Ung thư vú - Nguyên nhân gây bệnh
Giải đáp thắc mắc về hiếm muộn - vô sinh
Đây là một khối u ác tính của các mô bầu vú. Có nhiều loại ung thư khác nhau, tùy theo loại tế bào nguồn gốc. Loại ung thư thường gặp nhất bắt nguồn từ các tuyến sản xuất ra sữa, một số ung thư phát triển rất mau, và có những loại khác thì phát triển chậm hơn, tùy thuộc vào tốc độ phân chia tế bào. Yếu tố này thuộc quyết định phương pháp điều trị và sẽ tùy theo mức độ tấn công của căn bệnh. Hội Ung Thư Hoa Kỳ dự kiến là cứ 10 phụ nữ da trắng sinh ra năm 1985 thì sẽ có một người phát ra bệnh ung thư vú trong cuộc đời mình, và cứ 28 người thì có một người chết vì bệnh này. Hội này cũng nhận xét là phụ nữ da đen có tỷ lệ ung thư vú tổng quát thấp hơn - những người cùng sinh một năm, thì cứ 14 người thì có 1 người bị ung thư vú và cứ 34 người bị bệnh thì có 1 người chết vì bệnh. Bất chấp các thống kê cảnh tỉnh ấy, bệnh ung thư vú là một bệnh có thể chữa khỏi. Người ta có thể phát hiện các khối u trong các giai đoạn mới chớm nhờ các kỹ thuật sàng lọc hiện đại như chụp hình vú chẳng hạn. Vì vú là một cơ quan có thể tách rời (khỏi cơ thể), người ta có thể cắt bỏ nó bằng phẫu thuật, cùng với bất cứ khối u nào, trước khi bệnh ung thư lấn chiếm các cơ quan khác thông qua đường máu. Tuy nhiên điều này tùy thuộc vào việc phát hiện sớm bởi lẽ, ngoại trừ khối u không đau đớn, thường không có triệu chứng nào khác cả.
Triệu chứng: - Khối u nhỏ không gây chú ý, thường ở rìa trên hay rìa ngoài, chỉ có thể phát hiện bằng cách thăm khám vú tỉ mỉ hoặc bằng kỹ thuật X-qaung đặc biệt - Có trạng thái như vỏ cam, làm nhăn da ở chỗ khối u dính vào da – trông như một lúm đồng tiền thì đúng hơn. - Núm vú co lại ở chỗ mà trước đó đã từng là bình thường. - Ở trạng thái phát triển, ung thư vú có thể làm loét da và sinh ra một mảng lót đóng vẩy toát ra mùi hôi thổi lan rộng và không lành được. - Loét lan ra tới các hạch bạch huyết ở nách - Núm vú tiết ra dịch lỏng có máu |
Tôi có phải đi bác sĩ không?
Nếu việc tự khám vú hàng tháng của bạn hoặc trong lần thăm khám thường xuyên phát hiện ra một cục u trong bầu vú, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức
Bác sĩ sẽ làm gì?
Trong trường hợp bác sĩ gạt bỏ cục u và nói bạn đừng lo, bạn hãy lấy một ý kiến khác hoặc đi khám tại 1 phòng KHHGĐ hoặc một phòng khám sức khỏe. Nếu việc thăm khám bằng cách nắn bầu vú phát hiện ra một cục u, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đi chụp một tấm hình vú. Đây là một kỹ thuật sử dụng tia X để khám nghiệm vú và cho thấy rõ các biến đổi về mặt thể chất (cứng, mềm). Một khối u sẽ xuất hiện dưới dạng một mảng trắng dầy đặc hơn phần còn lại của bầu vú, và do đó một số tia X không xuyên qua vú được. Tuy nhiên, phương cách duy nhất để xác định một cách chắc chắn rằng một khối u có phải là ung thư hay không là làm sinh thiết; theo kỹ thuật này, một mẫu mô nhỏ được lấy đi để khám nghiệm dưới kính hiển vi. Trong trường hợp người ta thấy khối u tuyến xơ (fibroadenoma) hay một u lành tính, bác sĩ sẽ cho cắt bỏ khối u đi bằng phẫu thuật. Lúc đó, bạn có thể qua một cuộc sinh thiết khác để kiểm tra sâu hơn xem có tế bào ung thư không. Nếu phát hiện thấy có tế bào ung thư, bạn sẽ cần phải bàn với bác sĩ giải phẫu trước khi làm phẫu thuật là phải làm gì khi bạn được đánh thuốc mê. Ngày trước, đã có quá nhiều phẫu thuật viên đã cắt bỏ vú đi ngay lập tức khi kết quả sinh thiết cho biết là bị ung thư.
Trị liệu ra sao?
