Mỗi khi giao mùa, viêm họng là căn bệnh thường gặp, tuy nhiên viêm họng thường đi kèm với biến chứng khác như nổi hạch. Viêm họng bị nổi hạch có nguy hiểm không và xử lý như thế nào, chúng ta cùng tham khảo nhé!
KHÔNG NÊN QUÁ LO VỀ HẠCH CỔ TRONG VIÊM HỌNG CẤP
Em bị viêm họng từ nhiều năm nay, lúc trời thay đổi chút là bị sốt, ngứa họng, nổi mụn đỏ trong thành họng, nhiều lần đi khám sơ qua thì bảo là bị viêm họng hạt.
Gần đây em thấy mức độ tái viêm họng nhanh, đau đầu, chóng mặt, đau mắt, hai bên cổ có nổi hạch, sờ vào không thấy đau, rất lo mình bị ung thư vòm họng. Em phải làm gì, nếu đi xét nghiệm thì có lâu không và chi phí nhiều không?
- Trả lời của Phòng mạch Online:
Trường hợp của bạn là bị viêm họng mạn tính rất điển hình với những đợt viêm cấp tính. Hiện nay các đợt viêm cấp tính này tái phát với mức độ càng lúc càng nhiều là vấn đề rất đáng được quan tâm.
Vấn đề nổi hạch cổ trong những đợt viêm cấp cũng không có gì đặc biệt, đó là do hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng khi có nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn nên khám thật kỹ với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng nội soi vòm họng để tầm soát và loại trừ bệnh lý ung thư vòm mũi họng bạn đang lo lắng.
Bạn có thể đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng hoặc tại các bệnh viện có khoa tai mũi họng có trang bị máy nội soi. Giá cả tùy thuộc vào mỗi nơi khác nhau, thông thường 100.000-300.000 đồng.
Bệnh lý viêm họng mạn tính bao gồm bốn nhóm nguyên nhân chính sau: thứ nhất, do viêm mũi xoang mạn tính: dịch chảy từ mũi xoang xuống thành sau họng làm kích thích và viêm niêm mạc họng; thứ nhì, do trào ngược dịch vị từ bao tử lên họng gây viêm niêm mạc họng; thứ ba, do nói nhiều, stress, cơ thể suy yếu do ăn uống kém, thức khuya dậy sớm.
Sau cùng là nhóm nguyên nhân do vệ sinh răng miệng kém, viêm amiđan mạn tính, ăn uống quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc do sống trong môi trường ô nhiễm tiếp xúc với nhiều khói bụi, hóa chất.
Hiện nay điều bạn có thể tự thực hiện để niêm mạc họng mình khỏe như súc miệng hằng ngày bằng nước muối sinh lý, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục và làm việc có điều độ.
4 ĐIỂU VỀ VIÊM HỌNG CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Viêm họng là bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Tuy không phải là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng, song viêm họng lại đem đến cho người bệnh cảm giác rất khó chịu. Bệnh điều trị khó dứt và có thể gây biến chứng.
Viêm họng là gì?
Viêm họng là tình trạng viêm cấp niêm mạc hầu.
Có 3 loại viêm họng: viêm họng trắng, viêm họng đỏ và viêm họng loét (rất hiếm gặp). Trong tất cả các trường hợp, người bệnh đều cảm thấy đau rát họng, gặp khó khăn khi nuốt, sốt và thường xuyên nhức đầu. Ngoài ra, viêm họng còn đi kèm với một vài triệu chứng như cảm lạnh, buồn nôn, đau mình mẩy, sưng amiđan và nổi hạch ở cổ…
Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng nhưng phần lớn là do các loại vi rút (80%), còn lại là do các vi khuẩn (liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A Streptococcus - thủ phạm gây nên những biến chứng nghiêm trọng về tim, khớp và thận...) và các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết, khói bụi, rượu, hoá chất…
Điều trị viêm họng như thế nào?
Phần lớn viêm họng được điều trị bằng các loại kháng sinh, hạ sốt và giảm đau kết hợp với thuốc khử trùng họng.
