Rốn thực chất là một vết sẹo trên bụng ở chỗ từng nối với nhau thai. Được xem như bộ phận khá vô thưởng vô phạt trên cơ thể mỗi người nhưng chiếc rốn lại ẩn chứa khá nhiều bí mật thú vị ít ai biết đến!
Rốn có vai trò gì trên cơ thể? :
Có khi nào bạn đặt câu hỏi: Rốn giữ vai trò gì trên cơ thể? Không ít người nghĩ rằng rốn chẳng có vai trò gì mà lý do tồn tại của nó trên cơ thể thật không rõ ràng. Thực ra điều đó không hề đúng. Rốn là một huyệt vị, hơn nữa lại là một huyệt vị đặc biệt nhất trên cơ thể. Đặc biệt ở chỗ rốn là huyệt vị duy nhất có thể dùng tay chạm vào được, dùng mắt nhìn thấy được.
Trong Đông y, rốn được gọi với cái tên Thần khuyết. Huyệt Thần khuyết giữ vai trò liên kết 12 tĩnh mạch, lục phủ ngũ tạng, tứ chi, ngũ quan, da thịt gân cốt của cơ thể.
Độ bẩn của rốn:
Lỗ rốn là nơi cư ngụ của rất nhiều vi khuẩn. Mọi người ai cũng có cặn rốn – loại chất thải chứa nhiều vi khuẩn được hình thành từ các sợi vải và tế bào da.
Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Úc năm 2009, nữ giới có xu hướng ít cặn rốn hơn so với nam giới. Nam giới trung niên thừa cân với bụng phệ đầy lông, những người thường hay mặc áo thun mới thường sẽ có nhiều cặn rốn hơn do tác động bào mòn những sợi lông trên quần áo.
Rốn là một nơi ấn náu an toàn cho các vi khuẩn bởi rất ít khi chúng ta rửa nó bằng xà phòng. Các nhà khoa học đã phát hiện có 1.400 chủng vi khuẩn khác nhau sinh sống trong đó. Một trong số chúng có thể là những loài chưa từng gặp bao giờ.
Chăm sóc rốn đúng cách như thế nào:
Là một huyệt vị quan trọng, nhưng hình dạng của rốn khiến cho người ta đặt ra vấn đề cần phải chăm sóc và vệ sinh cho huyệt vị này. Đơn giản là bởi vì rốn lồi lõm và có thể tồn đọng chất bẩn từ bên ngoài hoặc những chất bài tiết từ quá trình trao đổi chất.
Nhiều người cho rằng cần phải chăm sóc rốn bằng cách vệ sinh nó và lấy đi những chất bẩn tích tụ lại trong những nếp gấp của rốn. Một số người còn có thói quen dùng móng tay móc chất bẩn từ rốn. Tuy nhiên, việc ngoáy rốn hoặc vệ sinh rốn không đúng cách sẽ dẫn đến nguy cơ da vùng rốn bị tổn thương, viêm nhiễm, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu qua lỗ rốn. Tối kỵ không được dùng móng tay móc chất bẩn ra từ rốn vì vùng da ở rốn cực kỳ nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
Các nhà khoa học cho biết, những chất bẩn tồn tại trong rốn không phải ngẫu nhiên và không có vai trò gì. Những chất thải này giúp lỗ rốn duy trì nhiệt độ bình thường. Nếu thiếu chúng, nhiệt lượng sẽ bị phát tán nhanh, gây tổn hại đến chức năng dạ dày và ruột. Tuy nhiên, khi chất thải này tích tụ quá nhiều khiến rốn trở nên mất vệ sinh, bạn có thể làm sạch nhẹ nhàng bằng những vật mềm, ẩm hoặc dùng vật mềm chà sát nhẹ nhàng trực tiếp dưới vòi nước.
Chớ dại mà ngoái lỗ rốn nếu bạn không muốn vùng da ở rốn bị tổn thương ảnh hưởng tới sức khỏe nhé!