Video Clip: Xạ trị ung thư ở Thanh Hóa
Tác dụng chữa bệnh của củ nghệ vàng: chống ung thư, khử trùng
Dấu hiệu ung thư vòm họng
Chảy máu cam, nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu... là những biểu hiện thường thấy của bệnh ung thư vòm họng. Phát hiện và điều trị sớm bệnh là cơ hội sống tốt nhất cho bạn.Nếu xuất hiện một trong những triệu chứng dưới đây, bạn hãy cảnh giác:
Ungthư vòm họng
Vòm họng là phần cao nhất của họng, có hình vòm.
Ung thư vòm họng (K vòm) là một loại ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng.
2. Vì sao bị mắc ung thư vòm họng?
Nguyên nhân gây ung thư vòm họng chưa được xác định chính xác. Mặc dù vậy, nhiễm virus Epstein-Barr có thể liên quan đến bệnh nhưng chưa chứng minh được đầy đủ. Trong một số trường hợp, các nhà nghiên cứu thấy có những mảnh ADN của virus Epstein-Barr kết hợp với ADN của tế bào trong vòm họng nhưng nhiều trường hợp khác, nhiễm virus Epstein-Barr lại phục hồi hoàn toàn.
Các yếu tố nguy cơ khác có thể gây bệnh cũng chưa có bằng chứng rõ ràng nhưng có một số yếu tố nguy cơ hay gặp ở người châu Á:
3. Ung thư vòm họng hay xảy ra với người Việt Nam như thế nào?
Ung thư vòm họng là thể ung thư thường gặp nhất trong số các ung thư ở vùng đầu cổ và là một trong mười ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở nam giới, tuổi từ 40 đến 60.
4. Phòng tránh ung thư vòm họng bằng cách nào?
Bệnh ung thư vòm họng phát sinh ở người không có yếu tố nguy cơ rõ ràng, do đó chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Tuy vậy, để phòng bệnh điều quan trọng vẫn là tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ sau đây:
5. Phát hiện sớm ung thư vòm họng bằng cách nào?
Phát hiện sớm ung thư vòm họng mặc dù không dễ dàng nhưng điều quan trọng là cần có ý thức cảnh giác, đi khám bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng hoặc chuyên khoa ung bướu khi có các triệu chứng bất thường về tai mũi họng kéo dài mà điều trị thông thường không khỏi. Bệnh có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng. Mọi người nên đi khám ngay khi có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:
Các thầy thuốc tai mũi họng khám nếu phát hiện có u sẽ làm sinh thiết để chẩn đoán xác định xem có phải khối u đó là ung thư hay không.
6. Điều trị ung thư vòm họng như thế nào?
7. Người mắc ung thư vòm họng nên ăn uống như thế nào?Nói chung, người bệnh không cần thực hiện chế độ ăn đặc biệt nhưng nên chú ý một số điều như sau:
8. Sau điều trị, người bị ung thư vòm họng nên vận động và làm việc như thế nào?
Không có một chế độ vận động và làm việc đặc biệt cho người bệnh ung thư vòm họng. Sau điều trị, người bệnh nên hoạt động thể lực nhẹ nhàng vừa sức để được thoải mái. Thực hiện tập há miệng và xoa bóp vùng cổ hàng ngày để phòng, giảm các ảnh hưởng của xạ trị.
9. Hy vọng cứu sống hoặc kéo dài cuộc sống như thế nào đối với người mắc ung thư vòm họng?
Theo dữ liệu của từ AJCC năm 2010, tỉ lệ sống thêm 5 năm của những người được chẩn đoán ung thư vòm họng tại Mỹ hiện nay như sau:
Làm tình bằng miệng được cho là một cách khá thú vị và nhiều cặp đôi muốn tránh thai vẫn thường áp dụng cách này để yêu nhau. Và tất nhiên mọi người không cần đến những chiếc bao cao su rắc rồi nữa. Nhưng chỉ có kẻ nào ngốc mới cho rằng làm tình bằng miệng là an toàn và có thể tránh được các bệnh lây qua đường tình dục (STD- Sexually Transmitted Diseases).
Một nghiên cứu mới của Đại học Johns Hopkins tại bang Maryland, Mĩ đã cho thấy rằng một loại vi-rút phổ biến ở cơ quan sinh dục, có thể truyền từ người này qua người khác khi quan hệ tình dục bằng miệng, là nguyên nhân gây ra một bệnh ung thư họng hiếm gặp ở cả nam và nữ.
Loại vi-rút ở người này có tên HPV (papillomavirus) trước nay được biết là nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung, và hiện nay lại gây thêm một loại ung thư cổ họng (vùng nằm giữa hầu và ngạc mềm).
Các nhà khoa học đã theo dõi 100 người cả đàn ông và phụ nữ mới được chuẩn đoán là mắc căn bệnh ung thư ác tính này và 200 người khỏe mạnh bình thường khác.
Họ đã chỉ ra loại vi-rút HPV phổ biến - HPV 16 thường chiếm 72% các khối u. Những người mắc vi-rút HPV trước đây có nguy cơ bị ung thư cổ họng cao gấp 32 lần.
Hàng năm loại bệnh này giết hại khoảng 1.700 người ở Mĩ, và gây ảnh hưởng đến họng, amiđan và cuống lưỡi.
Những bệnh nhân có hơn 6 người bạn tình và thường làm tình bằng miệng có nguy cơ bị các bệnh ung thư họng liên quan đến vi-rút HPV cao gấp 8,6 lần. Và khi người bệnh nghiện hút thuốc và đồ uống có cồn, thì HPV trở nên là yếu tố nguy hiểm hệ số nhân gây ra chứng bệnh ung thư họng.
Tuy nhiên, chỉ một số ít đàn ông và phụ nữ mắc vi-rút HPV 16 phát triển thành ung thư.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải thích được tại sao một số người có khả năng đề kháng với vi-rút này, còn một số lại không. HPV thường hay trú ngụ ở các tế bào da cơ của dương vật, âm hộ và miệng.
Các tác giả cho rằng:” Lượng người ung thư vòm miệng do virut HPV gây ra đã dần tăng lên ở Mĩ từ năm 1973, một trong những nguyên nhân có lẽ là do thanh thiếu niên ở Mĩ ngày càng thích thú với việc làm tình bằng miệng.”
Họ cho rằng các chương trình tiêm chủng có thể sẽ giúp kiểm soát được loại vi-rút HPV nguy hiểm này.
(ST)