Viêm răng khi mang thai

Đau răng khi manh thai.

Đau răng và việc chữa trị chứng đau răng luôn là vấn đề nan giải đối với các thai phụ, nhất là trong 3 tháng đầu mang thai. Khi đau răng, không thể nói đến chuyện ăn uống, bạn chỉ muốn điều trị ngay cho dứt, nhưng nếu “động” đến bộ nhai sẽ rất dễ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Thật là mâu thuẫn phải không các bạn?

1. Tại sao khi mang bầu, bạn lại dễ bị đau răng?

Đơn giản bởi khi có em bé, cơ thể bạn sẽ trải qua rất nhiều biến đổi, đặc biệt là sự gia tăng các cấp độ nội tiết tố dẫn đến nhiều “cái lợi” cho vi khuẩn xâm nhập và phá hoại hàm răng của bạn. Cụ thể:

- Nếu trước kia, bạn chỉ biết nước bọt được tiết ra để tạo cảm giác thèm ăn và hỗ trợ đắc lực cho “bộ nhai” trong việc “xử lý” thức ăn thì giờ đây, bạn nên biết thêm một lợi ích vô cùng thiết thực của tuyến nước bọt, đó là chứa những chất làm chắc men răng, ngăn chặn sự xuất hiện của vi khuẩn. Tuy nhiên, khi mang bầu, tuyến nước bọt của người mẹ có sự thay đổi, lượng nước bọt tiết ra giảm đi và hậu quả là răng của bạn sẽ gặp nguy hiểm.

- Thêm nữa, suốt thời gian này, lượng canxi trong cơ thể bạn cũng liên tục thay đổi vì sự tăng trưởng của thai nhi sẽ lấy đi ngày càng nhiều canxi từ người mẹ, nhất là vào thời điểm thai kỳ được 24 - 25 tuần – khi hệ xương của thai nhi đang hình thành mạnh mẽ. Tất nhiên lượng canxi trong máu mẹ lúc này sẽ không đủ, vì vậy buộc phải “kêu gọi” sự hỗ trợ canxi của các mô xương mà đi đầu là mô xương ở hàm trên và hàm dưới, dẫn đến việc vi khuẩn có cơ hội tấn công răng bạn bất cứ lúc nào.

- Ngoài ra, sự thay đổi khẩu vị trong thời kỳ mang thai (thích ăn vặt, ăn đồ ngọt, thèm chua…) cũng làm tăng thêm tỷ lệ mắc bệnh về răng đối với các bà bầu.

Do đó, nếu không cẩn thận giữ gìn, bạn rất dễ bị đau răng. Tuy đây không phải một căn bệnh nan y hay quá nghiêm trọng, song, cứ kéo dài tình trạng này, sức khỏe của bạn và sự phát triển của bé sẽ phải đối mặt với nhiều tác động “không tưởng”.

2. Nếu không chữa trị dứt điểm sẽ đưa đến hậu quả gì?

Việc điều trị khi mắc phải một căn bệnh nào đó là điều tất nhiên nhưng hôm nay chúng tôi lại đặt ra câu hỏi trên, bạn có thắc mắc vì sao không?

Thực tế, ở nhiều nơi, phụ nữ mang thai bị đau răng vẫn thường được khuyên là không nên đi chữa bằng các phương pháp sử dụng máy móc hiện đại hoặc các loại thuốc tây vì chúng bất lợi với thai nhi trong bụng bạn. Việc bạn trám răng, hàn răng hay nhổ một cái răng có thể bình thường với bạn nhưng với bé sẽ không mấy tốt, đặc biệt trong 3 tháng đầu trẻ đang hình thành các bộ phận của cơ thể.

Mặc dù dân gian rỉ tai nhau như thế, song nếu thai phụ trì hoãn không đến bác sỹ mà chỉ sử dụng các biện pháp dân gian để điều trị thì càng nguy hiểm hơn. Theo các nghiên cứu khoa học, bà mẹ bị đau răng sinh con ra sẽ có bộ máy tiêu hóa kém hiệu quả, hệ miễn dịch không tốt, đồng thời còn bị ảnh hưởng bởi nhiều căn bệnh khác.

Trường hợp nướu răng hoặc lợi bị ảnh hưởng (sưng, chảy máu, mọc u…) dẫn tới biến chứng khó lường, bà bầu có thể bị sẩy thai, đẻ non hoặc trẻ khi sinh ra có trọng lượng thấp, bị sâu răng theo mẹ hay bị viêm vòm họng… Riêng với thai phụ cũng gặp phải những hậu quả đáng tiếc như sức khỏe giảm sút (do không ăn uống được), thường xuyên mệt mỏi, hỏng răng, buốt óc…

3. Làm gì để đối phó với bệnh đau răng?

- Trước hết, hãy phòng chống đau răng, sâu răng trước, trong và sau khi mang thai bằng cách:

+ Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, chú ý thời điểm trước khi ngủ và sau khi ăn.

