Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai

Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai. Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai. Làm gì khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai.


Viêm lộ tuyến cổ tử cung và việc mang thai:


Lộ tuyến là một loại tổn thương mãn tính ở cổ tử cung, thường do hậu quả của viêm âm đạo cổ tử cung mãn tính. Việc điều trị hiện nay chủ yếu sử dụng phương pháp đốt điện cao tần hoặc đốt bằng tia laser.

Đốt bằng tia laser là phương pháp ưu việt nhất mới có gần đây, rất ít gây tổn thương cổ tử cung. Nó chỉ tác động trên lớp bề mặt lộ tuyến (sâu 0,1 mm) do đó không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc cổ tử cung cũng như khả năng sinh đẻ sau này.

Nhiều người đang bị viêm lộ tuyến cổ tử cung vẫn có thai và sinh đẻ bình thường. Nếu bạn chưa có con thì vẫn có thể sinh con trước rồi sau đó mới điều trị lộ tuyến cũng được.

Thông tin được tư vấn bởi:

Tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam

Nhận biết và điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung:

Lộ tuyến cổ tử cung

Tuyến cổ tử cung là những tuyến nằm dưới lớp mạc của tử cung, có nhiệm vụ tiết những dịch nhờn bôi trơn. Lộ tuyến cổ tử cung (còn gọi là lạc chỗ hay lộn niêm mạc) thực chất là phần biểu mô tiết ra niêm dịch bên trong cổ tử cung bị lộn ra ngoài (các tuyến bị bộc lộ ra bên ngoài lớp mạc tử cung), cũng có khi là sự phát triển lớp biểu mô mỏng chưa hoàn thiện và không bình thường ở cổ tử cung.

Nguyên nhân lộ tuyến: Cho đến nay, người ta vẫn chữa rõ nguyên nhân nào gây ra hiện tượng lộ tuyến, nhưng lộ tuyến thường gặp ở những phụ nữ có:

  • Thay đổi môi trường kiềm-axit của âm đạo
  • Cường estrogen làm tăng sinh các tế bào
  • Hoạt động tình dục mạnh bạo
  • Dùng thuốc ngừa thai có nhiều estrogen
  • Sinh đẻ nhiều
  • Tổn thương đến niêm mạc tử cung, như do nạo hút thai, sảy thai,….

Lộ tuyến cổ tử cung thường gặp hơn ở những phụ nữ đã sinh nở, đang có sinh hoạt tình dục, trong thời kỳ buồng trứng còn hoạt động mạnh, cũng rất hay gặp ở những người hay nạo hút hoặc sảy thai. Vì thế, ở người đã mãn kinh, lộ tuyến thường không tồn tại nữa. Đôi khi bệnh cũng xuất hiện ở trẻ em (bẩm sinh).

Lộ tuyến cổ tử cung rất hay gặp, chiếm tỷ lệ 85 - 90% các tổn thương ở cổ tử cung.

Bản thân lộ tuyến là một tổn thương lành tính. Nhưng trong quá trình chúng xâm lấn ra, các tế bào lát bên ngoài cổ tử cung sẽ phản ứng tăng sinh nhằm đẩy lùi sự xâm lấn, có khi làm xuất hiện những tổn thương bị nghi ngờ là có thể dẫn đến ung thư.

Bởi vì các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi bị lộ tuyến là người phụ nữ sẽ thấy khí hư ra nhiều hơn bình thường, gây ẩm ướt, khó chịu. Diện lộ tuyến càng rộng thì khí hư ra càng nhiều nhưng thường trong, không mùi. Người bị lộ tuyến thường có nhiều chất dịch ở âm đạo hơn bình thường và do đó dễ bị viêm âm đạo hơn do vi khuẩn có hại có điều kiện thuận lợi để phát triển. Nếu khí hư ra nhiều có màu vàng, mùi hôi, kèm theo ngứa âm đạo thì đó là dấu hiệu lộ tuyến đã bị bội nhiễm nấm hoặc vi khuẩn, và khi đó được gọi là viêm lộ tuyến.


Viêm lộ tuyến cổ tử cung:

Viêm lộ tuyến cổ tử cung tuy chỉ là một dạng tổn thương lành tính nhưng lại gây ra cho chị em một số khó chịu như khí hư ra nhiều, ngứa ngáy âm đạo... và nghiêm trọng hơn, có thể ảnh hưởng đến thiên chức sinh sản của người phụ nữ.

 Viêm lộ tuyến là gì?

Viêm Lộ tuyến Cổ tử cung là tình trạng các lộ tuyến bị viêm nhiễm. Vì bị bộc lộ ra ngoài niêm mạc nên các tuyến dể bị viêm nhiễm do vi trùng, do nấm, do ký sinh trùng hay các tạp trùng.

Viêm Lộ tuyến tạo nên một tình trạng giống như viêm cổ tử cung (cervicitis) hay viêm âm đạo vớí các triệu chứng như nhiều chất tiết từ âm đạo (còn gọi là huyết trắng), có mùi hôi .

Tình trạng lộ tuyến cổ tử cung rất dễ dẫn đến viêm cổ tử cung (và người ta thường gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung). Tuy là tổn thương lành tính nhưng sự nguy hại của lộ tuyến là có thể đẩy nhanh sự phát triển của nhiễm khuẩn ở cổ tử cung vì cổ tử cung là vị trí ưa thích để một số vi khuẩn tấn công (trong khi âm đạo không bị nhiễm), ví dụ nhiễm vi khuẩn chlamydia, vi khuẩn lậu, vi rút HPV gây mụn giộp. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều là nguyên nhân chính gây viêm cổ tử cung, sau đó nhiễm khuẩn đi lên gây viêm nội mạc tử cung và viêm tiểu khung. Với những nguy cơ như thế nên lộ tuyến có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ở một số trường hợp, lộ tuyến cổ tử cung có thể gây vô sinh. Ngoài ra, bị lộ tuyến kèm viêm cổ tử cung, nếu kéo dài, sẽ làm cho cổ tử cung to và dài ra, nên nhiều khi tưởng lầm là sa sinh dục. Vì vậy việc điều trị sớm lộ tuyến rất là cần thiết.

Biểu hiện

Lộ tuyến là một tổn thương lành tính ở cổ tử cung, hay gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, do các tế bào tuyến trong ống cổ tử cung phát triển lan ra phía ngoài.

Do các tế bào tuyến có chức năng tiết dịch nên người bị lộ tuyến thường có nhiều chất dịch ở âm đạo hơn bình thường và do đó dễ bị viêm ở bộ phận sinh dục như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung (viêm lộ tuyến cổ tử cung). Vì vậy, nếu lộ tuyến không được điều trị khỏi thì viêm nhiễm rất dễ tái phát.

Khi quan sát bằng mắt thường sẽ thấy phần lộ tuyến đỏ, sần sùi. Nếu kiểm tra bằng máy sẽ thấy lớp biểu mô lẽ ra ở lỗ trong cổ tử cung, nhưng đã lan ra ngoài che phủ một phần cổ tử cung, ở dưới là lớp đệm, có nhiều mạch máu tạo ra hình ảnh một tổn thương có màu đỏ và sần sùi giống như mô hạt.

Mức độ viêm lộ tuyến nặng hay nhẹ được đánh giá thông qua sự tổn thương của tế bào ở mức độ nông hay sâu. Lộ tuyến nông là vùng tổn thương có thể xuất hiện trên diện rộng nhưng lớp tế bào liên kết ở bề mặt chưa hết hẳn.

Còn lộ tuyến sâu là khi các lớp tế bào đã mất hết, lớp đệm phía dưới lộ hẳn lên bề mặt. Để đánh giá chính xác mức độ tổn thương, cần phải khám và làm xét nghiệm tế bào.

Biểu hiện của viêm lộ tuyến cổ tử cung là ra nhiều khí hư, khi quan hệ mạnh “cậu nhỏ” chạm tới có thể làm trầy xước cổ tử cung, gây chảy máu. Do vùng cổ tử cung không có các thần kinh cảm giác, nên chị em sẽ không có cảm giác đau.



Biểu hiện của viêm lộ tuyến cổ tử cung là ra nhiều khí hư. (ảnh minh họa)


Điều trị

Thông thường, khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, các bác sĩ chỉ định thuốc chống viêm tại chỗ để lộ tuyến hết viêm, đôi khi kết hợp cả thuốc uống nếu lộ tuyến bị viêm nhiễm nặng hoặc nhiễm các tác nhân lây qua đường tình dục.

Sau khi điều trị hết viêm, các biện pháp như đốt điện, đông lạnh, lazer sẽ được áp dụng để diệt lộ tuyến. Trước khi đốt, các bác sĩ cũng sẽ soi cổ tử cung hoặc làm phiến đồ âm đạo để phát hiện những bất thường của tế bào tử cung.

Khi điều trị bằng phương pháp diệt tuyến, sẽ tác động sâu xuống các lớp niêm mạc nhạy cảm bên dưới, gây biến chứng như xơ hóa, dính tử cung và các tổn thương sâu, lỗ cổ tử cung có thể bị chít hẹp, cổ tử cung sẽ có sẹo cứng nên việc thụ thai có thể bị ảnh hưởng.

Đồng thời, đến khi chuyển dạ đẻ, sẹo xơ cứng ở cổ tử cung sau đốt có thể làm tử cung khó mở để đẩy thai ra ngoài.

Nhìn chung, điều trị tập trung vào tình trạng viêm nhiễm cấp tính vì khả năng nhiễm trùng có nguy cơ lan ngược lên tử cung và vòi trứng, và có thể gây nhiễm trùng huyết.

Đối với viêm nhiễm mãn tính, việc điều trị khó khăn vì tác nhân thường không xác định, nhưng vấn đề quan trọng là theo dõi khả năng biến đổi bất thường tế bào của cổ tử cung nếu có nhiễm Human papilloma virus.

Đối với nhiễm Human papilloma virus, hiện tại chưa có thuốc điều trị, chỉ mới có vắc xin ngừa Human papilloma virus (đang khuyến cáo chích cho bé gái từ 13 tuổi).

Để giúp phát hiện sớm các tổn thương bất thường của cổ tử cung, chúng ta nên khám phụ khoa định kỳ, làm xét nghiệm phết mỏng cổ tử cung.

Nếu nghi ngờ nhiễm Human papilloma virus, xét nghiệm thử xem nhiễm nhóm nào để có kế hoạch kiểm tra thường xuyên hơn.



Lạc nội mạc tử cung

Ung thư tử cung

Vỡ tử cung khi mang thai

Thai ngoài tử cung

Viêm nội mạc tử cung là gì

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Bệnh u xơ tử cung

Chích ngừa ung thư cổ tử cung

(St)