Viêm đại tràng có thể cấp và thể mạn tính. Tuy tổn thương giải phẫu bệnh học ở tiểu tràng và đại tràng khác nhau nhưng trên lâm sàng, sự phân biệt viêm tiểu tràng với viêm đại tràng có thể dễ trong thể kiết lị nhưng lại rất khó trong các thể ỉa chảy.
Viêm cấp tính thường do nhiễm độc vi khuẩn hoặc kí sinh trùng. Hiện nay các phương tiện thông hút dịch tràng, nhất là phương pháp lọc vi khuẩn, virut từ các dịch đó, những hiểu biết về sinh lý học, sinh lý bệnh học của tiểu tràng, đại tràng và quần thể vi khuẩn thường trú đã giúp ích rất nhiều trong điều trị.
Trong viêm mạn tính, khá nhiều trường hợp không phải là viêm thực sự mà chỉ là rối loạn chức năng. Y học đã tách ra nhiều bệnh riêng biệt trong các thể mạn tính, nhờ các phát minh về thăm dò, tiến bộ trong kĩ thuật chụp tiểu tràng, chụp đại tràng cản quang kép, nhất là nội soi đại tràng có sinh thiết, nhờ những hiểu biết về vi khuẩn học và miễn dịch học cùng những xét nghiệm miễn dịch học.
Ngoài ra còn có các bệnh đại tràng do điều trị cũng gây những tổn thương thực thể và bệnh cảnh lâm sàng giống viêm đại tràng.
Các thể viêm cấp tính, các bệnh thuộc loại viêm mạn tính và các bệnh đại tràng do trị liệu đều có một bệnh cảnh lâm sàng chung là “hội chứng Viêm đại tràng” mà qua các biểu hiện lâm sàng, nhất là cận lâm sàng
Viêm cấp: có thể do các vi khuẩn Escherichia coli, Vibrio cholerae, Salmonella, Shigella, Yersinia, …, so virut, do kí sinh trùng lị amip.
Viêm mạn: Ngoài các rối loạn chức năng đại tràng không mang tổn thươn thực thể khá phổ biến ở các nước, trong các thể Viêm đại tràng có thực tổn cần chú ý các bệnh sau: Lị amip mãn tính phổ biến ở Việt Nam và các nước nhiệt đới, lao ruột giảm nhiều từ khi có nhiều loại kháng sinh chống lao và dùng liệu pháp đa kháng sinh
Viêm đại tràng cấp tính: Phần lớn các bệnh Viêm đại tràng cấp tính đều do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa qua miệng. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virut hoặc amip, các bệnh này có một bệnh cảnh lâm sàng chung, ỉa chảy cấp tính có hoặc không có hiện tượng kiệt nước và điện giải hoặc một hội chứng lị.
Biểu hiện lâm sàng: Tùy cơ chế nhiễm độc tố hoặc cơ chế xâm nhập của quá trình nhiễm khuẩn mà các Viêm đại tràng cấp tính thể hiện bằng ỉa chảy hoặc bằng hội chứng lị. Cả 2 cơ chế này cũng có thể xảy ra cùng một lúc do một tác nhân gây bệnh.
Ỉa chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước, có thể ỉa liên tục do cơ tròn hậu môn mất tác dụng, có thể mất 3-4 lít nước/ngày phân thường giống như nước gạo, không có máu, mủ hoặc chất nhầy. Đó là do cơ chế nhiễm độc tố như trong bệnh tả, lị
Hội chứng lị: Đại tiện rất nhiều lần, mỗi lần chỉ có rất ít hoặc không có phân, nổi bật nhát là cơn đau mót rặn đau quặn từng cơn dọc theo khung đại tràng, nhất là vùng xích ma – trực tràng, đồng thời có phản ứng mót rặn khiến người bệnh phải đi ngay. Sau đó dù có phân hay không có cơn đau tuy bớt nhưng chỉ một lúc sau lại tái diễn, có khi liên tục. Thường phân rất ít, lẫn với chất nhầy niêm dịch, mue nhầy,máu cầm và bọt hơi, thường lị do amip, do Shigella, do Salmonell, Campylobacter, Yersinia hoặc một vài giống Ếchrichia coli. Tác nhân gây bệnh gắn vào niêm mạc đại tràng, xâm nhập nhanh vào các tế bào biểu mô, sinh sôi nảy nở, phá hủy các tế bào, gây phản ứng viêm cùng với các ổ loét ở niêm mạc đặc trưng cho bệnh lí.
