Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi
Ảnh hưởng sau khi hiến máu đến cơ thể như thế nào?
Bà bầu ăn khoai tây chiên có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Làm gì sau khi say rượu để hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe?
Vì sao nên uống nước dừa lúc có thai?
Không gây ảnh hưởng như các loại nước có ga hay nước hoa quả khác, nước dừa có thể sử dụng thay thế cho nước uống hàng ngày và đem lại nhiều lợi ích cho bà bầu. Khi uống nước dừa đều đặn, bà bầu sẽ được ngăn ngừa chứng viêm đường tiết niệu và giảm nguy cơ sỏi thận bởi nó giúp tăng tiết nước tiểu ở bà bầu. Ngoài ra, tình trạng táo bón, đầy bụng cũng được giảm hẳn nếu bà bầu uống nước dừa thường xuyên.
Nước dừa sẽ bổ sung lượng chất lỏng và muối bị hao hụt trong cơ thể bà bầu, có tác dụng tốt cho ối thai phụ.
Giúp tăng cường hệ miễn dịch bởi nước dừa chứa rất nhiều axit lauric, có tác dụng chống vi khuẩn, virus, giúp bảo vệ cơ thể cả bà mẹ và thai nhi. Đây là điều vô cùng quan trọng bởi cơ thể bà bầu vốn nhạy cảm và hệ miễn dịch rất yếu.
Bà bầu cần chú ý khi uống nước dừa
Khi mang thai, lượng nước bạn cần uống nhiều hơn so với bình thường bởi bạn cần bổ sung nước cho cả cơ thể mình và thai nhi. Uống ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể có đủ lượng nước cần thiết.
Khi uống nước dừa, bạn nên uống trong ngày và không nên uống trước khi đi ngủ bởi có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon vào ban đêm. Cách uống nước cũng quan trọng không kém, nên uống từ từ chứ không nên uống hết cả cốc nước một lúc.
Trong thời gian 3 tháng đầu mang thai bà bầu không nên uống nước dừa bởi mặc dù có tác dụng tốt nhưng nước dừa có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, ảnh hưởng đến thai nhi. Khi bước qua tháng thứ 4, bà bầu có thể bắt đầu uống dừa đều đặn hàng ngày, có thể uống thay nước lọc và cần đảm bảo duy trì lượng nước đủ trong ngày.
Khi đi bộ hoặc tập thể dục về, cơ thể đang mệt mỏi và nóng, không nên uống nước dừa ngay bởi dễ gây cảm đột ngột. Cần nghỉ ngơi trước khi uống nước hoặc nước dừa.
MANG THAI NÊN THẬN TRỌNG VỚI NƯỚC DỪA VÀ ĐU ĐỦ XANH
Nước dừa thường được các bà mẹ mang thai khuyên nhau uống để sinh con được "sạch", nước da bé trắng, đẹp. Ăn đu đủ để con "mát mẻ", ít nóng tính. Thế nhưng, chuyên gia sản khoa khuyên rằng, cần thận trọng với việc dùng nước dừa và đu đủ xanh trong thai kỳ.
Con nằm dưỡng nhi vì mẹ... uống nước dừa
|
Mơ ước con sinh ra sẽ có làn da hồng hào, trắng trẻo, chị Minh uống nước dừa liên tục trong suốt thai kỳ, thậm chí có ngày chị uống đến 3 trái. Dù nhận được lời khuyên nên hạn chế uống nước dừa nhưng chị vẫn khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình. Vừa sinh xong, bé nhà chị phải nằm ở Khoa Dưỡng nhi Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM vì nhiễm ối nặng, trong khi chị bị băng huyết vì máu loãng. Sợ chị buồn, gia đình chỉ nói “bé có trán cao giống ba” chứ không dám thông báo “con bé có nước da bánh mật giống hệt mẹ”.
Gần 40 tuổi mới mang thai lần đầu nên chị Mai rất thận trọng trong việc ăn uống. Hễ nghe ai nói nên kiêng thứ này, thứ kia là chị áp dụng theo. Thay vào đó, chị chọn những món ăn "an toàn" hơn. Bạn bè chị khuyên nên hầm đu đủ ăn rất mát, nhưng mẹ chị lại dặn không được ăn đu đủ xanh vì có thể gây sẩy thai, nên chị gạt đu đủ xanh ra khỏi danh sách thực phẩm trong thai kỳ và thay thế bằng hạt sen.