Một khi có kết quả dương tính, bạn sẽ phải được xét nghiệm thêm để xác định căn bệnh ung thư đã lan tới đâu. Các xét nghiệm này gồm có việc chụp thêm hình X-quang kiểm ra tình trạng các hạch bạch huyết vì căn bệnh có thể đã lan rộng, các thử nghiệm máu và đi khám quét lớp. Bạn phải tham gia vào những cuộc thảo luận về cách tiến hành trị liệu cho bạn và các bác sĩ sẽ cố gắng xác định xem căn bệnh ung thư của bạn đã lan tỏa đến đâu trong phần cơ thể còn lại.
Việc điều trị bằng phẫu thuật dành cho bệnh ung thư vú sẽ hoặc là cắt bỏ khối u, theo cách này thì chỉ cắt bỏ đúng có khối u, còn để y nguyên phần bầu vú còn lại hoặc là cắt bỏ bầu vú, theo cách này thì người ta cắt bỏ một phần hay toàn bộ bầu vú cùng với các hạch và cơ bắp xung quanh. Các phẫu thuật này có thể được tiếp theo sau bằng phương pháp xạ trị diệt trừ các tế bào ung thư bằng bức xạ. Phép chữa trị này sẽ được khởi sự một khi da lành sau cuộc phẫu thuật vú. Nhịp độ trị liệu thay đổi tùy theo trường hợp nhưng thường kéo dài một thời gian sau tuần lễ, rọi hai hay ba lần mỗi tuần. Cho việc trị liệu này, người ta sẽ yêu cầu bạn đi khám đều đặn tại khoa xạ trị của bệnh viện bạn đã chọn.
Người ta cũng có thể cho thuốc để cản trở ngay chính các tế bào ung thư. Người ta gọi các thuốc này là thuốc độc hại cho tế bào (cytotoxic drugs). Các thuốc này gây tác dụng phụ khó chịu vì chúng cũng cản trở luôn cả các tế bào khác nữa. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ có khảng năng cho bẹn một sự phối hợp chữa trị khác và những thuốc khác để tiêu diệt căn bệnh ung thư và giảm thiểu các tác dụng phụ.
Một số tế bào ung thư đáp ứng với các hormone của bạn và trong thời gian độ tuổi sinh đẻ, việc cung cấp dồi dào các hormone nữ sẽ khuyến khích tiến trình phát triển của bệnh ung thư. Cho tới thời gian gần đây, các chữa trị ung thư là cắt bỏ các tuyến nào tiết ra hormone - buồng trứng, tuyến thượng thận và tuyến yên. Hiện nay có những phương tiện hóa học để triệt tiêu tiến trình sản xuất hormone và tránh được phẫu thuật. Muốn có một cuộc điều trị bệnh ung thư vú tương đối không làm tổn thương và đạt kết quả tốt, cần kết hợp việc tính toán thời gian kỹ càng, phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau và một nhóm chuyên viên ngày y.
Tôi có thể làm được gì?
Bệnh ung thư vú là một căn bệnh kinh niên và bạn phải theo dõi công việc điều trị với một lịch đi khám kiểm tra tình trạng bệnh đều đặn để biết là bệnh không có tái phát. Người ta gọi tái phát ung thư là bị di căn và dù cho bạn đã cắt bỏ một bên vú, bao giờ cũng có nguy cơ căn bệnh ung thư phát triển ở vú bên kia hoặc bị ung thư thứ phát ở một bộ phận khác trong cơ thể.
Bạn cũng phải để ý xem có bất cứ triệu chứng thứ yếu nào nào nhưng kéo dài, có thể là có vấn đề trục trặc nơi khác, thí dụ như có biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt hay tình trạng hai buồng phổi của bạn.
Bạn hãy tiếp xúc với một nhóm tự lực nếu bạn muốn nhận được sự hỗ trợ cho bản thân bản thân bạn hay cho gia đình bạn. Bạn có thể giúp đỡ người khác với kinh nghiệm của mình. Nếu bạn cảm thấy nóng nảy và thiếu tin tưởng vào nhân viên y tế, bạn hãy đi cùng với một người để giúp bạn trình bày trường hợp của bạn và hỗ trợ bạn khi bạn bày tỏ cảm tưởng của mình cho bác sĩ nghe.
Trong trường hợp bạn rơi vào nhóm người có nguy cơ cao, bạn nên kỹ càng trong việc tự khám mình. Bạn hãy đi khám bác sĩ mỗi năm một lần và hỏi xem bạn có cần đi chụp hình vú một cách đều đặn hơn không. Bạn nên yêu cầu người ta rọi cho bạn liều X-quang càng thấp càng tốt.
Trong trường hợp khám phá là mình bị ung thư vú, bạn hãy cố gắng đừng để hoảng sợ. Bạn hãy bình tĩnh làm quen với căn bệnh của mình và phép điều trị. Bạn hãy đi tìm sự giúp đỡ về mặt tinh thấn cũng như tìm cách chữa trị. Người ta đã nghiên cứu thấy rằng những phụ nữ có cơ hội bàn luận về các thuộc tính và hệ quả căn bệnh của họ sẽ có khả năng tốt hơn để đương đầu với bệnh của mình cùng với bác sĩ.
(St)