Viêm amidan mãn tính - nguyên nhân - biến chứng - cách điều trị

Viêm amidan mãn tính có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe không?


Viêm Amidan cấp và mạn tính



Viêm amiđan là nhóm bệnh hay gặp đứng hàng đầu trong những bệnh lý về họng. Bệnh tiến triển có thể cấp tính hay mạn tính, tuy nhiên bệnh rất hay tái phát và thường gây các biến chứng nguy hiểm trong các đ��t này. Tỷ lệ viêm amiđan khá phổ biến, chiếm 10% trong dân số.

Ngã tư đường ăn, đường thở có một hệ thống tổ chức Lympho làm nhiệm vụ bảo vệ bao gồm vòng Waldeyer và hệ thống hạch cổ.
Vòng Waldeyer gồm có:
- Amiđan ở vùng vòm mũi họng (Amiđan Lushka).
- Amiđan vòi còn gọi là Amiđan Gerlach ở quanh vòi nhĩ.
- Amiđan khẩu cái thường gọi tắt là Amiđan có hình hạt hạnh nhân ở 2 bên thành họng, giữa trụ trước và trụ sau.
- Amiđan lưỡi nằm ở 1/3 sau của lưỡi.
Amiđan lúc sinh ra đã có và là tổ chức bình thường của con người. Mặt ngoài của amidan láng màu hồng, không nhức, không to. Lúc mới sinh, hai amidan rất nhỏ nằm sát hai bên thành họng. Amidan lớn dần theo nhu cầu cơ thể. Thể tích tăng lớn nhất vào khoảng từ 7 đến 10 tuổi, sau nhỏ dần đến tuổi dậy thì. Mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm amidan nhưng nhiều nhất là từ 6 đến 14 tuổi. Trai hay gái, đều bị viêm ngang nhau.
* Nguyên nhân.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do vi rút: Adenovirut, Rhinovirut, vi rút cúm, á cúm, sở, ho gà... Các loại vi khuẩn hay gặp là tụ cầu,liên cầu, hemophilus influenzae, phế cầu đặc biệt là liên cầu khuẩn b tan huyết nhóm A( strepA ) gây biến chứng thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh do những di chứng nặng nề ở tim, khớp để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội. Một tác nhân gây bệnh có thể gây ra nhiều bệnh cảnh lâm sàng của viêm amiđan cũng như có thể do nhiều tác nhân gây ra. Bệnh thường bắt đầu bằng nhiễm vi rút, sau đó do cơ thể suy giảm sức đề kháng dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, viêm amiđan còn chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố nguy cơ như cơ địa, các yếu tố thời tiết nóng ẩm, bụi, khói thuốc, sức đề kháng của cơ thể bị giảm, thể tạng suy dinh dưỡng.
1. Viêm Amiđan cấp tính.
Là viêm xung huyết và xuất tiết của Amiđan khẩu cái, thường gặp ở trẻ từ 3-4 tuổi trở lên, do vi khuẩn hoặc virus gây nên, thường thấy ở thời kỳ xâm lấn của nhiều bệnh viêm nhiễm vì vậy có người coi Amiđan là "cửa vào " của một số vi khuẩn hay virus như: viêm khớp cấp, bại liệt, dịch viêm não, viêm màng não…

1.2. Triệu chứng.
1.2.1. Triệu chứng toàn thân: Bắt đầu đột ngột với cảm giác rét hoặc rét run rồi sốt 380-390c. Người mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nước tiểu ít và thẫm màu. Đại tiện thường táo.
1.2.2. Triệu chứng cơ năng: Cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng, nhất là thành bên họng vị trí Amiđan, mấy giờ sau biến thành đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho.
Thường kèm theo viêm V.A, viêm mũi hoặc ở trẻ em có Amiđan to thở khò khè, đêm ngáy to, nói giọng mũi.
Viêm nhiễm có thể lan xuống thanh quản, khí quản gây nên ho từng cơn, đau và có đờm nhầy, giọng khàn nhẹ.
1.2.3. Triệu chứng thực thể: Lưỡi trắng, miệng khô, niêm mạc họng đỏ, Amiđan sưng to và đỏ, có khi gần sát nhau ở đường giữa, một số tổ chức lympho ở thành sau họng to và đỏ: đó là thể viêm Amiđan ban đỏ thường do virus gây nên.
Có khi thấy hai Amiđan sưng đỏ và có những chấm mủ trắng ở miệng các hốc, dần biến thành một lớp mủ phủ trên bề mặt Amiđan, không lan đến các trụ, không dính chắc vào Amiđan, dễ chùi sạch không chảy máu để lộ niêm mạc Amiđan đỏ và nguyên vẹn: đó là thể viêm Amiđan mủ do vi khuẩn gây nên (liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn).
