căn đến phổi gây ra đau ngực và ho.

Tầm soát bệnh ung thư tiền liệt tuyến như thế nào?

Tầm soát bệnh ung thư tiền liệt tuyến là thực hiện thường xuyên, cách đều nhằm phát hiện ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn sớm. Nếu có kết quả tầm soát bình thường, thì coi như hiện tại không mắc bệnh. Nếu kết quả xét nghiệm có bất thường thì nghi ngờ có bệnh, khi đó cần làm thêm một số xét nghiệm khác để chuẩn đoán (cũng giúp chẩn đoán phân biệt ). Khi có một hay hai xét nghiệm tầm soát có bất thường thì ung thư tiền liệt tuyến được nghi ngờ trước tiên. Các thăm khám tầm soát này bao gồm khám tiền liệt tuyến bằng tay và đo chất PSA ( kháng nguyên đăc hiệu của tiền liệt tuyến ). Bác sĩ dùng ngón tay trỏ đưa qua ngã hậu môn để khám, nhằm phát hiện những bất thường của tiền liệt tuyến như sờ thấy cứng, bờ không đều, tất cả những dấu hiệu này nghi ngờ ung thư tiền liệt tuyến. Vì vậy , bác sĩ thường khuyên người đàn ông trên 40 nên được khám tiền liệt tuyến bằng tay mỗi năm một lần.

Xét nghiệm PSA là xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện và tương đối chính xác. Xét nghiệm này dùng để phát hiện một loại protein ( kháng nguyên đặc hiệu của tiền liệt tuyến) được phóng thích từ tiền liệt tuyến vào máu. Điều quan trọng nhất thường thấy là người bị ung thư tiền liệt tuyến có lượng PSA cao hơn so với những người không bị bệng ung thư . Tuy nhiên chất PSA có giá trị như một xét nghiệm tầm soát ung thư tiền liệt tuyến. Vì vậy, bác sĩ thường khuyên những người đàn ông trên 50 tuổi nên đi làm xét nghiệm PSA mỗi năm một lần để phát hiện sớm bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Ở những người có nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến cao, bác sĩ khuyên nên bắt đầu làm xét nghiệm PSA sớm hơn ngay sau 40 tuổi, tuy nhiên ý kiến này còn bàn cãi.

Kết quả PSA trong máu thấp hơn 4 nanogram/ ml thường được xem là bình thường. ( Xin xem phần PSA dương tính giả và những nét đặc biệt của xét nghiệm PSA ). Kết quả PSA từ 4 đến 10 nanogram/ ml được coi như là giới hạn. Giá trị giới hạn này được giải thích trong bối cảnh tuổi tác người bệnh, triệu chứng, dấu hiệu, tiến sử gia đình và sự thay đổi PSA theo thời gian. Nếu kết quả trên 10 nanogram/ ml được coi như là bất thường, có khả năng bị ung thư tiền liệt tuyến. Giá trị PSA càng cao thì càng có khả năng mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Hơn nữa, mức PSA trong máu càng có xu hướng tăng thì ung thư tiền liệt tuyến lan sang các cơ quan khác (di căn). Lượng PSA trong máu tăng rất cao ở người trên 30 – 40 tuổi thường là do ung thư tiền liệt tuyến.

Ung thư tiền liệt tuyến được chẩn đoán như thế nào?

Ung thư tiền liệt tuyến được chẩn đoán dựa vào kết quả sinh thiết tuyến tiền liệt. Một khi khám bằng tay hoặc kết quả xét nghiệm PSA có bất thường, thì nghi ngờ bị ung thư tiền liệt tuyến. Khi đó, sinh thiết tiền liệt tuyến thường được khuyến cáo. Sinh thiết được thực hiện qua ngã trực tràng, dưới hướng dẫn của máy siêu âm, người ta dùng một kim nhỏ để cắt một miếng mô tiền liệt tuyến. Bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ quan sát miếng mô này dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Khi đã chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến dựa vào mô sinh thiết, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ phân loại miếng mô từ 1 đến 5 theo thang Gleason. Thang này dựa trên một số đặc tính về mô học của tế bào ung thư và tính chất xâm lấn của tế bào ung thư. Khi thang điểm từ 2 – 4 điểm, được coi như là khối u phát triển chậm, 5 – 6 điểm là trung gian, từ 7- 10 điểm coi như nguy cơ cao, ung thư phát triển nhanh, tiên lượng xấu (tử vong).

