Cơ chế bệnh sinh của thoái hoá cột sống là sự kết hợp của hai quá trình: thoái hoá sinh lý tự nhiên theo lứa tuổi và thoái hoá bệnh lý mắc phải (chấn thương, rối loạn chuyển hoá, miễn dịch, nhiễm khuẩn...).
- Thoái hoá đốt sống (Spondylosis):
+ Là sự thoái hoá các thành phần của xương cùng các dây chằng cột sống. Dây chằng quanh cột sống bị kéo giãn ra và đóng vôi ở đoạn sát bờ đĩa đệm để tạo nên các gai xương. Mỏ xương thường xuất hiện ở bờ trước thân đốt sống, ít khi thấy ở bờ sau, nếu có thì dễ chèn ép vào tủy sống. Quá trình thoái hoá này nặng dần theo tuổi dẫn đến phì đại mỏm khớp và lỏng lẻo dây chằng.
+ Hậu quả của thoái hoá đốt sống dẫn đến hẹp lỗ ghép (do mọc gai xương, phì đại mỏm khớp, hẹp đĩa đệm); trượt thân đốt (do mỏm khớp thoái hoá nặng, dây chằng lỏng lẻo, hở eo) và hẹp ống sống.
- Thoái hoá đĩa đệm (Disc degeneration): gồm tổn thương nhân nhày mất nước, vòng sợi giảm chiều cao và có nhiều vết rách (nứt), dẫn tới thoát vị đĩa đệm (làm ép rễ thần kinh, chèn tuỷ hoặc đuôi ngựa).
- Hư xương sụn cột sống (Osteochondrosis): Là sự thoái hoá loạn dưỡng đĩa đệm và sự phản ứng của các tổ chức kế cận (dày mâm sụn, co cứng cơ cạnh sống, đau rễ thần kinh), biến đổi tăng dần theo lứa tuổi.
- Bốn giai đoạn của hư xương sụn cột sống:
Giai đoạn 1: biến đổi nhân nhày, co cứng cơ do bị kích thích.
Giai đoạn 2: cột sống mất vững, hẹp đĩa đệm, giả trượt đốt sống.
Giai đoạn 3: vòng sợi bị vỡ, gây lồi hoặc thoát vị đĩa đệm.
Giai đoạn 4: mỏ xương, cầu xương, hẹp lỗ ghép.
Nhìn chung: các bệnh lý đau cột sống đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tổn thương thoái hoá và thoát vị đĩa đệm.
Có 3 thể lâm sàng tùy thuộc vào mức độ tổn thương của đĩa đệm:
2.1. Đau lưng cấp (lumbago).
Thường gặp ở lứa tuổi 30-40 nam giới. Cơn đau xuất hiện sau một động tác mạnh, quá mức, đột ngột và trái tư thế.
- Đau mạnh vùng cột sống thắt lưng không lan xa, đau tăng khi ho, hắt hơi, rặn, thay đổi tư thế.
- Đau làm hạn chế vận động cột sống, các cơ cạnh sống cơ cứng, có tư thế chống đau.
- Nằm nghỉ và điều trị vài ngày thì đau giảm dần, khỏi sau 1-2 tuần, có thể hay tái phát.
Cơ chế sinh bệnh của đau lưng cấp là do đĩa đệm bị căng phồng nhiều, chèn đẩy và kích thích vào các rễ thần kinh ở vùng dây chằng dọc sau.
2.2. Đau thắt lưng mạn tính (lombalgie).
Thường xuất hiện ở lứa tuổi trên 40, đau âm ỉ vùng thắt lưng, không lan xa, đau tăng khi vận động, khi thay đổi thời tiết, hoặc nằm lâu bất động, đau giảm khi nghỉ ngơi. Cột sống có thể biến dạng một phần và hạn chế một số động tác.
Đau thắt lưng mạn tính do đĩa đệm thoái hóa nhiều, sức căng phồng đàn hồi kém, chiều cao giảm, do đó giảm khả năng chịu lực, đĩa đệm có phần lồi ra phía sau kích thích các nhánh thần kinh.
