Xoa bóp chữa bệnh đau lưng rất công hiệu



Xoa bóp chữa bệnh đau lưng rất công hiệu. Xoa bóp đơn giản và tiện lợi vì chỉ dùng bàn tay để phòng bệnh và chữa bệnh. Do đó, có thể dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào và không bị lệ thuộc vào các phương tiện khác.Có hiệu quả vì có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh nhất định



XOA BÓP CHỮA BỆNH ĐAU THẮT LƯNG


 

ĐỊNH NGHĨA VỀ XOA BÓP

Xoa bóp là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh với sự chỉ đạo của lý luận y học cổ truyền. Đặc điểm của xoa bóp là dùng bàn tay, ngón tay là chính, tác động lên da, thịt, gân, khớp của người bệnh để đạt mục đích chữa bệnh, phòng bệnh.

Ưu điểm:



Giản tiện: Vì chỉ dùng bàn tay là chính, có thể dùng trong bất kể hoàn cảnh nào và không bị lệ thuộc vào các phương tiện khác.

Hiệu quả: Vì có phạm vi chữa bệnh rộng: có khả năng chữa một số bệnh cấp tính như nhức đầu, đau lưng cấp, cảm cúm…, cũng như một số bệnh mạn tính khác như thấp khớp, hội chứng dạ dày….

Có giá trị : Kỹ thuật xoa bóp duợc triển khai trên nguyên tắc chữa trị biện chứng của lý luận Đông y. Không cần uống thuốc, ít gây tác dụng phụ , có hiệu quả chữa trị khá đối với nhiều bệnh tật , là phương pháp chữa trị rất tiện và dễ thực hiện . Phạm vi thích ứng rộng rãi , các bệnh tật thường thấy gồm có : đốt sống cổ , đau lưng cấp tính bởi lao động quá sức mệt nhọc gây nên , đốt xương sống , sai khớp hoặc bong gân bốn chi v.v .

 


NHỮNG NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ XOA BÓP:

-Xoa bóp là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh như các phương pháp khác (Thuốc, Châm cứu, ấn huyệt…)

-Có một số bệnh chứng có thể dùng xoa bóp để chữa như vẹo cổ, đau lưng, thấp khớp, rối loạn tiêu hóa, mệt mõi, cảm cúm.

Có những bệnh phải phối hợp với những phương pháp khác, mà xoa bóp chỉ ở vị trí thứ yếu như sốt cao cấp tính, cơn đau quặn thận, cơn đau quặn gan…..

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý:

  • Cần làm cho người được xoa bóp (thân chủ) tin tưởng vào phương pháp để họ phối hợp tốt với thầy thuốc hay kỹ thuật viên.

  • Phát huy sự nổ lực chủ động trong quá trình chữa bệnh bằng cách giải thích rõ nguyên nhân gây bệnh.

  • Chỉ dẫn những điều kiêng cữ, những điều nên làm khi ở nhà.

  • Cần có chẩn đoán rõ ràng rồi mới tiến hành xoa bóp.

  • Không làm xoa bóp khi thân chủ quá đói hoặc quá no.

  • Thân chủ mới đến cần nghỉ 5 – 10ph trước khi xoa bóp.

  • Thủ thuật xoa bóp nặng nhẹ phải phù hợp với tình hình bệnh tật của thân chủ.

Thí dụ: Lần đầu làm nhẹ nhàng; bắt đầu và kết thúc làm nhẹ. Làm ở nơi đau phải chú ý sức chịu đựng của thân chủ, không làm quá mạnh. Sau một lần xoa bóp, hôm sau thân chủ thấy mệt mỏi, tức là đã làm quá mạnh, lần sau cần phải nhẹ hơn.

.Khi xoa bóp, thái độ thầy thuốc phải hòa nhã, nghiêm túc, luôn theo dõi diển tiến của người bệnh.

       Đối với người mới, nhất là thân chủ nữ, cần nói rõ cách làm để họ yên tâm, tránh hiểu lầm đáng tiếc.

