Thuốc điều trị viêm ngứa âm đạo
Nguyên nhân âm đạo có mùi hôi và cách chữa cực kì đơn giản
Viêm âm đạo cấp là gì? Nguyên nhân gây viêm đạo cấp. Phòng ngừa và điều trị viêm âm đạo cấp như thế nào.
Viêm âm đạo cấp là gì?
Viêm âm đạo cấp tính là thuật ngữ dùng để chỉ chứng lây nhiễm cấp tính do một loại mầm bệnh nào đó gây ra. Mầ nhiềum bệnh gây ra sự lây nhiễm này rât nhiều loại như nấm, trichomonas, vi khuẩn, vi rút…do vậy cũng gây nên rất nhiều loại viêm âm đạo như viêm âm đạo cấp do nấm, viêm âm đạo cấp do trichomonas, viêm âm đạo cấp do vi khuẩn, viêm âm đạo cấp do vi trùng, viêm âm đạo mãn tính….
Nếu bạn mắc bệnh viêm âm đạo cấp tính đều xuất hiện tình trạng ra rất nhiều khí hư bất thường, dịch tiết ra nhiều. Vì dịch tiêt ra nhiều nên vùng âm hộ sẽ xuất hiện cảm giác ngứa và rát ở mức độ khác nhau. Viêm âm đạo cấp tình còn gây ra sốt ở một số bệnh nhân còn xuất hiện triệu chứng đái rắt, tiểu cấp hoặc tiểu buốt do bị viêm âm đạo cấp.
Nếu bạn nữ nào thấy xuất hiện các triệu chứng trên , rất có khả năng bạn đã nhiễm viêm âm đạo cấp, cần mau chóng đến bệnh viện kiểm tra. Sau khi chẩn đoán bệnh bạn nên tiến hành chữa trị kịp thời, nếu không viêm âm đạo cấp sẽ chuyển thành viêm âm đạo mãn tính, như thế sẽ gặp khó khăn nhất định khi chữa trị. Nếu viêm âm đạo cấp không kịp thời chữa trị mầm bệnh sẽ tấn công vào sâu bên trong dẫn đến chứng viêm phần phụ, viêm tử cung, viêm vùng chậu…thậm chí còn có thể dẫn đến vô sinh.
Phòng bệnh
Ảnh minh họa.
Giữ vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trong kì kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, trước và sau khi quan hệ tình dục.
Tránh mặc quần lót quá chật hoặc ẩm ướt, việc mặt quần áo quá bó sẽ gây cản trở không khí tiếp xúc với da khiến việc tuần hoàn máu bị rối loạn.
Không nên thụt rửa âm đạo mà không chỉ dẫn của bác sĩ, việc thụt rửa có thể gây ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh lý và độ pH của âm đạo.
Dùng nước sạch để tắm rửa, vệ sinh. Tránh đi bơi, hoặc tiếp xúc với những nguồn nước bẩn.
Không nên dùng xà bông hoặc các dung dịch tẩy rửa mạnh để vệ sinh âm đạo vì có thể gây xáo trộn môi trường tự nhiên của âm đạo.
4 nguyên tắc khi dùng thuốc chữa viêm âm đạo
Nếu không may 'cô bé' của bạn bị viêm nhiễm, mà bệnh này nhất định phải dùng thuốc để điều trị...
Vậy khi dùng thuốc chữa viêm âm đạo bạn phải ghi nhớ những gì để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất đây?
1. Không dựa vào thuốc pha chế sẵn
Một số thuốc phụ khoa pha chế sẵn có hiệu quả thanh nhiệt giải độc, nhưng có tác dụng chậm, thường được dùng để điều trị chứng viêm phụ khoa mãn tính. Đối với bệnh do nhiễm richomonas cấp tính, nhiễm nấm, vi khuẩn, trước tiên phải dùng thuốc chống trichomonas, nấm. Nếu nhất mực sử dụng thuốc pha chế sẵn có thể làm chậm sự phát triển của bệnh.
2. Không lạm dụng thuốc đặt âm đạo
Chỉ khi "cô bé" có triệu chứng viêm mới nên dùng thuốc đặt âm đạo. Thuốc đặt âm đạo không những không tìm kiếm được nguyên nhân gây bệnh, ngược lại còn khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng. Ví dụ như bệnh nhiễm trichomonas cấp tính, nhiễm nấm không thể dùng thuốc đặt âm đạo có tính ăn mòn. Nếu viêm âm đạo cấp tính dùng thuốc nhét càng thúc đẩy chứng viêm lây lan.
3. Không mua thuốc theo quảng cáo
Chứng viêm âm đạo có nhiều nguyên nhân và biểu hiện bệnh khác nhau nên dùng thuốc cũng sẽ khác nhau, người bệnh trước khi mua nên nắm vững được đặc điểm, triệu chứng của bệnh để chọn thuốc. Nếu triệu chứng của bệnh không rõ ràng, bạn nên đến bệnh viện để khám, các bác sỹ sẽ căn cứ vào nguồn gốc nhiễm trùng của bệnh và thể trạng của người bệnh để chọn loại thuốc nhạy cảm điều trị chứ không nên chọn các loại thuốc theo quảng cáo.
4. Không dùng nhiều kháng sinh
Một số người khi biết mình bị viêm âm đạo lập tức sử dụng thuốc kháng sinh. Thực tế, nếu sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ dẫn đến việc sản sinh nấm kháng thuốc, phá hoại sự cân bằng giữa hệ thực vật âm đạo và phải kéo dài thời gian điều trị. Đặc biệt, khi bị nhiễm nấm, dùng thuốc kháng sinh có thể làm tăng triệu chứng nhiễm trùng.
