lợn → muỗi → lợn
Chu kỳ cơ bản truyền bệnh trong thiên nhiên: chim → muỗi → chim rồi từ chim → lợn → người.
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh:
Vi rút viêm não B vào cơ thể người qua vết muỗi đốt, theo dòng máu vượt
qua hàng rào máu não vào tế bào não, sinh sản chủ yếu hệ thần kinh
trung ương, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương là viêm não tủy, làm
biến đổi rõ rệt ở cuống não và các nhân đáy não.
Thời kỳ ủ bệnh: 4 - 60 ngày.
- Thời kỳ cấp tính có thể phân lập từ máu nước não tủy và cả từ nước tiểu.
- Thời kỳ lui bệnh, vi rút bị tiêu diệt bởi các yếu tố miễn dịch. Miễn dịch được tạo thành rất bền, ít khi bị nhiễm lại bệnh.
1.3. Chẩn đoán:
1.3.1. Chẩn đoán xác định:
Dựa vào đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, các xét
nghiệm đặc hiệu (huyết thanh) chẩn đoán, có bảng tiêu chuẩn chẩn đoán
sau:
Tiêu chuẩn Triệu chứng chủ yếu Triệu chứng thứ yếu
Lâm sàng dịch tễ - Hội chứng màng não
- Bộ ba triệu chứng: sốt trên 380C, co giật liên tiếp, liệt vận động
- Ngủ gà hoặc hôn mê - Bệnh nhi dưới 12 tuổi (2 - 7 tuổi)
- Mắc bệnh mùa hè từ tháng 5 - 7 (ở miền Bắc)
Xét nghiệm thông thường - Dịch não tủy
+ Tế bào: 10 - 100tb/ml (ưu thế lympho)
+ Protein 0,5 1g%.
+ Đường muối bình thường
- Công thức máu: Bạch cầu tăng cao (đa nhân, trung tính tăng cao) - Đường huyết bình thường
- Điện giải đồ bình thường
Xét nghiệm đặc biệt - Cho mọi trường hợp
-
Phản ứng huyết thanh (+) với kháng nguyên Nakayama hoặc HN - 60 máu
tiếp có động lực kháng thể. Mẫu đơn có hiệu giá kháng thể 1/640 đối với
phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu.
- Trường hợp tử vong:
+ Phân lập được vi rut Acbo nhóm B cấu trúc kháng nguyên tương tự Nakayama.
+ Giải phẫu bệnh: vi thể có tổn thương viêm não như bao quanh mạch đám tế bào ổ hoại tử thưa
- Đường huyết bình thường
- Điện giải đồ bình thường
1.3.2. Chẩn đoán phân biệt:
Chẩn đoán phân biệt hội chứng não cấp trong các bệnh.
- Ngộ độc thuốc, ví dụ thuốc phiện.
- Rối loạn chuyển hóa: giảm đường máu, thiếu O2, Ca, Na.
- Hội chứng ác tính của một bệnh khác (cúm, thương hàn...)
- U não, nhọt não (có sốt cao dao động, thối tai...)
1.4. Điều trị:
1.4.1. Nguyên tắc:
- Chống phù não, chống co giật, điều hòa phản ứng thần kinh trung ương và thực vật, hạ thân nhiệt.
- Chống tăng tiết đờm, rối loạn hóa học
- Hồi sức nội khoa nói chung: chống ngừng tim, thăng bằng kiềm toan.
1.4.2. Điều trị cụ thể:
*Chống phù não:
- Dung dịch Manitol 20%, 1,5g/kg 50 giọt/phút.
- Dung dịch Glucoza 10%, tránh tăng phù sau truyền.
- Dung dịch Glucoza ưu trương 250ml x 2 lần/ngày x 60 giọt/phút
- Khi phù não giảm dùng dung dịch Glycerin uống 3 lần/ngày x 1 - 1,5g/kg
* Chống co giật: có khi độc lập với phù não
Diazepam 0,2mg/kg (TB) hoặc 0,5mg (tĩnh mạch chậm) có thể thay bằng Fenobacbital 2mg/kg.