Thang Gleason còn giúp cho việc điều trị, đánh giá mức độ xâm lấn của ung thư. Tuy nhiên, áp dụng chính của thang điểm Gleason là giúp tiên lượng nguy cơ và tử vong do ung thư tiền liệt tuyến. Mặt khác, các nghiên cứu mới đây còn cho thấy rằng, người có điểm Gleason 2 – 4, sẽ ít nguy cơ chết vì ung thư tiền liệt tuyến (4 – 7%) trong 15 năm. Còn người có điểm 8- 10 sẽ có nguy cơ cao (60 - 87%) chết do ung thư tiền liệt tuyến trong vòng 15 năm.

Việc phân chia giai đoạn ung thư tiền liệt tuyến như thế nào?

Việc phân chia ung thư tiền liệt tuyến dựa vào mức độ lan rộng của ung thư. Ung thư tiền liệt tuyến được chẩn đoán dựa vào sinh thiết, thêm vào đó là đánh giá ung thư có di căn hay chưa, bằng cách sinh thiết các cơ quan lân cận như trực tràng, bàng quang, hay các xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh, chẳng hạn chụp phim xương để xác định ung thư có di căn đến xương hay chưa?. Ngoài ra còn có thể chụp CT Scan, MRI để xác định ung thư bên dưới mô hay cơ quan như bàng quang, hay trực tràng, hay một nơi nào khác của cơ thể như gan, phổi.

Tóm lại các bác sĩ chia giai đoạn của ung thư tiền liệt tuyến trước tiên là dựa vào kết quả sinh thiết tiền liệt tuyến và có thể là dựa trên kết quả các mẫu sinh thiết khác, và chụp phim. Chia giai đoạn ung thư, bác sĩ sẽ dùng những chữ in hoa và số khác nhau để xác định khối ung thư, và mức độ lan rộng của ung thư. Ngoài ra, việc phân chia giai đoạn ung thư giúp tiên lượng bệnh v à lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Có hai hệ thống chính được sử dụng để phân chia giai đoạn ung thư. Theo hội ung thư Mỹ về sắp xếp giai đoạn, giai đo n A là ung thư còn rất nhỏ không thể sờ đụng được khi bác sĩ khám bệnh, cũng không thể thấy được khi làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, tổn thương này chỉ có thể phát hiện dưới kính hiển vi. Giai đoạn B, là khối u lớn hơn, có thể sờ thấy được nhưng chỉ nằm khu trú tại tuyến tiền liệt. Giai đoạn C là khối ung thư ăn ra các cơ quan lân cận. Giai đoạn D1, ung th ư lan ra gần ở hạch chậu, D2 là ung thư lan ra xa hơn chẳng hạn như xư ng, gan, phổi.

Một hệ thống khác phân chia giai đoạn ung thư tiền liệt tuyến gọi là, hạch , di căn ( TNM ). Theo cách phân chia này T1 v à T2 tương đương với giai đoạn A

và B như hệ thống phân loại đã nêu ở trên. T3 được mô tả là ung thư lan ra khỏi bao của tiền liệt tuyến và T4 là ung thư lan ra mô xung quanh. N1 tương đương giai đo n D1 v à M1 tương giai đoạn D2.

Việc lựa chọn điều trị ung thư tiền liệt tuyến như thế nào?

Quyết định điều trị đã khác trước đây rất nhiều. Cần phải có đủ dữ kiện mới chọn phương pháp điều trị có hiệu quả, nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của các phương pháp điều trị mang lại.

Để quyết định điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ sắp xếp loại ung thư tiền liệt tuyến như còn tại chỗ, u lớn nhưng chưa lan ra, hay di căn. Chọn lựa phương pháp điều trị tu ỳ theo mức độ lan rộng của ung thư, nếu ung thư khu trú tại chỗ điều trị bao gồm: phẫu thuật, x ạ trị, hormone liệu ph áp, hoá trị , tuy nhiên vẫn chỉ là tạm thời. Mục tiêu của điều trị tạm thời là cho khối u chậm phát triển, giảm triệu chứng cho người bệnh.

Các yếu tố khác được xem xét để chọn lựa phương pháp điều trị bao gồm tuổi tác, tổng trạng,thang điểm Gleason, và giai đoạn ung thư. Kết quả xét nghiệm PSA đôi khi cũng giúp quyết định lựa chọn phương pháp điều trị. Chẳng hạn, mức PSA tăng giới hạn ( 40-10 nanogram/ ml), chứng tỏ có khả năg bị ung thư tiền liệt tuyến. Nếu các xét nghiệm khác cũng cho thấy có khả năng bị ung thư thì phẫu thuật hoặc xạ trị cần được thực hiện. Ngược lại, lượng PSA tăng cao ( chẳng hạn trên 30 – 40 nanogram/ ml) có khả năng ung thư di căn. Nếu ung thư di căn, thì việc điều trị lúc này chỉ còn hạn chế trong phương pháp hormone hay hoá trị.