Thận trọng hơn trong thai kỳ
Nói về những thực phẩm có thể gây sẩy thai, bác sĩ Nguyễn Ban Mai- Trưởng Khoa Sanh II, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM cho rằng, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh uống nước dừa hay ăn đu đủ xanh có thể gây sẩy thai. Tuy nhiên, những ghi nhận của Đông y cho thấy, trong đu đủ xanh có chứa papain, một chất phá hủy màng tế bào phôi thai và có thể dẫn đến sẩy thai.
Riêng về nước dừa, trong Tây y chưa có nghiên cứu nào chứng minh uống nước dừa trong thai kỳ có thể giúp đứa trẻ sinh ra có làn da trắng. Bên cạnh đó, cũng không có nghiên cứu nào nói đến hậu quả gây sẩy thai khi dùng nước dừa. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy, trong chiến tranh, khi không có huyết thanh, một số địa phương đã dùng nước dừa thay thế. Hiện tại cũng có vài trường hợp uống nước dừa quá nhiều gây ra tình trạng loãng máu.
Với phụ nữ mang thai, mọi món ăn và thức uống không chỉ có tác dụng với thai phụ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, nếu đang mang thai có kèm các triệu chứng đau bụng, xuất huyết… thì nên hạn chế dùng đu đủ xanh và nước dừa.
TRONG THAI KỲ, BÀ BẦU NÊN KIÊNG NHỮNG GÌ?
Vì vậy trong thời gian mang bầu, các mẹ nên cân nhắc trong việc chọn lựa thực phẩm bổ sung vào cơ thể và tránh những đồ ăn sau:
Đồ ngọt
Ở phụ nữ mang thai chức năng thải đường của thận sẽ giảm ở những mức độ khác nhau, nếu đường trong máu quá cao, thận của phụ nữ mang thai sẽ làm việc quá tải, không có lợi cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm khả năng kháng bệnh nên dễ mắc bệnh và nhiễm virut.
Đồ ăn quá mặn
Các nghiên cứu y học cho rằng, tỷ lệ tăng huyết áp có liên quan đến lượng muối ăn hằng ngày, lượng muối ăn càng nhiều, tỷ lệ tăng huyết áp càng cao. Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai là một trong các yếu tố nguy cơ nhiễm độc thai nghén (bao gồm phù, tăng huyết áp và albumin niệu…). Vì vậy, để giữ sức khỏe thời kỳ mang thai, các chuyên gia khuyên lượng muối ăn mỗi ngày chỉ nên khoảng 6g.
Bà bầu không nên ăn thực phẩm quá ngọt, mặn, chua. (ảnh minh họa)
Thức ăn nhiều dầu, mỡ
Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, ung thư vú và ung thư cổ tử cung đều có khuynh hướng di truyền gia tộc. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều mỡ trong thời gian dài, con cái sau này sẽ có nhiều nguy cơ ung thư sinh dục. Các nhà y học đã từng chỉ ra rằng, bản thân mỡ không gây ra ung thư, nhưng nếu ăn nhiều thức ăn có lượng mỡ cao sẽ tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, ảnh hưởng sức khỏe bà mẹ và thai nhi.
Thực phẩm nhiều chất chua
Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thường nghén, chán ăn, buồn nôn, nhiều người thích ăn của chua. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Liên bang Đức phát hiện, thời kỳ đầu thai nghén nếu cơ thể người mẹ hấp thụ chất chua (axit) và các chất có vị chua khác dễ bị tích lũy trong tổ chức bào thai, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường của tế bào thai nhi, đồng thời dẫn đến đột biến gen, thai dễ dị dạng. Vì thế, phụ nữ mang thai trong 2 tuần đầu không nên ăn và uống nhiều đồ chua.
Thời kỳ đầu thai nghén nếu người mẹ hấp thụ chất chua (axit) dễ bị tích lũy trong tổ chức bào thai, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng của bé. (ảnh minh họa)
Thực phẩm để lâu
Phụ nữ mang thai ăn các loại thực phẩm để lâu, bị nhiễm độc hoặc có độc tố, không chỉ bị nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, thậm chí còn hại đến thai nhi. Trong 2 – 3 tháng đầu mang thai, phôi thai đang phát triển, tế bào phôi đang trong giai đoạn phân hóa, lúc này nếu độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc có biến dạng, có khi ngừng phát triển và dẫn đến thai nhi bị chết hoặc sảy thai, có khi bị quái thai, dị tật bẩm sinh.
Mặt khác, trong thời kỳ thai nghén, chức năng của các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện. Đặc biệt là chức năng của gan, thận đều rất yếu, các chất độc gây nhiễm độc cho thai nhi và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Lạm dụng thuốc bổ
Khi mang thai, lượng máu trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể tăng rõ rệt, tim làm việc nhiều hơn, huyết quản trong tử cung, vách âm đạo và ống dẫn trứng luôn trong trạng thái dãn nở, sung huyết. Hơn nữa, chức năng nội tiết của phụ nữ mang thai mạnh mẽ hơn, rất dễ tích nước và natri sinh ra phù nề, tăng huyết áp.