2.3. Đau thắt lưng hông.
Đau thắt lưng phối hợp với đau dây thần kinh hông to một hoặc hai bên. Trên cơ sở đĩa đệm bị thoái hóa, dưới tác động của áp lực cao nhân nhầy bị đẩy ra phía sau lồi lên hoặc thoát vào ống sống gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm đè ép vào các rễ thần kinh gây nên đau thần kinh hông.
3. Chụp X quang thường, thấy các dấu hiệu chung của thoái hóa cột sống như: hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, gai xương (Hình 6.5).
Chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng dựa vào:
- Điều kiện phát sinh: tuổi, tác nhân cơ giới, tiền sử...
- Dấu hiệu lâm sàng.
- Dấu hiệu X quang.
- Loại trừ các nguyên nhân gây đau lưng khác.
- Không chẩn đoán dựa vào X quang đơn thuần.
2.1. Điều trị đau thắt lưng cấp.
- Nằm bất động trên giường cứng, tư thế ngửa 2 chân hơi co ở khớp háng và gối bằng cách cho đệm gối tròn vào khoeo. Thời gian bất động 1-2 ngày, có khi 5-6 ngày.
- Xoa bóp, bấm huyệt nhẹ nhàng vùng thắt lưng, kéo cột sống, tập luyện vận động, châm cứu.
- Điều trị bằng nhiệt: paraffin, hồng ngoại, sóng ngắn, túi chườm...
- Điều trị bằng điện: điện xung, điện châm, điện di thuốc giảm đau.
- Điều trị bằng siêu âm liên tục hoặc chế độ xung vào 2 bên cột sống, không dùng liều cao chiếu thẳng vào cột sống vì có thể gây tổn thương tủy sống.
- Tử ngoại liều đỏ da (4-5 liều sinh học) cách ngày, 3-4 lần, diện tích chiếu dưới 300cm2.
- Kéo giãn cột sống liên tục với lực nhỏ (1/2 cân nặng), ngày 1 lần, 15-20 phút, có tác dụng làm giãn cơ. Không nên kéo ở chế độ ngắt quãng vì sẽ kích thích làm cơ càng co cứng hơn.
- Cho bệnh nhân vận động cột sống trong quá trình điều trị và sau thời gian bất động, mức độ tăng dần.
2.2. Điều trị đau thắt lưng mạn.
Các phương pháp vật lý như: nhiệt, điện xung, điện châm, sóng ngắn, tử ngoại, kéo giãn cột sống với trọng lượng nhỏ hơn so với thoát vị đĩa đệm được chỉ định để giảm đau. Bên cạnh đó bệnh nhân cần phải có chế độ tập luyện thích hợp để sửa chữa các nguyên nhân cơ giới gây đau và làm mạnh các cơ chi phối vận động vùng thắt lưng:
- Tập nghiêng xương chậu.
- Tập cơ bụng.
- Tập khối cơ cạnh sống.
Một số biện pháp dự phòng:
- Nằm: nằm đúng tư thế giúp cho cơ và dây chằng được thư giãn nghỉ ngơi.
+ Nằm ngửa: Đầu gối bằng gối mềm và thấp, dưới hai khoeo chân kê một gói cao vừa phải nhằm thư giãn cơ đùi và thắt lưng, và làm cột sống thắt lưng thẳng hơn.
+ Nằm nghiêng: có thể nằm nghiêng bên phải hoặc trái, gối đầu mềm, độ cao vừa phải, 2 chân co lại, đùi vuông góc với thân mình và cẳng chân, kê thêm một gối mỏng giữa hai đầu gối và cẳng chân.
+ Nằm sấp: là một tư thế nên tránh, tuy nhiên nếu người có thói quen nằm sấp thì nên dùng một gối nhỏ lót dưới bụng.