Xét nghiệm PSA cũng có thể được thực hiện theo từng giai đoạn khi điều

trị giúp đánh gía kết quả điều trị. Chẳng hạn, khi lượng PSA tăng, có nhiều khả

năng khối ung thư tiền liệt tuyến đang phát triển hoặc di căn mặc dù đang được

điều trị. Ngược lại, lượng PSA giảm chứng tỏ bệnh có cải thiện. Khi lượng PSA về mức 0 cho thấy ung thư tiền liệt tuyến đã được kiểm soát hoàn toàn hoặc đã được chữa khỏi.

Điều trị phẫu thuật ung thư tiền liệt tuyến như thế nào?

Điều trị phẫu thuật ung thư tiền liệt tuyến là phẫu thuật cắt bỏ tận gốc, tức

lấy đi toàn bộ tiền liệt tuyến. Phẫu thuật này được làm ở khoảng 36% bệnh nhân

bị ung thư tiền liệt tuyến còn khu trú tại chỗ. Tai biến xảy ra khi mổ ung thư là tai biến lúc gây mê, chảy máu chỗ mổ, liệt dương chiếm tỷ lệ 30% - 70% , tiểu không tự chủ chiếm 3 – 10% bệnh nhân.

Những tiến bộ gần đay giúp làm giảm biến chứng của phẫu thuật cắt bỏ tận gốc. Các tiến bộ của phẫu thuật xuất phát từ việc hiểu rõ hơn về chìa khoá giải phẫu, sinh lý năng lực tình dục và tiểu tiện. Đặc biệt, các kỹ thuật phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến mới đây giúp làm giảm tỷ lệ liệt dương và tiểu không kiểm soát.

Nếu sau khi mổ, mà bệnh nhân bị liệt dương thì có thể điều trị bằng sidenafil ( Viagra ) viên uống ( hiện ở Việt Nam chưa có thuốc này ), hoặc chích thuốc alprostadil ( Caverject) vào dương vật, bằng phương pháp bơm hoặc dùng dụng cụ tác động lên dương vật ( dương vật giả ). Tiểu không kiểm soát thường phục hồi theo thời gian, đặc biệt là tập luyện và dùng thuốc kiểm soát són tiểu. Tuy nhiên, đôi lúc tiểu không kiểm soát đòi hỏi phải cấp giấy phép loại cơ vòng nhân tạo quanh niệu đạo. Cơ vòng này được tạo từ loại cơ trong cơ thể hoặc từ vật liệu khác dùng để kiểm soát dòng nước tiểu qua niệu đạo.

Hormon điều trị ung thư tiền liệt tuyến là gì?

Hormon nam còn gọi là testosterone, hormon này kích thích tế bào tiền liệt tuyến bị ung thư, làm cho u to ra thêm. Lý tưởng nhất trong tất cả các hormon điều trị là giảm được sự kích thíc tế bào ung thư do testosterone. Bình thường, testosterone được tinh hoàn sản xuất trong đáp ứng với hormon khác là LH – RH. LH – RH là viết tắt của luteinizing hormone- releasing hormone và còn gọi là hormone hướng sinh dục. Hormone này được sản xuất trong não vào máu đến tinh hoàn và nó kích thích sản xuất và phóng thích testosterone.

Diều trị bằng hormone cũng được kể đến như là biện pháp làm giảm lượng

Testosterone trong máu, cũng có thể bằng mổ hoặc bằng thuốc. Điều trị phẫu thuật tinh hoàn ( hay còn gọi là thiến ) là phương pháp làm giảm hormon. Phẫu thuật này là cắt bỏ tận gốc nơi sản xuất ra testosterone của cơ thể. Điều trị bằng hormon bao gồm dùng một hoặc hai loại thuốc. Một loại thuốc được lựa chọn là thuốc kháng LH – RH. Thuốc này có tác dụng cạnh tranh với LH –RH của cơ thể. Do đó thuốc này ức chế sự phóng thích LH –RH từ não. Một loại thuốc khác cũng được lựa chọn, là loại thuốccó tác dụng kháng androgenic, là thuốc kháng nội tiết tố nam. Thuốc này ức chế tác dụng của testosterone tại tiền liệt tuyến.

