Pha sữa cho bé và những lỗi thường gặp
Bí quyết tạm biệt đau dạ dày với bài thuốc cực hay từ hạt đậu rồng
Những cảnh đẹp ở Hà Nội để pose hình cực độc
Cách chiên thịt không bị bắn bằng những mẹo đơn giản
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Viêm loét hang vị dạ dày – hành tá tràng thực chất là 2 vị trí tổn thương khác nhau nhưng thường gọi chung bằng một bệnh. Có bệnh nhân bị viêm loét hang vị dạ dày trước, sau đó xuất hiện viêm loét hành tá tràng, cũng có khi bị loét hành tá tràng trước, cũng có khi khám bệnh đã thấy 2 vị trí tổn thương song song. Vậy chúng có mối quan hệ thế nào với nhau? Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn có thể giải thích vấn đề này một cách sơ bộ như sau:
Theo thứ tự từ trên xuống dưới dạ dày chia thành phình vị, thân vị, hang vị và lỗ môn vị. Dạ dày có 2 bờ là bờ cong lớn và bờ cong nhỏ. Hang vị là phần nằm ngang của dạ dày, từ góc bờ cong nhỏ tới lỗ môn vị. (Hình ảnh)
Niêm mạc dạ dày và tá tràng luôn được che phủ bởi lớp chất nhày cũng như sự trung hòa làm loãng độ acid bởi thức ăn, nước bọt, dịch tá tràng. Vì vậy, các vị trí loét là những vị trí chịu ảnh hưởng của dịch vị dạ dày nhiều nhất: dạ dày, hành tá tràng, phần dưới của thực quản, các dị tật chứa niêm mạc dạ dày…
Vị trí nào của dạ dày phần màng nhày không chịu được môi trường acid cũng là nơi dễ bị loét. Viêm loét dạ dày còn hình thành tại nơi có sự ứ đọng thức ăn lâu trong dạ dày làm tăng tiết acid HCl, chịu sự tác dụng của acid dịch vị lâu nhất. Do đó loét dạ dày hay gặp ở hang vị, hiếm khi ở tâm vị. Kết quả nội soi cho thấy đa phần ổ loét dạ dày ở thành sau bờ cong nhỏ, cách môn vị khoảng 5cm, ít khi ở tâm vị, 2 bên môn vị (làm khó phân biệt loét ở dạ dày hay tá tràng).
Loét tá tràng thường liên quan đến căng thẳng thần kinh, lo âu. Sự tăng tiết HCl ở dạ dày do thần kinh bị kích thích vào ban đêm là nguyên nhân của loét tá tràng. Mặt khác, sự tăng tiết của acid làm tăng nhu động trong dạ dày, quá trình làm vơi thức ăn trong dạ dày nhanh dẫn đến tăng lượng acid tới tá tràng. Thức khuya khi dạ dày trống rỗng cũng là điều kiện thuận lợi cho toàn bộ lượng acid tiết ra không được trung hòa và xuống tá tràng gây loét
Ổ loét tá tràng thường cách môn vị 1 -2 cm ở thành trước hoặc thành sau, ít khi ở thành bên
Nghẹt môn vị là biến chứng của của ổ loét của dạ dày hoặc tá tràng gần môn vị, do mô sẹo, co kéo xơ chai hoặc do co thắt khiến cho dạ dày bị phình to, phì đại, ứ trệ lưu thông, thức ăn và sự ứ trệ lưu thông này lại tạo điều kiện cho sự tích tụ acid trong hang vị dạ dày gây viêm loét.
Một số ít trường hợp loét do giảm tiết acid như loét bờ cong nhỏ dạ dày không kèm theo loét hang vị – hành tá tràng do sự trào ngược dịch mật, viêm dạ dày, giảm tiết nhày của niêm mạc dạ dày dẫn đến giảm sức đề kháng tại chỗ với HCl.