Ung thư vú - Những thắc mắc thường gặp
Giải đáp thắc mắc về hiếm muộn - vô sinh
Bệnh ung thư hiếm gặp này bắt nguồn từ một khối u ác tính trên vách tử cung, trên màng nội mạc. Đôi khi người ta còn gọi là ung thư nội mạc tử cung. Có khi người ta cũng gọi nhầm ung thư cổ tử cung là ung thư tử cung vì cổ tử cung là một bộ phận của tử cung.
Các hình thức tiền ung thư của căn bệnh có thể đã có hàng năm trước khi nó trở nên ác tính. Ung thư này thường gặp hơn ở phụ nữ lớn tuổi - dưới 5% bệnh nhân tuổi dưới 40; bệnh gặp ở những người sử dụng DES trong thời gian mang thai (hoặc mẹ của họ đã sử dụng) và ở những người thuộc tầng lớp kinh tế xã hội khá giả.
Đã có nhiều tranh cãi về tỷ lệ người mắc phải ung thư tử cung trong số những người dùng phép trị liệu bằng hormone cho những triệu chứng mãn kinh. Tuy nhiên, vẫn chưa có gì làm bằng chứng cho thấy là phép trị liệu bằng estrogen sẽ dẫn tới tình trạng phát triển bệnh ung thư này.
Triệu chứng:
|
Tôi có phải đi bác sĩ không?
Nếu bạn bị bất cứ biến đổi nào trong kinh kỳ hoặc nếu bạn thấy có bất cứ hiện tượng chảy máu âm đạo nào sau tuổi mãn kinh, bạn nên đi bác sĩ ngay.
Bác sĩ sẽ làm gì?
Nếu bác sĩ nghi ngờ có khối u nào trong tử cung bạn, cách kiểm tra có hiệu quả nhất là đi làm một tiểu phẫu Nong & Nạo (tử cung) trong trường hợp niêm mạc lót tử cung có tế bào ung thư, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cắt bỏ toàn bộ tử cung, lấy đi luôn cả buồng trứng và các vòi fallope. Phẫu thuật này gần như bao giờ cũng kết hợp với bốn đến sáu tuần xạ trị.
Nếu khối u ở trong tình trạng khá tiến triển,người ta sẽ thực hiện một cuộc phẫu thuật cắt bỏ gần như toàn bộ tử cung để lấy đi phần trên âm đạo và cả các tuyến trong vùng chậu.
Triển vọng là gì?
Phẫu thuật cho kết quả khả quan. Nói chung tỷ lệ khỏi bệnh lên tới 90% nếu bệnh ung thư khu vú vào chíng ngay lớp niêm mạc lót thành tử cung. Nếu khối u lan rộng ra ngoài lớp niêm mạc và các cơ vân tử cung, tỷ lệ khỏi bệnh sau năm năm giảm suống chỉ còn 40%.
CÁC PHỤ NỮ CÓ NGUY CƠ
Các phụ nữ có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung gần như ngược lại so với những người bị ung thư cổ tử cung. Nhóm có nguy cơ cao gồm có;
Các phụ nữ béo quá, đặc biệt là những người quá dư cân.
Những người có kinh nguyệt không đều chẳng hạn như những người có kiểu kinh nguyệt bị xáo trộn, có những khoảng thời gian kéo dài giữa hai kỳ kinh, người rụng trứng được, hoặc những phụ nữ ít có hoặc không sinh để lần nào.
Những người có bà con bị bệnh. Tiền sử gia đình có người bị bệnh cũng là lý do để bạn dễ bị bệnh hơn người khác.
Những người sẵn có bệnh như bệnh cao huyết áp, tiểu đường, u xơ, hay những khối u buồng trứng lệ thuộc vào estrogen
(St)