Viêm đại tràng mạn tính: có khi do nhiễm kí sinh trùng hoặc nhiễm khuẩn, có khi do mẫn cảm hoặc tự miễn có bệnh hiện nay vẫn chưa biết chắc chắn nguyên nhân dù đã biết rất rõ triệu chứng, diễn biến và tổn thương giải phẫu bệnh. Mặt khác , các rối loạn nước và điện giải ít xảy ra nhưng thay vào đó là hội chứng kém hấp thụ, thường có trong các bệnh mà tổn thương ở ruột non là chủ yếu. Dưới đây là những bện Viêm đại tràng mạn tính.
Lị amip mạn tính: biểu hiện dưới 2 hình thái rối lạo đại tiện có thể là một hội chứng lị hoặc ỉa chảy tái phát nhiều lần hoặc xen kẽ lị, ỉa chảy, táo bón, kèm theo các rối loạn tiêu hóa khác như trong thể cấp tính, khám thấy một đoạn đại tràng xơ cứng, phần nhiều ở xích ma gọi là những thừng đại tràng hay thừng thừng xích ma, soi trực tràng trong các đợt tái phát có thể thấy các tổn thương loét như trong thể cấp tính. U hố chậu phải u amip ít gặp hơn hình thái trên, đó là mộ u hình thoi, trục nằm theo đại tràng lên, di động dưới thành bụng và trên nền sâu, hơi chắc và không đau. Việc xác định nguyên nhân amip của các u này thường rất khó, chủ yếu phải loại trừ thể u của lao hồi – mang tràng và ung thư đại tràng bằng chụp đại tràng cản quang kép, nội soi đại tràng vf đại tràng nên có sinh thiết, điều trị thừ như một amip nếu không có phương tiện thăm dò.
Triệu chứng: Cơ năng cũng như biểu hiện của một bệnh viêm ruột đau bụng ỉa chảy hoặc một hội chứng lị. Thực thể đau khi sờ nắn vào bụng, có thể có một đám quánh hơi đau hoặc một khối có ranh giới rõ rệt ở hố chậu phải rất dễ nhầm với một đám quáng ruột thừa. Có thể có các tổn thương ở hậu môn và ngoài ống tiêu hóa. Hẹp ruột khu trú ở đoạn bị bệnh cùng với đoạn trên bị giãn phù nề niêm mạc với những ổ loét, những hình ảnh giả polip và hình đường lát đá.
Viêm loét đại tràng chảy máu: còn gọi là loét đại tràng. Triệu chứng cơ năng, đau bụng có tính chất đau quặn, triệu chứng gợi ý là ỉa ra máu bầm có khi lẫn mủ. Thực thể rất nghèo nàn có khi chỉ ấn đau dọc khung đại – trự tràng , nhất là vùng xích ma và thăm trực tràng hơi đau, có máu bầm. Triệu chứng toàn thân rầm rộ, nhất là trong các thể nặng: sốt, sút cân, thiếu máu. Có thể có biểu hiện bệnh ngoài ống tiêu hóa, viêm khớp hoặc đau khớp, hồng ban nút, loét miệng lưỡi – gan thoái hóa mỡ, viêm quanh ống mật, thận thoái hóa dạng tinh bột.