- Ngồi: Tư thế ngồi ảnh hưởng rất quan trọng đến cột sống và là một trong những yếu tố gây đau thắt lưng và cổ. Nên ngồi ở tư thế lưng thẳng, đùi vuông góc với thân mình và cẳng chân, hai vai cân đối, đầu thẳng với cột sống. Các tư thế ngồi bất lợi nên tránh là: ngồi bắt chéo chân, lưng cong quá hay ưỡn quá, cúi đầu về phía trước hay ưỡn đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang phải hoặc sang trái. Chú ý không được ngồi quá lâu, nếu phải ngồi trong thời gian dài thì ít nhất mỗi giờ phải đứng lên làm vài động tác thư giãn rồi mới ngồi tiếp.
- Đứng: tư thế đứng đúng là cột sống phải thẳng, gối thẳng, hai vai song song với mặt đất, hai mắt nhìn ngang, trọng lượng cơ thể chia đều cho hai chân. Tránh các tư thế đứng khom hay ưỡn cột sống.
- Cách nâng một vật nặng: tư thế đúng là hai đầu gối chùng xuống, giữ cho cột sống luôn thẳng, ôm sát vật nặng vào người rồi dùng lực của đầu gối để đứng lên.
Chụp X quang thường, thấy các dấu hiệu chung của thoái hóa cột sống như: hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, gai xương (Hình 6.5).
Chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng dựa vào:
- Điều kiện phát sinh: tuổi, tác nhân cơ giới, tiền sử...
- Dấu hiệu lâm sàng.
- Dấu hiệu X quang.
- Loại trừ các nguyên nhân gây đau lưng khác.
- Không chẩn đoán dựa vào X quang đơn thuần.
2.1. Điều trị đau thắt lưng cấp.
- Nằm bất động trên giường cứng, tư thế ngửa 2 chân hơi co ở khớp háng và gối bằng cách cho đệm gối tròn vào khoeo. Thời gian bất động 1-2 ngày, có khi 5-6 ngày.
- Xoa bóp, bấm huyệt nhẹ nhàng vùng thắt lưng, kéo cột sống, tập luyện vận động, châm cứu.
- Điều trị bằng nhiệt: paraffin, hồng ngoại, sóng ngắn, túi chườm...
- Điều trị bằng điện: điện xung, điện châm, điện di thuốc giảm đau.
- Điều trị bằng siêu âm liên tục hoặc chế độ xung vào 2 bên cột sống, không dùng liều cao chiếu thẳng vào cột sống vì có thể gây tổn thương tủy sống.
- Tử ngoại liều đỏ da (4-5 liều sinh học) cách ngày, 3-4 lần, diện tích chiếu dưới 300cm2.
- Kéo giãn cột sống liên tục với lực nhỏ (1/2 cân nặng), ngày 1 lần, 15-20 phút, có tác dụng làm giãn cơ. Không nên kéo ở chế độ ngắt quãng vì sẽ kích thích làm cơ càng co cứng hơn.
- Cho bệnh nhân vận động cột sống trong quá trình điều trị và sau thời gian bất động, mức độ tăng dần.
2.2. Điều trị đau thắt lưng mạn.
Các phương pháp vật lý như: nhiệt, điện xung, điện châm, sóng ngắn, tử ngoại, kéo giãn cột sống với trọng lượng nhỏ hơn so với thoát vị đĩa đệm được chỉ định để giảm đau. Bên cạnh đó bệnh nhân cần phải có chế độ tập luyện thích hợp để sửa chữa các nguyên nhân cơ giới gây đau và làm mạnh các cơ chi phối vận động vùng thắt lưng:
- Tập nghiêng xương chậu.
- Tập cơ bụng.
- Tập khối cơ cạnh sống.
Một số biện pháp dự phòng:
- Nằm: nằm đúng tư thế giúp cho cơ và dây chằng được thư giãn nghỉ ngơi.
+ Nằm ngửa: Đầu gối bằng gối mềm và thấp, dưới hai khoeo chân kê một gói cao vừa phải nhằm thư giãn cơ đùi và thắt lưng, và làm cột sống thắt lưng thẳng hơn.
+ Nằm nghiêng: có thể nằm nghiêng bên phải hoặc trái, gối đầu mềm, độ cao vừa phải, 2 chân co lại, đùi vuông góc với thân mình và cẳng chân, kê thêm một gối mỏng giữa hai đầu gối và cẳng chân.
