Vệ sinh tã lót

 

ĐỂ CHO DỄ GIẶT

Giặt tã lót sẽ chiếm nhiều thời gian của bạn, nên hãy làm cho cuộc sống thoải mái hơn bằng cách sắp xếp công việc cho hợp lí nhất.

Những điều sau đây nhằm giúp cho việc giặt giũ của bạn được dễ dàng hơn.

Nên dùng những kẹp gắp hay bao tay để vớt tã lót ra khỏi xô ngâm tiệt trùng. Nên để những vật dụng đó ở gần cho tiện tay.

Khi thay tã lót ban đêm, nên giữ tã giơ trong một chiếc xô hay một chiếc túi nhựa riêng biệt, và sáng hôm sau bỏ tã này vào dung dịch tiệt trung.

Trong trường hợp bạn sử dụng một loại bột tiệt trùng, bạn nên luôn luôn cho nước vào trong xô trước, rồi hãy bỏ bọt vào sau; để tránh hít phải bột đó.

Sấy khô tã lót trên lò sưởi sẽ khiến cho vải chở lên cứng và quấn vào kém thoải mái (chao cháu). Nên sấy khô bằng máy giặt, phơi ra dây, hoặc một giá phơi có thể đặt được trên bôn tắm.

Bạn có thể dùng một loại bình xịt làm thơm không khí trong xô ngâm tã lót.

VỆ SINH TÃ LÓT

Điều quan trọng là phải giặt tã lót cho thật kĩ; bất cứ vết thuốc sát trùng hay xà bông nào còn sót lại trên tã cũng sẽ làm cho da em bé tấy lên, và các vi khuẩn trong phân có thể gây nhiễm trùng cho bé. Các chất tẩy rửa mạnh và những loại bột sinh học cũng có thể làm tấy da em bé, vậy bạn nên dùng xà bông tinh chất và giặt thử cùng một chất tẩy với 1 chiếc tã và để riêng chiếc tã này ra xem bé có bị phản ứng gì không. Trong trường hợp bạn sử dụng loại nước ngâm cho mềm vải, luôn luôn bảo đảm là nước này cũng phải được xả đi cho hết hoàn toàn, dù cho lời hướng dẫn của nhà sản xuất có nói thế nào đi chăng nữa. Nếu bạn sử dụng một loại dung dịch tiệt trùng thì bạn chỉ cần giặt các tã bị dính phân thôi, Vì tã ướt nước tiểu chỉ cần xả thât kĩ là được. Không cần phải đun xôi tã lót trừ khi tã quá dơ, hoặc đã trở lên gần như xám. Nên sử dụng nước nóng cho cả xả lẫn giặt.

VIỆC GIẶT GIŨ THƯỜNG LỆ

Đặt ra một thói quen về giặt giũ sẽ làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn, đặc biệt nếu bạn muốn giặt tã theo những đợt lớn. Dĩ nhiên, để làm được việc này, bạn cần có một số tã lớn dự trữ - tối thiểu là 24 cái. Bạn sẽ cần tới 2 thùng bằng nhựa có nắp đạy và có quai xách chắc chắn: Một thùng lớn đựng tã dính phân, và một thùng chứa tã ướt (nước tiểu). Các thùng phải đủ lớn để chứa được 6 cái tã, tuy nhiên không lớn đến độ bạn không thể xách nổi khi thùng đầy. Bạn có thể sắm những loại thùng đặc biệt để đựng tã, nhưng thực sự thì bất cứ cái thùng nào có nắp cũng được; những loại thùng được thiết kế để đựng bia là lý tưởng nhất.

Mỗi sáng, bạn đổ dung dịch tiệt trùng vào thùng và luôn luôn xả kỹ tã trước khi bỏ vào. Các tã ướt (nước tiểu) phải được xả bằng nước lã, vắt ráo, và bỏ vào dung dịch. Vớinhững tã dính phân, bạn hãy xả sạch phân ở mức tối đa có thể, cầm lấy cái tã dưới tia nước cầu tiêu khi bạn giật nước cho phân trôi đi. Vắt cho ráo nước và bỏ vào xô tã “dính phân”. Khi tã đã ngâm đủ thời gian cần thiết, bạn hãy lấy tã ra vắt ráo nước. Tã ướt nước tiểu phải được xả kỹ trong nước nóng rồi phơi hay sấy khô; tã dính phân cần được giặt trong máy giặt hoặc ngâm trong thau nước nóng, rồi xả và phơi khô. Quần lót bằng nhựa dẻo sẽ trở nên cứng không xài được nữa nếu bạn giặt trong nước nóng hoặc quá lạnh. Bạn nên giặt quần lót này trong nước ấm với một chút với một chút nước giặt, rồi hong khô để phơi ra không khí trước khi sử dụng. Nếu quả thật quần lót trở nên cứng, thì bạn có thể làm cho mềm trở lại bằng cách cho quay trong máy sấy cùng với một số khăn tắm.