Mặt khác, dịch vị dạ dày của bà bầu tiết ra ngày càng ít đi, có hiện tượng ăn không thấy ngon miệng, dạ dày trướng khí táo bón. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai lại thường xuyên uống như thuốc bổ, nhân sâm, lộc nhung và các thuốc bổ khác càng khiến cho nội tiết mất cân đối, khí thịnh âm hao, phù nề, tăng huyết áp, táo bón, thậm chí còn sảy thai hoặc thai bị chết lưu.
Tuy nhiên, chị em bầu cũng không nên ăn chay dài ngày,
khiến bạn dễ thiếu chất. (ảnh minh họa)
Sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích
Các nghiên cứu y học cho thấy, nếu phụ nữ mang thai uống rượu, cồn trong rượu sẽ vào cơ thể thai nhi qua cuống nhau thai, trực tiếp gây tác hại cho thai nhi, thai phát triển chậm, hoặc có một số bộ phận bị dị dạng như: đầu nhỏ, cằm ngắn, thân ngắn (lùn), thậm chí tứ chi và tim cũng dị dạng, có trẻ ra đời trí tuệ đần độn, ngu dốt, bướng bỉnh, dễ mắc bệnh.
Ngoài ra, các nhà y học khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên uống nhiều đồ uống lạnh, không nên ăn nhiều đồ ăn lạnh, đề phòng động thai và thai phụ dễ bị đau bụng đi ngoài.
Ăn chay dài ngày
Có một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai muốn có thân hình gọn gàng, thon thả, hoặc một số người vì điều kiện kinh tế hạn chế, thường ăn chay dài ngày, làm ảnh hưởng đến thai nhi. Theo các nhà y học, nếu thời kỳ mang thai không chú ý dinh dưỡng sẽ không cung cấp đủ protein cho thai nhi, số tế bào não của thai giảm, ảnh hưởng đến trí lực của trẻ sau này. Nếu lượng mỡ hấp thụ không đủ, thai không đủ trọng lượng, sức đề kháng kém. Nếu ăn chay, bản thân phụ nữ khi mang thai cũng sẽ thiếu máu, phù nề và tăng huyết áp.
Các mẹ bầu hãy thử kiểm tra lại xem những thói quen của mình có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé yêu không nhé!
Khi chưa bầu bí, chị em có thể vô tư ăn thực phẩm sống, vận động mạnh, uống café, thậm chí là uống rượu. Tuy nhiên, khi chuẩn bị trở thành bà mẹ tương lai, đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng thì chị em phải hết sức cẩn thận, kiểm soát những thói quen của mình, tránh để hậu quả đáng tiếc xảy ra, mà tệ nhất là sảy thai. Các mẹ cùng tham khảo và phòng tránh nhé.
Ăn thực phẩm sống
Trước đây, nếu chị em là tín đồ của những món ăn với thực phẩm chưa được làm chín như phở bò tái, gỏi cá, sushi,… thì khi đã bầu bí rồi chị em hãy “cai” cho đến khi bé yêu trào đời khỏe mạnh nhé.
Trong các loại thực phẩm chưa được làm chín kỹ có thể chứa các loại vi khuẩn như E.coli, listeria, campylobactor, salmonella gây sảy thai, sinh non, thai lưu.
Các mẹ nên nhớ, chỉ nên ăn những thức ăn đã được nấu chín kỹ. Ngoài ra, sữa tươi nếu chưa qua khâu tiệt trùng thì cũng “bỏ luôn” nhé vì có thể trong sữa có chứa khuẩn listeria làm tăng nguy cơ sảy thai đấy.
Xoa bụng khi mang thai
Nhiều mẹ bầu cứ nghĩ xoa bụng là đang âu yếm con, là dỗ dành, nựng nịu con nên lúc nào cũng xoa. Còn một số bà mẹ khác thì lại lo ngại bị rạn da nên sử dụng các loại kem dưỡng da xoa, massage kỹ để kem thấm sâu hơn, bảo vệ da hiệu quả hơn mà không biết rằng điều này gây tác động đến thành bụng, có thể làm động thai do tử cung co lại.
Tuy nhiên không có nghĩa là các mẹ không thể xoa bụng, các mẹ có thể xoa nhẹ, không xiết mạnh, không xoa lâu quá và không xoa nhiều lần trong ngày. Nếu trước đây mẹ bầu nào đã từng bị động thai, sảy thai… thì không nên xoa, vỗ bụng.