1.2.4. Xét nghiệm: Thể viêm do vi khuẩn có Bạch cầu tăng cao, nhiều bạch cầu đa nhân (10 đến 12 nghìn bạch cầu)
1.3. Chẩn đoán phân biệt viêm Amiđan cấp tính với bệnh bạch hầu.
Viêm Amiđan cấp tính
1 Sốt cao, bắt đầu đột ngột
2 Mạch nhanh mạnh
3 Mệt mỏi vừa, mặt đỏ
4 Chấm mủ ở miệng Amiđan hoặc màng mủ, không vượt khỏi Amiđan
5 Màng mủ mềm dễ nát và không dính chắc vào tổ chức Amiđan
6 Hạch cổ thường không sưng trừ trường hợp nặng
7 Nước tiểu rất ít khi có Albumin
8 Không tìm thấy trực khuẩn Klebs-Loeffet
Bệnh bạch hầu
1 Sốt , bắt đầu từ từ
2 Mạch chậm yếu
3 Mệt mỏi rõ rệt, mặt xanh tái
4 Giả mạc không giới hạn ở miệng hốc và có thể vượt ra ngoài Amiđan
5 Giả mạc chắc,dính, khó bóc, nếu bóc dễ chảy máu
6 Hach cổ sưng to, ngay cả trường hợp thông thường
7 Nước tiểu thường có Albumin
8 Có trực khuẩn Klebs-Loeffet

2. Viêm Amiđan mạn tính.
Viêm Amiđan mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần. Tuỳ theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, Amiđan có thể (quá phát) thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi, hoặc Amiđan có thể nhỏ lại (xơ chìm). Tỷ lệ viêm Amiđan ở nước ta người lớn: 8-10%, trẻ em: 21%.
2.1. Yếu tố thuận lợi.
- Thời tiết thay đổi đột ngột (bị lạnh đột ngột khi mưa, độ ẩm cao...)
- Ô nhiễm môi trường do bụi, khí, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém.
- Sức đề kháng kém, thể dị ứng.
- Có các ổ viêm nhiễm ở họng, miệng: như sâu răng, viêm lợi, viêm V.A., viêm xoang và do đặc điểm cấu trúc giải phẫu của Amiđan có nhiều khe kẽ, hốc, ngách là nơi cư trú, ẩn nấu và phát triển của vi khuẩn.
2.2. Triệu chứng.
2.2.1. Triệu chứng toàn thân.
- Triệu chứng nghèo nàn.
- Có khi không có triệu chứng gì ngoài những đợt tái phát hoặc hồi viêm có triệu chứng giống như viêm Amiđan cấp tính.
- Đôi khi có toàn trạng gầy yếu, da xanh, sờ lạnh, ngây ngấy sốt về chiều.
2.2.2. Triệu chứng cơ năng.
- Thường có cảm giác nuốt vướng ở họng đôi khi có cảm giác đau như có dị vật trong họng, đau lan lên tai.
- Hơi thở thường xuyên hôi mặc dù vệ sinh răng miệng thường xuyên.
- Thỉnh thoảng có ho và khàn tiếng, trẻ em có thở khò khè, ngủ ngáy to.
2.2.3. Triệu chứng thực thể: Trên bề mặt Amiđan có nhiều khe và hốc. Các khe và hốc này chứa đầy chất bã đậu và thường có mủ màu trắng.
Thể quá phát: Amiđan to như hai hạt hạnh nhân ở 2 bên thành họng lấn vào làm hẹp khoang họng, trụ trước đỏ, thường gặp ở trẻ em.
Xếp loại Amiđan quá phát:
+ Viêm Amiđan quá phát A1 (A+): Amiđan to, tròn, cuống gọn. Chiều ngang Amiđan nhỏ hơn hoặc bằng 1/4 khoảng cách giữa chân 2 trụ trước Amiđan.
+ Viêm Amiđan quá phát A2 (A++): Amiđan to, tròn, cuống gọn. Chiều ngang Amiđan nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 khoảng cách giữa chân 2 trụ trước Amiđan.
+ Viêm Amiđan quá phát A3 (A+++): Amiđan to, tròn, cuống gọn. Chiều ngang Amiđan nhỏ hơn hoặc bằng 1/2 khoảng cách giữa chân 2 trụ trước Amiđan.
Thể xơ chìm: Thường gặp ở người lớn, Amiđan nhỏ, mặt gồ ghề, lỗ chỗ hoặc chằng chịt xơ trắng biểu hiện bị viêm nhiễm nhiều lần. Màu đỏ sẫm, trụ trước đỏ, trụ sau dầy. Amiđan mất vẻ mềm mại bình thường, ấn vào Amiđan có thể thấy phòi mủ hôi ở các hốc.
Hạch góc hàm hay sưng to.