Theo petan 3 - 5 mg/kg (TB)
Dung dịch 0,5% x 1 - 3 mg/kg x 2 - 3 lần/ngày x 2 - 3 ngày.
*Điều hòa phản ứng hệ thần kinh trung ương và bảo vệ tế bào não:
- Dung dịch Glucoza 5% x 250ml truyền tĩnh mạch.
- Novocain 1% x 1ml/kg
- Promethazin 1 - 2 ml/kg (hoặc Pipolphen) tĩnh mạch chậm
Ghi chú: Liều lượng dịch truyền 50ml/kg/ngày nếu sốt tăng thêm 10C (trên 37,50C) tăng 5 - 10% tổng lượng dịch truyền.
*Hạ sốt: Khi tăng 39 - 400C, thấp hơn thì không cần.
- Chườm đá ở nách, bẹn, đầu
- Giữ thoáng mát
- Paracetamol 325mg x 1,4 = 1,2 viên
Chú ý không để nhiệt độ tụt xuống dưới 370C.
*Các biện pháp khác:
Chống tắc khí đạo, suy hô hấp, đặt bệnh nhân nằm nghiêng vỗ ngực, kích thích giải quyết cầu bàng quang, khi cần hút dạ dày.
2. Y HỌC CỔ TRUYỀN
2.1.
Bệnh danh: Viêm não Nhật bản B thuộc phạm vi ôn bệnh của Y học cổ
truyền như chứng "Thử ôn", "Thử kinh", "Thử quyết". Hay dùng nhất là
chứng "Thử ôn".
2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
Nhân khi
chính khí suy yếu, cảm phải tà khí dịch lệ gây ra ôn nhiệt tà (thử tà)
làm tổn thương âm dịch rất mạnh khi vào đến phần huyết làm can phong nội
động sinh ra co giật. Khi nhiệt thập tâm bào bế tâm khiếu, sinh ra mê
man, tay chân giá lạnh. Bệnh diễn ra rất nhanh. Giai đoạn của bệnh ở vệ
hay ở thượng chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn rồi chuyển sang
phần khí, dinh, huyết hoặc trung tiêu, hạ tiêu. Đây là một bệnh rất nặng
trong ôn bệnh. Bệnh cảnh phức tạp. Thường gặp ở thể bệnh do 2 phần của
cơ thể như:
Khi dinh huyết cùng bị, hay trung tiêu cùng bị với những
thể bệnh nặng và rất nặng giai đoạn bệnh ở phần huyết và hạ tiêu kéo
dài, do thử tà làm tân dịch và khí đều hư tổn nặng. Nên nếu bệnh nhi qua
được thì cũng để lại nhiều di chứng.
2.3. Biện chứng luận trị:
2.3.1. Giai đoạn cấp tính:
2.3.1.1. Thể chứng trạng nhẹ (Thử phạm vào vệ khí):
*Chứng
trạng: Sốt, hơi có ớn lạnh, có mồ hôi hoặc ít mồ hôi, đau đầu, buồn
nôn, nôn mửa, miệng khát, ham ngủ, cứng cổ gáy, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi
hơi vàng, mạch phù sác hoặc hồng sác.
*Pháp điều trị: thanh nhiệt, thấu biểu, giải độc.