+ Nằm sấp: là một tư thế nên tránh, tuy nhiên nếu người có thói quen nằm sấp thì nên dùng một gối nhỏ lót dưới bụng.
- Ngồi: Tư thế ngồi ảnh hưởng rất quan trọng đến cột sống và là một trong những yếu tố gây đau thắt lưng và cổ. Nên ngồi ở tư thế lưng thẳng, đùi vuông góc với thân mình và cẳng chân, hai vai cân đối, đầu thẳng với cột sống. Các tư thế ngồi bất lợi nên tránh là: ngồi bắt chéo chân, lưng cong quá hay ưỡn quá, cúi đầu về phía trước hay ưỡn đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang phải hoặc sang trái. Chú ý không được ngồi quá lâu, nếu phải ngồi trong thời gian dài thì ít nhất mỗi giờ phải đứng lên làm vài động tác thư giãn rồi mới ngồi tiếp.
- Đứng: tư thế đứng đúng là cột sống phải thẳng, gối thẳng, hai vai song song với mặt đất, hai mắt nhìn ngang, trọng lượng cơ thể chia đều cho hai chân. Tránh các tư thế đứng khom hay ưỡn cột sống.
- Cách nâng một vật nặng: tư thế đúng là hai đầu gối chùng xuống, giữ cho cột sống luôn thẳng, ôm sát vật nặng vào người rồi dùng lực của đầu gối để đứng lên.
Cách điều trị đau cột sống thắt lưng
Điều trị bệnh tính bằng mũi tiêm, khỏi bệnh tính theo giờ thực sự là một quan niệm sai lầm trong việc khống chế chứng bệnh đau cột sống thắt lưng. Nếu không cẩn thận, chính chúng ta lại mắc thêm nhiều chứng bệnh khác.
Hình ảnh cột sống thắt lưng. |
Các thuốc thường bị lạm dụng
Thuốc điều trị đau cột sống thắt lưng có nhiều loại. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân là gì và kế hoạch điều trị của người điều trị ra sao mà người bệnh được sử dụng loại thuốc nào. Nhưng nhìn chung, một số thuốc sau thường bị lạm dụng:
Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID) như piroxicam, tenoxicam, diclofenac... Những thuốc này có đặc điểm là giảm đau nhanh chóng với các cơn đau nhẹ và ức chế quá trình gây viêm tại chỗ. Tác dụng chống viêm này cộng hưởng làm giảm đau rõ rệt. Chúng ức chế quá trình gây viêm do ức chế giải phóng ra các chất trung gian hoá học của phản ứng viêm - những chất là trung gian gây phù nề và gây đau tại chỗ nên có tác dụng giảm đau. Tác dụng sẽ thấy ngay sau khi uống 30 phút nếu dùng theo đường uống còn nếu dùng theo đường tiêm thì sẽ xuất hiện sau 5-7 phút.
Tuy nhiên, chúng lại có những tác dụng phụ đáng ngại: chậm tiêu, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá, viêm loét đại tràng, tiểu tràng là những biến chứng không thể không cân nhắc.
Thuốc chống viêm corticoid
như hydrocortison, solumedrol... Đây là những thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, song các biến chứng của thuốc gây ra lại không nhỏ. Ngoài những tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa giống như nhóm thuốc giảm đau không steroid, corticoid còn gây phù, loãng xương, rối loạn tình dục, rối loạn nội tiết, teo cơ… là những biến chứng thường gặp nhất.
Các thuốc gây têtại chỗ như novocain, lidocain: Đây là những thuốc làm mất cảm giác đau tại chỗ của một vùng cơ thể mà không ảnh hưởng tới các chức năng khác của cơ thể như vận động. Do ức chế quá trình vận chuyển ion Na+ vào trong tế bào nên chúng làm bất hoạt quá trình dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là dẫn truyền thần kinh cảm giác nên mặc dù tại chỗ vẫn còn đau nhưng cảm giác này không về được tới bộ não và chúng ta không còn cảm nhận được sự đau đớn.
