Thuốc điều trị viêm ngứa âm đạo
Nguyên nhân âm đạo có mùi hôi và cách chữa cực kì đơn giản
Viêm âm đạo do nấm. Nguyên nhân gây viêm âm đạo do nấm. Triệu chứng của bệnh viêm âm đạo do nấm. Điều trị và phòng ngừa viêm âm đạo do nấm như thế nào.
Điều kiện để nấm Candida phát triển và gây bệnh
Candida là một loại nấm men có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước nhỏ khoảng 2-5 µm, thường sống hoại sinh trong đường tiêu hóa của người, động vật và trong âm đạo... Ở người khoẻ mạnh bình thường, nấm candida tìm thấy được 30% ở miệng, 38% ở ruột, 39% ở âm đạo, 17% ở phế quản...
Nấm Candida có thể phát triển và gây bệnh ở bất cứ đâu trên cơ thể con người nhưng chủ yếu ở da, niêm mạc. Niêm mạc ở âm hộ, âm đạo của phụ nữ là nơi có thể dễ dàng bị nấm Candida ký sinh tại chỗ phát triển và gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi.
Bệnh viêm âm đạo do nấm Candida là bệnh thường gặp trong các bệnh phụ khoa. Bệnh có liên quan đến việc sử dụng kháng sinh có phổ diệt khuẩn rộng và kéo dài, ở phụ nữ có thai vào 3 tháng cuối của thai kỳ, có độ pH ở âm đạo thấp và người bị bệnh tiểu đường... làm cho nấm ký sinh có cơ hội phát triển gây bệnh.
Ở những đối tượng nữ có hoạt động tình dục mạnh hoặc dùng thuốc phòng tránh thai cũng là người có thể có yếu tố nguy cơ bị mắc bệnh viêm âm hộ, âm đạo do nấm Candida. Bệnh nhân thường có biểu hiện triệu chứng ngứa ngáy âm hộ, có cảm giác nóng bỏng, giao hợp bị đau đớn và khó khăn... Khám phụ khoa thấy niêm mạc âm hộ, âm đạo bị viêm đỏ, có mảng màu trắng, dịch tiết ra như sữa đông. Tổn thương có thể lan ra quanh âm hộ và háng bẹn của bệnh nhân.
Bệnhviêm âm đạo do nấm Candida là bệnh thường gặp trong các bệnh phụ khoa. (Ảnh minh họa)
Bệnh hay tái phát
Bệnh do nấm Candida ở âm đạo phụ nữ nhưng khi điều trị muốn khỏi bệnh phải điều trị cả cho vợ và chồng. Ở nhiều phụ nữ sau điều trị nấm âm đạo rất hay tái phát, ngoài nguyên nhân do chồng không cùng điều trị thì còn do người phụ nữ chủ quan, không làm đúng theo lời dặn của bác sĩ trong vệ sinh cá nhân như giặt riêng đồ lót bằng xà phòng, phơi khô ngoài nắng to trước khi mặc để tránh nhiễm nấm từ những đồ lót mặc lần trước. Không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là khi dùng hết thuốc phải khám và xét nghiệm lại theo đúng lịch hẹn, dẫn đến tình trạng thuốc uống thuốc chưa đủ liều, đặt chưa trị dứt điểm sạch nấm. Đặc biệt, một số trường hợp còn tự ý mua thuốc đặt khi thấy có biểu hiện ngứa, ra khí hư, do đó làm tăng nguy cơ kháng thuốc, tái phát rất cao.
Điều trị bằng biện pháp tự nhiên:
Nhiễm trùng nấm men, hay còn được gọi là nhiễm nấm candida là bệnh rất dễ gặp ở cả phụ nữ và nam giới vì nó do loại vi khuẩn trú ngụ trong đường sinh dục và đường ruột gây ra. Khi có sự mất cân bằng trong các bộ phận này, nhiễm nấm candida có thể gây nhiễm trùng. Phát ban, viêm âm đạo, và bệnh tưa miệng là một số các biểu hiện có thể xuất hiện của nhiễm nấm candida.
Trên thực tế, người ta nói rằng bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm nấm candida hiếm khi xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, những người có một chế độ ăn uống lành mạnh ít đường và ít men.