Nếu bác sĩ kê kháng sinh thì người bệnh nhất thiết phải tuân thủ theo. Và ngay cả khi những triệu chứng của bệnh đã dứt bạn cũng không nên dừng thuốc mà hãy tiếp tục uống một thời gian nữa nhằm tạo ra kháng khuẩn chống tái phát bệnh.
Có biện pháp phòng và điều trị riêng cho trẻ em không?
Ông cha ta đã có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, cần phải có giải pháp phòng bệnh, đặc biệt là đối với trẻ em:
- Vệ sinh họng, răng, miệng cho con em mình hàng ngày bằng cách đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng.
- Cần đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi, tránh cho trẻ đến những nơi môi trường bị ô nhiễm.
- Tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng hay có thói quen ngậm kẹo hay ăn kem. Với phòng ngủ, cần thoáng mát nhưng không được có gió lùa, nếu có điều hòa nhiệt độ thì nên giữ ở mức nhiệt độ mát mẻ dễ chịu, khoảng 28oC.
- Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể chất, đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- Khi trẻ mắc bệnh về răng, miệng, xoang, mũi... cần điều trị dứt điểm, tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan gây viêm họng.
- Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo toa, đúng phác đồ kháng sinh được kê toa.
- Cần cho trẻ uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn.
Phòng tránh lây nhiễm viêm họng như thế nào?
Nhiều người lầm tưởng rằng, viêm họng là bệnh không lây. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu ai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với họ và rửa tay thường xuyên.
Nếu bị viêm họng, bạn cũng nên rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn khi bạn dùng tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
CHÚNG TA CÙNG THAM KHẢO THÊM NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM GIÚP GIẢM BỚT CHỨNG VIÊM HỌNG
Bị viêm họng thường đi kèm triệu chứng như họng sưng đau, khô và ngứa... tình trạng do nhiễm trùng nhẹ hoặc kích ứng tại chỗ gây ra. Bạn có thể xoa dịu triệu chứng viêm họng bằng các thực phẩm sau.
Quả chanh
Chanh là một trong những loại quả có giá trị dược liệu nhất trên thế giới, nó giàu vitamin C, carbohydrate, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B1, vitamin B2, nên rất hữu ích cho con người. Nó được gọi là “quả tiêu viêm”, vai trò của nó đối với cơ thể như là một chất kháng sinh tự nhiên, bởi vì nó có nhiều công dụng như kháng khuẩn tiêu viêm, tăng cường hệ miễn dịch.
Nước chanh mật ong không chỉ là một phương thuốc giảm béo được nhiều chị em tin dùng, mà còn có tác dụng xoa dịu cảm giác viêm họng.
Ảnh minh họa
Quả lê
Lê có chứa protein, giàu chất béo, đường, chất xơ thô, các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt… và nhiều vitamin, nên nó có tác dụng hạ huyết áp, dưỡng âm thanh phế, tiêu đờm, thanh nhiệt giải độc, có thể kích thích sự thèm ăn, giúp tiêu hóa, lợi tiểu và giải nhiệt.
Vì thế, thường xuyên ăn lê sẽ có thể chống nhiệt miệng, đau họng. Lê có thể dùng để bổ sung nước và dinh dưỡng khi bị sốt cao. Ngoài ra do lê có vị ngọt ngon, nhiều nước nên còn được gọi là “nước khoáng thiên nhiên”.
Mật ong
Mật ong là một loại thực phẩm bổ dưỡng tự nhiên giàu dinh dưỡng, cũng là một trong những loại thuốc bổ phổ biến nhất. Mật ong có chứa loại muối vô cơ có nồng độ gần với huyết thanh trong cơ thể, các axit hữu cơ như vitamin, sắt, canxi, đồng, mangan, kali, phốt pho… Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng có ích cho sức khỏe và các chất fructose, glucose, amylase, oxy hóa enzyme, reductase cũng có mặt trong mật ong nên nó có tác dụng nuôi dưỡng, làm ẩm, giải độc, tiêu viêm, nhuận tràng…
Trà và mật ong được xem như những loại “thảo dược” thần kỳ giúp bạn nhanh chóng trị dứt cảm giác đau họng. Bạn hãy cho 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm nửa quả chanh vắt.