Ngày nay, đàn ông thường lựa chọn phương pháp điều trị bằng nội tiết tố hơn là phẫu thuật, có lẽ vì thấy rằng thiến tinh hoàn gây mất thẩm mỹ và làm người bệnh bất an hơn. Tuy nhiên, hiệu quả và tác dụng phụ của điều trị bằng hormon cũng ngang như thiến. cả hai phương pháp điều trị bằng hormon này đều có tác dụng loại bỏ sự kích thích tế bào ung thư của testosterone. Tuy nhiên, một số u tiền liệt tuyến không đáp ứng với các hình thức điều trị này. Đó là những dạng ung thư tiền liệt tuyến không phụ thuộc với androgen ( nội tiết tố nam ). Tác dụng phụ chủ yếu của các phương pháp điều trị hormon ( do mất đi nội tiết tố nam) này là làm vú người đàn ông to ra và bất lực ( liệt dương ).

Các thuốc kháng LH – RH bao gồm leuprolide (Lupron) hoặc goserelin (Zoladex ), đựoc chích mỗi tháng tại pòng mạch bác sĩ. Thuốc kháng andrrogen bao gồm: flutamide( Eulexin), bicalutamide ( Casodex), là những viên thuốc uống thường được dùng phối hợp với thuốc kháng LH – RH. Thuốc kháng LH – RH thường có tác dụng một mình. Tuy nhiên, thuốc kháng androgen được chỉ định phối hợp dùng thêm nếu như ung thư vẫn còn tiến triển mặc dù đang điều trị bằng thuốc kháng LH – RH. Điều trị bằng hormon có thể có kết quả tốt nếu như phối hợp thêm xạ trị.

Hiện nay, các nghiên cứu đang được thực hiện nhằm xác định xem liệu pháp hormon có làm tăng thêm hiệu quả điều trị của xạ trị hay không.

Thường, phương pháp điều trị bằng hormon dành cho những bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến đã tiến triển xa hoặc ung thư đã di căn. Đôi khi, người bệnh chỉ bị ung thư tiền liệt tuyến còn khu trú nhưng vẫn điều trị bằng phương pháp hormon vì người bệnh có thêm những bệnh khác phối hợp, hay đơn giản là người bệnh từ chối mổ hay xạ trị. Điều trị bằng hormon thường áp dụng cho ít hơn 10% bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến còn khu trú. Nên nhớ rằng, điều trị bằng hormon chỉ là tạm thời. Mục đích là kiểm soát bệnh ung thư hơn là chữa bệnh vid ung thư không thể chữa được.

Ung thư tiền liệt tuyến có thể phòng ngừa được không?

Chưa có một phương pháp cụ thể nào được xác định trong việc phòng ngừa ung thư TLT. Vì vậy, hiện nay chúng ta chỉ có thể hy vọng phòng ngừa tiến trình cuae ung thư bằng cáh chẩn đoán sớm và sau đó nỗ lực điều trị bệnh. Chẩn đoán sớm có thể thực hiện khi “ sàng lọc” ở nam giới trong cộng đồng. Việc tầm soát cần thực hiện hàng năm qua thăm trực tràng bằng tay ở nam giới trên 40 tuổi, đến 50 tuổi cần làm thêm test PSA. Mục đích của việc “sàng lọc” này là để phát hiện sớm những tổn thương còn nhỏ, thậm chí ở mức độ vi thể ( chỉ thấy trên kính hiển vi ) của tuyến tiền liệt. Chữa trị sớm những tổn thương ác tính có thể làm ngưng sự phát triển, lan rộng và nhất là có thể chữa khỏi bệnh.

Trên cơ sở nghiên cứu ở người và động vật, người ta đã đề nghị một vài chế độ ăn có khả năng phòng ngừa ung thư TLT, ví dụ như ăn ít chất béo, tránh ăn các loại thịt “ đỏ ” (thịt thú, như thịt bò), vì cho rằng điều đó làm chậm quá trình ung thư nhưng với cơ chế thế nào thì vẫn không ai biết (!).

Những sản phẩm từ đậu nàh, có tác dụng làm giảm hàm lượng lưu thông của testosterone trong máu, cũng được báo cáo có khả năng làm chậm sự phát triển của ung thư TLT. Và cuối cùng, một số nghiên cứu khác cho thấy các thành phần của cà chua như Vitamine E, Selenium, cũng có tác dụng tương tự nhưng cơ chế cũng chưa biết.

Thế còn những phương pháp điều trị cho ung thư tiền liệt tuyến trong tương lai?

Cho đến bây giờ, các phương pháp điều trị ung thư TLT giai đoạ sớm còn khu trú chủ yếu là phẫu thuật, xạ trị và dùng nghiệm pháp “lạnh” như trên. Đối với những trường hợp trễ hơn, thì phương pháp điều trị bằng hormon hoặc hoá trị tỏ ra có hiệu quả tương đối trong một vài trường hợp. Trong những năm gần đây, việc chẩn đoán sớm với những phương tiện điều trị hiện đại cho kết quả khả quan hơn.

