Mẹo vặt để sinh con trai - bí kíp cực hay cho các cặp vợ chồng
Quan hệ vợ chồng khi mới mang thai
Quan hệ vợ chồng thời kỳ mãn kinh
Vợ chồng Han Ga In và Yeon Jung Hoon vẫn tình cảm như thủa mới cưới
Vì sao vợ chồng hay cãi nhau?
Một cuộc khảo sát mới tiến hành gần đây cho thấy trung bình các cặp đôi cãi nhau khoảng 2,465 lần một năm, tương đương với 7 lần mỗi ngày. Đây có thể là một kết quả bất ngờ nhưng không có gì đáng ngạc nhiên.
"Yêu nhau mấy núi cũng trèo", vậy mà tại sao những đôi yêu nhau vẫn thường xuyên cãi cọ, thậm chí trách mắng nhau ? Điều này khiến các nhà tâm lý học Anh hết sức tò mò và họ đã tiến hành một nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân tại sao các cặp đôi thường hay cãi nhau đến như vậy.
Công trình nghiên cứu được tiến hành thông qua khảo sát và lấy ý kiến của 3.000 người (bao gồm cả những người đã kết hôn và những người đang yêu). Theo đó, những người tham gia vào cuộc khảo sát sẽ trả lời một bảng câu hỏi về số lần cãi nhau của họ, nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc cãi nhau ấy là gì ?
Kết quả nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguyên nhân chính dẫn đến cãi nhau ở các cặp đôi là do mâu thuẫn trong quan điểm và thiếu sự lắng nghe lẫn nhau. Bởi khi yêu nhau, người ta hay có thói quen "phớt lờ" những điều mà đối phương cho là "vô cùng quan trọng".
Những bất đồng quan điểm của các cặp đôi xoay quanh vấn đề chủ yếu là tiền bạc, chi tiêu và phân công công việc trong gia đình. Theo ước tính, đây là nguyên nhân chính dẫn đến 115 vụ cãi nhau mỗi năm.
Bên cạnh đó, nguyên nhân chính thứ 2 khiến các cặp đôi thường xuyên tranh cãi đó là vấn đề "vung tay quá trán". Trong cuộc sống hôn nhân, việc một người chi tiền quá mức vào những món đồ "vô nghĩa" hoặc "không cần thiết" thường khiến đối phương vô cùng bực mình và khó chịu. Đây là nguyên nhân của 109 vụ cãi nhau mỗi năm, trong đó có 108 vụ liên quan đến…tiền bạc.
Lười biếng và không chịu chia sẻ công việc trong gia đình cũng góp phần vào tỉ lệ cãi nhau mỗi năm của các cặp đôi. Các số liệu khảo sát đã cho thấy những tranh cãi về vấn đề phân công công việc trong gia đình gây nên 105 vụ cãi nhau.
Không những thế, việc "thảo luận" xem nên ăn gì vào bữa tối cũng là nguyên nhân của 92 vụ tranh cãi mỗi năm. Và có đến 80 cuộc tranh cãi bắt nguồn từ việc… một người đi giầy dính bùn vào trong nhà.
Ngoài ra, vấn đề mở chương trình tivi nào để xem, ném những đồ cũ ra thùng rác và lái xe quá nhanh cũng góp phần vào hơn 1 cuộc cãi vã mỗi tuần. Thiếu sex và những bất đồng xung quanh "chuyện ấy" dẫn đến khoảng 80 vụ cãi nhau mỗi năm. Điều đáng nói hơn cả là con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên.
Đồng thời, kết quả khảo sát cũng cho thấy 88 vụ cãi nhau của các cặp vợ chồng liên quan đến những nguyên tắc giáo dục con trẻ, 79 vụ tranh cãi xuất phát từ việc vi phạm những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức ở trên.
"Cãi nhau là một phần cơ bản của cuộc sống, nó quan trọng như tình yêu vậy. Chính những tranh cãi và bất đồng mới khiến 2 bên hiểu và thông cảm lẫn nhau hơn. Thậm chí ngay cả những cặp đôi hoàn toàn "tâm đầu ý hợp" cũng không thể tránh khỏi cãi vã, bởi đó là cơ sở tạo nên một mối quan hệ vững chắc. Và đó mới là cuộc sống thực sự"- một thành viên thuộc nhóm nghiên cứu cho biết.