*Bài thuốc: Ngân kiều tán gia giảm ("Ôn bệnh điều biện")
- Ngân hoa 30g - Liên kiều 30g
- Bản lam căn 30g - Bạc hà 10g
- Quán chúng 15g - Đại thanh diệp 30g
- Trúc diệp 10g - Lô căn 60g
*Ý nghĩa bài thuốc:
Ngân hoa, liên kiều trong bài thuốc có 3 tác dụng: Một là thanh nhiệt,
hai là thông ra biểu, ba là giải độc. Thanh nhiệt là nhằm đúng tính ôn
của bệnh tà, thấu ra biểu là khiến cho tà có đường ra, giải độc là nhằm
đúng vào đặc điểm ôn tà phần nhiều kèm độc tà. Du Căn Sơ nói: "Thương
hàn lấy phát ra ở biểu trước hết, ôn nhiệt lấy thanh ở trong là chủ
yếu". Trọng dụng Ngân, Kiều mỗi thứ dùng 30g, đã thể hiện ra ý tưởng lấy
thanh nhiệt là chủ yếu, nhưng Ngân hoa, Liên kiều có tác dụng thấu tiết
biểu tà tương đối yếu, do vậy tá có Bạc hà, để tăng cường sức thấu tà;
Đại thanh diệp, Bản lam căn, Quán chúng thanh giải thử nhiệt, thử phần
nhiều kèm thấp, lại tăng thêm Trúc diệp, Lô căn thanh nhiệt hóa thấp,
đồng thời hai thuốc ngọt, hàn, có thể sinh tân, môt là có thể bổ tân
dịch đã bị nhiệt tà làm thương tổn, hai là phòng ngừa tình trạng làm
thương tổn tân dịch của ôn ta; Trúc diệp còn có thể lợi tiểu tiện, lại
dẫn cho ôn tà ra ngoài. Nếu thử nhiệt không được giải, lại kèm thử thấp,
có thể dùng Thương truật Bạch hổ pháp, trong đó Thạch cao, Tri mẫu có
thể trừ hỏa độc Dương minh; Thương truật thì làm táo thấp tà của Thái
âm.
2.3.1.2. Thể Khí dinh hỏa độc:
*Chứng trạng: Sốt cao, không
sợ lạnh, đau đầu cứng gáy, miệng khát tâm phiền, bứt rứt không yên,
trạng thái tinh thần lơ mơ, khi tỉnh khi mê, hoặc co giật thành cơn, đi
ngoài bí kết, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng khô, mạch huyền sác.
*Pháp điều trị: Thanh nhiệt, lương huyết, giải độc
*Bài thuốc: Thanh dinh gia giảm ("Ôn bệnh điều biện")
- Tê giác 03g - Sinh địa 30g
- Ngân hoa 30g - Liên kiều 30g
- Huyền sâm 18g - Trúc diệp tâm 06g
- Mạch đông 12g - Hoàng liên 03g
- Đại thanh diệp 30g
*Ý nghĩa bài thuốc:
Nhiệt tà của triệu chứng này lúc ban đầu nhập vào dinh phận, là do khí
phận chuyển đến, lúc này tà khí lại nhập sâu thêm một lớp, mà chứng
trạng bệnh của dinh phần đã xuất hiện, phương pháp chữa của nó nên khiến
cho tà của dinh phần vẫn chuyển ở khí phận mà giải trừ. Tà của ôn nhiệt
từ khí nhập dinh, nhiệt thương tổn dinh âm, mà tà nhiệt của khí phận
còn chưa hết. Căn cứ vào lời trong "Tố vấn - Chí chân yếu đại luận":
"Nhiệt dâm ở trong, chữa lấy mặn và hàn, để tá ngọt đắng". Do vậy,
phương pháp chữa của nó nên cùng phối hợp đội ngũ các thuốc thanh dinh
giải độc và thanh khí tiết nhiệt, nhưng lấy thanh tiết nhiệt của dinh
phận là chủ yếu. Tê giác mặn, hàn, nhập dinh, nhập huyết, giỏi thanh hỏa
nhiệt của bào lạc ở trong, vừa có thể thanh giải nhiệt độc của dinh
phận, lại có thể thanh huyết tán ứ, là thuốc chủ yếu trong bài thuốc.
Nhiệt quá thì thương tổn âm, do vậy lấy Huyền sâm tư âm giáng hỏa, Sinh
địa để lương huyết tư âm, Mạch đông dưỡng âm ích vị sinh tân, 3 thuốc
gộp chung dưỡng âm thanh nhiệt, bài thuốc chủ yếu thanh dinh lương
huyết, thanh nhiệt giải độc, để chữa tâm phiền miệng khát, chứng bệnh
lưỡi đỏ sẫm. Do nhiệt tà của khí phận chưa được giải, do vậy tá có Hoàng
liên tả hỏa giải độc; Trúc diệp thanh tâm khí; Liên kiều thanh nhiệt
giải độc, có thể thấu cơ giải biểu, cũng có thể tiết hóa nhiệt của lạc
mạch; Ngân hoa giỏi về thanh nhiệt giải độc, bốn loại thuốc cùng dùng có
thể thấu nhiệt chuyển khí, khiến cho tà nhiệt chuyển ra khí phận mà
giải trừ, bốn vị thuốc phối hợp với thuốc chủ yếu, làm tăng cường công
dụng thanh nhiệt giải độc, phối hợp với thuốc phù trợ dưỡng âm mà thấu
nhiệt ra ngoài, nếu không, tà nhiệt tiến thêm một bước hãm ở trong, rất
đáng lo ngại nhiệt bế tâm bào và nhiệt thình làm động huyết.
