Ứng xử xã hội ở các em bé

 

Khả năng giao tiếp ở em bé ngày một thông thạo hơn, và tìm thấy niềm vui lớn trong việc gặp gỡ và ở cùng với người khác. Ảnh hưởng qua lại với bạn ngày một trở nên toàn diện hơn. Khi cháu học hiểu được ý nghĩa những từ, những câu nói và các kỹ năng truyền thông đã học được để hoà đồng với người khác trong thế giới xung quanh mình.

Rờ mó, mân mê, mỉm cười, và tất cả những phương tiện tiếp xúc với khách khứa nói chung là cần thiết cho niềm hạnh phúc của em bé ở giai đoạn này, khi dần dần cháu sẽ học cách làm cho những điệu bộ và tiếng kêu có tính trò chuyện của mình trở nên tính tế hơn thành những dấu hiệu truyền thông khiến cho người khác nhận ra được.

6 _ 8 tháng

Được gần gũi một em bé khác sẽ là điều thích thú đối với bé. Cháu sẽ với tới và rờ mó, vuốt ve người bạn mới và sẽ thích chơi trò chơi giao tiếp như “chơi ú oà” hay “ vỗ tay bà cho ăn bánh”. Cháu sẽ cố gắng trao đổi bằng một loạt những tiếng hét, tiếng bi bô, những cái bĩu môi, những tiếng đằng hắng và sẽ nhái những điệu bộ và những cử chỉ có tính cách trò chuyện. Bạn phải “đáp lại” cháu để kích thích những “cuộc trò chuyện” đó và làm cho cháu hiểu rằng giao tiếp là một hoạt động có tính hai chiều.

8_12 tháng

Giờ đây cháu sẽ đáp ứng khi bạn gọi tên cháu và cháu sẽ hiểu là một tiếng”không” kiên quyết nghĩa là cháu phải ngưng ngay bất cưứ cái gì cháu đang làm. Cháu có tính trìu mến sẽ đòi hỏi được gần gũi bạn, đặc biệt là những cái ôm chầm và nụ cười thân tình. Giờ đây những nghi lễ xã giao đã quen thuộc với cháu rồi – như nói “ bái bai”_ mà cháu sẽ bắt chước làm, chỉ cần bạn nhắc chút xíu, là cháu nói ngay. Cháu sẽ không còn bình tĩnh để cho ai lấy một món đồ chơi và sẽ biểu lộ tức giận nếu điều này xảy ra.

12- 15 tháng

Khả năng hoà đồng của cháu không ngừng phát triển và cháu thích đi cùng nhóm, đặc biịet là khi cháu có thể theo dõi những cuộc trao đổi va tham, gia mỗi khi có một lúc ngồi yên. Mặc dù có thái độ cởi mở, cháu luôn trông cậy vào bạn _ chỉ cần nắm tay là đủ cho cháu sự tự tin cháu cần đến. Cháu có thể nói một vài tiếng, xin cái này xin cái kia và biết cám ơn khi người ta làm việc gì đó giúp cháu. Cháu thích làm giúp và thích chia sẻ công việc gì đó với bạn.

!5- 18 tháng

Giờ đây, em bé của bạn còn gúp ích bạn được những công việc vặt hằng ngày nhiều hơn nữa , và cháu thích tự mặc lấy, tự cởi lấy quần áo của mình. Cháu rất trìu mến và biểu lộ tình thương đối với gia đình, chó, mèo và những đồ chơi yêu thích. Cháu bắt chước cách xử sự của người lớn và bị cuốn hút bởi những tương tác trao đổi giữa người lớn với nhau. Mặc dù có có ý thức về mặt giao tiếp, nyưng cháu sẽ có khuynh hướng chơi một mình và, mặc dù chơi cạnh một đứa trẻ khác, cháu sẽ không tỏ vẻ muốn chơi với nó.