Những cuộc thảo luận và cãi vã về con cái giữa các cặp vợ chồng chưa bao giờ có hồi kết, từ việc khi nào nên sinh con cho đến việc nuôi dạy chúng thế nào, cho chúng ăn uống ra sao, chi bao nhiêu tiền cho chúng, cho phép chúng đi chơi với những ai, theo dõi việc học hành thế nào…
Cả hai bạn đều đi làm hay chỉ có một người đi làm? Bạn muốn nửa kia dành bao nhiêu thời gian cho công việc và bao nhiêu thời gian cho gia đình? Công việc của bạn hoặc nửa kia có ảnh hưởng đến gia đình hay không? Bạn có thích bạn đời liên tục đi công tác không?… Tất cả những vấn đề này đều có thể khiến vợ chồng nảy sinh tranh cãi.
Tiền bạc
Đây là một trong những chủ đề tranh cãi phổ biến giữa các cặp vợ chồng, từ việc ai sẽ chi những khoản gì và chi tiêu ra sao cho đến tiết kiệm bao nhiêu mỗi tháng…
Sex
Một cuộc sống chăn gối viên mãn sẽ làm tăng mối quan hệ khăng khít, gắn bó giữa hai vợ chồng. Nhưng ngược lại, cuộc sống gia đình có thể trở thành địa ngục của sự nhàm chán.
Việc nhà
Việc nhà cũng là một vấn đề gây xung đột lớn ở nhiều gia đình. Nếu một trong hai người (thường là phụ nữ) chăm chỉ làm việc nhà trong khi nửa kia lại lười nhác thì cãi vã rất dễ xảy ra.
Tối nay ăn gì?
Điều này nghe có vẻ lạ lùng nhưng trên thực tế, nó lại là chủ đề gây cãi vã của nhiều cặp vợ chồng.
Xem phim nào?
Không ít cặp đôi cãi nhau về việc nên xem bộ phim nào. Điều này đặc biệt đúng nếu người vợ thích phim lãng mạn kiểu Hàn Quốc nhưng người chồng lại thích phim hành động kiểu Hollywood.
Người yêu/chồng/vợ cũ
Tôi cho rằng tất cả các cặp vợ chồng đều từng có những cuộc cãi vã liên quan đến “người cũ” đặc biệt là khi nửa kia vẫn còn giữ tình bạn với anh ấy/cô ấy.
Cắt móng tay, móng chân
Rất nhiều người cảm thấy khó chịu khi bạn đời cắt móng tay, móng chân rồi để vương vãi ra giường, ghế không chịu dọn.
Bố mẹ chồng/vợ
Hòa hợp với bố mẹ anh ấy chưa bao giờ là điều dễ dàng. Có rất nhiều tình huống làm nảy sinh mâu thuẫn giữa bạn và bố mẹ chồng.
Không nên lầm tưởng rằng một cuộc hôn nhân mỹ mãn tức là vợ chồng không bao giờ cãi nhau.
Trên thực tế, cãi nhau cũng cần phải có học vấn, hãy cũng khám phá điều bí mật đó. Vợ chồng không chỉ khác nhau về giới tính mà còn có những điểm khác biệt về tính cách, quan niệm và thói quen. Khi yêu mỗi người đều có cơ hội để che giấu những điểm khác biệt đó; thế nhưng khi đã bước vào cuộc sống hôn nhân, sớm tối bên nhau, thường xuyên va chạm thì dù ít dù nhiều cũng không tránh khỏi có những lúc mâu thuẫn, bất đồng. Đó là điều hết sức bình thường, không có gì đáng ngạc nhiên, cũng không nên cho rằng có mâu thuẫn tức là hai người không hợp nhau. Trên thực tế, đôi bên nên nhìn nhận việc tranh cãi từ góc độ tích cực. Những người “biết” cãi nhau (tức hiểu rõ nguyên tắc khi cãi nhau) thì tình cảm giữa hai người sẽ ngày càng tốt đẹp mà số lần cãi nhau sẽ càng ngày càng ít.