KỸ THUẬT VÀ THỜI GIAN XOA BÓP:

Xoa bóp yêu cầu động tác chính xác và có kỹ thuật nhất định, với yêu cầu cơ bản là kiên trì, mạnh mẽ, đồng đều, mềm mại, thấm sâu. Hình thức xoa bóp không hạn chế về thủ pháp thao tác bằng tay, cánh tay hay khuỷu tay,cũng có thể xoa bóp bằng chân v.v , hoặc bằng dụng cụ xoa bóp chuyên môn, có thể bôi thêm các loại thuốc đặc biệt như: cao, kem xoa bóp , dầu Đông Thanh, dầu Hồng Hoa, dầu vừng, bột thạch cao hoặc các chất nhờn khác v.v . Phương pháp xoa bóp gồm: đẩy, ấn, xoa, bóp, lắc, đập v.v . Tuỳ theo kỹ thuật và người thao tác khác nhau, xoa bóp có thể chia làm xoa bóp tự chủ và xoa bóp thụ động. Xoa bóp thụ động chủ yếu với mục đích phòng chống bệnh tật, trong đó có xoa bóp cho trẻ em, xoa bóp bó xương, xoa bóp khí công v.v ; do một thày thuốc hay một kỹ thuật viên tác động lên một bệnh nhân hay gọi chung là thân chủ. Còn xoa bóp tự chủ chủ yếu nhằm tăng cường và bảo vệ sức khỏe , có nhiều kỹ thuật như xoa bóp bảo vệ mắt, bảo vệ bốn chi, bảo vệ dạ dày , an thần v.v . Do mỗi người tự tác động lên bản thân mình.

Một liệu trình điều trị từ 10 - -15 lần là vừa, để tránh hiện tượng lờn xoa bóp và ghiền xoa bóp.

Đối với chứng bệnh cấp tính mỗi ngày có thể làm 1 lần.

Đối với chứng bệnh mạn tính, có thể xoa bóp cách ngày hoặc 1 tuần 2 lần.

Thời gian một lần làm xoa bóp:

Nếu xoa bóp toàn thân : thời gian từ 45 – 60ph

Nếu xoa bóp từng bộ phận : thời gian từ 10 – 15ph

Như đã nói trên , có nhiều phương pháp xoa bóp khác nhau, vì thế khi áp dụng cần phải biết rõ là người thày hay kỹ thuật viên sử dụng phương pháp nào và có thực sự đúng bài bản hay không.


HIỆU QUẢ:

Xoa bóp có thể nói là một phương pháp phòng bệnh và giảm đau hiệu quả nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, nó còn đem lại những hiệu quả sau:

   Một là : điều chỉnh chức năng phủ tạng. Đông y coi sự biến đổi bệnh lý của cơ thể con người là chức năng phủ tạng bị rối loại. Xoa bóp tức là vận dụng thủ pháp khiến chức năng phủ tạng bị rối loạn trở lại cân bằng, nhằm đạt mục đích chữa trị bệnh tật, tăng cường và bảo vệ sức khỏe .

  Hai là : làm thông suốt kinh lạc và khí huyết . Khí huyết là vật chất chủ yếu duy trì sự sống , kinh lạc là con đường vận hành, truyền dẫn và liên lạc khí huyết trong cơ thể con người . Một khi khí huyết kinh lạc thất thường , tà khí bên ngoài sẽ thâm nhập phủ tạng và gây bệnh; nếu như phủ tạng mắc bệnh , cũng sẽ phản ánh lên cơ thể qua con đường kinh lạc . Qua kích thích xoa bóp, có thể xúc tiến sự sinh thành và vận hành của chức năng kinh lạc và khí huyết, để phối hợp chức năng phủ tạng, đạt mục đích phòng chống sự thâm nhập của tà khí và chữa trị bệnh trong cơ thể.