Viêm đại tràng nguyên nhân và giải pháp
Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hóa thường gặp, gây nhiều khó khăn cho người bệnh. Những người mắc Viêm đại tràng thường gặp các biểu hiện sau:
-Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng. Phân thường nát, không thành khuôn, đi từ 2 đến 6 lần trong ngày. Bệnh nhân thường cảm thấy không thoải mái sau khi đi đại tiện, hay có cảm giác mót rặn muốn đi nữa.
- Bụng trướng hơi: Khu trú dọc khung đại tràng, bệnh nhân luôn cảm thấy căng tức, khó chịu.
- Đau bụng: Là triệu chứng hay gặp. Đau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện. Sau khi trung tiện hoặc đại tiện thì đau giảm hơn.
Vậy tại sao bạn lại bị Viêm đại tràng? Có nhiều nguyên nhân dẫn tới Viêm đại tràng, sau đây là các nguyên nhân cơ bản:
- Các loại vi khuẩn gây bệnh chứng lỵ như Shigella, Salmonella…
- Nhiễm nguyên sinh động vật: Amip, lamblia.
- Nhiễm ký sinh trùng: Các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán ruột.
- Chế độ ăn uống: Ăn uống không điều độ kéo dài hoặc các thức ăn gây kích thích, tổn thương niêm mạc ruột.
- Táo bón kéo dài.
Để phòng bệnh Viêm đại tràng, bạn cần làm tốt các việc sau:
- Ăn chín uống sôi.
- Ăn đa dạng rau, quả, trứng, sữa, cá, thịt…
- Một ngày dành ít nhất 30 phút để tập thể dục.
- Rửa tay trước khi ăn, không nên ăn tiết canh, rau sống chưa rửa kỹ và khử trùng.
- Nên tẩy giun sán 6 tháng 1 lần.
- Nên hỗ trợ thường xuyên cho hệ tiêu hóa bằng men tiêu hóa sống, nó giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh.
Ngoài các biện pháp để phòng bệnh, khi bị bệnh, bạn cần chữa trị dứt điểm với các giải pháp sau:
- Đi thăm khám bác sỹ: Bác sỹ sẽ cho bạn biết bạn mắc viêm đại tràng thuộc nhóm gì, lành tính hay ác tính.
- Với Viêm đại tràng ác tính: Phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột có khối u và những vùng xung quanh bị nó xâm lấn. Tùy theo kết quả xét nghiệm tế bào để điều trị tia xạ, hóa chất hay miễn dịch kèm theo.
- Với Viêm đại tràng lành tính: Thường Bác sỹ sẽ cho bạn dùng các thuốc kháng sinh dùng trong điều trị Viêm đại trang như: Biceptol, Flagyl, Flagentyl… và thuốc điều hòa nhu động ruột như Visceralgin, Dobridat, Rekalat… Kết hợp với đó là dùng các men tiêu hóa sống để có kết quả tốt nhất. Các men tiêu hóa sống chỉnh là các chủng vi sinh vật có lợi, khi cộng sinh tại ruột non của con người, nó sản sinh ra một lượng emzim giúp tiêu hóa thức ăn, đồng thời nó cũng cạnh tranh môi trường sống của vi sinh vật có hại, giúp cơ thể chống lại và tiêu diệt vi sinh vật có hại. Chính vì vậy, men tiêu hóa sống thực sự cần thiết cho những người mắc bệnh Viêm đại tràng.
Viêm đại tràng mạn là bệnh mạn tính hay gặp. Đặc trưng của bệnh là: viêm tấy, phù nề, thâm nhiễm tế bào viêm vào niêm mạc với sự tiến triển liên tiếp của quá trình teo đét niêm mạc, tổn thương mao mạch, thần kinh, và tổ chức hạch ở thành ruột kèm theo các rối loạn chức năng vận động, chế tiết, hấp thu của đại tràng.
Bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn đường ruột cấp do thương hàn, lị trực khuẩn, lị amip và các nhiễm trùng khác. Ngoài ra còn các nguyên nhân như: dị ứng, tự miễn (cơ thể tạo miễn dịch quá mức tấn công lại niêm mạc đại tràng của chính mình), rối loạn thần kinh thực vật (lúc đầu là rối loạn chức năng về sau thành tổn thương viêm loét…), sau các trường hợp nhiễm độc: thyroxin, asen, photpho, nhiễm toan máu, ure máu cao…
Bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, có thể có sốt. Nếu bị bệnh nặng thì cơ thể gầy sút hốc hác. Đau bụng xuất phát ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái, lan dọc theo khung đại tràng, thường đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ, khi đau thường mót đi ngoài, đi ngoài hoặc đánh hơi được thì giảm đau. Cơn đau dễ tái phát, dễ xuất hiện khi căng thẳng, lo lắng hoặc ăn uống thất thường. Bệnh nhân đi ngoài chủ yếu là phân nát, lỏng một hoặc nhiều lần trong ngày, phân có thể có nhầy máu hoặc không. Đôi khi táo bón xen kẽ, mót rặn, sau đi ngoài đau trong hậu môn.
Bệnh dễ tái phát, dai dẳng, khó điều trị khỏi hoàn hoàn. Mỗi khi ăn phải thức ăn không hợp, lo nghĩ thì bệnh lại nặng lên. Nếu điều trị không tốt, cơ thể bị gầy yếu, ăn kém, có thể dẫn tới suy kiệt, tử vong.
Như vậy, viêm đại tràng mạn không bao gồm các bệnh: viêm đại tràng co thắt, hội chứng ruột kích thích… vì nó chỉ gây rối loạn chức năng mà không có tổn thương thực thể niêm mạc đại tràng.
Thuốc muối – tên khoa học là Natri bi carbonat – là loại thuốc chống axit và kiềm hóa. Với những người bị bệnh đường tiêu hóa, thuốc muối không có gì xa lạ. Thực chất thuốc muối có tác dụng gì, đối tượng nào không được sử dụng… là điều cần lưu tâm.
Tùy theo liều lượng uống và thời điểm dùng mà thuốc muối có tác dụng khác nhau. Cụ thể: Uống dưới 2g trước bữa ăn 1 giờ để kích thích tiết dịch vị dạ dày; Uống từ 2 – 5g sau bữa ăn để trung hòa axit dịch vị và giảm đau ở những người thừa axit dịch vị; Uống liều cao 5 – 10g để chống nhiễm axit.
Để điều trị bệnh gút, pha 4g vào 1l nước sôi để nguội uống trong ngày. Ngoài thuốc bột còn có dạng viên nén nhiều hàm lượng khác nhau. Ngày nay thường hay dùng loại phối hợp với các chất khác như nhôm hydroxit, Mg hydroxit, Mg carbonat để làm thuốc giảm axit trong dạ dày.
Thuốc muối không dùng cho những bệnh nhân viêm loét đại tràng, trực tràng, hội chứng tắc bán ruột đau bụng chưa rõ nguyên nhân; Phụ nữ có thai và đang cho con bú. Ngoài ra, bệnh nhân chức năng thận kém cũng không dùng thuốc này. Khi dùng thuốc dài ngày, phải có chỉ định của bác sĩ. Do thuốc muối tương kỵ với nhiều thuốc khác nên khi dùng phối hợp phải lưu ý, hỏi ý kiến bác sĩ.
Thuốc muối loại tốt sẽ là loại bột trắng mịn không mùi, vị mặn, dễ tan trong nước, có tác dụng trung hòa axit. Thuốc dễ hút ẩm, để lâu bị vón cứng, màu vàng dần. Với 3 loại: thuốc tiêm, thuốc viên và thuốc bột, hạn dùng khác nhau.