2.3.1.3. Thể Nhiệt hãm dinh huyết: Loại nặng hoặc rất nặng
*Chứng
trạng: Sốt cao, hôn mê, co giật luôn, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng, mạch
tế sác, trường hợp nghiêm trọng, toàn thân thẳng căng, người uốn cong,
mắt nhắm miệng há, thở suyễn gấp, cánh mũi phập phông, đờm vướng, thở
khò khè, nếu thấy nội bế ngoại thoát, thì xuất hiện sắc mặt trắng bệch,
hoặc mồ hôi đổ như dầu, chân tay mất cảm giác, mạch vi tế muốn tuyệt.
*Pháp điều trị: Thanh nhiệt lương huyết, giải độc trấn kinh
*Bài thuốc: Thanh ôn bại độc ẩm gia giảm ("Dịch chẩn nhất đắc").
- Tê giác tiêm 03g - Sinh thạch cao 180g (sắc trước)
- Tri mẫu 15g - Sinh địa 30g
- Hoàng liên 03g - Sơn chi 12g
- Đan bì 09g - Xích thược 09g
- Hoàng cầm 09g - Huyền sâm 12g
- Trúc diệp 06g - Sinh cam thảo 06g
*Ý nghĩa bài thuốc:
Bài thuốc này do 3 bài thuốc Bạch hổ thang, Tê giác, Địa hoàng thang,
Hoàng liên giải độc thang gia giảm mà thành. Khí huyết bị chưng đốt,
nhiệt độc uất trệ, không phải là đại tễ thanh lương mạnh thì không thể
cứu được. Trọng dụng, Thạch cao, phối hợp Tri mẫu, là lấy hướng của Bạch
hổ thang là thanh nhiệt để giữ tân, ích vị là biển của thủy cốc, là
nguồn sinh hóa của khí huyết, khí của 12 kinh mạch đều có nguồn đến vị,
Dương minh lại là kinh nhiều khí nhiều huyết, Dương minh vị được thanh
thì hỏa của 12 kinh tự tiêu, tà nhiệt tự rút. Phối hợp Tê giác, Hoàng
liên, Hoàng cầm thanh hỏa của can kinh; Sinh địa thanh nhiệt cứu âm,
Huyền sâm dưỡng âm giải độc; Trúc diệp thanh tâm trừ phiền, Cam thảo
giải nhiệt độc, điều chỉnh các thuốc mà hòa vị khí, các thuốc phối hợp,
cùng tăng tác dụng thanh khí lương huyết, tả hỏa giải độc. Nếu tà vị tổn
âm hao dương, khiến cho âm dịch khô mà dương khí thoát, thì chuyển lấy
ích khí dưỡng âm, liễm phế cố thoát, dùng Sinh mạch tán gộp với Sâm phụ
thang, đồng thời cho thêm Lục thần hoàn đưa vào theo đường bơm qua xông.
2.3.2. Giai đoạn hồi phục:
2.3.2.1. Thể khí âm suy tổn:
*Chứng trạng: Sốt nhẹ liên miên, hoặc sau giờ Ngọ sốt nhẹ, tinh thần
mệt mỏi vô lực, nhói tim, tự đổi mồ hôi, Miệng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít
hoặc nhẵn đỏ sẫm. mạch tế sác vô lực.
* Pháp điều trị : ích khí dưỡng âm, kèm thanh dư nhiệt.