XOA BÓP BẤM HUYỆT CHỮA ĐAU CỔ GÁY



Xoa bóp bấm huyệt chữa đau cổ gáy

Đau cổ gáy là bệnh hay gặp trên lâm sàng, bệnh liên quan đến bệnh lý đốt sống cổ . Bệnh thường gặp ở người già và tuổi trung niên. Thời gian gần đây gặp cả ở người trẻ, nhất là khối văn phòng do làm việc nhiều với máy tính trong phòng điều hòa lạnh. Theo y học cổ truyền, do tấu lý sơ hở, phong hàn thấp thừa cơ xâm nhập gây tổn thương kinh lạc, cản trở lưu thông khí huyết, gây đau.(  Click xem Máy massage Cổ  )

Các bước tiến hành:

Người bệnh ngồi trên ghế, người chữa đứng sau lưng bệnh nhân, lần lượt làm các thao tác sau:

- Xoa, xát vùng cổ và vùng lưng phía dưới cổ giữa hai bả vai, hai bên vai của người bệnh, day từ nhẹ tới mạnh cho tới khi nóng lên.

- Day vùng cổ: dùng ngón giữa tay phải bấm day vào giữa các đốt xương sống cổ từ trên xuống khoảng 3 – 5 phút.

- Lăn vùng vai gáy 2, 3 phút.

- Bóp các khối cơ vùng cổ từ trên xuống dưới, từ cổ tới mỏm vai, đặc biệt đối với chỗ đau, vừa làm vừa vận động nhẹ cổ bệnh nhân, thời gian 3 – 5 phút.

- Bấm huyệt giáp tích vùng gáy của bệnh nhân từ trên xuống, làm khoảng 3-5 phút (từ các đốt xương sống cổ sang ngang khoảng 0,5 – 1 tấc (còn gọi là thốn).

- Tìm điểm đau nhất của bệnh nhân, sau đó, dùng ngón tay cái hoặc ngón giữa day ấn các điểm này trong khoảng 3 phút. Kết hợp bảo bệnh nhân quay cổ sang phải, sang trái 3 lần.

- Day bấm các huyệt phong trì (từ xương chẩm C1 đo ra ngoài 2 thốn), phong phủ (chỗ lõm giữa gáy và ở trên chân tóc gáy 1 thốn), đại chùy (ở dưới xương to ở cổ), kiên tỉnh (trung điểm của đường nối huyệt đại chùy và điểm cao nhất của đầu ngoài xương đòn), lạc chẩm (giữa hai xương bàn tay 2 và 3 mu bàn tay), a thị của bệnh nhân, mỗi huyệt day ấn khoảng 1 phút.

- Xoa vuốt cánh tay: dùng lòng bàn tay phải xoa vuốt tay trái từ trên vai xuống khớp khuỷu khi nóng lên thì đổi tay.

- Vỗ cánh tay: chụm khít các ngón tay và bàn tay vỗ bên cánh tay kia và ngược lại.

- Đấm cánh tay: nắm tay lại thành quyền, đấm lên cơ bắp cánh tay kia 3 – 5 phút rồi chuyển tay.

- Nghiêng cổ: cẳng tay người chữa để sát bên cổ trái người bệnh, tay kia làm động tác nghiêng cổ sang trái 3-5 lần, sau đó chuyển làm tiếp bên cổ phải.

- Ngửa cổ: cẳng tay người chữa để ở sau gáy người bệnh, tay kia để ở trán, làm động tác ngửa cổ, cúi cổ 3-5 lần.

- Vận động cổ: một tay đỡ cằm, tay kia giữ đầu, hai tay phối hợp nhẹ nhàng vận động đầu bệnh nhân qua phải, qua trái với góc độ tăng dần, khi cảm thấy cơ mềm có thể dùng lực hơi mạnh lắc đầu bệnh nhân sang phải và về phía sau, tiếp tục làm tương tự phía bên trái.