Hơn nữa, còn nhiều phương pháp điều trị khác đang được tìm kiếm. Chảng hạn, việc điều trị bằng vi sóng, đang được sử dụng để điều trị các trường hợp phì đại lành tính của tuyến tiền liệt, là một phương pháp ít xâm lấn và có thể thực hiện cho bệnh nhân ngoại trú. Nhiều nghiên cứu đang sớm thực hiện để triển khai rộng rãi phương pháp này.

Tuy nhiên chìa khoá trong điều trị ung thư TLT căn bản là ự hiểu biết về cơ sở di truyền học của căn bệnh này. Gen, thực ra là những hợp chất hoá học trong nhiễm sắc thể, quyết định đặc tính sinh học của từng cá thể. Các trung tâm nghiên cứu vì vậy mà đầu tư nhiều cho việc tập trung định ra hay phân lập ra các gen gây bệnh.

Một vài nghiên cứu được thực hiện trên những đàn ông mà tiền căn gia đình ghi nhận có ung thư TLT (nghĩa là có người thân trong gia đình bị bệnh này) để khám phá ra những mối liên hệ di truyền của bệnh. Tóm lại, mục đích cơ bản nhất cũng là để “khóa” hay biến đổi các gen gây bệnh, từ đó có thể phòng tránh được bệnh. Và cuối cùng, trong tương lai sẽ có vắc – xin giúp phòng bệnh hay chữa bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

Việc theo dõi ung thư này như thế nào là đảm bảo?

Việc theo dõi một cách an toàn ung thư này được thực hiện trên những bệnh nhân chưa áp dụng một phương pháp điều trị nào đó, đó là những bệnh nhân mà khối u còn khu trú, chưa gây triệu chứng. Nên biết rằng việc theo dõi này dù không chữa trị gì cả, nhưng người bệnh luôn cần được theo sát và kiểm tra đầy đủ.

Người bệnh cần đi khám bác sĩ thường xuyên mỗi ba hay sáu tháng. Trong khi khám, cần thông báo cho bác sĩ những triệu chứng mới xuất hiện hay những biểu hiện nặng hơn của bệnh, đối với bác sĩ cần thăm trực tràng bằng tay để phát hiện mọi thay đổi của tuyến tiền liệt. Thêm vào đó, cần lưu ý sự gia tăng của PSA trong máu, và thực hiện các xét nghiệm hình ảnh học để đánh giá mức độ lan rộng của khối u. Nếu ghi nhận bất kì một dấu hiệu nào chứng tỏ bệnh đang tiến triển dù đó là triệu chứng cơ năng, triệu chứng lâm sàng, hay cận lâm sàng thì việc theo dõi phải ngưng lai, thay vào đó là điều trị kịp thời.

Việc theo dõi này được trên 30% bệnh nhân ung thư TLT giai đoạn đầu lựa chọn trước khi can thiệp điều trị (phẫu trị hay xạ trị). Lý do chính để theo dõi là vì ung thư TLT tiến triển khá chậm hơn hầu hết các loại ung thư khác. Một ung thư giai đoạn sớm được phát hiện cần nhiều năm thậm chí cả chục năm để lan rộng và xâm lấn. Vì vậy, việc theo dõi này chủ yếu dành cho ung thư tiền liệt tuyến còn khu trú ở đàn ông cao tuổi. Đó cũng là lựa chọn thích hợp cho người có khối u còn rất nhỏ và PSA thấp (từ 4 đến 10 nanogram hay thấp hơn) và người có bệnh nặng kèm theo như bệnh lí của tim, phổi, cao huyết áp khó kiểm soát, bệnh tiểu đường, AIDS, hay những bệnh ung thư khác.

Tuy nhiên việc theo dõi này còn gây nhiều tranh cãi. Nhiều người vẫn cho rằng đó không phải là lựa chọn đúng, theo họ một vài bác sĩ dùng việc theo dõi này ở cả những ung thư khác chỉ để xem liệu ung thư có lan rộng không nếu không điều trị gì cả!. Hơn nữa, điều trị về sau, khi bệnh đã tiến triển, cho một bệnh nhân đã được theo dõi có thể kém hiệu quả hơn điều trị ngay từ đầu. Cuối cùng, một chuyên gia đã cho công bố một báo cáo về phương pháp theo dõi này. Ông chỉ ra rằng, trong số bệnh nhân ung thư TLT giai đoạn sớm (giai đoạn còn khu trú), thì tỉ lệ tiến triển đến giai đoạn xâm lấn và tử vong ở nhóm người không điều trị gì cả cao hơn 50% so với ở nhóm người trải qua phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liêt.

Tóm lược về bệnh ung thư tiền liệt tuyến

Ung thư tiền liệt tuyến là nguyên nhân tử vong hàng thứ hai trong các loại ung thư ở đàn ông Mỹ.