2.3. Chẩn đoán:
Viêm Amiđan mạn tính có thể là một ổ viêm nhiễm gây nên những bệnh toàn thân khác, nhưng nhiều khi khẳng định điều đó trong những trường hợp cụ thể lại là vấn đề khó khăn và tế nhị. Người ta đã đề xuất khá nhiều Test Amiđan để chẩn đoán xác định:
- Test Vigo- Schmidt: Thử công thức bạch cầu trước khi làm nghiệm pháp. Dùng ngón tay xoa trên bề mặt Amiđan trong vòng 5 phút, thử lại công thức bạch cầu. Nếu Amiđan viêm sẽ thấy số lượng bạch cầu tăng lên. Bạch cầu tăng dần trong vòng 30 phút, giảm dần trong vòng 2 giờ, sau trở lại bình thường.
- Test Lemée: Nếu Amiđan viêm đã gây các biến chứng, sau khi xoa trên bề mặt Amiđan có khi thấy khớp đau hơn, xuất hiện phù nhẹ hoặc trong nước tiểu có hồng cầu.
- Đo tỷ lệ Antistreptolysin trong máu: Bình thường 200 đơn vị. Khi viêm do liên cầu khuẩn sẽ tăng cao từ 500 - 1000 đơn vị.
3. Biến chứng của viêm Amiđan.
- Viêm tấy quanh Amiđan.
- Viêm tai, mũi, xoang, thanh khí phế quản cấp tính.
- Viêm tấy hạch dưới hàm hoặc thành bên họng.
- Viêm nội tâm mạc.
- Thấp khớp cấp.
- Viêm cầu thận cấp.
- Nhiễm khuẩn huyết.
4. Điều trị viêm Amiđan.
4.1. Điều trị viêm Amiđan cấp tính.
- Nghỉ ngơi, ăn nhẹ, uống nước nhiều.
- Giảm đau, hạ sốt: Paracétamol, aspirin…
Ta có thể điều chế dung dịch nước súc miệng có aspirin, hãy hòa tan 1 viên aspirin trong 1 ly nước. Súc miệng bằng dung dịch này và nuốt từ từ, bạn sẽ thấy giảm đau họng do aspirin được nuốt có tác dụng là chất giảm đau.
Loại dung dịch này rất hiệu quả trong việc điều trị, tuy nhiên theo khuyến cáo, bạn không nên dùng cho trẻ dưới 12 tuổi. Tốt nhất nên sử dụng sau ăn do aspirin sẽ gây khó chịu bao tử nên sử dụng lúc đói. Aspirin có thể tương tác với một số thuốc khác và chống chỉ định trong một số bệnh lý. Cần hỏi ý kiến bác sĩ khi bạn gặp vấn đề về sức khỏe.
- Kháng sinh: chỉ nên dùng cho những trường hợp nặng hoặc có biến chứng hoặc có tiền sử viêm khớp, viêm thận, viêm màng trong tim.
- Nhỏ mũi thuốc sát trùng nhẹ: natriclorid 0,9%, agysol.
- Súc miệng bằng các dung dịch kiềm ấm: Bicarbonat Natri, Borate Natri…(nửa thìa cà phê trong một cốc nước ấm).
- Nâng đỡ cơ thể: yếu tố vi lượng, sinh tố, canxi...
4.2. Điều trị viêm Amiđan mạn tính: Phẫu thuật Amiđan hiện nay là rất phổ biến. Tuy nhiên cần có chỉ định chặt chẽ. Chỉ cắt khi nào Amiđan thực sự trở thành một lò viêm (focal infectin) gây hại cho cơ thể.

Chỉ định:
- Amiđan viêm mạn tính nhiều lần (thường là 5-6 lần trong một năm).
- Amiđan viêm mạn tính gây biến chứng viêm tấy, áp xe quanh amiđan.
- Amiđan viêm mạn tính gây biến chứng viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tấy hạch dưới hàm hoặc thành bên họng…
- Amiđan viêm mạn tính gây biến chứng xa: viêm màng trong tim, viêm cầu thận, viêm khớp, rối loạn tiêu hóa kéo dài, nhiễm khuẩn huyết.
- Amiđan viêm mạn tính quá phát gây khó thở, khó nuốt.
Chống chỉ định:
Chống chỉ định tuyệt đối:
- Các hội chứng chảy máu: bệnh ưa chảy máu, rối loạn đông máu.
- Các bệnh về tim mạch như: cao huyết áp, suy tim, suy thận giai đoạn mất bù…
Chống chỉ định tương đối:
- Khi đang có viêm họng cấp tính hay đang có biến chứng áp xe Amiđan.
- Khi đang có viêm, nhiễm khuẩn cấp tính như: viêm mũi, viêm xoang, mụn nhọt.
