Viêm amidan ở trẻ nhỏ - Dấu hiệu để nhận biết

Cách nhận biết viêm amidan ở trẻ?


Nhận biết viêm AMIDAN ở trẻ em


Amidan là một hệ thống tổ chức limphô nằm trong họng, có vai trò trong hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh tật trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, khi trẻ lớn dần, tổ chức này rất hay bị viêm hoặc quá phát gây hội chứng amidan quá to làm trẻ hô hấp khó khăn, thậm chí có thể gây hội chứng ngừng thở khi ngủ.

Bệnh hay gặp ở trẻ em

Viêm amidan là bệnh hay gặp ở trẻ em ở độ tuổi đi học. Amidan được coi là ổ viêm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trẻ em, nhất là gây ra các bệnh về đường hô hấp và có tác giả còn coi amidan là nguyên nhân hay gây ra các rối loạn toàn thân khác nhau cho trẻ em như: biếng ăn, chậm phát triển trí tuệ, đái dầm…Vì vậy, trong đa số trường hợp khi bị viêm amidan nhiều lần, người ta khuyên nên phẫu thuật cắt bỏ tổ chức này.

Cần nhớ rằng, amidan là tên gọi chung cho một số tổ chức nằm ở vị trí ngã ba giữa đường thở và đường ăn ở phía cuối vòm họng. Loại amidan thường hay gây viêm là amidan khẩu cái. Amidan khẩu cái là nơi tích tụ tổ chức limphô lớn nhất nằm ở hai mặt bên của họng và có thể nhìn thấy khi há to miệng. Một hệ thống amidan thứ hai được gọi là amidan lưỡi nằm ở phía trong cùng (đáy) của lưỡi. Hệ thống amidan thứ ba là amidan họng, khi bị viêm thường gọi là viêm V.A (viết tắt của chữ tiếng Pháp Végetation adénoide). V.A nằm ở phía thành sau, trên cao nhất của họng. Cùng với amidan lưỡi, VA, amidan vòi, amidan khẩu cái tạo thành vòng có tên gọi là vòng Waldeyer có cùng nguồn gốc và cùng chức năng.

Amidan và VA nằm ở ngã ba đường ăn và đường thở, là nơi tiếp xúc đầu tiên với các loại vi khuẩn và các chất kháng nguyên có mặt trong thức ăn và không khí khi hít vào, do đó nó rất dễ bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn. Khi đứa trẻ mới sinh ra, amidan có kích thước rất nhỏ. Từ 1 - 6 tuổi amidan to dần do kết quả của sự hoạt động miễn dịch. Bình thường luôn tồn tại sự cân bằng giữa hệ vi khuẩn của tổ chức amidan và sự đáp ứng miễn dịch tại chỗ của chúng. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ bởi nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus dẫn đến quá phát tổ chức limphô và ứ đọng những mảnh hoại tử, lúc đó sẽ dẫn đến viêm amidan mạn tính và phì đại do tăng số lượng các nang limphô.

