Viêm mũi dị ứng là chứng bệnh rất hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, lúc chuyển mùa.
Viêm mũi cấp tính hay cảm lạnh là một hiện tượng rất phổ biến, có thể nói rằng ít ai tránh được bệnh này. Bệnh có tính chất lan truyền mạnh nhất là những lúc thời tiết chuyển mùa. Hiện nay người ta chưa phân lập được hết các loại vi khuẩn do cảm lạnh nhưng có thể đa phần là do các nhóm virut.
Triệu chứng
Thoạt tiên trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một, nặng đầu, đau mỏi chân tay. Sốt khoảng 39oC. Ban ngày thì nằm lịm, ban đêm thì quấy khóc bắt mẹ phải bế luôn trên tay. Nếu ở trẻ mới sinh mũi dễ bị tắc do lỗ mũi rất nhỏ trong khi đó trẻ lại chưa có thói quen thở bằng miệng nên rất dễ bị khó thở, trẻ quấy khóc, có hiện tượng co kéo ở thượng ức và thượng đòn. Hai hốc mũi trẻ sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch. Trẻ khó bú vì mỗi lần ngậm vú trẻ lại bị ngạt thở, tím tái hoặc bỏ bú ra giãy giụa và khóc thét lên. Trẻ hay bị đi ngoài, nôn trớ và gầy tọp đi.
Bệnh kéo dài độ 3-5 ngày thì thuyên giảm: mũi bớt chảy, thở thông, nhiệt độ trở lại bình thường nhưng triệu chứng tiêu chảy và nôn còn kéo dài thêm độ 2 ngày nữa. Bệnh hay gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương chũm cấp diễn với hội chứng nhiễm độc thần kinh, phế quản phế viêm, áp xe thành sau họng.
Bên cạnh bệnh viêm mũi cấp tính thông thường ở trẻ nhỏ chúng ta còn gặp rất nhiều bệnh viêm mũi khác như viêm mũi lậu, viêm mũi vàng chanh, viêm mũi bạch hầu, viêm mũi giang mai.
Để hạn chế bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ các bà mẹ cần lưu ý:
- Cho trẻ mặc ấm, giữ không cho bị lạnh ngực, tránh nơi gió lùa.
- Không để chân trẻ bị ẩm ướt hoặc bị lạnh, nhất là khi đi ngủ.
- Tăng cường dinh dưỡng, nhất là cho trẻ ăn các thức ăn nóng.
- Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
- Khắc phục triệt để thói quen ngoáy mũi và mút tay của trẻ.
- Theo dõi và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ tránh để những biến chứng không đáng có xảy ra khi trẻ mắc bệnh.
Viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, cũng dễ dẫn tới trường hợp trẻ bị viêm tai giữa. Viêm tai giữa có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng ở trẻ như gây thủng màng nhĩ, làm giảm sức nghe.. Nếu trẻ không may bị viêm mũi cần điều trị ngay cho trẻ để tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.Trị viêm mũi cho bé bằng... rửa mũi
Khi nuôi con nhỏ, việc phòng bệnh rất quan trọng, nếu biết cách bạn sẽ không cần phải dùng tới kháng sinh cho bé. Việc trị viêm mũi là một ví dụ.
Trẻ nhỏ có làn da mỏng manh và niêm mạc mũi cũng vậy. Rất dễ bị vi khuẩn và các tác nhân khác tấn công gây viêm. Để tránh việc đưa trẻ đến bác sĩ tai – mũi – họng nhiều lần, phụ huynh biết rửa mũi cho bé đúng cách tại nhà cũng là cách ngừa bệnh hữu hiệu.
Viêm mũi là tình trạng viêm, sung huyết, phù nề niêm mạc mũi làm tắc nghẽn hay kích thích mũi. Ở trẻ, viêm mũi cũng là một bệnh lý thường gặp và gây cho trẻ nhiều triệu chứng khó chịu như: ngạt mũi, khó thở, nhảy mũi, chảy nước mũi…
Nguyên nhân dẫn đến viêm mũi có thể do cảm lạnh, vi trùng hay hóa chất, bụi, thay đổi thời tiết, dị ứng (do dị nguyên)… Viêm mũi dị ứng xảy ra quanh năm khi trẻ hoặc người lớn tiếp xúc với các dị nguyên trong nhà như: mạt nhà, lông súc vật hoặc xuất hiện theo mùa do các dị nguyên ngoài trời: phấn hoa, nấm mốc…
BS Trịnh Hồng Nhiên (khoa Hô hấp, BV Nhi đồng 1) cho biết: Viêm mũi ở giai đoạn sớm thường có các biểu hiện như chảy mũi, hắt hơi từng đợt hoặc liên tục, ngứa mắt, chảy nước mắt, ngứa mũi, họng hay sàn miệng. Lúc này cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị thích hợp. Đồng thời, đề phòng trường hợp nặng sẽ gây nghẹt mũi, mệt mỏi, thay đổi tri giác, giảm hay mất vị giác, khứu giác, chảy mũi sau, ù tai nhiều, quầng thâm mắt…
BS Nhiên cũng lưu ý các bậc phụ huynh về vấn đề vệ sinh mũi cho trẻ, vì đây là một khâu quan trọng trong điều trị viêm mũi.
Lợi ích của việc vệ sinh mũi là làm sạch các dịch niêm dính, đặc, giảm nghẹt mũi, loại bỏ chất tiết, dị vật, vi trùng, dị nguyên, giúp mũi thông thoáng, dễ thở. Ngoài ra, vệ sinh mũi sạch còn đề phòng được cảm cúm, điều trị viêm xoang mãn, viêm mũi xoang cấp do nhiễm trùng, viêm mũi dị ứng, giảm khô mũi, giảm ho và các triệu chứng nhỏ giọt sau mũi, cải thiện hô hấp và tình trạng của các xoang mũi.
Các bước vệ sinh mũi
Rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý ấm.
Trẻ lớn có thể dùng bình rửa Neti pot hay syringe. Trẻ nhỏ nên dùng nước muối nhỏ mũi hay bình xịt mũi dạng phun sương.
Nếu dùng nước muối nhỏ giọt, cho trẻ nằm ngửa hay ẵm ngửa trẻ, xịt 1-2 nhát bình xịt vào mũi.
Nếu dùng nước nhỏ thì nhỏ từ 3-5 giọt. Lưu ý, nhỏ bên nào thì hút sạch mũi bên đó.
Đối với trẻ lớn, có thể dùng bình rửa mũi, để trẻ nghiêng đầu qua một bên há miệng thở, xối nước vào bên mũi phía trên cho tới khi nước chảy qua mũi bên kia hay qua miệng.
Hút sạch mũi
Trẻ lớn, cho trẻ hỉ sạch nhiều lần. Trẻ nhỏ, dùng dụng cụ hút mũi là bóng cao su hay bấc sâu kèn (là miếng giấy thấm, mềm được se nhỏ để cho vào mũi trẻ lau mà không làm trẻ khó chịu).
Lặp lại các bước trên cho tới khi mũi trẻ thông sạch.
Ngoài ra, khi trẻ có dấu hiệu viêm mũi dị ứng nên loại bỏ các tác nhân gây dị ứng ra khỏi phòng ngủ của bé như thú nhồi bông, phấn rôm, các loại gối có lông … Thường xuyên giặt drap, gối, rèm cửa. Luôn mở cửa sổ để đón ánh nắng, giúp thông thoáng không khí trong phòng.
(St)