Cà chua
Cà chua giàu carotene, vitamin C và vitamin nhóm B. Chất “lycopene” trong cà chua có tác dụng ức chế vi khuẩn nên giảm được tình trạng viêm trong cơ thể, bao gồm cả viêm họng. Chất axit malic, axit citric và đường trong loại quả này hỗ trợ chức năng tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn.
Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện.
Cà rốt
Cà rốt là một loại củ ngon, giàu dinh dưỡng, nên được gọi là “tiểu nhân sâm”. Cà rốt rất giàu các thành phần dinh dưỡng như carbohydrate, chất béo, dầu dễ bay hơi, carotene, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, anthocyanin, canxi, sắt.
Ngoài ra, cà rốt là một loại thực phẩm có tác dụng chữa bệnh đau họng tuyệt vời vì nó làm giảm tình trạng xung huyết ở họng. Nhưng để tác dụng chữa bệnh phát huy, cà rốt cần được luộc chín hoặc hấp trước khi ăn, bởi vì ăn cà rốt sống có thể là tăng tình trạng đau họng của bạn và có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Táo
Trong 100gr táo chứa 6,5-11,2 gr đường hoa quả, 2,5- 3,5gr đường glucose, 1,0- 5,2gr đường mía, còn chứa cả một lượng lớn các nguyên tố vi lượng như kẽm, canxi, phốt pho, sắt, kali, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C và carotene….
Táo có vị ngọt, chua, tính bình, hơi mặn, không độc, Đông ty cho rằng, táo có tác dụng giải khát, mát phổi, kiện tỳ ích vị, dưỡng tâm ích khí, nhuận tràng, tiêu viêm trị tiêu chảy, chống say nắng… Do đó, nó rất có lợi cho những người bị đau họng.
Vỏ cam
Trong vỏ cam có chứa một lượng lớn vitamin C và tinh dầu thơm, vỏ cam có tác dụng tiêu đờm, giảm viêm, hạ huyết áp, là một loại dược thảo rất tốt. Sau khi rửa sạch phơi khô, ngâm trong rượu trắng, có thể ăn được sau 2-3 tuần, có thể làm mát phổi.
Cây húng chanh trị viêm họng hiệu quả
Húng chanh có vị cay, tính ấm và có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng hiệu quả.
Húng chanh còn gọi là rau tần dày lá, rau thơm lông. Húng chanh có chứa tinh dầu giàu hợp chất phenol, salixylat eugenol và sắc tố đỏ colein, kháng sinh mạnh.
Theo Đông y, húng chanh tính ấm, vị cay thơm, hơi chua, thơm mùi chanh, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, tiêu độc. Thường dùng làm thuốc chữa bệnh đường hô hấp, ho, viêm họng, hen suyễn, trị ong, kiến, bọ cạp đốt.
Cách dùng húng chanh trị bệnh:
Ho, viêm họng, khản tiếng: Húng chanh, kinh giới, tía tô, hẹ, gừng tươi mỗi thứ 8g sắc với 500ml nước, chia uống ngày 3 lần. Hoặc lá húng chanh rửa sạch, thêm chút muối, ngậm nuốt nước dần. Hoặc húng chanh 10g giã ép nước cốt uống ngày 2 lần. Với trẻ em cần thêm đường, hấp cách thủy uống.
Hen suyễn có đờm: Húng chanh 10g, lá cây bỏng 10g ép nước uống khi đi ngủ.
Chữa cảm cúm: Lá tươi nấu nước xông hoặc có kết hợp vài loại lá hương thơm khác.
Đau bụng: Vài lá húng chanh thêm chút muối, nhai nuốt nước dần.
Giảm đau nhức do bị kiến độc đốt, rết, bọ cạp đốt: Húng chanh 20g, muối ăn vài hạt, tất cả đem giã nhỏ hoặc nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào chỗ đốt.
Một vài bí kíp giúp bạn tránh viêm họng khi hè đến
Mùa hè, uống nước đá hay bật điều hòa quá lạnh có thể khiến họng của bạn bị sưng và đau. Có một vài mẹo nhỏ chữa viêm họng kịp thời mà bạn không nên bỏ qua.
