Triệu chứng khi mang thai bé trai
Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi
Đồ ăn nhiều muối cần tránh khi mang thai
Bệnh viêm đại tràng khi mang thai
Xét về mặt tổng thể thì tốt nhất không bị mắc bệnh gì trước và trong khi mang thai, song trên thực tế không phải bà mẹ nào cũng hoàn hảo và tránh được mọi bệnh tật trong thời kì mang thai. Tuy nhiên, bệnh viêm đại tràng mạn tính không nằm trong bệnh chống chỉ định mang thai, hay nói cách khác không phải những bệnh mạn tính có nguy cơ cao đối với thai nhi.
Một số bệnh có nguy cơ cao đối với thai nhi và cần chăm sóc đặc biệt trong suốt qua trình mang thai hoặc nếu chưa có thai thì thì nên chữa cho ổn định rồi mới mang thai là:
+ Suyễn: đó là một bệnh rất phổ biến ở phụ nữ có thai, tuy có ít nguy cơ với sự phát triển của thai nhi nhưng có thể gây chuyển dạ sớm dẫn đến sinh non.
+ Động kinh: nếu mang thai vẫn phải uống thuốc và có sự kiểm tra chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
+ Tiểu đường: bệnh tiểu đường gây ra những bất thường về tim mạch và cân nặng của thai, bé sinh ra thường có cân nặng hơn bình thường, thai quá to và người mẹ thì có thể gặp nhiều biến chứng dẫn đến tiền sản giật, vì vậy cần phải kiểm soát tốt bệnh trước khi thụ thai và phải được theo dõi lượng đường trong máu và nước tiểu trong suốt thời kì mang thai.
+ Bệnh tim: Những người mắc bệnh tim cần phải được tham vấn đặc biệt tùy theo mức độ của bệnh.
+ Bệnh thận, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như Herpes, giang mai… cũng cần phải được theo dõi trong suốt quá trình thai kỳ để phát hiện những bất thường của thai nhi; đặc biệt khi đang bị bệnh cúm, sởi không nên thụ thai.
Với bệnh lý viêm đại tràng mạn, bạn cần quan tâm đến chế độ ăn uống kỹ hơn, tránh căng thẳng. Khi bị viêm đại tàng tái phát trong thời kỳ mang thai, bạn nên khám bệnh để căn cứ vào mức độ cũng như tuổi của thai, các bác sĩ sẽ cho thuốc uống mà không gây nguy hại đến sức khỏe của bạn cũng như sự phát triển của thai.
Trường hợp bị nôn ra máu, bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị.
(ST)