1. Tranh cãi là vấn đề “góc độ”, “quan điểm” chứ không phải vấn đề “đúng sai”.
Trên thực tế không có bất cứ một đáp án cố định nào cho những vấn đề tranh cãi hay bất hoà trong gia đình bởi trong mỗi cuộc tranh cãi đều thuần tuý là vấn đề quan điểm chứ không phải vấn đề đúng sai. Những người biết cãi nhau là những người cố gắng lĩnh hội ý kiến thực sự của đối phương hoặc đi so sánh sự khác biệt về quan điểm của hai người. Ngược lại những người không biết cãi nhau sẽ lại cực lực tìm cách bác bỏ ý kiến của đối phương để chứng minh rằng mình đúng khiến cho đôi bên đều chịu thua thiệt.
2. Vợ chồng cãi nhau nên nói đến cái tình chứ đừng nói lý
Thông thường đặc trưng của tranh cãi là cãi lý vì thế khi cãi nhau đôi bên thường có tâm lý ra sức tìm ra lỗi về ngôn ngữ và logic của đối phương, và chỉ chăm chăm nhằm vào những lỗi đó khiến đối phương không thể nào chống đỡ nổi. Thế nhưng cãi lý sẽ làm tổn thương đến tình cảm. Vì thế khi cãi nhau, vợ chồng nên xử sự sao cho có tình, điều này còn mang tính xây dựng hơn nhiều so với việc áp dụng phương pháp phân tích và biện luận trong khi tranh cãi.
3. Không bao giờ cãi nhau trước mặt người thứ 3
Vì muốn chứng minh mình là đúng, những người trong cuộc thường hay tìm đến người thứ 3 để kể lể với hy vọng người khác sẽ ủng hộ mình; không những thế, họ còn không ngừng chỉ ra những cái không phải của đối phương để mong nhận được sự đồng tình của càng nhiều người ngoài cuộc. Thói quen này sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến tình cảm vợ chồng vì thế các cặp vợ chồng nên hết sức tránh nếu không người bị hại lại chính là bản thân mình.
Những người biết tranh cãi là những người chỉ muốn hai vợ chồng đối mặt cùng nhau giải quyết xung đột, không thích tranh cãi trước mặt bố mẹ, bạn bè hay đồng nghiệp.
Vợ chồng cãi nhau dù ai thắng ai thua thì trên thực tế cũng không có khái niệm người thắng cuộc mà cả hai đều là kẻ bại trận. Nếu bất đắc dĩ phải cãi nhau thì cũng chỉ nên dừng ở một điểm nào đó, đừng bao giờ cố gắng để thắng trong trận “đấu khẩu” này.
Theo kết quả nghiên cứu của Abused Wives (chuyên gia người Mỹ) về phụ nữ bị ngược đãi thì đặc trưng chung của những người phụ nữ hay bị chồng đánh là họ luôn là người chiến thắng trong cuộc chiến bằng miệng với các đức ông chồng. Các ông chồng không thể giành chiến thắng về mặt ngôn ngữ đành phải dùng nắm đấm để đòi lại.
Người biết cãi nhau là người luôn biết chừa đường rút cho đối phương trong khi người không biết cãi nhau lại luôn muốn ép đối phương đến đường cùng.
4. Nói rõ chân tướng sự việc, không làm mình làm mẩy thái quá
Cãi nhau bao giờ cũng có nguyên nhân. Người biết cãi nhau sẽ tập trung vào việc nói rõ sự việc để giúp đối phương hiểu rõ được tình hình và mong muốn của mình. Ngược lại, người không biết cãi nhau lại thích làm mình làm mẩy một cách thái quá để thể hiện rằng mình đang tức giận vì thế họ thường dùng những hình dung từ cực đoan, quá trớn để chọc giận đối phương.
5. Dũng cảm nhận sai trước
Cãi nhau là mâu thuẫn do bất đồng quan điểm vì thế những người chín chắn sẽ luôn tìm mọi cách để tránh cãi nhau. Phương pháp tốt nhất để không xảy ra những trận đấu khẩu chính là thừa nhận ý kiến của đối phương, cho rằng ý kiến của đối phương tốt hơn của mình. Để có thể làm được điều này bạn cần phải có đủ sự tự tin, phải là người chín chắn mới làm được, điều này rất đáng được mọi người học tập.