Lời khuyên: Khi điều trị chứng viêm phụ khoa, nếu bạn không tuân thủ liệu trình dùng thuốc, nhiễm trùng có thể tái phát và hình thành sự kháng thuốc, tăng khó khăn cho việc điều trị.
Thực phẩm cho bệnh phụ khoa
Các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, chế độ ăn uống hợp lý hàng ngày có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
1. Thực phẩm chứa nhiều sắt
Sau sinh nở hay sạch kinh, cơ thể người phụ nữ thường mất đi một lượng máu nhất định. Thiếu máu có thể dẫn đến sự suy giảm một cách lâu dài chức năng hoạt động của buồng trứng, từ đó ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nữ giới.
Vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm có chứa chất sắt như gan động vật, thịt nạc, rau bina, súp lơ, nấm, cần tây, đậu xanh… sẽ giúp ngăn ngừa căn bệnh thiếu máu.
2. Sữa nóng thêm mật ong
Nếu thấy tắc kinh, đau bụng, khó chịu trong thời gian kinh nguyệt, hãy uống một ly sữa nóng có thêm chút mật ong vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trong sữa chứa nhiều kali, khoáng chất này có tác dụng tốt trong việc giảm đau, tăng cường hoạt động của các hormone sinh sản tuyến nội tiết cũng như ngăn ngừa hiện tượng nhiễm trùng trong thời gian kinh nguyệt.
Ngoài ra, hàm lượng magiê trong mật ong có tác dụng ức chế thần kinh, giúp bạn loại bỏ sự căng thẳng, lo lắng và cải thiện giấc ngủ khi có kinh.
3. Thực phẩm giàu magiê
Phụ nữ trong độ tuổi trung và lớn tuổi, nhất là những người thường xuyên làm việc trí óc thường có xuất hiện căn bệnh đau nửa đầu.
Để đối phó với tình trạng này, hãy thường xuyên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày những thực phẩm chứa nhiều magiê như: đậu, chuối, đồ ăn hải sản… Ngoài ra, các món ăn chế biến từ cá béo sẽ giúp hoạt động của các hormone sinh dục nữ luôn ổn định, tránh bệnh đau nửa đầu hoặc các chứng trầm cảm khác.
4. Các sản phẩm từ đậu nành
Estrogen là một hormone sinh dục đặc biệt quan trọng của cơ thể nữ giới. Estrogen làm tăng lượng máu đến tử cung, thúc đẩy sự co bóp của tử cung, giúp tử cung hoạt động tốt hơn. Estrogen còn hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của nang trứng và tạo môi trường thuận lợi cho quá trình thụ thai.
Khi hàm lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ giảm, chức năng tình dục, sinh sản cũng bị rối loạn. Và đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành là nguồn cung cấp các khoáng chất giúp thúc đẩy lượng estrogen trong cơ thể nữ giới.
500ml sữa đậu nành mỗi ngày là liều thuốc hiệu quả, có tác dụng tốt trong việc tăng cường chức năng nội tiết của cơ thể.
5. Tỏi
Tỏi được biết tới như một chất kháng sinh tự nhiên tốt nhất đối với sức khoẻ. Loại thực phẩm này chứa nhiều chất allicin và các hoạt chất lưu huỳnh có tác dụng diệt khuẩn rất hiệu quả mà không hề có các tác dụng phụ khác.
Ăn nhiều tỏi sẽ làm ức chế quá trình sinh sôi, phát triển của các vi khuẩn và nấm gây nên bệnh viêm nhiễm âm đạo.
6. Ngũ cốc và rong biển
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các thực phẩm ngũ cốc dạng thô có tác dụng lưu thông máu, duy trì mức độ estrogen trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan với tuyến vú.
Rong biển chứa nhiều iốt, có tác dụng kích thích sự bài tiết của các hormon tuyến yên, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
7. Thực phẩm giàu canxi
Các chứng minh đã cho thấy, cơ thể những người phụ nữ thiếu canxi sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao hơn tới 54% so với những phụ nữ bình thường khác.
Canxi có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kìm hãm sự tăng trưởng của các tế bảo ung thư trong cơ thể. Vì vậy, cần chú ý bổ sung các thực phẩm giầu canxi vào các bữa ăn hàng ngày như: sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu bắp, đậu nành, tôm, cá, trứng… Ở những phụ nữ lớn tuổi, lượng canxi cần nhiều hơn, khoảng 1.000mg/ngày.
8. Bổ sung acid folic
Việc thiếu axit folic có thể dẫn tới các bệnh vùng tử cung như: viêm nhiễm, ung thư cổ tử cung… Ngoài ra còn có thể gây nên những khuyết tật cho hệ thần kinh của cho thai nhi sau này.
Vì vậy , phụ nữ nên tăng cường bổ sung axi folic qua các thực phẩm như: gan động vật, rau bina, cải bắp, ngũ cốc, trứng, đậu nành…
Cũng cần chú ý, axit folic sẽ bị phá huỷ và mất đi ở nhiệt độ cao, do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn khi chế biến những thực phẩm giầu axit folic, không nên đun trong thời gian dài và nhiệt độ nấu quá cao.
Theo health
Ngứa vùng kín khi mang thai
Trị nấm âm đạo bằng lá trầu không
Nguyên nhân âm đạo khô
Viêm đường sinh dục nữ và bộ phận
Chăm sóc âm đạo sau sinh
Huyết trắng có màu vàng
(St)