Viêm kết mạc mãn tính

Điều trị viêm kết mạc mãn tính như thế nào? Bệnh viêm kết mạc mãn tính có nguy hiểm không?

Điều trị viêm kết mạc mãn tính


Viêm kết mạc mạn tính là tình trạng kích thích niêm mạc mi mắt kéo dài, với các biểu hiện như đỏ, sưng, tiết dịch. Tác nhân gây bệnh viêm kết mạc có thể là virus hay vi khuẩn. Nhưng ngoại trừ một vài trường hợp bệnh lý (như đau mắt hột), các vi sinh vật thường chỉ gây viêm cấp tính.

Loại bệnh mạn tính thường gặp là viêm kết mạc dị ứng, bao gồm viêm kết mạc theo mùa (như mùa xuân), với các triệu chứng ngứa, đỏ và sưng. Bệnh thường xảy ra bởi các kháng nguyên gốc thực vật trong khí quyển như phấn hoa. Muốn trị dứt viêm kết mạc dị ứng, phải nhận diện và loại trừ kháng nguyên liên hệ, nhưng đây không phải là việc đơn giản. Ngoài yếu tố môi trường, một số thuốc nhỏ mắt cũng gây dị ứng.

Có thể làm dịu các triệu chứng bằng việc đắp gạc lạnh, nhỏ mắt với các chất co mạch, kháng histamin, cromolyl hoặc kháng viêm không steroid. Các thuốc nhỏ corticoid có tác dụng kháng viêm mạnh và nhanh, nhưng việc dùng lâu ngày sẽ có thể gây tác dụng phụ, có khi nghiêm trọng.

Điều trị: giữ vệ sinh mắt, dùng thuốc sát khuẩn, đeo kính. Hầu hết các bệnh về mắt thường dùng thuốc nhỏ điều trị. Nếu dùng đúng thuốc, bệnh mau khỏi. Ngược lại thuốc đôi khi là tác nhân làm bệnh nặng hơn. Nguy hại hơn là dùng sai thuốc, sinh ra các chủng virus kháng thuốc gây khó cho việc điều trị. Nguyên tắc dùng thuốc nhỏ mắt đầu tiên phải bảo đảm vô trùng, nhỏ đúng cách. Không tự mua thuốc có chất dexamethason nhỏ mắt gây thủng, nhiễm trùng mắt, đục thủy tinh thể. Kính là vật bảo vệ mắt, nhưng nếu dùng không phù hợp sẽ ảnh hưởng xấu đến thị lực. Vì vậy khi mua kính nên xác định đúng độ bệnh của mắt, kính đúng trục, không gây cảm giác chóng mặt, rối loạn thị giác. Nên chọn kính râm đổi màu hạn chế ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp gây tổn thương mắt. Riêng kính áp tròng là loại kính dễ gây nhiễm trùng mắt. Vì vậy cần thận trọng khi dùng. 



Viêm giác mạc mạn tính

Viêm giác mạc, gồm viêm loét giác mạc (viêm nông) và viêm giác mạc nhu mô (viêm giác mạc sâu) là những tổn thương của giác mạc do nhiều nguyên nhân gây ra như: chấn thương gây rách, xước giác mạc, dị vật tác động (lông xiêu, lông quặm, sạn vôi...), mở đường cho vi sinh vật xâm nhập vào tổ chức giác mạc, gây tổn thương hoại tử tổ chức. Nhưng nguyên nhân chính gây viêm giác mạc chính là vi khuẩn (như tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn lậu) và virut (như virus Adeno ban đầu gây viêm kết mạc cấp, nếu sau 7-10 ngày chưa khỏi thì dễ gây tổn thương giác mạc; virus Herpes). Viêm loét giác mạc do nấm ít gặp nhưng cũng là một bệnh mà việc điều trị còn khó khăn và dễ gây biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, còn có thể gặp viêm giác mạc do hở mi, do sẹo, do liệt thần kinh, do miễn dịch dị ứng, rối loạn chuyển hoá, viêm loét giác mạc do suy dinh dưỡng khô mắt, thiểu tiết nước mắt...

Viêm loét giác mạc là một bệnh rất nguy hiểm vì nó sẽ để lại những di chứng vĩnh viễn như sẹo giác mạc, teo nhãn cầu, lồi mắt cua và làm mất một phần hoặc toàn bộ thị lực. Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm loét giác mạc sẽ giúp giảm hoặc ngăn được di chứng và giúp cải thiện thị lực. Cháu  nên đi khám chuyên khoa mắt để xác định lại có đúng là viêm loét giác mạc  hay không.

(ST)