Các dấu hiệu của viêm amidan

Các dấu hiệu về amidan quá phát có thể nhận biết từ rất sớm do ảnh hưởng đến chức năng thở của trẻ. Nếu thấy trẻ có ngủ ngáy cần cho trẻ đi khám amidan, vì nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ bị các cơn ngừng thở khi ngủ. Cần phải đặc biệt lưu ý nếu trẻ ngủ ngáy to, thở bằng mồm mãn tính, hay thức giấc trong đêm, mệt mỏi, đái dầm, học lực kém... Amidan quá phát cũng gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành giọng nói hoặc cách phát âm của trẻ. Nếu trẻ phát âm như giọng mũi hoặc khó khăn khi phát âm cần phải khám amidan ngay. Amidan quá to có thể làm trẻ nuốt vướng, khó ăn, ăn uống chậm chạp hàng giờ mới xong bữa cơm. Thậm chí viêm amidan cũng gây ảnh hưởng đến chức năng nghe của tai dẫn đến bị điếc. Trẻ bị quá phát amidan thường có hơi thở hôi, ho về đêm, ho khan kéo dài. Trẻ luôn có cảm giác khó chịu, rát họng hoặc cảm giác vướng mắc như có dị vật ở họng hoặc nhói đau khi nuốt. Trẻ thường tái diễn các đợt viêm nhiễm cấp amidan nhiều lần trong năm. Khi đó cần đưa trẻ đến các bệnh viện để khám thực thể và làm các xét nghiệm cần thiết. Các thầy thuốc sẽ có chỉ định cần thiết để điều trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ amidan, nạo VA cho trẻ. Phẫu thuật cắt amidan phải được tiến hành ở các cơ sở y tế có thẩm quyền chuyên môn và đầy đủ phương tiện cấp cứu, vì dễ gây nguy hiểm cho bệnh nhân như: chảy máu, nhiễm trùng…


Bệnh viêm họng ở trẻ em

Viêm họng là một bệnh phổ biến trong cộng đồng, nhất là khi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay ở các thành phố, khu công nghiệp. Tỷ lệ mắc nhiều ở trẻ em dưới 7 – 8 tuổi. Có tới 200 chủng virut gây viêm họng và thường tự khỏi nếu sức đề kháng của cơ thể tốt.


Viêm họng là gì?

Viêm họng là tình trạng viêm cấp niêm mạc hầu.

Có 3 loại viêm họng: viêm họng trắng, viêm họng đỏ và viêm họng loét (rất hiếm gặp). Trong tất cả các trường hợp, người bệnh đều cảm thấy đau rát họng, gặp khó khăn khi nuốt, sốt và thường xuyên nhức đầu. Ngoài ra, viêm họng còn đi kèm với một vài triệu chứng như cảm lạnh, buồn nôn, đau mình mẩy, sưng amiđan và nổi hạch ở cổ…

Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng nhưng phần lớn là do các loại vi rút (80%), còn lại là do vi khuẩn (chủ yếu liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A Streptococcus – thủ phạm gây nên những biến chứng nghiêm trọng về tim, khớp và thận) và các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết, khói bụi, rượu, hoá chất…

Có biện pháp phòng và điều trị riêng cho trẻ em không? 

Ông cha ta đã có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, cần phải có giải pháp phòng bệnh, đặc biệt là đối với trẻ em:

  • Vệ sinh họng, răng, miệng cho con em mình hàng ngày bằng cách đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng.
  • Cần đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi, tránh cho trẻ đến những nơi môi trường bị ô nhiễm.
  • Tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng hay có thói quen ngậm kẹo hay ăn kem. Với phòng ngủ, cần thoáng mát nhưng không được có gió lùa, nếu có điều hòa nhiệt độ thì nên giữ ở mức nhiệt độ mát mẻ dễ chịu, khoảng 28oC.
  • Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể chất, đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.
  • Khi trẻ mắc bệnh về răng, miệng, xoang, mũi… cần điều trị dứt điểm, tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan gây viêm họng.
  • Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo toa, đúng phác đồ kháng sinh được kê toa.
  • Cần cho trẻ uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn.

Điều trị viêm họng như thế nào?

Phần lớn viêm họng được điều trị bằng các loại kháng sinh, hạ sốt và giảm đau kết hợp với thuốc khử trùng họng.

Nếu bác sĩ kê kháng sinh thì người bệnh nhất thiết phải tuân thủ theo. Và ngay cả khi những triệu chứng của bệnh đã dứt bạn cũng không nên dừng thuốc mà hãy tiếp tục uống một thời gian nữa nhằm tạo ra kháng khuẩn chống tái phát bệnh.

Phòng tránh lây nhiễm viêm họng như thế nào?

Nhiều người lầm tưởng rằng, viêm họng là bệnh không lây. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu ai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với họ và rửa tay thường xuyên.