CHỨNG HĂM TÃ

Trong trường hợp để cho nước tiểu ướt sũng tã hay tiếp xúc với da lâu quá, nước tiểu bị các vi khuẩn từ phân em bé phân hủy rồi làm tấy và rát da, và đó là nguyên do thường gặp nhất ở chứng hăm tã. Một chứng hăm tã nhẹ sẽ xuất hiện dưới dạng những nốt đỏ nhỏ ở trên mông em bé, tuy nhiên nếu chứng hăm tã trở nên trầm trọng hơn, bạn sẽ thấy một vùng da viêm tấy bị nứt nẻ và những đốm có thể đầy mủ.

Các vi khuẩn sản sinh ra chứng viêm da (chứng hăm tã), phát triển được trong môi trường kiềm. Các em bé bú sữa mẹ khó bị hăm tã hơn các em bé bú bình.

Các biện pháp phòng ngừa:

Thay tã em bé thường xuyên hơn

Ban đêm, nên sử dụng loại tã dùng một lần đặt bên trong một loại tã bằng vải khăn tắm để tăng thêm độ thấm, đặc biệt là nếu em bé ngủ thẳng giấc luôn cả đêm.

Một khi em bé bị hăm tã, điều quan trọng là da bé phải được để hở ra không khí sau khi thay tã, chẳng hạn như 15 – 20 phút.

Không phải tất cả những chứng ngoài da xuất hiện ở vùng quấn tã đều là chứng hăm tã. Điều quan trọng là bạn phải biết được chính xác một chứng nổi ban để có thể có cách xử trí thích hợp.

CÁC KIỂU PHÁT BAN

Da đỏ xung quanh vùng cơ quan sinh dục đúng hơn là xung quanh hậu môn. Bạn sẽ nhận thấy mùi nống nặc. Trong những trường hợp nặng, vùng da đỏ có thể lan tới mông, bẹn, đùi và có thể dẫn tới loét da nếu không được chữa trị.

Những vết da rộp nhỏ khắp vùng quấn tã đi cùng với chứng phát ban nơi khác trên cơ thể.

Da đỏ và nứt nẻ tại các nếp gấp ở chân, đùi.

Phát ban màu đỏ nâu, có vẩy trên cơquan sinh dục và tại các nếp gấp, đặc biệt ở bẹn và bất cứ nơi nào da có chất nhờn như da dầu chẳng hạn.

Chứng phát ban từng đốm khởi sự xung quanh hậu môn và lan tới mông và mặt trong da đùi. Bạn có thể cũng nhận thấy những mảng trắng bên trong miệng bé.

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

Viêm da do làm tấy da. Nếu các cách chữa trị như trên đều không có hiệu quả, hãy đi khám bác sĩ.

Rôm sẩy. Ngưng sử dụng quần lót bằng plastic, và tránh quấn tã cho em bé, bất cứ lúc nào có thể được. Làm cho em bé được mát mẻ hơn, bằng cách cho mặc các quần áo thoáng mát, đắp bớt chăn đi.

Không lau khô, để da các vùng này đọng nước sau khi tắm xong. Hãy thấm khô da em bé thật kỹ lưỡng và đừng dùng phấn rôm.

Chứng này rất hiếm gặp ở các em bé. Gọi là bệnh viêm da bã nhờn. Bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc mỡ cho chứng phát ban, và kèm theo một thức nước xức nếu da dầu bị mắc chứng này.

Đẹn, do nhiễm nấm gây nên. Nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ chắc hẳn sẽ cho thuốc chống nấm.

PHONG NGỪA HĂM TÃ

Điều thiết yếu là phải luôn giữ cho da em bé được khô ráo và bảo đảm là tã lót luôn luôn được giặt và xả nước kỹ lưỡng.

Nếu thấy có dấu hiệu da bị nứt nẻ là nên khởi sự dùng kem chống hăm tã ngay. Những loại kem chứa muối titan đặc biệt dùng rất tốt. Đồng thời cũng nên ngưng sử dụng quần bằng plastic, vì quần này ngăn cản không cho nước tiểu khô được (bay hơi).

Đừng rửa đít em bé bằng nước xà bông vì cả nước vì cả nước và xà bông đều làm da bé bị khử đi chất dầu tự nhiên.

Nên dùng loại giấy lót tã hoặc loại tã dùng một lần có lớp lót thấm một chiều, để giữ cho da em bé được khô.

Nên sử dụng một loại kem bảo vệ da đặc và thoa khá nhiều kem vào. Tuy nhiên, đừng dùng kem này cùng với lớp lót hay tã dùng một lần thấm một chiều, vì kem sẽ bít lỗ vải thấm một chiều.

Bảo đảm mọi vết dơ phải được loại khỏi tã lót bằng cách giặt và xả nước thật kỹ.

Chớ bao giờ để mặc em bé nằm với một tã lót đã ướt sũng nước tiểu.

Nên để hở mông em bé ra không khí khi nào có thể được.

(St)

cho mjnh hoi do lot cua tre so sinh co duoc xa voi nuoc xa wuan ao khong
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Gửi hỏi đáp - bình luận