* Bài thuốc: Trúc điệp Thạch cao thanh gia giảm ("Thương hàn luận")
- Thái tử sâm 09g - Mạch đông 12g
- Sinh thạch cao 30g - Trúc điệp 06g
- Chế bán hạ 09g - Thanh khao 09g
* Ý nghĩa bài thuốc:
Sau khi bệnh, dư nhiệt chưa hết, khí và âm đều tổn thương, chữa nó nếu
chỉ thanh nhiệt mà không ích khí sinh tân, thì khí và âm khó có thể khôi
phục, nếu chỉ ích khí sinh tân mà không thanh nhiệt, lại e rằng nhiệt
tà đốt trởi lại, tro tàn bùng cháy lại, như lời Diệp Thiên Sỹ nói: "Than
lò tuy tắt, trong tro có lửa", không thể không đề phòng, duy chỉ có
thanh và bổ cùng tiến hành, vừa phải thanh nhiệt sinh tân, lại cần ích
khí hòa vị, mới là vẹn toàn cả đôi, trong bài thuốc lấy Trúc diệp, Thạch
cao để thanh hư nhiệt của Dương minh, giúp có Thái tử sâm, Mạch đông
ích khí sinh tân, khiến cho hư nhiệt được thanh, khí âm được khôi phục,
thì các chứng bệnh sốt nhẹ, miệng khô được trừ bỏ, tá có Bán hạ hòa vị
giáng nghịch, Bán hạ tuy ôn nhưng phối hợp ở trong các thuốc thanh nhiệt
sinh tân, thì tính ôn táo được giảm đi, mà tác dụng giáng nghịch thì
còn lại, không những vô hại mà còn có thể chuyển vận tân dịch, giúp Tỳ
khí, khiến cho Sâm, Mạch sinh tân mà không ứ trệ, có lợi không có hại.
Các thuốc phối hợp thanh nhiệt mà kèm hòa vị, bổ hư mà không lưu giữ tà,
thực là 1 thang thuốc thanh bổ. Y tông kim Giám nói :"Lấy bài thuốc đại
hàn, chuyển dịch thành thang bổ".
2.3.2.2. Thể đởm nhiệt che lấy tâm khiếu:
* Chứng trạng: Họng vướng đờm khò khè, bứt rứt không yên, nói năng không hoạt bát, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch tế hoặc đới sác.
* Pháp điều trị : Thanh tâm trừ đờm khai khiếu.
* Bài thuốc: Đạo đờm thang gia giảm ("Tế sinh phương")
- Nam tinh 06g - Bán hạ 09g
- Trần bì 06g - Phục linh 12g
- Chỉ thực 09g - Thiên trúc hoàng 06g
- Hoàng liên 03g - Xương bồ 09g
- Uất kim 09g
* Ý nghĩa bài thuốc :
Bán hạ, Trần bì, Phục linh vẫn là ý của Nhị trần thang, tác dụng cửa nó
khu thập hóa đờm; Nam ninh, Thiên trúc hoàng thanh nhiệt hóa đờm; Hoàng
liên, Xương bồ, Uất kim thanh tâm khai khiếu, nếu nhiệt tà thiên nặng,
có thể cho thêm Ngân hoa, Liên kiều, Sơn chi, Trúc điệp... thanh tiết
nhiệt mức độ nhẹ; Nếu thấp tà thiên nặng, còn có thể thêm các thuốc có
hương thơm để hóa nó như Hoắc hương, Bội lan...
2.3.2.3. Thể đờm ứ kinh lạc :
* Chứng trạng: Sắc mặt trắng xanh, tinh thần đờ đẫn. chân tay tê liệt, nói năng bất lợi, lưỡi nhạt hoặc tím, mạch tế sáp.
* Pháp điều trị: ích khí hoạt huyết hóa đờm thông lạc.
