Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hòan là phản ứng viêm cấp tính của tinh hoàn do nhiễm trùng. Hầu hết các trường hợp có liên quan đến bệnh quai bị hoặc vi trùng.

Bệnh được Hippocrates mô tả lần đầu tiên từ thế kỉ 5, trước công nguyên. Viêm tinh hoàn - mào tinh thường do vi trùng. Bệnh quai bị thường chỉ gây biến chứng viêm một bên tinh hoàn.

Tần suất bệnh

Khoảng 20% trẻ trước tuổi dậy thì bị viêm tuyến mang tai, tiến triển viêm tinh hoàn. Hiện tượng này ít gặp ở người trưởng thành. Viêm tinh hoàn do vi trùng hiếm gặp hơn và xảy ra cùng lúc với viêm mào tinh.

Đa số các trường hợp viêm tinh hoàn do vi trùng có viêm mào tinh và thường gặp ở nam giới đang trong độ tuổi hoạt động tình dục hoặc người nam lớn tuổi bị bướu lành tuyến tiền liệt.

Diễn tiến bệnh

  • Teo tinh hoàn 1 bên gặp ở 60% bệnh nhân có viêm tinh hoàn.
  • Vô sinh hiếm khi do viêm tinh hoàn 1 bên.
  • Có it bằng chứng cho thấy viêm tinh hoàn làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tinh hoàn.

Bệnh sử

  • Triệu chứng thường gặp của viêm tinh hoàn đau là sưng và đau tinh hoàn. Triệu chứng thay đổi ở nhiều mức độ từ cảm giác khó chịu đến đau dữ dội ở tinh hoàn.
  • Triệu chứng toàn thân như: mệt mỏi, khó chịu, đau cơ, sốt ớn lạnh, nôn ói, đau đầu
  • Quai bị biến chứng viêm tinh hoàn xảy ra sau viêm tuyến mang tai từ 4-7 ngày.
  • Một số bệnh nhân có tiền sử tình dục không an toàn..

Triệu chứng thự thể

  • Khám bìu
    • Tinh hoàn lớn, hơi cứng, nhạy cảm giác đau
    • Da bìu đỏ, phù nề
    • Mào tinh to
  • Khám trực tràng
    • Viêm tuyến tiền liệt có thể thấy khi có viêm tinh hoàn – mào tinh
  • Triệu chứng khác
    • Viêm tuyến mang tai
    • Sốt

Nguyên nhân

  • Quai bị thường chỉ gây viêm một bên tinh hoàn.
  • Viêm tinh hoàn do vi rút còn có thể gặp ở coxsackievirus, varicella, and echovirus.
  • Vài trường hợp bệnh nhân bị viêm tinh hoàn sau khi chủng ngừa quai bị, sởi và rubella (MMR).
  • Viêm tinh hoàn do vi trùng: vi trùng từ ổ viêm ở mào tinh lan đến gây viêm tinh hoàn – mào tinh. Bệnh thường gặp ở người nam trong tuổi hoạt động tình dục hoặc người lớn tuổi có bướu lành tuyến tiền liệt. Vi trùng gây bệnh bao gồm: Neisseria gonorrhoeaeChlamydia trachomatisEscherichia coliKlebsiella pneumoniaePseudomonas aeruginosa, , Staphylococcus và Streptococcus
  • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể bị viêm tinh hoàn do các tác nhân sau: Mycobacterium aviumCryptococcus neoformans,Toxoplasma gondiiHaemophilus parainfluenzae, và nấm Candida albicans.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm mào tinh

Thoát vị bẹn

Xoắn thừng tinh

Những vấn đề cần xem xét

U tinh hoàn

Tràn dịch màng tinh hoàn phản ứng

Áp xe tinh hoàn

Xoắn mỏm phụ tinh hoàn.

Xét nghiệm

  • Xét nghiệm không giúp nhiều trong chẩn đoán viêm tinh hoàn.
  • Chẩn đoán viêm tinh hoàn do biến chứng quai bị dựa trên bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang dùng để xác định chẩn đoán.
  • Khi có viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn thì phải làm xét nghiệm nước tiểu và cấy dịch niệu đạo.
  • Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh lây qua đường tình dục nên tầm soát HIV.

Chẩn đoán hình ảnh

  • Siêu âm Doppler màu để loại trừ xoắn thừng tinh

Điều trị

  • Điều trị nâng đỡ
    • Nghĩ ngơi tại giường
    • Nâng bìu
    • Giảm đau bằng nước nóng hoặc đá lạnh
    • Thuốc giảm đau
  • Kháng sinh nếu viêm tinh hoàn do vi trùng.

Phẫu thuật

  • Nếu nghi ngờ xoắn tinh hoàn và bệnh nhân đến sớm, có chỉ định phẫu thuật thám sát.
  • Viêm tinh hoàn có biến chứng tràn dịch phản ứng lượng nhiều hoặc áp xe cần phải dẫn lưu giải áp trong khoang màng tinh.

Điều trị bằng thuốc

Không có thuốc đặc trị viêm tinh hoàn do biến chứng quai bị.

Viêm tinh hoàn do vi trùng phải dùng kháng sinh phù hợp, có phổ điều trị bao phủ các tác nhân gây bệnh.

Ở bệnh nhân trẻ dưới 35 tuổi, đang trong tuổi hoạt động tình dục, sử dụng kháng sinh phổ rộng bao phủ các tác nhân gây bệnh lây qua đường tình dục (đặc biệt với lậu và chlamidia): ceftriaxone và doxycycline hoặc azithromycin. Fluoroquinolones không còn được CDC của Mỹ khuyến cáo sử dụng điều trị vi trùng lậu vì tỉ lệ kháng thuốc cao. 

Bệnh nhân từ 35 tuổi trở lên, nên dùng kháng sinh bao phủ cả vi trùng gram (-) như fluoroquinolone hoặc TMP-SMX.

Biến chứng

  • Hơn 60% bệnh nhân có biểu hiện teo tinh hoàn
  • Giảm sinh tinh gặp ở 7-13% bệnh nhân.
  • Vô sinh hiếm gặp ở các bệnh nhân viêm tinh hoàn 1 bên.
  • Một số trường hợp tràn dịch tinh mạc hoặc áp xe cần được dẫn lưu.

Tiên lượng

  • Hầu hết bệnh nhân viêm tinh hoàn do biến chứng quai bị tự khỏi sau 3-10 ngày.
  • Nếu điều trị kháng sinh phù hợp, hầu hết các trường hợp viêm tinh hoàn do vi trùng khỏi bệnh không có biến chứng..
em mong thay giup em cachphuc va gia quyet ho em voi
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
toi bi dau tinh hoan du doi bac si cho uong nhieu lan thuoc van khong khoi xin cho biet cach dieu tri
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Bạn phải đến bệnh viện có chuyên khoa Nam học để biết rõ tình trạng bệnh. Tùy vào thể bệnh bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn. Trường hợp uống thuốc vẫn không khỏi bạn nên tái khám và phản hồi lại với bác sĩ về những loại thuốc đã điều trị!. Chúc bạn luôn khỏe!
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
con trai tôi mới được 2 thang tuổi ma tinh hoan 1 ben 10 con 1 ben 3 vay co anh hương gi ve sau không xin bac sy trả lời giup em voi
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Toi cat bo mao tinh va duoc dan luu sau phau thuat uong nhieu loai khang sinh.den nay duoc mot thang.sao thay tinh hoan con sung cung.xin hoi bao lau moi het sung
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Truoc khi toi bi quai bi toi thay moi lan di tieu toi thay buot duong vat cho hoi toi nhu vay co bi lam sao ko
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận