Vượt qua nỗi đau sẩy thai

Tỉ lệ mang bầu là một trên sáu

Người ta khẳng định rằng, khoảng từ 15 đến 20% những phụ nữ mang bầu bị sẩy thai, trước tháng thứ sáu phôi thai rất dễ bị bong. Trong đó, hai phần ba số trường hợp bị sẩy thai là do nhiễm sắc thể bất thường của trứng. Nhưng dù là lí do nào đi nữa, việc sẩy thai xảy ra đều là những giai đoạn rất khó khăn với phụ nữ.

Những vấn đề cần suy nghĩ

Một nghiên cứu khoa học mới công bố gần đây của các nhà khoa học Mỹ, đã chỉ ra rằng, gần một nửa số phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm. Sau cú sốc này, phụ nữ cần được thông cảm và chia sẻ vì trong họ luôn có những cảm giác tội lỗi, hối hận. “Giá mà tôi không làm việc quá nhiều…”, “Nếu mà tôi không phải chờ đợi quá lâu để có cái thai này…”, “Nếu mà tôi không từng bị như thế này cách đây mười năm …”

Ngày nay, phụ nữ khó mà làm chủ được toàn bộ cơ thể họ. Việc mang thai và sinh em bé đều được lên kế hoạch, càng ngày càng muộn hơn. Họ có kế hoạch có con, đầu tư cho đứa trẻ càng ngày càng cẩn thận ngay từ những cảm nhận của họ về những cử động đầu tiên của bé. Vậy mà hiện tượng sẩy thai vẫn xảy ra, làm đảo lộn tất cả.

Khoảng thời gian buồn

Trong nỗi buồn vì không được làm mẹ, cộng thêm với cảm giác bị mất đi khả năng làm chủ cơ thể mình, người mẹ sẽ khó làm chủ được cuộc sống của mình. “Mất mát” là một cụm từ mà những người phụ nữ này phải chấp nhận, chấp nhận sự ra đi của đứa con mình và tạm mất đi vai trò làm mẹ trong một thời gian. Giai đoạn đau buồn này là cần thiết. Họ sẽ dần dần chấp nhận những lời khuyên của bác sĩ và vượt qua nỗi đau này. Nhưng ở một số phụ nữ, họ đắm chìm trong sự lo lắng triền miên. Bởi nỗi đau này, có thể làm cho họ nhớ lại một sự kiện đau thương nào đó đã từng xảy ra trong cuộc đời, như : “Một đám tang người thân, một vụ tai nạn…”. Đó là những người phụ nữ rất yếu đuối. Vì vậy, đừng ngần ngại đến xin lời khuyên của bác sĩ tâm lí.

Cần thời gian để ổn định

Vì nỗi buồn sẩy thai sẽ không giống nhau ở hai vợ chồng. Điều này có thể dẫn đến những xung đột, thậm chí làm đảo lộn cuộc sống lứa đôi.

Hãy dành thời gian để tâm sự với người bạn đời về những cảm giác mà cả hai trải qua, nhưng đừng bàn đến khủng hoảng tâm lí. Nếu nói quá nhiều về những ám ảnh tiêu cực trong lần mang thai tới là không tốt. Vì những hiện tượng tâm lí như vậy sẽ chỉ thoáng qua và quan trọng hơn là phải biết chấp nhận một cách nhẹ nhàng. Nếu như nỗi sợ hãi sảy thai lặp đi lặp lại khi họ mang thai lại, dù nguy cơ rất thấp, hãy hiểu và thông cảm cho những người phụ nữ này.

Ngay cả khi họ muốn, có thể những người phụ nữ sẽ khó khăn trong việc thụ thai bởi họ cần phải được chuẩn bị cả về tinh thần và thể chất. Đừng quá lo lắng nếu mọi thứ chưa trở lại bình thường hoặc nếu bạn chưa có thai ngay. Đôi khi vấn đề này còn liên quan đến một “sự cố” nhỏ khi cú sốc này xảy ra. Hãy nói chuyện với bác sĩ phụ khoa hoặc nhà tâm lí. Quan trọng là hãy cho người phụ nữ thời gian, để cô ấy quen dần với trạng thái cơ thể mình sau khi đã xảy ra biến cố như vậy. Chỉ đề cập đến vấn đề mang thai lần tiếp theo khi tinh thần người phụ nữ trở lại bình thường.

Tìm sự trợ giúp ở đâu ?

Lí tưởng là tìm một người tin tưởng, tâm lí và trầm tĩnh để tâm sự. Rất nhiều phụ nữ khi phải đối mặt với tình trạng này, luôn có một người dì, một người đồng nghiệp bên cạnh. Ở bên những người thân, họ sẽ có cảm giác mình được chia sẻ vào những giai đoạn khó khăn: Ngày mai đáng nhẽ đứa trẻ sẽ ra đời, thời gian nghỉ để sinh em bé, ngày bị sẩy thai… và tất cả những cảm xúc chất chứa do việc sẩy thai mang lại.