GIÚP ĐỠ HỖ TRỢ BÉ

Khái niẹm chia sẻ đặc biệt khó nắm bắt với một em bé. Trông mong em bé của bạn đưa cho em bé khác đồ chơi là không thực tế, khi mà cháu đang chơi với món đồ chơi này. Tương tự như thế, nếu trông mong rằng em bé của bạn hiểu được rằng nó không thể lấy đồ chơi của một đứa bé khác đơn giản chỉ vì muốn đồ chơi này, thì cũng không công bằng. Lúc này, bạn cần phải giải thích cho bé những khái niệm cơ bản giữa cho và nhận. Đứa trẻ 18 tháng tuổi phần nhiều có thể hiểu được sự nhân nhượng lẫn nhau, tuy nhiên bạn phải giải quyết điều này theo cách mà bé có thể chấp nhận được; nếu cháu lấy đồ chơi của một bé khác, cháu phải thay thế nó bằng một món đồ chơi của mình để cho ca hai đứa cùng có đồ chơi để chơi. Em bé của bạn hoàn toàn có khả năng tỏ ra mình không ích kỷ và rộng lượng, tuy nhiên bất cứ cử chỉ nào như vậy cũng được coi như một sự thích thú đối với cả hai bên. Nếu em bé của bạn muốn chia sẻ kẹo của nó với các thành viên khác trong gia đình, bạn hãy khuyến khích những cử chỉ nhỏ đó với người khác, và cố găng duy trì chúng.

RÈN LUYỆN VỀ KỶ LUẬT

Kỷ luật nên được áp dụng trước hết bằng giọng nói, sau đó với tiếng “ không”, rồi như không để ý tới, và chỉ sau cùng mới trừng phạt rất nhẹ. Bạt tai, doạ dẫm và thu hồi những thú vui không có ích gì đối với trẻ nhỏ. Nếu bạn ngiêm ngặt quá hay dễ dãi quá, em bé của bạn có thể cảm thấy khong an toàn. Trước tuổi lên ba, con bạn chua có khả năng đáp ứng mọi lý lẽ, và cháu chưa thể nắm bắt được mối liên quan giữa nguyên nhân và kết quả. Cháu sẽ hoàn toàn hiểu rõ rằng mình đã sai hoặc rằng bạn đang tức giận, nhưng phải mất một thời gian nhớ lại để liên kết một hành động đặc biệt với một hậu quả đặc biệt. Vì vậy điều thiết yếu là bạn cần chỉ ngay cho cháu lỗi của mình để cháu có thể liên tưởng hành động và sự trừng phạt. Bạn cũng nên nhớ rắng em bé rất chóng quên, nên nếu bạn nghiền ngẫm nỗi tức giận của mình và hành động sau, chau sẽ không hiểu và chẳng học đựoc gì từ những cố gắng của bạn để cháu sửa sai. Trong năm đầu của một em bé, có rất ít l�� do để nói “không”. Đối với chính con tôi, tôi duy trì các quy tắc ở mức tối thiểu và tôi chỉ có một quy tắc duy nhất không gì lay chuyển nổi ở trong năm đầu của chúng; khi chúng làm điều gì thiếu an toàn cho chính bản thân chúnh hay cho ngưòi khác, tôi sẽ nói một tiếng “ không” kiên quyết, đồng thời lấy đi đồ vật đó, hay ngăn cho con tôi không thực hiện hành động nguy hiểm. Tôi không đợi đến lúc con tôi ngưng. Khi tôi cố gắng dạy bảo cái gì là không an toàn, tôi luôn luôn đưa ra một lời giải thích tại sao tôi ngăn cháu lại.

Con bạn sẽ rất dễ tiếp thu lẽ công bằng và cách chơi ngay thẳng, và biết điều gì khi con bạn đi ngược lại công bằng và ngay thẳng. Cháu nhận ra sự mâu thuẫn, và như vậy kỷ luật áp dụng nhẹ nhàng và một cách nhất quán sẽ giúp con bạn phát triển tính tự chủ và lương tâm của cháu, những tính này sẽ giúp cháu trong việc quyết định tạo dựng cuộc sống sau này. Điều đó cũng sẽ đem lại cho cháu một tinh thần trách nhiệm đối với mọi người.

(St)