- Khi đang có viêm, nhiễm virút cấp tính như: cúm, sởi, ho gà, bại liệt, sốt xuất huyết...
- Khi đang có biến chứng do viêm amiđan như: viêm thận cấp, thấp khớp cấp... thì phải điều trị ổn định, hết đợt cấp mới được cắt.
- Khi đang có bệnh mạn tính chưa ổn định như: Đái đường, viêm gan, lao, bệnh giang mai, AIDS...
- Phụ nữ đang thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai hoặc đang nuôi con bú.
- Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
- Các cháu bé dưới 5 tuổi hoặc người lớn trên 30 tuổi.
- Thận trọng: trong các trường hợp dùng các thuốc nội tiết tố, hoặc thuốc giảm đau trước đó, các bệnh nhân đang đợt tiêm chủng.
Phương pháp phẫu thuật:
có 4 phương pháp cắt amiđan. Phương pháp cổ điển là dùng dao, kéo và thòng lọng, nhưng cách này có nhược điểm là bệnh nhân mất nhiều máu. Cách dùng dao điện đơn cực hoặc lưỡng cực có ưu điểm là không chảy máu, nhưng gây bỏng và tổn thương mô xung quanh nhiều vì nhiệt độ cao khoảng 4000C. Nếu dùng dao siêu âm Harmonic scalpel thì ít gây bỏng hơn (nhiệt độ khoảng 700C). Cắt amiđan bằng Coblator được xem là phương pháp ưu việt nhất hiện nay vì ít gây bỏng nhất (nhiệt độ khoảng 700C) và ít tổn thương mô xung quanh. Đặc biệt, sau khi cắt amiđan, trẻ có thể nói chuyện, ăn uống bình thường được ngay. Mặc dù vậy, các bác sĩ vẫn khuyên không được la hét lớn và nằm viện thêm 1 ngày để theo dõi. Ngoài ra, trẻ cần có chế độ ăn uống đặc biệt: kiêng các thức ăn cứng, nóng, chua, cay. Nên ăn các thức ăn: lỏng, nguội, mềm trong vòng 15 ngày đầu để tránh chảy máu sau mổ.
Thời gian thực hiện một ca phẫu thuật amiđan bằng phương pháp Coblator chỉ mất 30 phút. Do được chụp thuốc mê để cắt nên khi cắt xong, các bé rất thoải mái, không có cảm giác sợ hãi. Thông thường, sau khi làm hết các xét nghiệm, bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân đến nhập viện trước một ngày; sáng hôm sau bệnh nhân sẽ được xếp lịch mổ. Phẫu thuật thường được tiến hành vào buổi sáng. Không cắt amiđan sau 16 giờ chiều vì thời điểm này khó cầm máu.
5.Để phòng ngừa chứng viêm amiđan, nên vệ sinh đường mũi - họng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn angisp-ray, eludril, locabiotal, givalex hoặc nước muối pha loãng (NaCl 0,9% .Một muỗng cà phê muối pha với nửa lít nước. Không nên pha quá mặn sẽ làm hư niêm mạc họng.)
Để hạn chế viêm Amiđan phải chú ý giữ gìn vệ sinh, giữ ấm vùng mũi họng , tránh môi trường sống ô nhiễm, tránh dùng những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng sau khi ăn, súc miệng bằng nước muối pha
Tránh dùng nước đá quá nhiều và ra vào phòng lạnh đột ngột, nhất là khi nhiệt độ ngoài môi trường cao. Nên dùng khẩu trang tránh bụi khi làm việc những nơi có mức độ ô nhiễm cao.


Một số biến chứng do viêm amidan mạn tính



Viêm amiđan mạn tính là tình trạng viêm xơ teo hay quá phát của amiđan khẩu cái sau nhiều đợt viêm cấp tính để lại. Do có cấu tạo lớn nhất và trên bề mặt tự do lại có nhiều khe, rãnh là nơi chứa mủ bã đậu của nhiều lần viêm tích tụ và vi khuẩn nên viêm amiđan có thể đóng vai trò khá quan trọng trong những bệnh lý tai - mũi - họng.

Viêm amiđan có thể do virut (như rhinovirus, coronavirus, virut cúm và á cúm, epstein - Barr virus, cytomegalovirus...) hoặc vi khuẩn (như liên cầu, tụ cầu, phế cầu...). Đặc biệt nguy hiểm là loại liên cầu khuẩn B tan huyết nhóm A, loại vi khuẩn này thường gây biến chứng xa tới thận, tim hoặc khớp nên khi cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại loại vi khuẩn liên cầu này đồng thời sẽ tấn công vào tim, thận và khớp nên gây bệnh. Lúc này amiđan trở thành một ổ chứa vi khuẩn cần phải loại bỏ bằng phẫu thuật.

