Chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng Đông y hiệu nghiệm
4 dấu hiệu của căn bệnh vô sinh ở nữ giới cần đặc biệt lưu ý
Vệ sinh bộ máy sinh dục của nữ giới
Thống kê cho biết, có một trong số hai phụ nữ ở độ tuổi xấp xỉ năm mươi và một trong số sáu phụ nữ ở độ tuổi xấp xỉ ba mươi tuổi mắc phải bệnh này. Có khoảng 80% ca bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình có khả năng chữa khỏi, bằng việc uống thuốc. Nhìn chung, người ta sẽ dùng liệu pháp giúp co duỗi cho hệ thống cơ của bàng quang có khả năng giảm bớt việc mắc tiểu. Tuy nhiên, việc chữa trị có thể gây phản ứng như khô miệng, tim đập nhanh hoặc bị táo bón. Điều này đặc biệt gây cản trở đối với những bệnh nhân tỏ ra nhạy cảm với bệnh.
Giải pháp chữa trị bằng thuốc uống tỏ ra có hiệu quả hơn, nếu được kết hợp với phục hồi chức năng của vùng đáy chậu và cơ thắt do thầy thuốc chuyên về liệu pháp vận động trực tiếp chỉ dẫn. Thực tế cho thấy, những khó khăn trong điều trị có liên quan đến tính trương lực do cơ bị yếu kém, vì thế giải pháp duy nhất là thực hiện chế độ luyện tập cho hệ cơ. Cho dù thực hiện hình thức tập luyện bằng các bài tập hoặc sử dụng máy dò âm đạo, đều cần chú ý hoạt động của cơ. Mục đích của liệu pháp vận động nhằm cải thiện sự nhận thức của cơ thể và kiểm soát hiệu quả hơn những co thắt của vùng đáy chậu.
Nên uống khoảng 1,5 lít nước/ ngày và giảm bớt thức uống vào buổi tối, để tránh không phải thức giấc nhiều lần vì mắc tiểu. Hạn chế uống những thức uống có tác dụng kích thích cho bàng quang như cà phê, trà hoặc rượu, những thực phẩm chứa đường, gia vị và chế phẩm từ sữa. Ưu tiên tham gia những môn thể thao như đạp xe, bơi lội, đi bộ thay vì quần vợt hoặc thể dục. Ngoài ra, tình trạng thường xuyên mắc tiểu có thể cho một dạng bệnh lý về thể chất chẳng hạn như khi bệnh nhân bị ho nhiều hoặc cười quá độ. Trong 25% trường hợp mắc bệnh, hai bệnh lý này đều có liên quan với nhau.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận và sinh sôi nẩy nở rồi gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, cuối cùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến từng cơ quan của hệ tiết niệu.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ. Bất cứ một phần nào trong hệ tiết niệu đều có thể bị nhiễm khuẩn, kể từ thận, niệu quản cho đến bàng quang và niệu đạo.
- Nhiễm khuẩn niệu đạo hay gặp ở phụ nữ vì niệu đạo nữ ngắn hơn nam lại gần với trực tràng và âm đạo là những vị trí dễ có vi khuẩn.
- Nhiễm khuẩn bàng quang là bệnh thường gặp nhất.
- Buồn nôn, đau vùng thắt lưng và sốt cao có thể là những dấu hiệu của nhiễm khuẩn thận; cần được khám và làm một số xét nghiệm.
Nhiễm khuẩn bàng quang có thể có những dấu hiệu và triệu chứng sau: có cảm giác rát, buốt khi đi tiểu; muốn đi tiểu nhiều lần hơn; mót đi tiểu nhưng lại không thể; rò rỉ nước tiểu; nước tiểu có mùi khai hơn hay mùi khó chịu, đôi khi nước tiểu đục hay có lẫn máu.
Nếu được dùng kháng sinh thì sau 1-2 ngày các triệu chứng sẽ giảm bớt.
Một số người dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu vì có hiện tượng trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên trên niệu quản và thậm chí tới cả thận. Triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu có thể bao gồm: đái nhiều; đái buốt, nóng rát; đái dắt tức muốn đi đái nhưng lại không ra nước tiểu hay chỉ có rất ít; đau vùng thắt lưng; đau ở vùng trên xương vệ (với phụ nữ) hay có cảm giác đầy trực tràng (với nam giới); nước tiểu có lẫn máu hay có mùi hôi; sốt nhẹ; mỏi mệt.
Những phụ nữ hay bị tái phát nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì nên có những biện pháp phòng ngừa sau: uống nhiều nước để đào thải bớt vi khuẩn; không nên cố nhịn đi tiểu mà nên đi tiểu mỗi khi thấy cần; rửa vùng cơ quan sinh dục sau khi đi cầu nên rửa từ trước ra sau; sau quan hệ tình dục nên đi tiểu để thải trừ vi khuẩn ra ngoài; dùng thuốc bôi trơn khi quan hệ tình dục nếu có hiện tượng ít tiết dịch nhờn; tránh dùng màng ngăn âm đạo mà nên dùng các phương pháp tránh thai khác.
Ngoài ra, có thể phải dùng thuốc với liều thấp trong vài tháng hay lâu hơn để phòng ngừa nhiễm khuẩn tái phát.
Nếu nhiễm khuẩn có vẻ như do quan hệ tình dục gây ra thì có thể dùng kháng sinh sau quan hệ tình dục, nhưng sau đó cần được thầy thuốc xác định rõ nguyên nhân gây nhiễm khuẩn. Không nên quá lo lắng khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu vì ngày nay đã có nhiều thuốc để chữa trị.
Nhiễm khuẩn bàng quang có thể gây khó chịu nhiều nhưng với các thuốc hiện có không để cho bệnh phát triển đến mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nhiễm khuẩn thận có thể là loại nghiêm trọng hơn và thường phải dùng kháng sinh trong thời gian dài hơn.
Không nên dừng thuốc kháng sinh khi chưa khỏi hẳn vì dễ làm cho bệnh tái phát.
Ngoài những thuốc đã nêu trong thư, còn nên tham khảo những thuốc sau đây: Trimethoprim: thuốc uống, biệt dược là Proloprim (Mỹ và Canada), Trimpex (Mỹ); liều lượng: 100mg, 12 giờ một lần trong 10 ngày hay 200mg một lần mỗi ngày trong 10 ngày.
Lomefloxacin: thuốc kháng sinh uống, biệt dược có tên là Maxaquin.
Man việt quất (cranberry): được dùng nhiều để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, cho rằng đã làm cho nước tiểu có tính chất toan và ức chế vi khuẩn bám vào các tế bào biểu mô hệ tiết niệu.
Biểu hiện của viêm nhiễm đường tiết niệu