 Cũng có người lại nghĩ đến đội ngũ tẩm quất, giác hơi chuyên đi đấm bóp dạo, phục vụ cho giới bình dân ở các bến xe, công viên … và xem việc xoa bóp chủ yếu chỉ là để thư giãn, hay lại nhằm đến việc phục vụ cho những nhu cầu khác mà các hoạt động xoa và bóp chỉ mang tính hình thức qua loa, ít khi đúng bài bản, kỹ thuật thậm chí còn có những động tác có thể gây ra những nguy hiểm hay chấn thương về cơ, khớp thay vì có thể đem lại cho người thụ hưởng một sự phục hồi sức khoẻ thật sự

Trong khi đó, xoa bóp là một hoạt động sử dụng tay không tác động lên cơ thể với nhiều kỹ thuật khác nhau, dù đơn giản hay phức tạp đều có những thủ thuật nhất định. Chúng ta nên biết rằng phương pháp xoa bóp có khá nhiều trường phái khác nhau xuất phát từ nhiều nơi trên thế giới. Ở Ai Cập, khi khảo sát các bức tranh trên đá cách đây hơn 5000 năm, người ta đã thấy có hình những người nằm xoa bóp. La Mã thời cổ đại cũng đã dùng các liệu pháp xoa bóp sau khi tắm, còn ở Ấn Độ, xoa bóp được sử dụng như một nghi thức trong các buổi lễ Tôn Giáo, sau các buổi tập thở và Tập Yoga. Còn ở Trung Quốc, xoa bóp đã có một lịch sử rất lâu đời. Theo sách Nội Kinh Tố Vấn, thiên Dị Pháp (Chương 12) đã đề cập đến những phép xoa bóp khác nhau

Tại các nước Tây Âu thì các phương pháp xoa bóp cũng rất đa đạng và ngay từ thế kỷ 17 tại các trường Đại học Y Khoa, người ta đã tìm thấy nhiều luận án đề cấp đến lợi ích của xoa bóp.Hiện nay thì xoa bóp được phát triển một cách rộng rãi trong rất nhiều các quốc gia và trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ Y Học cho đến thể dục thể thao đều có những kỹ thuật xoa bóp phong phú.

Tại nước ta từ rất lâu đã có những danh y đề cập đến những phương pháp chữa bệnh bằng xoa bóp như:

Tuệ Tĩnh: Vào thế kỷ 14 đã tổng kết những kinh nghiệm xoa bóp thời bấy giờ để chữa một số bệnh (Sách Nam Dược Thần Hiệu)  Thí dụ: Xoa với bột gạo tẻ để trị chứng ra nhiều mồ hôi. Xoa với bột hoạt thạch và bột đậu xanh để trị rôm sảy.Xoa với hạt cải ngâm dấm để chữa da thịt tê dại.Xoa với hạt cải ngâm rượu để điều trị đau lưng.Xoa với rươu. ngâm quế điều trị bại liệt.

Nguyễn Trực:Thế kỷ thứ 15, trong cuốn “Bảo anh lương phương” (Chữa bệnh cho trẻ em) đã đúc kết nhiều kinh nghiệm xoa bóp với các thủ thuật xoa, bấm, miết, vận động , kéo …..tác động lên kinh lạc , huyệt để điều trị các chứng đau bụng, ỉa chảy, lòi dom, tích trệ….

Đào Công Chính: Vào thế kỷ 18, trong cuốn “Bảo sinh diên thọ toản yếu” đã tổng kết các phương pháp tự tập luyện, tự xoa bóp để phòng và trị bệnh.

Hải Thượng Lãng Ông: Thế kỷ 18, đã nhắc lại các phương pháp trị liệu bằng xoa bóp để phòng và trị bệnh trong cuốn “Vệ sinh yếu quyết

Xoa bóp chữa đau thắt lưng

Y học cổ truyền gọi chứng bệnh này là “yêu thống”, “yêu cước thống” là một trong những chứng thuộc phạm vi chứng tý. Y học cổ truyền cho là do phong hàn thấp xâm nhập vào hệ cân cơ kinh lạc gây bế tắc vận hành kinh khí gây đau; lao động quá sức, sai tư thế mất thăng bằng (gây đau lưng cấp), khí trệ huyết ứ gây đau hoặc có tổn thương cân cơ, xương khớp như thoái hóa đốt sống, dị dạng đốt sống... (gây đau lưng mạn tính). Theo YHCT là do công năng can thận suy giảm không nuôi dưỡng được xương khớp, cân cơ lâu ngày gây đau, co cứng cơ...

