Sau khi quan hệ có nên đi tiểu không?
Cách viết 1 lá thư cho người thân kết nối mối quan hệ
Viêm âm đạo xảy ra khi vi trùng thường trú âm đạo bị biến đổi do tác nhân bên ngoài đưa vào (nhiễm vi sinh từ ngoài) hay do thay đổi môi trường âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh hoạt động. Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo: vi sinh, ký sinh trùng, dị vật hay rối loạn cân bằng nội tiết sinh dục. Viêm do tác nhân vi sinh bao gồm nấm men Candida (albican hay non-albican), nguyên sinh động vật Trichomonas vaginalis và tạp trùng (Bacterial vginosis) là nguyên nhân thường gặp nhất.
Chuẩn đoán bệnh:
Viêm âm đạo do nấm là bệnh thường gặp, chủ yếu phát sinh trong quan hệ tình dục. Bệnh do một trong số nhiều chủng nấm có tên là Candida gây ra. Nấm Candida là loại nấm vốn có với số lượng ít trong âm đạo cũng như trong miệng và ống tiêu hoá của nam và nữ.
Nhiễm nấm làm cho dịch âm đạo đặc lại, có màu trắng, dai dính. Nó cũng có thể hơi lỏng nhưng không có mùi, âm hộ và niêm mạc âm đạo thường đỏ và rất ngứa. Hiện tượng nấm có trong âm đạo là do sự mất cân bằng trong cơ thể người phụ nữ, ví dụ phải dùng kháng sinh để chữa trị viêm nhiễm đường tiết niệu và kháng sinh đã diệt luôn những vi khuẩn vô hại trước đây vẫn cùng tồn tại với nấm ở âm đạo.
Do những vi khuẩn này bị tiêu diệt nên nấm có điều kiện phát triển và gây viêm. Nhưng yếu tố khác có thể gây ra sự mất mát cân bằng như tình trạng thai nghén (do có sự thay đổi về nồng độ hooc môn), bệnh tiểu đường (gây có đường trong nước tiểu và âm đạo); dung thuốc tránh thai có hàm lượng cao estrogenen, dùng thuốc ức chế miễn dịch; rối loạn nội tiết hay bệnh của tuyến giáp điều trị bằng corticoid.
Biểu hiện của viêm âm đạo do nấm
Bệnh nhân thường ngứa nhiều và họ thường phải làm xây xát âm hộ và làm nấm lan rộng ra cả tầng sinh môn, bẹn. Khí hư màu trắng đục như váng sữa, thành màng mỏng dính vào thành âm đạo, dưới vó vệt chợt đỏ, không hôi. Bệnh nhân có thể bị kèm theo triệu chứng đi tiểu khó, đau khi giao hợp.
Có một số tình trạng đặc biệt là điều kiện thuận lợi cho viêm âm đạo xảy ra:
- Sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài
- Tiểu đường không kiểm soát được
- Suy giảm miễn dịch, rối loạn miễn dịch
- Thụt rửa âm đạo hay thuốc đặt âm đạo lâu dài
- Sử dụng nội tiết (thuốc ngừa thai, bệnh lý tuyến giáp, corticoids)
- Thai kỳ
- Dụng cụ tránh thai
Các triệu chứng lâm sàng:
- Dịch tiết âm đạo: không còn là dịch tiết sinh lý (trong, nhày, không mùi, không gây khó chịu)
- Kích ứng âm đạo (ngứa, cảm giác nóng rát)
- Đau khi giao hợp
- Đau khi đi tiểu
- Xuất huyết âm đạo nhẹ
- Có thể kèm triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng tiểu dưới
- Độ pH âm đạo thay đổi
Những người chưa QHTD cũng sẽ vẫn mắc nhưng tỷ lệ ít gặp hơn những người đã QHTD. Khi gặp một trong các triệu chứng kể trên, cần đi khám ngay để được tư vấn điều trị tốt nhất.
Điều trị bệnh: Về điều trị viêm âm đạo bạn cần chú ý:
- Phải xác định rõ mầm bệnh gây viêm thuộc loại gì để chọn thuốc điều trị thích hợp. Ví dụ viên đặt Cloroxit và Metronidazol là các loại kháng sinh chống vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí. Metronidazol còn được dùng để diệt ký sinh trùng Trichomonas. Trường hợp của bạn phải dùng kháng sinh chống nấm.
- Người bệnh phải tăng cường giữ vệ sinh bằng việc giội rửa (để rửa đến đâu, chất bẩn trôi đi đến đấy) nhiều lần trong ngày. Cần giội rửa bằng nước sạch hoặc nước pha thuốc sát trùng theo chỉ định của bác sĩ. Quần, nhất là quần lót, phải được giặt sạch, ngâm nước sôi để diệt hết nấm bệnh.
- Cần điều trị cả cho chồng vì các nguyên nhân gây viêm âm đạo có thể sinh sống tại đường sinh dục của người chồng và sẽ gây tái nhiễm cho người vợ khi đã được điều trị khỏi.
- Trong thời gian đặt thuốc, không nên có quan hệ vợ chồng. Nếu không giữ được thì nên sử dụng bao cao su.
Người bệnh có thể dung một trong các phương pháp điều trị sau:
Clotrimazole 100g hoặc Miconazole 100mg đặt âm đạo mỗi đêm một viên, dùng liên tục trong 7 ngày.