Thuốc tiêm và viên có hạn dùng 2 năm, trong khi thuốc bột hạn dùng
chỉ là 1 năm. Thuốc muối cần được bảo quản tránh ẩm và nóng (dưới 300C)
bởi ẩm và nóng sẽ biến thuốc thành chất khác (carbonat Na) uống vào bị
độc.
Thực đơn cho người viêm đại tràng mạn tính
Tôi bị viêm đại tràng mạn tính, ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, tôi nên ăn uống như thế nào?
Phạm Bích Liên(Nghệ An)
Viêm đại tràng mạn tính là bệnh lành tính nhưng thường xuyên tái phát ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và gây trở ngại cho sinh hoạt và công việc thường ngày của người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh có nhiều như do nhiễm khuẩn lao, lỵ, lậu, do nhiễm khuẩn kéo dài và cũng có thể do ăn uống không hợp lý. Bệnh có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, đau bụng, trướng bụng, phân rối loạn (khi lỏng, khi táo, khi nát), không thoải mái sau khi đại tiện và có cảm giác vẫn muốn đi nữa… Người bệnh viêm đại tràng mạn tính ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rất nhiều. Theo đó, trong những ngày không đau, người bệnh nên ăn uống tẩm bổ để tăng sức đề kháng và nâng cao thể trạng, khi bị táo bón thì tăng cường chất xơ, giảm chất béo, ăn làm nhiều bữa nhỏ. Khi bị tiêu chảy thì ăn mềm, dễ tiêu, không ăn rau sống, trái cây đóng hộp… Ngoài ra, người bệnh còn cần tránh các chất kích thích như cà phê, sôcôla, trà…, hạn chế mỡ, hạn chế các sản phẩm từ sữa…, tránh các thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid. Bệnh viêm đại tràng mạn có thể nặng lên nếu người bệnh bị stress hay trầm cảm… nên người bệnh và người thân trong gia đình cần tạo cho người bệnh một lối sống lạc quan.
Bài1: Bài thuốc bí truyền chữa viêm đại tràng mãn, đau bụng, đi ngoài không đúng thời gian, phân lỏng.
10 | Bào khương | 10 | Mộc hương | 10 | |
Nhân sâm | 10 | Bổ cốt chỉ | 10 | Bạch thược | 10 |
Hoàng kỳ | 10 | Đang quy | 10 | Nhi trà | 10 |
Bạch truật | 10 | Nguyên hồ | 10 | Xích thạch chỉ | 10 |
Sắc 15 phút. Chắt lấy nước, còn bã đổ thểm nước, sắc tiếp 15 phút. Lọc bỏ bã. Hoà lẫn 2 nước thuốc, chia đều uống. Ngày 1 thang
Bài2: Bài thuốc bí truyền chữa Viêm đại tràng mãn
Bổ cốt chỉ | 20 | Địa du | 10 | ||
Đẳng sâm | 20 | Bạch thược | 15 | Trần bì | 10 |
Bặch truật | 20 | Bạch biển đậu | 15 | Can khương | 10 |
Ngũ vị tử | 20 | Hoa hòe | 15 | Cam thảo | 10 |
Cách sắc uống như bài 1, ngày 1 thang
Bài3: Bài thuốc bí truyền chữa Viêm đại tràng mãn
Mộc hương | 15 | Khổ sâm | 10 | ||
Vỏ thạch lựu | 20 | Bạch truật | 15 | Trần bì | 10 |