Nguyên nhân ung thư tiền liệt tuyến vẫn chưa rõ, tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư tiền liệt tuyến như: tuổi tác, tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

Ung thư tiền liệt tuyến thường được nghi ngờ trước tiên khi lượng PSA trong máu tăng bất thường hoặc sờ thấy nốt cứng khi khám tiền liệt tuyến bằng tay qua ngã hậu môn.

Khám hậu môn bằng tay cho những người đàn ông trên 40 tuổi và làm PSA cho những người đàn ông trên 50 tuổi và làm mỗi năm một lần để phát hiện ung thư tiền liệt tuyến.

Độ tin cậy của xét nghiệm PSA bao gồm: tỷ số PSA, độ đặc hiệu theo tuổi và độ gia tăng của PSA, độ chính xác của xét nghiệm.

Nếu có một xét nghiệm tầm soát bất thường, thì nghi ngờ bị ung thư tiền liệt tuyến, lúc này cần làm thêm sinh thiết tiền liệt tuyến.

Chỉ được chấn đoán ung thư tiền liệt tuyến khi quan sát mẫu sinh thiết thấy tế bào ung thư dưới kính hiển vi.

Ở một số người đàn ông, ung thư tiền liệt tuyến đe dọa cuộc sống của họ, trong khi đó ở một số khác, ung thư có thể tồn tại nhiều năm mà không có vấn đề gì trở ngại cho sức khỏe.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư tiền liệt tuyến tùy thuộc vào kích thước ung thư, tính chất xâm lấn và lan rộng của ung thư cũng như tùy thuộc vào tuổi tác, tổng trạng, và sự chọn lựa của người bệnh.

Một số biện pháp điều trị ung thư tiền liệt tuyến được lựa chọn bao gồm: phẫu thuật, xạ trị, hormon, đông lạnh, nhiệt và sự kết hợp của một trong các biện pháp này.

Có nhiều nghiên cứu đang được tiến hành nhắm đánh giá xem gen nào gây ra bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

Ăn uống để phòng tránh ung thư tiền liệt tuyến?

Theo các thống kê dịch tễ học toàn cầu, người ta thấy người Mỹ bị tử vong vì ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) cao gấp 5 lần so với người châu Á. Nhiều công trình nghiên cứu gợi ý đó có thể là do khác biệt trong những bữa ăn và nếp sống. Nói chung, người Mỹ nạp vào khoảng 40% tổng số calo của họ từ chất béo, trong khi tỉ lệ này ở người châu Á thấp hơn nhiều, chỉ từ 10 – 20%.

Đặc điểm bữa ăn của người châu Á là có nhiều cá và những thức ăn thực vật như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu nành, trong khi bữa ăn điển hình của người phương Tây gồm nhiều thức ăn chế biến công nghiệp, thức ăn “tiện nghi” (convenience foods) và sản phẩm có nguồn gốc động vật hơn.

Sau đây là những khuyến cáo của các chuyên viên nhằm phòng tránh UTTTL và cung cấp những hướng dẫn thực tiễn để ứng dụng các nguyên tắc này vào bữa ăn.

1. Giới hạn tổng lượng chất béo.

So sánh các khác biệt về văn hóa ẩm thực, người ta đã xác định được Tổng cộng lượng chất béo là một yếu tố có liên quan trực tiếp vơi tỷ lệ mắc phải UTTTL.

Trong thế kỷ 20, tỷ lệ mắc phải UTTTL ở Mỹ đã tăng tỷ lệ thuận với mức tiêu thụ gia tăng thịt đỏ, các chất béo tiềm ẩn trong dầu, margarin, bơ và những thức ăn chế biến qua lò nướng (processed baked goods).

2. Giới hạn chất bão hòa

Những công trình nghiên cứu gần đây còn cho thấy mối tương quan trực tiếp giữa loại chất béo “bão hòa” bắt nguồn từ thịt và các sản phẩm từ sữa với UTTTL. Chất béo “bão hòa” chủ yếu có nguồn gốc động vật, thí dụ thịt mỡ bò, bê, heo, cừu, các sản phẩm từ sữa bò nguyên kem, bơ. Ngay cả thịt gà nạc hay gà tây cũng đem lại khá nhiều chất béo “bão hòa”, nhất là khi lựa chọn miếng thịt có “màu sậm” như thịt đùi hay cánh và khi ăn cả da.

3. Cân đối các chất béo bất bão hòa

Các chất béo bất bão hòa chủ yếu là do những thức ăn thực vật và cá đem lại. Nói chung, mọi loại chất béo bất bão hòa đã được chứng minh là “tốt cho tim mạch” vì làm hạ cholesterol LDL “xấu”.

