Ung thư vú - Nguyên nhân gây bệnh
Ung thư vú - Những thắc mắc thường gặp
Nguyên tắc kết hợp màu sắc trang phục colorblock
5 nguyên tắc ăn uống cần tuyệt đối tuân thủ đối với người máu nhiễm mỡ
Dấu hiệu của ung thư vú
Ảnh: corbis. |
Ung thư vú đã vượt qua ung thư cổ tử cung, trở thành loại ung thư hàng đầu ở nữ giới. Phần lớn u xảy ra ở phụ nữ độ tuổi 35-45, hiếm khi xảy ra dưới tuổi 30.
Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra các
nguyên nhân chủ yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh này là: tiền sử gia đình
bị ung thư vú; có vài xáo trộn của tuyến vú; sự đột biến của một số
gene; chịu tác động lâu dài của oestrogen (phụ nữ có kinh trước 12 tuổi
và mãn kinh sau 55 tuổi); dùng thuốc nội tiết trong thời gian dài; không
sinh con hoặc có con đầu lòng sau 30 tuổi; không cho con bú mẹ; hút
thuốc lá và uống rượu; ăn nhiều thịt, chất béo; cơ địa béo phì.
Đa
phần ung thư vú được chính người bệnh phát hiện, khi họ nhận thấy một
sự thay đổi ở tuyến vú. Thường gặp nhất là một khối bướu hay một chỗ dày
cứng lên không đau ở vú.
Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có các biểu hiện rõ rệt và không gây đau đớn cho người bệnh. Khi khối u tiến triển, người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng sau: khối u cứng, không đau, không đồng nhất, bờ không rõ, dính vào thành ngực hoặc da trên vú, khó di động; vú to ra hoặc có thay đổi hình dáng của vú, núm vú bị lún hoặc xù xì, chảy máu; da vùng vú dày lên hoặc thay đổi màu sắc, sần sùi như vỏ quả cam...
Khi thấy có bất cứ dấu hiệu nào kể trên, chị em nên
đến ngay chuyên khoa ung bướu để khám. Càng phát hiện sớm bao nhiêu thì
khả năng chữa trị càng hiệu quả bấy nhiêu. Đối với các bệnh nhân có khối
u vùng vú bị nghi ngờ ung thư, bác sĩ thăm khám toàn bộ để đánh giá cục
u là lành tính hay ác tính và cho thực hiện các xét nghiệm để phân biệt
khối u đó là dạng khối lỏng hay khối đặc (lành hoặc ác), sinh thiết để
có đánh giá chính xác nhất.
Khi đã xác định khối u đó là ác
tính, thầy thuốc sẽ tiến hành các xét nghiệm đặc biệt để biết bản chất
của ung thư, biết ung thư còn tại chỗ hay đã xâm lấn sang các mô lân
cận. Khoảng 95% các trường hợp ung thư vú đều là dạng xâm lấn.
Căn
cứ theo mức độ phát triển và xâm lấn của khối u, người ta chia thành 3
nhóm để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp: Nhóm 1: khối u dưới 2cm,
không thấy hạch nách và không có di căn xa; nhóm 2: khối u lớn hơn 2cm,
có hoặc không có hạch nách, chưa có di căn xa; nhóm 3: ung thư ăn lan
tại chỗ rất nhiều hoặc các ung thư có di căn xa.
Với tiến bộ
của y học, việc điều trị bệnh cho kết quả khả quan: Tỷ lệ khỏi bệnh 5
năm như sau: nhóm một khoảng 80-90%, nhóm hai khoảng 40-75%, nhóm ba
khoảng 15%. Tuy nhiên, muốn kết quả điều trị tốt, sau đợt điều trị,
người bệnh cần phải đi khám định kỳ 2 - 3 lần mỗi năm để thầy thuốc nắm
được diễn tiến của bệnh, nếu có di chứng và biến chứng sẽ kịp thời xử
trí.
Chị em cũng nên tự khám vú để phát hiện sớm bệnh theo cách sau:
-
Đứng trước gương, ở trần, cánh tay buông xuôi hai bên hông, rồi đổi tư
thế: hai tay để phía sau mông, nghiêng nhẹ người tới trước. Quan sát cả
hai vú xem có thay đổi gì về kích thước (một bên lớn hơn thường lệ, hoặc
teo nhỏ lại), da vú (da cam, da lõm xuống). Ấn nhẹ núm vú xem có máu
hoặc chất dịch tươm ra ở đầu vú không.