Ngoài việc dùng thuốc, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số động tác tự xoa bóp điều trị đau thắt lưng để bạn đọc tham khảo và áp dụng:

Người bệnh ngồi ghế lần lượt làm các động tác sau:

Xát: đặt ngón tay, bàn tay gần nhau xung quanh phần thắt lưng, lòng bàn tay hướng vào trong, dùng gốc gan bàn tay từ từ xát lên và xuống làm vùng thắt lưng nóng lên.

Xoa vùng lưng: dùng gốc bàn tay xoa tròn trên da chỗ đau lần lượt theo chiều kim đồng hồ rồi ngược chiều kim đồng hồ. Động tác này làm cho vùng lưng nóng lên.

Miết: xát 2 tay vào nhau cho nóng lên rồi đặt chồng lên nhau ở giữa thắt lưng đẩy từ trên xuống chà xát 5-10 lần, sau đó di chuyển sang phải, sang trái 5-10 lần.

Day: Tay trên hông, mô ngón tay cái đặt ở 2 bên cột sống, hơi dùng sức để ấn xuống và xoay tròn, lần đầu tiên theo chiều kim đồng hồ, sau đó ngược chiều kim đồng hồ khoảng 3-5 phút.

Bóp: hai bàn tay đặt ở hai bên thắt lưng, ngón cái ở bên còn 4 ngón còn lại đặt ở cột sống thắt lưng ở cả bóp vào 2 bên cơ lưng, 2 tay bóp cùng lúc, vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên, làm khoảng 3 phút.

Đấm: Nắm cả hai tay lại, lòng bàn tay hướng ra ngoài, dùng mu tay lần lượt đấm vào 2 bên thắt lưng với lực không gây đau là thích hợp, cùng một thời điểm, đấm mỗi bên khoảng 10-15 lần.

Bấm: Cả hai tay trên hông, ngón tay cái đặt ở 2 bên thăn lưng, bấm các huyệt: thận du, đại trường du, hoàn khiêu. Khi bấm đốt 1 và đốt 2 vuông góc với nhau bấm từ từ, tăng dần đến khi thấy tức nặng. Bấm mỗi huyệt khoảng 1 phút.

Phát: 2 bàn tay hơi khum khum, giữa lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít vào lại với nhau, phát vào vùng thắt lưng.

Cách xoa bóp chữa đau thắt lưng

Phương pháp này có tác dụng thông kinh lạc, hết sưng, giảm đau. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần, mỗi lần 20 phút.

Đông y gọi đau lưng là "yêu thống", là một trong những chứng thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân là do phong hàn thấp xâm nhập vào hệ cân cơ kinh lạc gây bế tắc vận hành kinh khí gây đau.

Cũng có thể do lao động quá sức, sai tư thế mất thăng bằng hoặc tổn thương cân cơ, xương khớp như thoái hoá đốt sống, dị dạng đốt sống... gây đau; hoặc cũng có thể do công năng can thận suy giảm không nuôi dưỡng được xương khớp, cân cơ lâu ngày gây đau, co cứng cơ...


Biểu hiện là một bên hoặc cả hai bên thắt lưng đau nhức hoặc đau nhói, đau âm ỉ, cũng có thể có cảm giác đau nhức, lạnh tê, có khi lan sang vùng mông, khi lao động hoặc khi thời tiết thay đổi thì đau hơn, được nghỉ ngơi thì đau giảm. Bệnh thường tái phát nhiều lần gây hạn chế hoạt động thắt lưng.

Một số trường hợp cột sống vẹo về một bên, co rút cơ thắt lưng, đau lan tới chi dưới. Các phương pháp điều trị của Đông y như thuốc sắc, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, chườm nóng... có kết quả đối với những trường hợp mạn tính hoặc có kết hợp các yếu tố như phong, hàn, thấp.