Viêm khớp, viêm thận, viêm cơ tim theo sát các đợt viêm họng. Do đó cần hết sức lưu ý với những trẻ hay bị những đợt viêm amiđan cấp mủ nhiều đợt trong năm. Để đánh giá đúng và phòng được những biến chứng của bệnh lý này đã ảnh hưởng tới toàn thân trẻ chưa thì bên cạnh việc điều trị dự phòng bằng kháng sinh chống liên cầu khuẩn, sau khi hết liều điều trị khoảng 2 tuần, nên đưa trẻ đến viện tim mạch hoặc một cơ sở y tế có khả năng xét nghiệm để tìm loại kháng thể của loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm này trong máu (ASLO), đồng thời quệt họng nuôi cấy đánh giá sự có mặt của vi khuẩn tại vùng họng, amiđan. Nếu kết quả dương tính thì nên chủ động cắt amiđan kết hợp kiểm tra chức năng thận và tim mạch để có được chẩn đoán sớm, tránh cho trẻ những căn bệnh đáng tiếc xảy ra như thấp tim, viêm cầu thận mạn tác động xấu đến cuộc đời trẻ sau này.


(ST)
Con em 3tuổi hay bi sung amidan cư 1 thang bi 1 lan khi amidan sung kg sot ho nhiêu luc sang ngu day chau nang 18kg bi trao ngược da dày thuc quan kg biet chau co bi man tinh kg
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Cháu bị viêm"A" cấp mủ 2 bên. Sau khi uống thuốc được 3 ngày thì bị khạc ra máu và mủ. Liệu có sao không thưa bác sĩ?
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Em năm nay 34 tuổi em bị viêm a mi đan nãm tính không sốt thỉnh thoảng em có tần hắn khàng vọng và đau họng em đi khám bác sĩ là em bị viêm a mi đan mãn tính có gốc mũ vậy em có nên cắt bỏjkhông và có gây biến chứng gì không
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
em nam nay 27 suot mua dong e hau nhu bi viem amidan , e thay hong thuong kho nuot nhung khong dau , khong sot nhung thinh thoang em thay 2 ben dui bi te . e rat so bi viem khop . cho em hoi e phai lam gi a . em cam
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
toi bi dau hong keo dai 2 thang di kham bac si noi soi noi la bi viem amidan man tinh cho thuoc uong nhung khong khoi hoi toi bi dau lan qua co nguy hiem khong/ cho toi loi khuyen
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Em 26 tuoi,em bi ho (co khac dam trong ,it)nay da 2 nam,trong nam nay 2012 da 4 lan di kham tai benh vien voi chan doan la viem duong ho hap tren (nghi la viem amidan man)va da uong thuoc nhung khong het(Claminat 0,625g; paracetamol,terpin-codein). Vay em co nen cat amidan khong?? cat amidan co de lai bien chung duong ho ho tren khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Bạn nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ nơi bạn điều trị thì tốt hơn
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
con tôi năm nay được 3 tuổi 6tháng cháu cứ nửa tháng cháu bị viêm abidan và uống thuốc xin hỏi cháu có cắt được abidan không và cắt abidan theo phương pháp cosblator ở đâu là tốt nhất và chi phí là bao nhiêu, kính xin bác sĩ tư vấn giùm tôi
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Các bác sĩ khuyên không nên cắt amidan khi trẻ dưới 5 tuổi (vì một mặt sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch củatrẻ, mặt khác vì amiđan chưa phát triển hết, nếu cắt nó sẽ phát triển lại).Vì vậy các bậc phụ huynh cần biết một số điều căn bản về amidan cũng như các bệnh và chỉ định khi cắt amidan. Điều quan trọng là phải do bác sĩ tai mũi họng khám bệnh trực tiếp cho trẻ và có chỉ định điều trị chứ không được quá lo lắng về bệnh viêm amidan của trẻ mà xin bằng được cắt amidan cho trẻ trong khi bác sĩ khuyên nên điều trị nội khoa (cho trẻ uống thuốc).
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
chau nam nay 16 tuoi nhung chau bi amidan da lau no da bi len mu nhung uong thuoc khong khoi vay em co nen bi cat amidan khong. ngay cang em thay co hong em to kho nuot .