Các thử nghiệm cận lâm sàng còn gợi ý là nếu cố gắng tăng loại acid béo omega – 3 và giảm omega - 6 thì có thể kiểm soát được tiến trình phát triển khối u trong u UTTTL.

Chất béo không no (bất bão hòa) gồm có:

- Loại có một nối đôi (có trong dầu ooliu, dầu cải canola, trái bơ và đậu phộng).

- Loại có nhiều nối đôi trong đó có:

Các acid béo hệ omega – 6 có trong các loại dầu thực vật như dầu bắp, d.rum (safflower oil)

Các acid béo hệ omega – 3 từ cá và hạt lanh (flaxseed)

4. Giảm thiểu acid béo dạng trans

Acid béo dạng trans là những chất béo bất bão hòa đã bị chuyển biến về mặt đặc tính hóa học trong quá trình hydrogen – hóa do chế biến công nghiệp. Đối với bệnh ung thư và tim mạch thì chúng cũng chuyển tải những nguy cơ không khác gì các chất béo bão hòa. Phần nhiều người ta gặp các chất béo loại này trong margarin và những sản phẩm “snack” hay nướng lò (baked goods), ngoài bao bì có dầu bị hydrogen – hóa một phần (partially hydrogenated oil), là một trong những thành phần nguyên liệu chính.

Tóm lại, trong nỗ lực phòng chống UTTTL, mục tiêu là giảm tổng quát chất béo trong bữa ăn, đặc biệt là giảm chất béo bão hòa, giảm acid béo hệ omega – 6 và giảm chất béo dạng trans, đồng thời tăng acid béo hệ omega – 3 vì tiềm năng bảo vệ của chúng.

5. Cách thực hành những nguyên tắc trên

Để giảm chất béo trong bữa ăn, nên lưu ý những vấn đề sau:

- Tránh dùng các món chiên.

- Sử dụng những cách đun nấu không đòi hỏi nhiều dầu mỡ. Dùng bơm xịt (spray) chất béo hay chảo không dính thay vì phải cho nhiều dầu ăn. Chế biến bằng cách nướng, quay, hay nấu lẩu.

- Với các sản phẩm từ sữa, chỉ nên dùng những loại không béo hay có hàm lượng béo thấp, “béo thấp” là mỗi suất thức ăn (serving) không đem lại quá 3g chất béo, và “không béo” có nghĩa là một suất ăn có dưới 1/2 g chất béo.

- Loại bỏ hẳn thịt mỡ như xúc xích heo (hot dog), thịt có lẫn mỡ, thịt đùi gà, vịt). Cố gắng giới hạn không ăn thịt đỏ quá 1 lần/tuần hay 1 tháng, tốt nhất là bỏ luôn không ăn.

- Loại bỏ các thức ăn giàu chất béo như các loại nước xốt (gravies), đặc biệt là xốt có kem sữa (cream sauces), da gà, vịt, xúp có kem sữa (cream soups), đậu phộng, hạt điều (nuts), sôcôla. Thay vào đó nên sử dụng các loại “xốt” và “xúp” có nguyên liệu chính là cà chua (tomato based).

6. Ăn nhiều rau và trái cây.

Danh sách những hợp chất có lợi để phòng tránh UTTTL có thể còn dài hơn nên trong khi chờ đợi, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo nên ăn đa dạng rau và trái cây, tập trung vào các loại đậm màu sắc xanh, đỏ, vàng…Mỗi ngày nên ăn ít nhất 5 suất rau và trái cây, nhắm tới tối thiểu 9 suất/ngày và xem đấy như mục tiêu dài hạn vì chắc chắn sẽ có lợi cho sức khỏe.

Một suất hay phần có thể được ấn định bằng 1 chén (cup) rau sống, ½ chén rau luộc, 1 trái cây vừa phải, 2/4 chén nước ép trái cây, ½ chén trái cây đóng hộp hay ¼ chén trái cây khô (nho, hồng, mận, mơ). Tốt nhất là nên chọn rau sống, rau nấu chín và trái cây ăn cả quả để được hưởng cả chất xơ.

Mặc dù chất xơ theo định nghĩa là dạng carbohydrat không hấp thu được, nhưng lợi ích của nó là khi vào ống tiêu hóa sẽ thải được hormone và các chất béo. Ngoài rau và trái cây, còn có nhiều cách để đưa thêm chất xơ vào bữa ăn với:

- Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức, lúa mạch, hạt bo bo, như chọn mì làm từ bột mì nguyên cám trong món xúp, món hầm hay món phụ.

- Thêm các loại đậu hạt như petits, đậu trắng, đậu lăng vào món chính, món xúp hay xà – lách.