- Nằm ngửa, kê gối hoặc
khăn xếp lại dưới vai bên phải, tay phải để sau gáy, dùng các ngón tay
trái (bàn tay xòe thẳng), nhẹ nhàng ép sát tuyến vú vào thành sườn, bắt
đầu từ phần trên, rồi đến phần dưới vú, cuối cùng là núm vú, nhằm tìm
một cục u (khối u, khối bướu). Khi khám vú trái thì đổi ngược tư thế.
- Khám vùng nách để tìm hạch.
Nên
khám khi đã sạch kinh, vú ít căng, phải dùng bàn tay xòe với các ngón
tay thẳng đè tuyến vú áp vào thành sườn, lần lượt rà khắp cả tuyến vú,
nếu thấy có cục cộm rõ thì mới đúng là cục u.
(Theo Sức Khỏe và Đời Sống)
Các hướng dẫn dùng để xét nghiệm tầm soát ung thư vú:
Dưới 30 tuổi:
+ Tự khám vú hằng tháng.
+ Chụp X-quang vú theo định kỳ.
Từ 40 đến 49 tuổi:
+ Tự khám vú hằng tháng.
+ Chụp X-quang tầm soát hằng năm.
Trên 50 tuổi:
+ Tự khám vú hằng tháng.
+ Chụp X-quang tầm soát 2 lần/năm.
Ung thư vú càng được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao.
Chỉ tính riêng phương pháp phẫu thuật, tỷ lệ chữa khỏi bệnh là 100% đối
với những bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn 0, 70 đến 80% với bệnh nhân ở
giai đoạn I, 50% với bệnh nhân ở giai đoạn II và 10 đến 30% bệnh nhân ở
giai đoạn III. Tỷ lệ được chữa khỏi bệnh này có thể cải thiện đáng kể
bằng cách áp dụng bổ sung liệu pháp hóc-môn, hóa trị liệu hoặc một vài
liệu pháp mới nhằm vào mục tiêu các cơ quan cụ thể. Ung thư vú là loại
ung thư có khả năng điều trị và chữa khỏi cao nhất trong các loại ung
thư. Ngay cả khi ở trong giai đoạn cuối, bệnh nhân thường có thể tiếp
tục sống trong nhiều năm nữa.
Chụp X-quang vú gây khó chịu vì chúng ta phải nén lồng ngực phẳng hết mức để có thể chụp hình ảnh được rõ nét. Đó là là điều đáng làm nếu sự khó chịu tối đa là hai phút có thể cho bạn cơ hội phát hiện bệnh ung thư vú sớm hơn.
Sau khi tôi thông báo cho một phụ nữ biết rằng bà bị ung thư vú, khi đó không có gì là lạ khi bà ấy thốt lên rằng: "Nhưng gia đình tôi không có tiền sử về bệnh ung thư vú".
Một quan niệm rất sai lầm là bạn "an toàn" bởi vì gia đình bạn không
có tiền sử về bệnh này. Một phản ứng nữa cũng không mấy ngạc nhiên là:
"Nhưng tôi có cho con bú".
Người ta tin rằng việc cho con bú sẽ bảo vệ người mẹ khỏi bị ung thư vú ở mức độ nào đó, song điều đó không bảo đảm bạn sẽ không bị bệnh.
Nguy cơ bị ung thư vú cũng liên quan tới sự giàu có đang ngày càng tăng lên. Sự giàu có thường dẫn tới thay đổi trong hành vi ẩm thực. Những khẩu phần có hàm lượng chất béo cao hơn như thịt và các sản phẩm bơ sữa làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú.
Số chu kỳ kinh nguyệt liên tục cao hơn cũng liên quan tới nguy cơ bị ung thư vú cao hơn. Họ là những người có kinh nguyệt sớm (lần hành kinh đầu tiên), kết hôn muộn, hiếm con hoặc không có con và những người không nuôi con bằng sữa mẹ.
1. Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng hang đầu trong quá trình điều trị ung thư vú, bởi nó gây nên những tác động trực tiếp tới thể lực cũng như kết quả của việc điều trị.