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
nj ahw ma
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Hoidapcon em nam nay 9 tuoi hay bi sot viem amidan bac si chuan doan viem amidan mang tinh em co di kham rat nhieu lan nhung sot tai di tai lai khoan 10 lan trong nam vaco nen cat amidan hay khong
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Bac si oi ban chi cho em bai thuoc dan gian tri viem ami dan 1goc tu trai khom non va 1nam la lot gia nhuyen vat lay nuoc uong moi ngay uong 1 lan uong trong vong 30 ngay se teo amidan lai va khoi han chong cua ban em cung uong va het benh hom nay ban em chi cho em bia thuoc nay de tri benh viem amidan cho con cua em co duoc kg co tac phu gi kg vay con em 9 tuoi uong duoc kg (an no roi moi uong) em xin cam on bac si nhieu lam
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
ban nen di kham bs se tu van truc tiep va co huong giai quyet cu the cho ban
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
em co the tu van qua dien thoai duoc kg vay cho em xin so dt de tu van co duoc kg viem amidan uong thuoc nam duoc khg cam on bac si
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
e nam nay 17 tui e khog bit rang minh cung bi viem abd khi e e coi tren mang thj mai thai mjh da bj viem abd tu lau roi viec tri benh da lau roi co hai gj khog bac sj mong dk jup do ngay lap tuc
hơn 1 tháng trước - Thích
toi bt amidan lou lou hay bi hanh sot va met nho bac si tu van dum
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Amidan là lá chắn chống lại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp nhưng khi bị quá nhiều vi khuẩn “tấn công” cùng lúc dẫn đến bị viêm nhiễm gây sốt, ho thậm chí chèn ép đường hô hấp gậy nên khó thở thậm trí có thể gậy biến chứng sang một số bệnh khác. Bạn chỉ nên cắt amidan khi viêm amidan gây ra các biến chứng như: viêm phế quản phổi, viêm cơ tim, viêm cầu thận, viêm khớp, áp-xe quanh amidan, viêm hạch cổ... Chúc bạn chóng khỏe!
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
con e 2 tuoi bi viem amidan man tinh xin hoi bac si cach dieu tri nhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật amiđan hiện nay rất phổ biến, tuy nhiên cần có chỉ định chặt chẽ. Chỉ cắt khi nào amiđan thực sự trở thành 1 lò viêm (focal infection) gây hại cho cơ thể. Chỉ định cắt amiđan: - Amiđan viêm mãn tính nhiều lần (thường là 5 lần trong 1 năm). - Amiđan viêm mãn tính quá to gây khó thở, khó nuốt. - Amiđan viêm mãn tính gây biến chứng gần và xa. Chống chỉ định cắt amiđan: Chống chỉ định tuyệt đối khi bệnh nhân có bệnh về máu như bệnh ưa chảy máu, rối loạn đường máu, bệnh đái tháo đường, bệnh lao đang tiến triển, viêm gan. Các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, thấp tim, suy thận giai đoạn mất bù.
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
Toi 31 tuoi hien da bi cat mat tui mat suc khoe yeu nay toi bi viem amidan va da dieu tri khang sinh tai nha 6 ngay va lai di kham o benh vien xay dung ha noi uong 10 ngay thuoc van chua khoi vay toi xin hoi co thuoc gi dac tri ko de toi co the dieu tri chiet de.toi xin am on.
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Cháu nhà tôi năm nay 5 tuổi. Đi kham bác si kêt luận la bi amidan quá phat. Vậy cho tôi hỏi có nên cho cháu đi căt amidan ko?
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
toi bi viem amydal the qua phat(ban toi la bs chan doan vay. toi muon tim hieu them ve benh nay mong cac bac jup do.
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Cho em hỏi em bị viêm xoang mãn tính thì diều trị như thế nào
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
toi bi viem a mi dan cap khi uong thuoc gio lai li tieu chay xin hoi co sao khong
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Không hiểu bạn bị tiêu chảy do uống thuốc hay như thế nào. Thông thường việc điều trị amidan và hệ tiêu hóa không có liên hệ với nhau
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
con toi bị viem a midan nhung be 6 tuoi khau thuat duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Khi nào amidan cần được cắt bỏ? Khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả: Khi amidan bị viêm thì cần được khám bởi các bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được đánh giá mức độ của viêm amidan và bác sĩ sẽ có chỉ định kê đơn điều trị nội khoa (dùng thuốc). Nhưng nếu đã được điều trị tích cực, đúng phác đồ, dùng thuốc kháng sinh đúng liều lượng, đủ ngày mà amidan vẫn cứ bị viêm thì bác sĩ sẽ có chỉ định cắt amidan. Nên nhớ, cắt amidan là một thủ thuật tuy không phức tạp nhưng phải thực hiện đúng chỉ định. Khi amidan bị phì đại to ra gây tắc nghẽn đường thở và có thể gây nên hiện tượng ngừng thở khi trẻ ngủ, gây tím tái (do thiếu dưỡng khí), hay quấy khóc. Ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe: viêm mạn tính tái đi tái lại nhiều lần, trong một năm có tới 6 -7 lần viêm cấp tính ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ hoặc amidan to, có nhiều hốc mủ, xét nghiệm mủ có vi khuẩn liên cầu nhóm A kèm theo chỉ số phản ứng ASLO (antistreptolysin O) tăng cao trong máu có nguy cơ gây thấp khớp, biến chứng tim, hoặc viêm cầu thận cấp hoặc đã gây thấp tim tiến triển. Cũng sẽ được xem xét khi đã có một số biến chứng khác do viêm amidan gây ra như viêm phế quản nhiều lần, hen phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang hoặc có những trường hợp amidan chỉ quá phát không viêm nhưng gây cản trở đường thở cũng như cản trở ăn uống thì cũng cần được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng có kinh nghiệm xem xét có nên cắt amidan hay không? Tuy vậy người ta cũng khuyên không nên cắt amidan khi trẻ dưới 5 tuổi (vì một mặt sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của trẻ, mặt khác vì amidan chưa phát triển hết, nếu cắt nó sẽ phát triển lại) và thật thận trọng khi cắt amidan cho người trên 45 tuổi vì ở lứa tuổi này còn nhiều bệnh kèm theo mà các bệnh đó được chống chỉ định trong cắt amidan như bệnh tăng huyết áp, bệnh về tim mạch (xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành). Hơn nữa ở lứa tuổi này amidan thường bị xơ hoá nếu cắt có thể gây chảy máu nhiều và kéo dài, rất nguy hiểm cho tính mạng...