- Chọn loại “ngũ cốc điểm tâm” (breskfast cereals) sao cho mỗi suất đem lại > 3 - 5 g chất xơ hoặc pha trộn loại ngũ cốc điểm tâm ưa thích của bạn (vốn nghèo chất xơ) với cám đóng thành cốm (bran flakes) theo tỉ lệ 1/1.

- Bánh mì, “ngũ cốc” và nui có lúa mì hay cốc loại nguyên hạt được liệt kê hàng đầu trong danh sách nguyên liệu thành phần trên nhãn bao bì.

7. Ăn đậu nành vì những lý do đặc biệt

Thông qua những thức ăn chế biến từ đậu nành như tàu hũ (đậu phụ), tương hột (tempeh) và sữa đậu nành. Lý do vì đây là nguồn isoflavon (genes – tein và daidzein) độc nhất, có đặc tính của hormone estrogen thực vật (phytoestrogen) chống lại sự phát triển của những khối u nhạy cảm với estrogen như trong UTTTL. Thêm vào đó, những nghiên cứu trong phòng xét nghiệm còn chứng minh được là chất genestein có tác dụng ức chế được sự phát triển của các tế bào UTTTL, cả loại lệ thuộc lẫn loại không lệ thuộc vào hormone.

Nhắm tới mục tiêu làm sao đạt được 25 – 40g protein đậu nành ăn vào mỗi ngày. Thực tế một số sản phẩm từ đậu nành còn là những nguồn chất kháng – oxy – hóa và chất xơ, có hàm lượng chất béo thấp, hiện có số lượng sản phẩm khá đa dạng trên thị trường.

Kết luận

Các thay đổi trong bữa ăn không thể thực hiện một cách quá đột ngột. Cách tốt nhất là nam giới có tuổi nên tự đặt ra cho bản thân những mục tiêu ngắn hạn nhưng cụ thể. Với các hướng dẫn trên đây, nếu mỗi lần bạn có quyết định “thay đổi” thì chỉ nên chọn một điểm nào đó, không nên tham lam, ôm đồm để dẫn tới bỏ cuộc!

Thoạt tiên, chẳng hạn nên tập trung vào tiết giảm chất béo. Một khi đạt được mục tiêu này thì mới nên chuyển sang tăng rau và trái cây - tìm cách ăn nhiều và đa dạng hơn. Cứ với thức ăn nào mà người “có nguy cơ” đưa vào được hay loại bỏ được khỏi bữa ăn, có thể kể như đã đạt một thành tích trong cuộc chiến bảo vệ cơ thể tránh được UTTTL.

Thủ dâm có thể ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến

Quan hệ tình dục và thủ dâm thường xuyên giúp bảo vệ mày râu khỏi một căn bệnh ung thư phổ biến – ung thư tuyến tiền liệt. Kết quả này đi ngược quan niệm trước đó rằng xuất tinh nhiều không có lợi cho sức khỏe.

Michael Leitzmann và cộng sự tại Viện Ung thư Quốc gia ở Bethesda, Maryland, đã tiến hành nghiên cứu trên 30.000 đàn ông tại Mỹ trong hơn 8 năm. Ban đầu, những người tham gia điền một bảng thống kê về tần số xuất tinh và sau đó cứ sau 2 năm lại trả lời một bản câu hỏi.

Kết quả là nhóm có số lần xuất tinh trung bình cao nhất – 21 lần/tháng – giảm 30% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt so với các nhóm khác, xuất tinh 4 – 7 lần/tháng. Kết quả ủng hộ một nghiên cứu khác của Australia vào năm 2003 khẳng đinh rằng thủ dâm tốt cho đàn ông.

“Xuất tinh hơn 12 lần mỗi tháng là bắt đầu được hưởng lợi, tức là trung bình cách ngày một lần”, Leitzmann cho biết. “Tuy nhiên, vào lúc này thì vẫn chưa thể khẳng định đàn ông nên thay đổi hành vi tình dục của mình để đẩy lùi nguy cơ”.

Nhưng về mặt sinh học, các nhà khoa học công nhận rằng xuất tinh thường xuyên giúp tuyến tiền liệt giải phóng những hóa chất gây ung thư. Một giả thuyết khác là việc phóng tinh cũng ngăn chặn quá trình vôi hóa trong ống tiền liệt.

“Mặc dù còn phải nghiên cứu thêm, nhưng nên tin rằng xuất tinh không hề có hại mà còn có khả năng bảo vệ sức khỏe tuyến tiền liệt, ngoài ra, nó cũng khoái”, Graham Giles, tác giả nghiên cứu tại Australia, tuyên bố.

(St)