- Chữa bằng giấm: Khi bị sưng, đau họng, bạn có thể pha giấm với nước theo tỉ lệ 1:1 để súc miệng, sẽ thấy đỡ đau hơn.
- Chữa bằng muối: Bạn lấy muối rang khô, giã nhỏ, thổi vào trong họng, nhổ nước bọt ra, cảm giác đau sẽ hết, lại chữa được viêm.
Hoặc bạn ngửa đầu, há miệng và rắc một chút muối hạt trực tiếp lên phía sau cuống họng (cuống lưỡi) chứ đừng rắc lên phần giữa hay đầu lưỡi (làm như vậy mới không phải chịu đựng vị mặn tới mức khó chịu). Sau đó cứ để cho muối hòa tan tự nhiên vào nước miếng ở đó, càng lâu càng tốt - cố gắng đừng nuốt vội.
Nếu bạn sử dụng lọ muối để rắc, thì có thể rắc từ 2 đến 6 lần/ngày tùy theo mức độ đau họng, đau ít rắc 2 lần, nhiều hơn... thì rắc thêm vài lần.
- Nhấm nháp chất lỏng ấm áp như trà nóng hoặc nước canh súp gà nóng: Các loại nước này cũng có thể làm dịu cổ họng. Nhiệt độ sẽ làm tăng lưu thông đến cổ họng để thúc đẩy chữa bệnh. Độ mặn của món canh cũng giúp giảm sưng, giống như súc miệng nước muối.
- Ngậm kẹo: Kẹo cứng cũng có thể làm dịu và bôi trơn cổ họng của bạn.
- Chữa bằng lê: Thường xuyên ăn lê sẽ có thể chống nhiệt miệng, đau họng.
- Chữa bằng mướp: Bạn lấy quả mướp non, nghiền nát, lấy nước súc miệng thường xuyên.
- Chữa bằng xì dầu: Khi bị đau họng, bạn có thể lấy một thìa canh xì dầu súc miệng, súc khoảng 1 phút thì nhổ ra, làm liên tục 2-3 lần sẽ thấy tác dụng.
- Uống trà và mật ong: Trà và mật ong được xem như những loại "thảo dược" thần kỳ giúp bạn nhanh chóng trị dứt cảm giác đau họng. Bạn hãy cho 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm nửa quả chanh vắt.
- Tránh xa khói thuốc lá: Thuốc lá có thể là thủ phạm khiến bạn bị đau họng và nó làm cho tình trạng càng trở nên xấu hơn. Vì thế, khi bị viêm họng, việc tránh xa khói thuốc lá càng là điều rất cần thiết.
- Vỏ xoài và nước lọc: Bạn hãy pha 10ml nước vỏ xoài với 125ml nước lọc đun sôi để nguội và dùng để súc miệng hằng ngày.
- Bột quế, hạt tiêu và mật ong: Dùng một thìa bột quế đun với 1 cốc nước, có thêm một chút hạt tiêu và 2 thìa mật ong sẽ giúp bạn nhanh chóng khắc phục được tình hình.
- Nghệ: Nghệ cũng dùng để chữa ho. Lấy một nửa cốc nước nóng, thêm một ít muối vào, sau đó cho nửa thìa bột nghệ rồi khuấy đều và uống ngày một lần, liên tục trong 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm.
- Tắm nước nóng: Có thể xoa dịu chứng đau cổ họng bằng cách hít nhiều hơi nước trong lúc tắm nước nóng hoặc nghiêng đầu trên một chậu nước bốc hơi và há miệng ra hít hơi ẩm bay lên. Làm như vậy mỗi lần khoảng 5 phút, có thể làm mỗi giờ một lần đến khi nào cảm giác đau họng thuyên giảm.
Tuy nhiên, nếu đau họng kèm sốt, ho và các triệu chứng khác thì bạn nên tìm bác sĩ sớm để biết nguyên nhân gây sưng, đau hay viêm họng.
Các bài thuốc dân gian chữa viêm họng
Món ăn trị bệnh viêm họng
Tìm hiểu về bệnh viêm họng
Mẹo chữa viêm họng cho bà bầu
Viêm họng khi mang thai có nguy hiểm?
Chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu an toàn nhất
(ST)