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Tôi năm nay 31tuổi,tôi bị viêm amidan mãn tính đã được gần 10 năm nhưng tôi rất hiếm khi bị đau họng,sức khỏe vẫn bình thường cả năm không ốm .tình trạng của tôi như vậy có cách nào để chữa amidan không?
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
chỉ có cách là đi cắt thôi
hơn 1 tháng trước - Thích
toi bi viem a thi` toi co nen cat hay khong .toi bay gio khuu giac ko the phan biet duoc mui` vi gi` ca.cho toi loi khuyen nha.xin c.pon
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Khám bác sĩ xem tình trạng và chữa đi nhé, để lâu di chứng khổ lắm đấy
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Tôi bịabidan đã bế mủ.
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
cat di
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Khi bị bế mủ bạn nên đi khám và cắt ngay lập tức, đồng thời tiến hành điều trị thường xuyên tránh những hậu quả đáng tiếc khác
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
tôi nAn nay 45 tuôi toi thay trong co luon co dich dom khac nho ra lai co nuot vuong di kham bac si ,bac si bao viem hong man tinh viem abidan viem thanh quan man tinh bac si cho uong thuoc hai tuan nhung khonh thay chuyen bien vay hay cho toi loi giai dap
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Cắt theo phương pháp cosblator chi phí khoảng 7 triệu !
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
con em bi viem amidan cua nuot nuoc bot hoac an thu gi cung dau em cho uong nhieu thuoc roi ma van ko khoi vay cho em hoi suc mieng bang nuoc muoi pha loang co khoi ko?
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
fg
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Con tôi xúc miệng nước muối có khỏi ko
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
con em mam nay 2t chau cao 85 cm nang 12kg hay bi viem amidan 1 thang mot lan va hay phai uong khang sinh .sin hoi bac si chau co bi suy dinh duong ko a va chau co phai bi viem amidan man tinh ko a
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Theo chuẩn tăng trưởng mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới, bé trai 2 tuổi có cân nặng 12,2kg, bé gái 2 tuổi có cân nặng 11,5kg, là bình thường. Nếu vượt quá 20% cân nặng ở trên thì bé bị thừa cân, nếu thấp hơn 20% cân nặng ở trên, bé bị suy dinh dưỡng. Chiều cao phải cân đối với mức cân nặng. Ở 2 tuổi, chiều cao bình thường của bé trai là 87 cm, chiều cao của bé gái là 86,4 cm; nếu cả chiều cao và cân nặng đều thấp thì bé bị suy dinh dưỡng thể thấp còi; nếu chiều cao và cân nặng đều cao, bé phát triển tốt. Bé nhà chị như vậy cũng chưa tới mức suy dinh dưỡng nhưng do uống nhiều kháng sinh nên ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của bé. Chị nên cân nhắc kỹ khi cho bé dùng khangs sinh và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Tôi là giáo viên Tiểu học,rất hay bị dau amidan 1 năm 3-4 lần.nuốt nước bọt khó.uống kháng sinh mãi không khỏi hẳn.liệu có biến chứng gì không thưa bác sĩ.