Nếu bị viêm họng, bạn cũng nên rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn khi bạn dùng tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

(ST)


Con e 8 thang tuoi.vua bi viem hong vua bi viem amidan.xin hoi bac si cach phong va dieu tri nhu the nao.co khoi duoc dut diem ko.
hơn 1 tháng trước - Thích
Khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả: Khi amidan bị viêm thì cần được khám bởi các bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được đánh giá mức độ của viêm amidan và bác sĩ sẽ có chỉ định kê đơn điều trị nội khoa (dùng thuốc). Nhưng nếu đã được điều trị tích cực, đúng phác đồ, dùng thuốc kháng sinh đúng liều lượng, đủ ngày mà amidan vẫn cứ bị viêm thì bác sĩ sẽ có chỉ định cắt amidan. Nên nhớ, cắt amidan là một thủ thuật tuy không phức tạp nhưng phải thực hiện đúng chỉ định. - Khi amidan bị phì đại to ra gây tắc nghẽn đường thở và có thể gây nên hiện tượng ngừng thở khi trẻ ngủ, gây tím tái (do thiếu dưỡng khí), hay quấy khóc. - Ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe: viêm mạn tính tái đi tái lại nhiều lần, trong một năm có tới 6 -7 lần viêm cấp tính ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ hoặc amidan to, có nhiều hốc mủ, xét nghiệm mủ có vi khuẩn liên cầu nhóm A kèm theo chỉ số phản ứng ASLO (antistreptolysin O) tăng cao trong máu có nguy cơ gây thấp khớp, biến chứng tim, hoặc viêm cầu thận cấp hoặc đã gây thấp tim tiến triển. - Một trường hợp nữa cũng sẽ được xem xét khi đã có một số biến chứng khác do viêm amidan gây ra như viêm phế quản nhiều lần, hen phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang hoặc có những trường hợp amidan chỉ quá phát không viêm nhưng gây cản trở đường thở cũng như cản trở ăn uống thì cũng cần được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng có kinh nghiệm xem xét có nên cắt amidan hay không? Tuy nhiên người ta cũng khuyên không nên cắt amidan khi trẻ dưới 5 tuổi (vì một mặt sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của trẻ, mặt khác vì amidan chưa phát triển hết, nếu cắt nó sẽ phát triển lại) và thật thận trọng khi cắt amidan cho người trên 45 tuổi vì ở lứa tuổi này còn nhiều bệnh kèm theo mà các bệnh đó được chống chỉ định trong cắt amidan như bệnh tăng huyết áp, bệnh về tim mạch (xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành). Hơn nữa ở lứa tuổi này amidan thường bị xơ hoá nếu cắt có thể gây chảy máu nhiều và kéo dài, rất nguy hiểm cho tính mạng...
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Con toi. Duoc 2 tuoi gan day chau thuong ngu ngay bieng an va bi sot co rat bac sy kham bao chau bi viem abidan vay xin hoi con toi co nen di cat bo abidan ko
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Viêm amidan là bệnh hay gặp ở trẻ em ở độ tuổi đi học. Amidan được coi là ổ viêm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trẻ em, nhất là gây ra các bệnh về đường hô hấp và có tác giả còn coi amidan là nguyên nhân hay gây ra các rối loạn toàn thân khác nhau cho trẻ em như: biếng ăn, chậm phát triển trí tuệ, đái dầm…Vì vậy, trong đa số trường hợp khi bị viêm amidan NHIỀU lần, người ta khuyên nên phẫu thuật cắt bỏ tổ chức này.