Xin giới thiệu  cách xoa bóp bấm huyệt để bạn đọc tham khảo áp dụng tại nhà. Phương pháp này có tác dụng thông kinh lạc, hết sưng, giảm đau. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần, mỗi lần 20 phút.



Huyệt thận du


Người bệnh nằm sấp trên giường cứng. Người chữa thực hiện các thao tác sau:

- Từ đốt xương ngực số 1 đến khớp xương hông dùng phép xoa day 3 lượt: Người chữa dùng gốc bàn tay hoặc ô mô ngón tay út hơi ấn xuống da người bệnh và di động theo vòng tròn. Tay của người chữa và da người bệnh dính với nhau. Thao tác chậm, làm mạnh hay nhẹ tùy thuộc tình trạng đau của người bệnh. Làm 3 lượt.

- Người chữa nắm hờ hai bàn tay đấm kích đốc mạch từ huyệt đại chùy đến trường  cường, khi đấm vào vùng thắt lưng cần có lực mạnh thích hợp và kết hợp bảo bệnh nhân ho.

- Kéo dãn cột sống thắt lưng: người bệnh hai tay nắm đầu giường. Người thao tác đứng phía dưới chân người bệnh, cầm hai cổ chân người bệnh từ từ kéo dãn xuống trong khoảng 1 phút, sau đó dùng ngón cái gãi gãi vào chỗ đau của người bệnh khoảng 1 phút.

- Người chữa một tay nắm vào đùi bên chân đau của người bệnh nâng lên cao về sau, dùng gốc bàn tay kia day lăn ở điểm ấn đau và quanh chỗ đau khoảng 3 phút.


Huyệt thừa sơn


- Nắm véo cơ hai bên cột sống thắt lưng, véo huyệt a thị khoảng 2 phút: người chữa dùng ngón cái và bốn ngón còn lại kẹp giữ vị trí cần tác động đồng thời vê đi vê lại.

- Day ấn các huyệt thận du, chí thất, uỷ trung, thừa sơn mỗi huyệt khoảng  2 phút.

- Người bệnh xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên rồi áp vào hai bên thắt lưng trong khoảng 3 phút.

Có thể kết hợp dùng muối rang nóng hoặc lá ngải cứu sao nóng với dấm chườm vào chỗ đau hằng ngày để tăng hiệu quả điều trị.


Nắm véo hai bên cột sống thắt lưng


Lưu ý:

- Khi đau cấp, người bệnh cần nằm nghỉ trên giường cứng (nằm ngửa, chân hơi co), tránh di chuyển hoặc thay đổi tư thế. Nếu đau nhiều cần dùng thuốc giảm đau.

- Không nên nằm ngủ ở nơi  gió lạnh, ẩm thấp, không nên nằm đệm mềm, giường lò xo.

- Lao động vừa sức, bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác hay nhấc vật nặng. Khi nhấc vật nặng  nên co đùi gấp gối nhưng lưng vẫn phải giữ thẳng. Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.

- Điều trị kịp thời các bệnh lý ở cột sống.

- Để phòng bệnh nên tập các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, tăng sự mềm mại của cột sống. Người bị đau thắt lưng không nên tập các môn thể thao phải vận động quá mức như tennis, bóng chuyền, golf. 

Vị trí huyệt

Đại chùy: Huyệt nằm giữa đốt sống cổ 7 và đốt sống ngực 1.

Trường cường: Chỗ lõm sau hậu môn và trước đầu xương cụt 0,3 tấc.

Thận du: Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 sang ngang 1,5 tấc.

Chí thất: Từ huyệt thận du đo sang ngang 1,5 tấc.

Ủy trung: Chỗ giữa nếp lằn khoeo chân.

Thừa sơn: Ở giữa đường nối huyệt ủy trung và gót chân, dưới huyệt ủy trung 8 tấc, ngay chỗ lõm giữa 2 khe cơ sinh đôi ngoài và trong.