+ Nếu ở giai đoạn ốm nghén, sau mỗi lần bị nôn, thai phụ cần súc miệng lại bằng nước sạch để giảm nồng độ axít trong miệng.

+ Nếu đánh răng gây buồn nôn cho các bà mẹ mang thai thì có thể đánh nhẹ nhàng, sau đó súc miệng lại bằng dung dịch vệ sinh.

+ Ăn thực phẩm giàu vitamin C, B12, canxi… và hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chua, uống đồ có ga…

+ Đi khám răng và làm sạch răng định kỳ, nhất là thời kỳ trước khi mang thai và 3 tháng đầu mang thai.

- Nếu đã bị bệnh này, bạn hãy:

+ Đến xin tư vấn của bác sỹ nha khoa và điều trị bệnh một cách dứt điểm.

+ Bên cạnh đó có thể áp dụng một số biện pháp an toàn để khắc phục đau răng khi mang thai tại nhà như dùng nước/dầu đinh hương giảm đau, súc miệng nước muối ấm, tăng cường đánh răng, vệ sinh răng miệng hàng ngày… nhưng phải theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.

+ Tránh xa những loại thực phẩm có nhiều đường vì chúng làm tăng mảng bám cao răng trên răng và những thực phẩm chua chứa hàm lượng axít lớn vì chúng tiềm ẩn nguy cơ làm răng bạn yếu đi.

Bệnh răng miệng khi mang thai.

Từ xưa dân gian thường nói “mỗi đứa con một cái răng” – ý nói khi mang thai, răng của người mẹ sẽ bị ảnh hưởng. Sau này, nhờ tiến bộ của y khoa, người ta hiểu rõ hơn tại sao dân gian lại nói như trên. Đó là vì trong thời gian mang thai, các bà mẹ hay gặp một số bệnh ở răng miệng như:

Sâu răng - có thể là do phụ nữ có thai hay nôn và buồn nôn (nhất là từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ). Ngoài ra, các thay đổi sinh lý bao gồm cả sự thay đổi chế độ ăn như thèm ăn một số loại thức ăn đặc biệt, và thường xuyên ăn bữa phụ giữa các bữa ăn chính, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, dễ gây sâu răng. Các thức ăn, thức uống dễ gây sâu răng là đồ ngọt và các nước uống có ga chứa carbonate. Các thức ăn này có thể làm dịu cảm giác buồn nôn, tuy nhiên nguy cơ sâu răng rất cao.

Viêm lợi - các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng, sự tích lũy các loại hormone ở mô lợi ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu ở lợi, hệ thống miễn dịch tại chỗ và phản ứng của nó với vi khuẩn trong mảng bám răng. Những thay đổi về miễn dịch trong suốt thai kỳ có liên quan đến sự giảm số lượng bạch cầu trung tính và hoạt động thực bào, giảm đáp ứng của lympho bào và làm giảm sinh kháng thể. Sự tích tụ các mảng bám răng có thể gây viêm lợi, thấy rõ từ tháng thứ hai đến tháng thứ tám thai kỳ, sau đó thì giảm xuống. Hậu quả của những thay đổi này trên mô nha chu thể hiện ở gia tăng sưng tấy lợi, tăng chảy máu lợi.

Mòn răng cũng hay xảy ra ở phụ nữ mang thai do nôn ói xảy ra nhiều ở thai phụ dẫn đến làm mòn bề mặt răng, vì dịch trong dạ dày có tính a-xít cao, thai phụ được khuyên dùng nước hoặc sữa sau khi nôn và không nên chải răng ngay sau khi nôn để tránh mòn răng.

Bệnh nha chu – có thể tiển triển trong thời kỳ mang thai. Những phụ nữ mang thai mắc bệnh nha chu nặng có thể gặp nguy cơ cao sinh ra những đứa trẻ có cân nặng thấp hay sinh non (sinh trước 37 tuần). Bệnh nha chu làm xuất hiện trong máu những yếu tố viêm có vai trò kích thích quá trình chuyển dạ. Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ bị bệnh nha chu nặng hay bệnh nha chu tiến triển trong thời kỳ thai nghén sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn…

Chăm sóc răng miệng khi mang thai.