Bạch chỉ | 15 | Ô mai | 15 | Cam thảo | 10 |
Hoàng kỳ | 15 | Can khương | 10 |
Cách sắc uống như bài 1. NGày 1 thang
Bài 4: Bài thuốc bí truyền chữa Viêm đại tràng hơi sốt
Thái tử sâm | 30 | Cam thảo | 6 | ||
Phục linh | 20 | Bạch truật | 30 | Sơn dược | 20 |
Hoàng kỳ | 20 | Cát căn | 9 | Can khương | 9 |
Bài 5: Bài thuốc bí truyền chữa Viêm đại tràng cả nóng lạnh xen kẽ
Bạch đầu ông | 10 | Hoàng bá | 9 | ||
Ý dĩ | 20 | Ô mai | 10 | Phụ tử | 6 |
Bạch truật | 12 | Hoàng liên | 10 | Lá ngải | 6 |
Bạch thược | 12 | Bào khương | 9 | Cam thảo | 6 |
Bài 6: Bài thuốc bí truyền chữa Viêm đại tràng mãn tính
Xa tiền tử | 12 | Đẳng sâm | 15 | ||
Mẫu lệ | 30 | Bạch biển đậu | 12 | Phụ tử | 15 |
Chỉ xác | 20 | Sơn dược | 12 | Mộc hương | 6 |
Ý dĩ | 20 | Bạch truật | 9 | Trần bì | 6 |
Bào khương | 15 | Hoàng liên | 9 |
Bài 7: Bài thuốc bí truyền chữa viêm đại tràng tỳ vị hư nhược
Bạch thược | 10 | Ngô thù du | 5 | ||
Bạch truật | 10 | 10 | 10 | 5 | |
Bạch biển đậu | 10 | Mộc hương | 5 | Cam thảo | 3 |
Xa tiền tử | 10 | Hậu phác | 5 | Bạc hà | 5 |
Bài 8: Bài thuốc bí truyền chữa Viêm đại tràng mạn
Mạch môn đông | 15 | Trần bì | 10 | ||
Phục long can | 60 | Đang quy | 15 | Sài hồ | 10 |
Đẳng sâm | 30 | Thương truật | 10 | Thăng ma | 10 |
Hoàng kỳ | 30 | Bạch truật | 10 | Ngũ vị tử | 6 |
Cách sắc uống như bài 1. Ngày 1 thang.
Bài 9: Bài thuốc bí truyền chữa viêm đại tràng
Từ tử | 9 | Hoàng liên | 3 | ||
Đẳng sâm | 12 | Mộc hương | 9 | Nhục quế | 3 |
Bạch truật | 12 | Bạch thược | 9 | ||
Anh túc xác | 12 | A giao | 6 |
Cách sắc uống như bài 1. Ngày 1 thang.
Bài 10: Bài thuốc bí truyền chữa Viêm đại tràng mãn
Đang quy | 90 | Bào khương | 30 | ||
Xích thạch chỉ | 30 | Cát cánh | 30 | Phụ tử | 30 |
Phụ tử | 90 | Vỏ thạch lựu | 30 | Nhục quế | 30 |
Hoàng kỳ | 90 | Xuyên luyện tử | 30 | Hoàng liên | 30 |
Nhục khấu | 90 |
Bài 11: Bài thuốc bí truyền chữa VIêm đại tràng mãn, đi ngoài
Phụ tử | 15 | Can khương | 9 | ||
Thiên hiên thái | 15 | Hoàng bá | 15 | Hoàng liên | 3 |
Đẳng sâm | 15 | Đang quy | 15 | ||
Ô mai | 15 | Từ tử | 9 |
Bài 12: Bài thuốc bí truyền chữa viêm đại tràng mãn
Trần bì | 12 | Đại phục bì | 10 | ||
Thất yểu tán | 12 | Đẳng sâm | 12 | Mộc hương | 10 |
Phục linh | 12 | Bạch truật | 12 | Bạch biển đậu | 10 |
Hải tảo | 12 | Thần khúc | 10 | Hạ khô thảo | 10 |
Sài hồ | 5 |
Bài 13: Bài thuốc bí truyền chữa Viêm đại tràng mãn tính
Bạch thược | 10 | Trần bì | 10 | ||
Đẳng sâm | 10 | Phòng phong | 10 | Cam thảo | 6 |
Bạch truật | 10 | Sơn tra | 10 | Bào khương | 3 |
Mộc hương | 10 | Thần khúc | 10 |