* Bài thuốc: Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm ("Y lâm cải sái")
- Hoàng kỳ 60g - Đương qui 09g
- Xích thược 09g - Địa long 09g
- Xuyên khung 09g - Đào nhân 09g
- Hồng hoa 06g - Xương đồ 09g
- Uất kim 09g - Trang chi 09g
* Ý nghĩa bài thuốc :
Cơ chế bệnh của bài thuốc này là khí hư huyết ứ, lạc mạch ứ trệ, do
thuốc bổ khí và thuốc hoạt huyết phối hợp với nhau, trong bài thuốc
trọng dụng Hoàng kỳ, đại bổ nguyên khí khiến khí vượng huyết lưu thông,
trừ đờm mà không thương tổn chính khí, khí hư dẫn tới huyết ứ, hình
thành bản hư tiêu thực, chỉ bổ khí thì ứ không thông, cho nén cho thêm
Quy, Khung, Đào, Hồng, hòa dinh hoạt huyết hóa ứ; Địa long thông dinh
hoạt lạc, Tang chi thư gân thông lạc; Xương bồ, Uất kim hóa đờm khai
khiếu. Các thuốc gộp dùng khiến khí vượng huyết lưu thông, ứ lạc được
thông, đờm được trừ, khiếu được khai, các chứng bệnh có thể dần khỏi.
2.3.2.4. Thể hư phong nội động:
*Chứng
trạng: Chân tay run rẩy, co giật, cơ thể nặng nề, uốn cong người, răng
cắn chặt không nói, tự đổ mồ hôi, lưỡi đỏ sẫm, mạch tế sác.
*Pháp điều trị: Dưỡng âm bổ huyết, tức phong tiềm dương.
*Bài thuốc: Đại đinh phong châu gia giảm ("Ôn bệnh điều biện")
- Sinh địa 24g - Bạch thược 12g
- Mạch đông 12g - Hỏa nhân sâm 09g
- Cam thảo 06g - Quy bản 15g
- Miết giáp 15g - Mẫu lệ 30g
- Thiên ma 12g - Câu đằng 12g
- Cương tàm 09g
*Ý nghĩa bài thuốc:
Cơ chế bệnh của bài thuốc này là nhiệt đốt châm âm, hư phong nội động,
lúc này tà khí đã đi 8,9 phần, chân âm chỉ còn 1,2 phần. Diệp Thiên Sỹ
nói: "Can là tạng phong, âm tinh suy hoa, thủy không tưới cho mộc, mộc
ít cung cấp cho vinh, do vậy can dương hơi quá mức bình thường, nội
phong thường nổi lên, chữa lấy tư âm dịch tức phong, nhu dưỡng dinh lạc,
bổ âm tiềm dương.". Do vậy, ứng dụng các thuốc tư âm dưỡng dịch, để bổ
sung chân âm muốn tuyệt, tiềm dương làm tắt hư phong nội động. Bài thuốc
dùng Sinh địa, Bạch thược, Mạch đông tư âm nhu can; Các thuốc như Quy
bản, Miết giáp, Mẫu lệ dưỡng âm tiềm dương; Hỏa ma nhân dưỡng âm nhuận
ráo; Thiên ma, Câu đằng, Cương tàm bình can tức phong; Cam thảo lại có
thể điều hòa các thuốc, khiến cho âm dịch trở lại, phù dương được tiềm,
hư phong được tắt, là bài thuốc có hiệu quả chữa trị hư phong nội động.
2.3.2.5. Phương pháp điều trị khác:
- Thuốc hãm ngâm Bản lam căn, mỗi lần 1 cốt, ngày 3 lần, chứng bệnh nặng tăng liều thêm.
-
Thuốc tiêm Bản lam căn 20 ml (tương đương 10 g thuốc sống), thuốc tiêm
Đang sâm 10 ml (tương đương 15g thuốc sống) cho thêm vào 250 ml dịch
đường Glucoza 10% tiếp nhỏ giọt vào tĩnh mạch, ngày 2 lần, 5-7 ngày là
một liệu trình.
- Thuốc tiêm Sài hồ, người thành niên mỗi lần 2-4 ml, tiêm bắp, cứ 4 đến 6 giờ 1 lần, dùng chữa sốt cao cảu bệnh này.
-
Dịch thuốc tiêm Tỉnh não tĩnh, mỗi lần 10-20ml hòa tan trong 500ml dịch
tiềm đường Glucoza đẳng trương, tiếp nhỏ giọt vào tĩnh mạch, dùng chữa
chứng thần chí hôn mê cảu bệnh này.