PHƯƠNG PHÁP CHỮA ĐAU LƯNG HIỆU QUẢ KHÁC



Cuộc sống của chúng ta sẽ không còn thú vị nếu như sức khỏe không như ý muốn. Những cơn đau lưng triền miên sẽ gây ra sự mệt mỏi chán nản, mất tự tin trong cuộc sống nếu lúc nào cũng phải sống chung với bệnh tật. Theo thống kê thì hơn 80% dân số đang mắc phải chứng bệnh này, nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta trong một thời gian dài. Bạn có muốn như vậy? Bất cứ ai cũng không mong muốn điều đó xảy ra với mình. Trên thực tế thì không phải là không có cách để làm giảm những cơn đau không mong muốn, có một số thủ thuật rất đơn giản, bạn có thể tự mình giải quyết vấn đề này chỉ qua một số cách hết sức đơn giản mà lại có hiệu quả tương đối cao.

- Chú ý đến tư thế: Khi đứng hoặc ngồi nên chú ý cố gắng giữ đúng tư thế có lợi cho cột sống, thoải mái tránh khom lưng để tránh làm tổn thương cột sống.

- Ngồi thẳng lưng: Giữ tư thế ngồi chuẩn, lưng thẳng mắt phải nhìn hướng 900¬, nên giữ cho xương chậu cố định không dịch chuyển nhiều, nó sẽ giúp chi phối đều trọng lượng cơ thể, loại bỏ áp lực quá lớn lên cột sống của chúng ta.

- Di chuyển thường xuyên: cứ 30 phút làm việc nên tranh thủ thư giãn 30 giây như đứng dậy và đi bộ xung quanh, giúp chúng ta làm giảm mệt mỏi cho cột sống, giảm đau lưng và tăng tính linh hoạt cho cột sống.

- Uống nhiều nước: vì cấu trúc của đĩa đệm là nước mà đĩa đệm nằm giữa cột sống giúp cột sống hoạt động linh hoạt. Vì thế nếu thiếu nước, cột sống sẽ mất dần tính đàn hồi và sự dẻo dai cần thiết.

- Dành thời gian vận động: Vận động vừa phải những bài tập thể dục như yoga, đi bộ, …giúp cơ thể dẻo dai và chống bệnh tật, vì nó giúp cơ bắp thư giãn, làm tăng sức đề kháng nếu vận động thích hợp sẽ giúp cơ bắp dần hồi phục sau những căng thẳng mà còn giúp hồi phục dần những cơ khác bị suy yếu.

- Xác định nhóm cơ gây đau lưng như cơ bụng, cơ hông, nhóm cơ flevor & erector thường hay gây ra sự mất cân bằng tạo ra đau lưng. Nên chú ý thường xuyên thay đổi sự hoạt động của các nhóm cơ này và các khớp xương sẽ giúp cơ thể tránh được tình trạng mất cân bằng này.

- Đừng dùng sức quá nhiều để khuân vác hoặc nâng vật nặng: Nó sẽ gây ra tình trạng đau lưng kéo dài nếu tổn thương quá nặng, mà đôi khi sự tổn thương đến từ những hành động gần như vô hại, chúng ta nên chú ý hơn.

- Cân bằng cột sống: Việc loại bỏ đau lưng sẽ vô cùng đơn giản nếu như ta biết cách tự bảo vệ mình, cố gắng giảm áp lực và căng thẳng cho cột sống, nên tạo sự thoải mái, và thư giãn cho cơ bắp, tăng cường cơ bắp bị suy yếu và huy động các khớp. Bên cạnh đó cũng nên thường xuyên vận động, thực hiện những bài tập trị liệu để có thể mau chóng phục hồi khỏi bệnh càng sớm càng tốt.






Cách chữa bệnh đau lưng hiệu quả nhất
Phương pháp điều trị bệnh đau lưng tốt nhất .
Món ăn chữa đau lưng nhức mỏi
Chữa bệnh đau lưng thoái hóa cột sống đúng cách
Đau lưng sau khi sinh nguyên nhân và cách điều trị
Cách chữa bệnh đau lưng ở phụ nữ chuẩn nhất
Bài thuốc chữa bệnh đau lưng
Bài thuốc đông y trị đau lưng





(ST)