Đi bộ
Nhiều người vẫn tin rằng đi bộ nhiều thì sau này sinh nở dễ dàng hơn nhưng trên thực tế, nếu đi bộ quá nhiều có thể gây áp lực cho vùng chậu và bụng, dẫn đến sinh non, sảy thai đặc biệt là những phụ nữ có tử cung bị hở.
Do đó mẹ bầu có thể bắt đầu tập luyện nhưng tập nhẹ nhàng, đi bộ từ từ, không quá gắng sức. Nếu đã quen thì có thể tăng dần dần cường độ.
Các mẹ nhớ tuyệt đối không tham gia các môn thể thao vận động mạnh, tốn sức, bê nặng, hay vận động thể lực nhiều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
Ăn uống đồ lạnh
Vốn dĩ khi mang thai nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu đã cao hơn bình thường một chút, nếu gặp phải những ngày hè nóng nực ắt hẳn sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy rất bức bối và khó chịu. Khi ấy, được uống một cốc nước lạnh hay ăn kem để giải nhiệt thì quả là tuyệt vời. Và đây cũng là thói quen của rất nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên, khi bầu bí nếp ăn uống này lại không hề tốt cho bé yêu trong bụng chút nào.
Trong nền nhiệt độ nóng, đột ngột đưa vào cơ thể những đồ ăn, thức uống lạnh sẽ khiến các mạch máu ở vùng bụng, trong đó có phần cổ tử cung co rút lại, gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Do đó, các chuyên gia đưa ra lời khuyên, bà bầu nên hạn chế ăn kem, uống nước đá.
Ăn quá nhiều đu đủ xanh, dứa, mướp đắng
Trên thực tế, những loại thực phẩm này đều giàu chất dinh dưỡng và khá tốt cho cơ thể tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai nó lại có tác dụng ngược lại. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, lạm dụng đu đủ xanh, dứa, mướp đắng khi mang thai có thể gây hại thậm chí gây sảy thai cho mẹ bầu.
Trong đu đủ (đặc biệt là đu đủ xanh), dứa, mướp đắng có chứa nhiều kích thích tố nữ, dễ làm thay đổi hooc-môn cơ thể người mẹ trong quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu hãy nhớ nên hạn chế tối đa việc ăn những loại thực phẩm này nhé.
Sử dụng trà thảo dược bừa bãi
Rất nhiều loại trà thảo dược như trà thì là, trà hoa cúc, trà cam thảo, trà mâm xôi… được cho là có tác dụng kích thích tử cung để chuẩn bị cho cơn co dạ con và sinh nở. Vì vậy, sử dụng những loại trà này khi mang thai sẽ có thể gây sảy thai, sinh non. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi bổ sung bất cứ loại đồ ăn, uống nào vào cơ thể để được an toàn nhất khi mang thai.
Chè và cà phê
Trong chè và cà phê đều chứa chất cafein, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Khi mang thai, các mẹ, đặc biệt là các bà mẹ văn phòng vốn quen làm việc với một tách trà hay một cốc cà phê bên cạnh nên “cai” ngay thói quen này. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu, khi thai kỳ còn trong tình trạng chưa ổn định, việc uống trà hay cà phê là điều tuyệt đối không nên.
Không ăn quả táo mèo
Táo mèo giá trị dinh dưỡng cao, lại có công hiệu tiêu hóa thức ăn và khai vị. Nó vừa chua vừa ngọt, rất “vừa miệng” đối với mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ bầu đang giai đoạn nghén. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều loại quả này. Nghiên cứu y tế hiện đại đã xác nhận, táo mèo làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp. Trường hợp nghiêm trọng đủ để gây sẩy thai và sinh non.
Không nên ăn các loại gia vị cay, nóng
Các loại gia vị như thì là, hồi, hạt tiêu, quế, ớt…. hay những thực phẩm chiên, xào, thực phẩm có tính nóng khác đều không tốt cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Tuy chúng ngon miệng, dễ ăn nhưng lại làm giảm bài tiết của tuyến tiêu hóa, dễ làm mất nước đường ruột dẫn đến táo bón. Sự xuất hiện của táo bón khiến mẹ bầu khó khăn khi đi vệ sinh, tăng áp lực ổ bụng, áp bức thai nhi trong tử cung khiến thai nhi bị khó chịu. Lâu dài khiến bào thai phát triển bất thường, dễ sảy thai, sớm vỡ nước ối, sinh non và các hậu quả xấu khác.