- Lục thần hoàn: 10 viên uống 1 lần hoặc tiếp vào đường xông, dùng chữa khó thở nhẹ hoặc không đều.
-
Chỉ kinh tán : Toàn yết 30g; Ngô công 30g; Thiên ma 30g; Cương tàm 60g;
hoặc Toàn yết 30g, Ngô công 30g; Địa long 60g khô cùng nghiền bột, mỗi
lần nuốt uống 0,9 - 1,5g, mỗi ngày 2-4 lần, thích hợp dùng cho chữa
chứng co giật cuả bệnh này.
- Tiên Địa long thang: Địa long tuwoi
100g, cho thêm nước 500ml sắc uống, 30 ngày là một liệu trình, chức năng
thanh nhiệt giải kinh giật, chủ trị di chứng sau não B trong vòng 6
tháng.
2.4. Phòng bệnh:
- Ngủ màn chống muỗi đốt, diệt muỗi
- Tiêm vắc xin "Não B" theo chương trình tiêm chủng quy định.
- Cách ly người bệnh viêm não và điều trị tích cực cho người bệnh.
Virus được truyền sang người do bị muỗi đốt. Loại muỗi mang vai trò này có tên là culex, muỗi đốt vật chủ mang mầm bệnh, sau đó đốt sang người, thực hiện vai trò truyền bệnh. Muỗi culex ưa hoạt động trong và ngoài nhà, hút máu về đêm 18-22 giờ, sau đó giảm dần rồi ngưng hoạt động vào khoảng 8 giờ sáng. Vật chủ mang mầm bệnh là lợn và một số loài chim.
Ở Việt Nam có hai nhóm chim có khả năng truyền bệnh. Một là các loài chim sống trong làng mạc, lũy tre, trên cây ăn quả như sẻ, chích chòe... Hai là các loài kiếm ăn ngoài đồng, ít vào làng như cò, sáo, quạ... Do vậy, vào mùa có nhiều quả chín, tần suất bệnh cũng tăng lên. Mùa viêm não thường là hè, phổ biến từ tháng 5 đến tháng 7.
Trẻ em hay bị viêm não Nhật Bản B nhưng tỷ lệ mắc theo lứa tuổi thay đổi từ năm này sang năm khác. Trong phần lớn trong các vụ dịch, bé trai mắc bệnh nhiều hơn bé gái, thường ở lứa tuổi 2-7.
Đặc
điểm biểu hiện của bệnh: Sốt xuất hiện đột ngột và thường là sốt cao từ
39 đến 40 độ C, kèm theo đau đầu (trẻ còn bú thường có những cơn khóc
thét), nôn hoặc buồn nôn. Bệnh nhân có thể rối loạn tri giác các mức
(ngủ gà, li bì, hoặc hôn mê); co giật (thường là toàn thân). Một số dấu
hiệu hiếm gặp hơn hoặc xuất hiện muộn gồm liệt, tăng trương lực cơ, rối
loạn hô hấp, bí tiểu tiện.
Bệnh viêm não Nhật Bản không có thuốc
chữa đặc hiệu, điều trị triệu chứng là chủ yếu. Để ngăn chặn nguy cơ tử
vong, giảm thiểu biến chứng, di chứng, cần điều trị kịp thời, tích cực
tại các cơ sở y tế. Muốn vậy, các bà mẹ cần cảnh giác và theo dõi cẩn
thận khi thấy con có biểu hiện sốt để kịp đưa các cháu đến các cơ sở y
tế. Bệnh nhân sẽ được điều trị hạ sốt, chống co giật, chống suy thở,
chống phù não, bồi phụ nước điện giải và chăm sóc dinh dưỡng.
Biện
pháp tích cực nhất để phòng bệnh là tiêm vacxin viêm não Nhật Bản đúng
và đầy đủ. Vacxin viêm não được khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 12 tháng
tuổi trở lên, nhắc lại sau một tuần, tiêm mũi thứ 3 sau một năm và có
thể tiêm nhắc lại sau 3-4 năm cho đến 15 tuổi.
(ST)