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Con em được 9 thang tuổi.đi khám bác sĩ bảo là viêm amidan cấp.nhưng khi bs cho thuốc về uống mà mấy hôm con e vẫn chưa khỏi.mới đầu cháu chỉ bị viêm hong,hơi sốt nhẹ.nhưng giờ cháu k sott nữa mà lại ho có đơm.ngủ thì thở khò khè.hay quấy khóc dem.cho e hỏi thế là cháu bị làm sao ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Nếu đi khám bác sĩ đã nói bị viêm amidan cấp thì chắc là đúng bệnh rồi đó bạn. Những biểu hiện như hiện tại của con bạn cũng là bình thường thôi. Cháu khó thở nên quấy khóc là đúng rồi. Nên giữ ấm cho bé, dùng nước muối y tế rửa mũi cho cháu dễ thở hơn, cần thiết thì cho bé tái khám sớm.
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
tôi ơ long thành, đồng nai. con gái tôi 6 tuổi.cháu bị ho và hay đằng hắng giọng. đi khám bác sĩ bảo bị viêm họng và cho thuốc uống, cháu uống một tuần thuôc hết ho nhưng cứ dằng hắng giọng. toi lai đưa cháu đên bác sĩ khác để khám, bs bảo cháu bị viêm họng hạt và cho thuốc uông.cháu uống dược 2 ngày rồi nhưng vẫn cứ đằng hắng giọng... xin cho tôi lời khuyên nên đưa cháu đi khám ở đâu.cám on
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Con e dc 9thang tuoi.chau moj dc za vjen khoang nua thang thj laj bj taj laj benh vjem amjdan cap mu.jo e zat lo lang ko bjt the nao.ma ljeu chau co the khoj han dc ko vj the luc cua chau cug yeu.cac c oj ho e voi.
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Chị Hiền thân mến! Bệnh của bé có thể khỏi hẳn, bạn tái khám đi nhé.Còn thể lực, chị nên bổ sung cho bé nhiều chất dinh dưỡng hơn nữa.Tốt nhất là làm phong phú các bữa ăn đó.Chúc bé mau khỏe
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
toi co chau nho nam nay 5t chau thuong ngu ngay to, thinh thoang hay sot , viem hong soi den nhin thay lo trong hong, di kham bac sy ket luan bi abidan va khuyen nen di nao av. theo bac sy thi nen di nao hay dieu tri cachs nao tot hon, di thuong thi nen nao vao thoi tiet thang nao? rat mong dc su hoi am cua bac sy, vam on
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Chào chị! Bệnh tật không nên để lâu chị à, khi họ tư vấn cho gia đình là cách đó thì cái đó là thích hợp cho bé nhà bạn.Mùa nào thì cũng có cái lợi cái hại.Bệnh tật ủ lâu thì không cho con người sự lựa chọn.Chúc bé mau khỏe
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Con em 8 tuổi, khi ngủ ngáy rất to, có lúc ngừng thở.Vậy xin hỏi bác sỹ nên cho cháu đi khám ở đâu và chữa bệnh này có phức tạp không?
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Chào chị! Chị nên đưa bé đến khám tại các bệnh viện trực thuộc khoa nội,như bệnh viện nội tiết,hoặc bất cứ bệnh viên trung ương nào.vì hầu như tất cả các bệnh viện trừ bệnh viên chuyên khoa như sản, nhi, việt đức...chuyên điều trị những dạng bệnh khác nhua thì những bệnh viện khác đều đầy đủ các khoa.Trường hợp ngừng thở của con bạn có rất nhiều nguyên nhân.CHị nên đưa bé đi khám ngay nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
E sinh năm 1983, chồng sinh năm 1984, con gái đầu lòng sinh năm 2010. E có kế hoạch sinh thêm cháu nữa. Cho E hỏi năm nào thì sinh thêm cháu để hợp với Bố Mẹ. E cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Con cái là của trời cho, xem năm để sinh con cũng là tốt những tới 7-8 năm nữa mới được tuổi sinh con thì cũng phải chờ sao. Đến lúc đó liệu sức khỏe của mình có được đảm bảo hay không? Thôi cứ mong vào cái duyên chị ạ! Chúc gia đình chị hạnh phúc!
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
cháu nhà em đc gần 9 tháng bị viêm amidan thì uống AUGBACTAM dc k?
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Gửi hỏi đáp - bình luận