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Chị thử đi đốt xem thế nào. Chị nên đi khám tổng thể để phòng ngừa các nguy cơ khác nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
chào bác sĩ,cho cháu hỏi:viêm abidan lâu ngày ko điều trị thì ánh hưởng gì đến sức khỏe ko ak
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Viêm amidan là bệnh lý thường gặp, có thể tự khỏi nhưng có trường hợp gây biến chứng tại chỗ, kế cận hoặc toàn thân. Biến chứng tại chỗ: Viêm tấy và áp-xe quanh amidan: Thường xảy ra với viêm amidan cấp không được điều trị, nhiễm khuẩn lan dần và thành mủ giữa amidan và bao amidan, bệnh nhân thường đau tăng, đau lan lên tai, nuốt đau, không nuốt được, nước bọt chảy ra, miệng há khó khăn. Điều trị bằng kháng sinh đường tiêm và dẫn lưu áp-xe. Biến chứng kế cận: Viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản… Biến chứng toàn thân: Nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận cấp, thấp khớp cấp, thấp tim hay gặp do liên cầu tan huyết nhóm A
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Se Anh huong rat nghiep itrong
hơn 1 tháng trước - Thích
Thua bac sy toi nam nay 31 tuoi .toi la lai xe toi da di kham nhieu noi va dc cac bac sy ket luan la bi amidan man tinh .va cung da uong rat nhieu thuoc theo don cua bac dy nhung van ko thay giam vi vay ba sy hay cho toi mot loi khuyen toi co nen di cat ko? Hay la co the diru chi bsng phuong phap nao ? Neu cu de keo dai thi lieu benh co the bien chung ssng nhung can benh nguy hiem ko? Toi xin bac sy hay cho toi loi khuyen. Toi xin cam on.
hơn 1 tháng trước - Thích
cháu bị viêm amidan mãn tính cháu có hơi thở hôi và rất khó nuốt nước bọt.và ngạt mũi ạ.vậy bác sĩ cho cháu hỏi có nên cắt amidan không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
May hom nay chau bi sót và sang nay đuợc me dan di kham o bênh viện,bac si noi chau bia vi dan màn,can phai cát bo nhung me chau lo khi cát bo co anh huong gi đen súc khoe khong vi chau Nam nay 10 tuổi nguoi om yeu lam,cho chau xin loi Khuyển
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Quyết định cắt amidan còn tùy thuộc vào mức độ bệnh của em. Em có thể đi khám để được tư vấn và điều trị trong trường hợp cụ thể của mình nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Khong biet
hơn 1 tháng trước - Thích
Bác si cho cháu hỏi là cháu hay bị ngứa họng, lâu lâu thi đau. Có khi lan đến tai. Cháu tự chụp hình thì thấy amiđan có lỗ lỗ và có chút xiu màu trắng. Vậy là cháu bị viêm amiđan mạn tính hay hốc mũ mạn?
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
chào bác sĩ.tôi năm nay 39 tuổi,tôi đi khám nội soi tai mũi họng.bác sĩ nội soi kết luận bị Viêm amidan mãn tính và hội chứng trào ngược.bác sĩ có kê đơn thuốc gồm Orokin 500g,Alphachymotrypsin,Esalep,motilium-m 10g,Gaviscon.uống hết thuốc mà không thấy dấu hiệu của hết viêm amidan.có loại thuốc nào đặc trị khỏi được không? cảm ơn bác sĩ.
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
E nuốt ko đau nhung đi kham bs noi viem amidan man tinh.xin bs giữ e
hơn 1 tháng trước - Thích
Chào bác Sĩ, tôi năm nay 28 tuổi, tôi đang có thai 23 tuần, tôi bị ho, đàm cục rất nhiều và mất giọng nói. Đi khám bác sĩ chẩn đoán tôi bị Amidan mãn và cho tôi uống thuốc 5 ngày, tôi đã uống thuốc nhưng tôi vẫn bị ho liên tục và có đàm, mỗi lần ho kéo lên đầu tôi rất đau và mệt. Xin bác sĩ cho tôi biết để khắc phục tình trạng này sớm hơn tôi cần làm gì thêm không? Vui lòng cho tôi biết thông tin sớm - Thanh Thảo - 0909 775 987 - thanhthao@24hvisa.com
hơn 1 tháng trước - Thích
chào bác sĩ năm nay tôi 25 tuổi.tôi bị viêm amidan mãn tính.nó thường gây đau cổ họng hó nuốt nước bọt mỗi lần đau là .bị sốt và và rất nhức đầu.hiện nay tôi chưa điều trị bằng phương pháp nào tôi xin hỏi bác sĩ nên diều trị theo phương pháo là hiêu quả nhất để không tái phát lại. từ khi bị mắc bệnh này nó đã ảnh hưởng rất nhiều tới công việc hiện tại của tôi
hơn 1 tháng trước - Thích
bác ơi cho cháu hỏi làm cách nào để chữa avdan vậy bác
hơn 1 tháng trước - Thích
cháu đi khác bác sĩ bảo cháu bị avdan mạn tính bác kê thuốc và cháu uống cũng đỡ nhưng rùi lại bị bác bảo cháu cách chữa chỉ với cháu cảm ơn bác
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận