Đau tinh hoàn mãn tính là gì
Đau tinh hoàn mạn tính là một hội chứng gồm nhiều bệnh gây nên. Bệnh rất phổ biến ở nam giới thuộc bất kì lứa tuổi nào, nhưng thường gặp hơn cả là lứa tuổi 20-30. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bệnh lại gây cảm giác khó chịu làm ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của người bện
Người ta định nghĩa “đau tinh hoàn mạn tính là tình trạng đau liên tục hoặc đau từng đợt, một bên hay hai bên tinh hoàn, tình trạng này kéo dài trên 3 tháng, đã được điều trị bằng các thuốc giảm đau mà không đỡ. Bệnh gây một cảm giác khó chịu buộc người bệnh phải đi đến khám và tư vấn bác sỹ”.
Chính vì lí do đau tái đi tái lại nhiều l���n mà bệnh hay bị chẩn đoán nhầm là viêm tinh hoàn nên thường dẫn đến việc lạm dụng kháng sinh trong quá trình điều trị.
Những nguyên nhân nào dẫn đến đau tinh hoàn mạn tính?
Có thể phân chia nguyên nhân đau tinh hoàn mạn tính thành các nhóm như sau:
Các nguyên nhân tại tinh hoàn: đó là tất cả các bệnh lí tại tinh hoàn gây đau tinh mạn tính như viêm tinh hoàn mạn tính, can xi hóa nhu mô tinh hoàn, khối u ở tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, dãn tĩnh mạch tinh, tràn dịch màng tinh hoàn, nang mào tinh hoàn thoát vị bẹn, tràn dịch màng tinh hoàn, nang thừng tinh hay mào tinh, thoát vị bẹn các chấn thương tinh hoàn và các phẫu thuật tại tinh hoàn.
Nguyên nhân do thần kinh người ta thường gọi là đau dị nguyên (referred pain): là tình trạng đau do sự kích thích lan tỏa từ nơi khác truyền đến thần kinh chi phối trong bìu từ đó gây nên cảm giác đau tại tinh hoàn. Do vậy, khi bị đau ở bất kì nơi nào trong cơ thể mà có chung đường dẫn truyền thần kinh với thần kinh tinh hoàn thì đều có thể gây đau tinh hoàn . Ví dụ, người ta thấy rằng sỏi ở đoạn giữa của niệu quản thường gây đau tinh hoàn cùng bên. Điều này là do thần kinh đi vào tinh hoàn bị kích thích vì nó có cùng đường đi với thần kinh niệu quản.
Sau thắt ống dẫn tinh: sau thắt ống dẫn tinh triệt sản là một trong những nguyên nhân tương đôi phổ biến. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 19% bệnh nhân sau thắt ống dẫn tinh có đau tinh hoàn mạn tính.
Không rõ nguyên nhân: khoảng 50% bệnh nhân đau tinh hoàn mạn tính không rõ nguyên nhân. Thông thường người ta coi đó là do tâm lí, thể trạng thần kinh hay xu hướng trầm cảm.
Khi nào thì được chẩn đoán là đau tinh hoàn mạn tính?
Chỉ chẩn đoán đau tinh hoàn mạn tính khi có ba tiêu chuẩn sau đây:
Do vậy trước khi chẩn đoán là đau tinh hoàn mạn tính cần làm đầu đủ các xét nghiệm cần thiết để loại trừ các nguyên nhân như: siêu âm hệ tiết niệu sinh dục, chụp x quang, các xét nghiệm máu, các xét nghiệm nước tiểu và vi khuẩn.
Khi đã chẩn đoán là đau tinh hoàn mạn tính thì có những biện pháp điều trị như thế nào?
Điều trị nội khoa
Tư vấn tâm lý: đây là biện pháp điều trị quan trọng trước khi bắt tay vào bất kì một liệu pháp điều trị nào khác. Người bệnh cần được tư vấn rằng đau tinh hoàn mạn tính sẽ không dẫn ung thư hoặc vô sinh như họ nghĩ.
Các thuốc giảm đau kháng viêm nhóm nonsteroid: nhóm thuốc này có thể điều trị trong vòng 1 tháng, một số trường hợp có thể kết hợp với kháng sinh. Nếu không đỡ chuyển sang hướng điều trị khác.
Các thuốc điều chỉnh thần kinh (neuromodulating agents): các thuốc gabapentin, nortriptyline… có tác dụng làm giảm đau rất tốt.
Các thuốc chống trầm cảm loại loại ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin: đây là những thuốc được chứng minh là có tác dụng tốt nhất hiện nay.
Điều trị bằng thủ thuật
Thủ thuật là một biện pháp can thiệp tiếp theo sau khi điều trị nội khoa không có kết quả. Các thủ thuật thường được tiến hành là phong bế thừng tinh, phong bế đám rối thần kinh chậu hay kích thích thần kinh bằng điện qua da (TENS).
Điều trị Ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa được chỉ định cho các trường hợp đau tinh hoàn sau thắt ống dẫn tinh, đau tinh hoàn do kích thích thần kinh lan tỏa.
Có nhiều biện pháp ngoại khoa khác nhau để điều trị như cắt bỏ mào tinh hoàn (Epididymectomy), cắt bỏ tinh hoàn (Orchiectomy) và cắt bỏ thần kinh thừng tinh vi phẫu (Denervation of the spermatic cord). Trong đó hai biện pháp đầu tiên hiện ít được áp dụng do hiệu quả không cao, biện pháp thứ ba hay được áp dụng vì đạt hiệu quả cao mà không gây ảnh hưởng đến tâm lí người bệnh.
Đau tinh hoàn mạn tính có thể dẫn đến ung thư hay gây vô sinh không?
Cho đến thời điểm này chưa có một nghiên cứu nào khẳng định điều này. Vì xu hướng chung đều công nhận đau tinh hoàn mạn tính là do nguyên nhân tâm lí và trầm cảm. Điều này đã được chứng minh bằng rất nhiều nghiên cứu khác nhau và thực tế cho thấy khi điều trị bằng thuốc chống trầm cảm thì phần nhiều bệnh nhân thấy hết đau tinh hoàn.
Có biện pháp nào để phòng tránh bệnh đau tinh hoàn mạn tính hay không?
Khoảng 50% các trường hợp đau tinh hoàn mạn tính là do nguyên nhân tâm lí hoặc trầm cảm. Do vậy biện pháp lí tưởng nhất để phòng bệnh đau tinh hoàn mạn tính là tránh stress, tránh suy nghĩ quá mức, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và sống vui vẻ.
Khi đã bị bệnh rồi thì không nên lo lắng quá mức khiển bệnh lại càng thêm nặng.
(ST)