Tác dụng của chúng mạnh đến mức chúng có thể làm mất mọi cơn đau sau vài giây tính từ khi tiêm. Chính vì vậy mà chúng thường được sử dụng để gây tê dẫn truyền, phong bế thuốc vào cạnh đường dẫn truyền thần kinh để có được hiệu quả như mong muốn.
Nhưng cũng như kẻ lắm tài nhiều tật, chúng cũng chứa đựng bên mình những tác hại vô cùng hệ trọng. Nguy hiểm nhất là phản ứng dị ứng, có thể gây tử vong tại chỗ cho bệnh nhân nếu không được cấp cứu kịp thời. Các tác hại khác có vẻ “nhẹ” hơn nhưng cũng rất nguy hiểm như liệt hoàn toàn cơ hô hấp, bloc nhĩ thất, rối loạn nhịp tim nghiêm trọng ở những người có rối loạn nhịp tim dẫn truyền, hạ huyết áp, ngừng hô hấp do ức chế trung tâm hô hấp.
Các thuốc điều trị chứng đau cột sống thắt lưng ngoài những hiệu quả điều trị khá tốt thì chúng cũng gây ra những tai hại khó lường. Người bệnh có thể bị loét dạ dày tá tràng do thuốc, nặng hơn có thể bị chảy máu dạ dày gây nôn ra máu và đi ngoài phân đen, thậm chí là thủng dạ dày phải mổ cấp cứu. Ở một khía cạnh khác, chúng có thể gây ra rối loạn nội tiết trầm trọng, nam hoá nữ và ngược lại nếu sử dụng kéo dài. Nhiều bệnh nhân còn bị chứng phù toàn thân, ứ nước toàn bộ cơ thể đến nguy hại mà không hề nghi ngờ đến nguyên nhân do thuốc.
Trong số các thuốc trên thì các thuốc chống viêm corticoid và các thuốc gây tê dễ bị lạm dụng nhất. Chúng thường xuyên được sử dụng quá mức trong phương pháp phong bế thuốc hay thuỷ châm thuốc bởi chúng có tác dụng điều trị hết đau bất kể nguyên nhân. Mặc dù vẫn được công nhận là biện pháp điều trị nhưng ta nên nhớ rằng chúng phải được sử dụng cân nhắc khi đã có chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân chính xác.
Cách dùng thuốc an toàn
Để hạn chế, phòng tránh những tai biến do thuốc gây ra, người bệnh bị chứng đau cột sống thắt lưng cần lưu ý:
- Khi bị bệnh, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để khám bệnh, tránh làm theo những lời mách bảo của người khác. Hãy đi khám và được chẩn đoán đầy đủ để tìm ra nguyên nhân. Nên nhớ, hết đau do tiêm nhưng chưa hẳn đã là khỏi bệnh.
- Trong các nguyên nhân gây ra đau cột sống thắt lưng có nhiều nguyên nhân chỉ giải quyết được bằng phẫu thuật. Vì vậy, chúng ta không nên tự điều trị hay điều trị theo những kinh nghiệm dân gian kẻo lại mắc thêm bệnh.
- Trong chứng bệnh này, chụp phim Xquang cột sống thắt lưng rất có giá trị bởi nó cho bác sĩ nhiều thông tin chẩn đoán và loại trừ quan trọng. Việc điều trị mà không có xét nghiệm chụp Xquang, một xét nghiệm vốn mất chi phí rất thấp là chưa đủ tin cậy.
- Trong quá trình điều trị, vì thuốc gây ra nhiều biến chứng kể trên nên khi có bất cứ những tác dụng phụ nào xảy ra trong quá trình dùng thuốc thì cần thông báo kịp thời và đi khám ngay để có phương án xử lý thích hợp. Không nên nhắm mắt điều trị một cách mù quáng.
Việc làm cho cột sống thắt lưng hết đau là điều mà
người bệnh cần, nhưng việc giải quyết triệt để nguyên nhân mới là nhiệm
vụ chính của người điều trị. Trong việc này, sử dụng thuốc cân nhắc và
kỹ càng là điều cực kỳ quan trọng.
(ST)