Trong giai đoạn này bạn nên ăn bổ sung hàm lượng protein, nhưng loại protein này nên có nguồn từ thực vật như nấm, đậu. Protein có nguồn gốc từ thực vật sẽ giúp hệ thống tiêu hoá dễ dàng hấp thụ hơn so với protein có nguồn gốc từ động vật (thịt). Tuy nhiên, bệnh nhân mắc ung thư vú vẫn có thể ăn thịt trong giới hạn và nên tránh những loại thịt đóng hộp với quá trình nitro hoá.
Ngoài ra, để giúp cơ thể tăng cân trở lại, người bệnh nên ăn bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng như trứng, sữa, pho mát. Đặc biệt bạn cần lưu ý đến việcbổ sung đến lượng nước cần thiết cho cơ thể (khoảng 226g nước/ngày), để loại trừ nguy cơ bị hydrat hoá (sự khử nước) trong cơ thể. Đồng thời nên cắt giảm hoặc “cai” hẳn các loại đồ uống có chứa cafein và các loại đồ uống có chứa nồng độ cồn.
Nếu do quá trình điều trị bạn bị mắc chứng táo bón, muốn khắc phục và cải thiện tình hình bạn nên ăn thêm các loại thực phẩm như dâu tây, quả việt quất hay sữa chua.
2. Luyện tập
Luyện tập luôn đem lại những ích lợi tuyệt vời cho sức khoẻ, ngay cả khi đang điều trị bệnh bạn cũng vẫn nên luyện tập nhẹ nhàng.
Bài tập thích hợp trong thời điểm này là bạn hãy đi bộ nhẹ nhàng, có thể giúp bạn tránh được chứng thiếu máu bằng việc tăng lượng oxy trong cơ thể và bổ sung số lượng tế bào máu.
Sau khi việc điều trị kết thúc, bạn vẫn nên duy trì thói quen luyện tập và thậm chí nên tăng cường độ tập luyện, sẽ giúp bạn tránh được cảm giác mệt mỏi và giúp các bắp cơ săn chắc. Các môn thể thao thích hợp trong giai đoạn này như bơi lội, aerobic, yoga, tai chi.
3. Giữ trạng thái tâm lý ổn định
Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập đều đặn, bạn cần luôn duy trì tâm lý ở trạng thái ổn định, tự tin và lạc quan,đây là yếu tố không kém phần quan trọng. Để tiêu khiển bạn có thể đọc sách, nghe nhạc, xem phim hài…
4. Chăm sóc da và tóc
Quá trình điều trị ung thư vú có thể chính là nguyên nhân khiến cho da bạn bị khô, vì thế bạn cần quan tâm chăm sóc tới làn da. Khi tắm nên sử dụng các loại sữa tắm có chứa dưỡng chất có lợi cho da, thay vì trà xát mạnh những vết nhơ trên da, bạn hãy dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng.
Nếu muốn trang điểm, đừng quên thoa phấn nền trước, sử dụng kem chống nắng trước khi ra nắng để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời.
Nếu bạn vẫn còn tóc (bệnh nhân điều trị ung thư vú thường bị rụng tóc), hãy sử dụng loại dầu gội có hoạt tính dịu nhẹ. Trong trường hợp tóc bạn đang dần mọc trở lại, hãy sử dụng loại dầu gội dành cho mái tóc bị hư tổn để gội đầu.
5. Yêu cầu sự giúp đỡ
Trong thời gian điều trị bệnh ung thư vú, bạn cần có sự giúp đỡ và động viên từ phía gia đình, bạn bè và người thân, để việc điều trị thực sự đạt được hiệu quả nhanh chóng.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình điều trị, bạn đừng ngại hỏi và tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.
Làm cách nào để đánh giá ung thư vú: | ||
Giai đoạn |
Quy mô lây lan |
Tỷ lệ sống sót trung bình (%) |
0 |
Ung thư không lây lan |
90 |
I |
Ung thư lây lan mức độ thấp (gần hơn 2 cm và không xâm nhập vào hạch bạch huyết) |
70 |
II |
Ung thư lây lan mức (khoảng 2-5cm và xâm nhập vào hạch bạch huyết) |
50 |
III |
Ung thư lây lan mức độ cao (hơn 5 cm và không xâm nhập vào da) |
40 |
IV |
Ung thư lan rộng hoặc di căn |
20 |