Nhiều phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thường bị viêm răng lợi. Nguyên nhân gây bệnh này chủ yếu là phụ nữ sau khi có thai estrogen và progestin tăng nhiều làm cho huyết quản mao dẫn ở răng lợi mở rộng ra, gập cong lại, tính đàn hồi giảm yếu dẫn đến huyết dịch ứ trệ và tính thẩm thấu của thành ống tăng thêm. Đây chính là sự biến đổi về răng lợi do có thai gây nên. Ngoài ra, bệnh này còn có thể do các nguyên nhân như không chú ý vệ sinh khoang miệng, thức ăn tích đọng lại tạo thành mảng bám trên răng, vi khuẩn trong mảng bám răng gây nên viêm lợi; hàm răng không ngay ngắn thẳng hàng đều đặn; hô hấp bằng mồm...

Viêm răng lợi thời kỳ mang thai có hai đặc điểm: Một là tình trạng viêm ngày một nặng hơn cùng với sự tiến triển của thai kỳ. Hai là sau khi sinh, nhau thai bong ra, mức estrogen và progestin hạ thấp, tình trạng viêm nói chung sẽ dần dần tự tiêu tan.

Để phòng và chữa viêm lợi cần đặc biệt chú ý vệ sinh răng miệng, nhất là sau khi ăn bằng cách đánh răng. Bạn nên chọn loại bàn chải mềm, chải răng theo chiều từ chân răng dọc theo kẽ răng, chải nhẹ nhàng để không làm xước lợi, không để bã thức ăn và bựa răng giắt vào kẽ răng. Các bã thức ăn còn để lại trong kẽ răng sẽ lên men và sản sinh ra acid có lợi cho sự sinh trưởng của vi khuẩn. Sau khi vi khuẩn bám vào mặt răng, hình thành các đốm vi khuẩn phá hoại thượng bì của lợi răng làm viêm lợi nặng thêm và có thể gây xuất huyết răng lợi, đồng thời ăn mòn răng dẫn tới sâu răng. Nếu chải bằng bàn chải không làm sạch đước các kẽ răng có thể dùng chỉ nha khoa theo cách sau: lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 40cm, quấn chặt hai đầu chỉ vào hai ngón tay giữa cho tới khi hai ngón tay cách nhau khoảng 10cm. Dùng đầu ngón trỏ tỳ vào sợi chỉ và đưa tới khe răng còn giắt thức ăn, nhẹ nhàng ấn sợi chỉ vào kẽ răng rồi kéo ngang 1cm. Lấy sợi chỉ ra, thức ăn sẽ ra theo sợi chỉ.

Ngoài ra cần chú ý chọn ăn những thức ăn mềm, thức ăn đã được nấu nhừ, ít phải nhai nhiều để tránh tổn thương răng lợi và giúp dễ tiêu hóa. Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh tươi giàu vitamin C, hoặc uống bổ sung vitamin C để hạ thấp tính thông thấu của thành huyết quản mao dẫn.

(ST)


Em mọc răng khôn nhưng răng không đội ra ngoài được mà lên lợi chùm rùi lên mủ, e đã ra hiệu thuốc mua thuốc va đã uống 1 vỉ fravigyle và 2 viên cảm sủi. Em đã không biết mình đã có thai tháng đầu và đã uống thuốc, vậy liệu em bé có bị ảnh hưởng ko?
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
em bi viem loi va e buot rang 3 ngay hom nay dem khong ngu duoc. bsi co cach nao giup em voi
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Bi viem rang uong thuoc tay nhieu co anh huong den thai nhi khong
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Em mang thai 33tuan, gio bi dau rang nhieu qua, em co nen di nho cai rang trong dang bi dau khong? Vi no bi sau va dang lung lay, em khong nhai nhung neu thuc an bi lot vao thi no lai dau luon nua ben dau. Bac si tu van giup em. Chan thanh cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Việc bạn nhổ răng đối với bạn là bình thường nhưng lại ảnh hưởng tới thai nhi đó, trước hết bạn nên đánh răng hai lần 1 ngày.ngủ dậy và trước khi đi ngủ, ăn nhiều thức ăn chứa vitaminc, can xi, b12..hạn chế đồ ngọt, đồ có ga.Bạn cũng nên tư vấn bác sĩ chuyên khoa để đưa ra biện pháp tốt nhất nếu quá đau nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
em ten hathien em dang mang thai duoc 10 tuan, em bi dau rang, den bac si nha khoa kham bs chi ban thuoc giam dau ,uong thuoc thi bot dau nhung het thuoc thi dau lai, vay em xin nho bs tu van dum em phai lam sao cho giam bot con dau rang , de em co the ngu duoc va an dc .
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Gửi hỏi đáp - bình luận