Bạn có thể tham khảo những mẹo trị nấm tự nhiên như dưới đây:
1. Bổ sung chế độ ăn uống: Chế độ ăn của bạn với acidophilus hay bifidus để giúp khôi phục lại sự cân bằng bình thường của hệ thực vật trong ruột và âm đạo. Bạn cũng có thể mua các sản phẩm bổ sung chống nấm men.
2. Hạt bưởi, lá ôliu và nước trái cây lô hội, tỏi: Viên nang tỏi (2 viên nang uống 3 lần một ngày) có hiệu quả ức chế sự lây nhiễm. Axit caprylic là một chất kháng nấm phá hủy các sinh vật candida.
3. Ăn nhiều trái cây: Hãy chắc chắn rằng chế độ ăn uống của bạn là trái cây, không có đường và men. Nấm candida phát triển mạnh trong một môi trường có đường, vì vậy chế độ ăn uống của bạn nên ít carbohydrates và không chứa các sản phẩm men hoặc đường dưới bất kỳ hình thức nào.
5. Loại bỏ trái cây chua như cam, bưởi, chanh, cà chua, dứa, trong chế độ ăn uống của bạn trong một tháng. Sau đó chỉ ăn một hoặc hai lần trong tuần. Bởi những loại trái cây này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm candida phát triển mạnh.
6. Ăn rau, cá, và gluten các loại ngũ cốc như gạo nâu và kê.
7. "Giết" ký sinh trùng. Ký sinh trùng có thể nuôi dưỡng nấm men. Vì vậy bạn cần đến cơ sở y tế để "làm sạch" ký sinh trùng ít nhất 3 tuần hai lần một năm.
8. Ăn và bôi sữa chua có chứa các men tiêu hóa là các vi khuẩn sống: Nếu bị nấm candida ở âm đạo, bạn có thể bôi trực tiếp sữa chua không đường vào âm đạo hoặc kết hợp với nước và sử dụng nó để rửa âm đạo một hoặc hai lần trong ngày cho đến khi có sự tiến triển tốt.
9. Mặc đồ lót sáng màu bằng cotton. Sợi tổng hợp giữ nhiệt tạo ra một chế độ ăn thuận lợi cho nấm candida.
10. Tránh thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, và các thuốc có chứa corticosteroid.
11. Tránh tiếp xúc các sản phẩm hóa chất trong gia đình và chất tẩy rửa, nước khử trùng có clo, băng phiến, quần áo bằng vải dệt tổng hợp, và tránh những nơi ẩm ướt và mốc, chẳng hạn như tầng hầm.
Vì vậy, về cơ bản, bạn có thể ăn rau và thịt trong khi bạn đang cố gắng để loại bỏ nấm candida ... Nghe thì có vẻ nhàm chán những hãy thử điều này trong ba tuần. Nếu bạn có cảm giác thèm ăn đường, nên tiêu thụ một muỗng cà phê của cinnnamon một ngày.
Nếu bạn làm theo những gợi ý này, bạn sẽ có thể để có được lại là sự cân hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn.
Cách phòng như thế nào?
Viêm âm đạo do nấm candida gây ngứa rát, khó chịu khi quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày và rất dễ tái phát môi trường pH dễ thay đổi. Vì vậy, để tránh nhiễm nấm, chị em nên thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục, giữ quần áo khô ráo, sạch sẽ, phơi ở nơi có ánh sáng mặt trời.
Khi vệ sinh chỉ nên rửa ở bên ngoài, không nên thụt rửa sâu để tránh làm mất cân bằng môi trường pH. Khi nhiễm nấm, cần đi khám, xét nghiệm và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Nếu phụ nữ có gia đình bị nhiễm nấm thì nên điều trị cả hai vợ chồng. Vì khi giao hợp, các vi khuẩn nấm sẽ đọng lại ở bao quy đầu của người chồng và đây là nguyên do khiến người vợ rất dễ nhiễm nấm trở lại.
Sa tử cung
Lạc nội mạc tử cung
Ung thư tử cung
Vỡ tử cung khi mang thai
Thai ngoài tử cung
Viêm nội mạc tử cung là gì
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Bệnh u xơ tử cung
Chích ngừa ung thư cổ tử cung