Clotrimazole 200mg viêm đặt âm đạo, mỗi đêm đặt 2 viên trong 3 ngày.
Clotrimazole 500mg đặt âm đạo 1 viên duy nhất.
Sporal 100mg uống 2 viên/ngày, dung trong 3 – 5 ngày.
Diglucan 150mg uống một viên duy nhất.
Những bệnh nhân bị tái phát nhiều lần cần phải tìm các yếu tố nguy cơ như bệnh đái đường, các bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch… và cần chuyển đến bác sĩ chuyên khoa để đánh giá tình hình bệnh cũng như được điều trị theo phác đồ riêng biệt.
Chú ý: Không dung Clotrimazole cho phụ nữ có thai ở thời kỳ ba tháng đầu.
Ngoài ra, nam giới cũng có thể bị nhiễm nấm Candida. Có biểu hiện bỏng rát qui đầu, ngứa, qui đầu và bao da đỏ, có nhiều vết nứt rạn và nhiều chất nhày màu trắng.
Điều trị bằng cách bôi kem Clotrimazole, Nystalin hoặc dung dịch Gentian 0,5%. Trường hợp có viêm niệu đạo cần uống thuốc Sporal 100mg uống 2 viên/ngày, dung liên tục tjừ 3 – 5 ngày. Hoặc dung Difucan 150mg uống 1 viên duy nhất.
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm âm đạo ở phụ nữ, đặc biệt còn bị viêm âm đạo không do nhiễm khuẩn. Nguyên nhân thường là do bị dị ứng với thuốc xịt âm đạo, do bơm rửa hoặc do thuốc diệt tinh trùng; vùng da quanh âm đạo nhạy cảm với xà bong, chất tẩy trắng và chất làm mềm vải. Phụ nữ ở tuổi mãn kinh hay bị cắt 2 buồng trứng có sự suy giảm hoóc môn, bị kho hoặc “teo” âm đạo cũng thường có những triệu chứng của việc viêm âm đạo không do nhiễm khuẩn như đau (nhất là khi quan hệ tình dục), ngứa và nóng rát.
Phòng bệnh:
- Tránh mặc đồ nóng, ẩm (đồ lót bằng ni-lông hay quần bò...).
- Vệ sinh toàn thân và vùng sinh dục là rất cần nhưng không bơm rửa vào âm đạo.
- Thực hành tình dục an toàn có thể tránh được nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục từ bạn tình (dùng bao cao su).
- Ðến tuổi tiền mãn kinh hay đã bị cắt buồng trứng, có thể dùng thêm hormone estrogene dạng viên hay kem để giữ âm đạo không bị khô
- Mỗi khi huyết trắng có mùi nên đi khám bác sĩ.
- Mỗi khi uống thuốc kháng sinh nên hỏi bác sĩ cách ngăn ngừa viêm nấm âm đạo.
Những lời khuyên giúp bạn điều trị hiệu quả bệnh viêm nhiễm âm đạo:
- Nếu bạn nghĩ bạn bị viêm âm đạo thường xuyên do bao cao su, màng, thuốc bôi ngăn tinh trùng hãy trao đổi với bác sĩ để tìm biện pháp tránh thai khác phù hợp hơn.
- Lau chùi sạch sẽ từ phía trước ra phía sau mỗi khi đi vệ sinh xong, tránh làm lan nhiễm vi trùng từ hậu môn ra vùng cửa mình.
- Rửa, vệ sinh cửa mình hàng ngày bằng nước sạch trung tính, không dùng xà phòng thơm. Không tắm bồn bọt và quá nóng. Tráng dội thật kỹ sau khi rửa bằng chất tẩy rửa.
- Trong khi hành kinh nên dùng băng vệ sinh đảm bảo vệ sinh và thay rửa ít nhất 3lần/ngày.
- Dùng quần lót rộng rãi có chất liệu cotton để đảm bảo thoáng.
- Khi quần ướt phải thay ngay.
- Tránh tháo thụt.
- Tránh sử dụng các chất xịt khử mùi và các sản phẩm nước hoa. Các chất này có thể gây ngứa dị ứng da vùng sinh dục.
- Trong quá trình điều trị viêm âm đạo phải kiêng quan hệ tình dục hoặc nếu có quan hệ tình dục phải sử dụng bao cao su. Bản thân, viêm âm đạo không hẳn được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng có một số nguyên nhân gây viêm âm đạo (mầm bệnh) lại có thể truyền từ người nữ sang người nam, khu trú ở cơ quan sinh dục của người nam và sau đó truyền ngược trở lại cơ quan sinh dục của nữ qua hoạt động tình dục, khiến cho việc điều trị viêm âm đạo không dứt điểm hoặc tái phát.
Tuy nhiên điều quan trọng nhất đối với lúc này là bạn cần kiên nhẫn tiếp tục điều trị, tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Viêm âm đạo tạp khuẩn nguyên nhân và biện pháp
Nấm âm đạo khi mang thai
Nguyên nhân gây bệnh nấm âm đạo
Triệu chứng của bệnh viêm âm đạo
Dịch âm đạo thế nào là bình thường
Viêm âm đạo do nấm
(ST).