Tác dụng của xông hơi bằng lá cây
Xông hơi bằng cánh hoa hồng cho làn da tuyệt đẹp
Bạch truật - thuốc trường sinh của đế vương
Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống. |
Sách Thần tiên truyện của Cát Hồng đời Tấn (Trung Quốc) chép: Có một lần Hán Vũ đế ngự giá về phương Đông, nhìn thấy một cụ già cuốc cỏ dưới ruộng, tóc bạc như cước mà tinh thần còn như trai tráng. Vua hỏi làm sao có được sức khỏe như thế, cụ bẩm: “Hồi tôi 55 tuổi, răng rụng hết, tóc khô, già yếu. Một hôm tôi gặp một trưởng giả trường thọ, rất giỏi phép dưỡng sinh. Ông dạy tôi đừng ăn những thức xào nấu béo ngọt, chỉ ăn bạch truật và uống nước, dùng gối bằng bạch truật. Tôi làm theo lời dạy của ông, hằng ngày ăn bột bạch truật, hễ đói là ăn, ăn xong uống nước. Ngoài ra, tôi còn nghiền bột bạch truật bỏ vào gối khi ngủ. Một thời gian sau, tinh thần chuyển tốt, dần dần người trẻ lại, răng rụng lại mọc, ngày đi trăm dặm không thấy mệt. Năm nay tôi đã ngoài 90 tuổi”.
Theo y học cổ truyền, bạch truật vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ, chỉ tả, lợi thủy, an thai. Nó được coi là một vị thuốc bồi dưỡng, điều trị các chứng bệnh đau dạ dày, bụng trướng đầy, nôn mửa, ăn chậm tiêu, tiêu chảy, phân sống, viêm ruột mạn tính. Bạch truật cũng là thuôcd an thai trong trường hợp có thai đau bụng, ốm nghén nôn ọe. Ngày dùng 6-12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột.
Không dùng vị thuốc này cho những người đau bụng do âm hư nhiệt trướng, đại tiện táo, háo khát.
Thuốc của Từ Hy thái hậu: Dưỡng tâm diên linh ích thọ đơn
Đây là bài thuốc mà các ngự y Trang Thủ Hòa, Lý Đức Xương của cung đình nhà Thanh chế cho Từ Hy thái hậu dưỡng tâm, tăng tuổi thọ.
Bá tử nhân (sao), đơn sâm, bạch thược (sao rượu), đơn bì, sinh địa thô (rửa rượu), chỉ xác (sao), toan táo nhân (sao) mỗi thứ 12 g. Đương quy (sao rượu) 15 g; xuyên khung, trần bì mỗi thứ 6 g; chi tử (quả dành dành), hoàng tinh (sao chế với rượu) mỗi thứ 9 g, bạch truật (sao) 20 g. Tất cả tán thành bột, luyện với mật, làm thành các viên 2 g. Mỗi lần uống 4 g với nước, ngày 2 lần.
Viên tăng tuổi thọ của hoàng đế Quang Tự
Bài này của quan Ngự y Lý Đức Xương hiến cho vua Quang Tự nhà Thanh để dưỡng sinh, giúp thân thể cường tráng, tinh lực dồi dào.
Viễn chí, mộc hương, thạch xương bồ, sa nhân, quế (viên nhục), hoàng kỳ, mỗi thứ 9 g; bạch thược, đẳng sâm, vỏ quýt, hương phụ, táo nhân mỗi thứ 12 g; đương quy, phục linh mỗi thứ 15 g, bạch truật 20 g, cam thảo 6 g. Tất cả nghiền thành bột, dùng mật ong làm hoàn mỗi viên 2 g. Mỗi lần uống 4 g, ngày uống hai lần với nước trắng.
Xông hơi bằng bạch truật:
Người bị mụn trứng cá có thể dùng 30g bạch truật nấu lên rồi xông vùng mặt, những chất bẩn ở lỗ chân lông sẽ được đẩy dần ra, da mặt sẽ trở nên mịn, sáng.
Muốn cho các lỗ chân lông ở vùng mặt giãn rộng, giúp bài tiết hết các chất bã ứ đọng, chỉ cần chuẩn bị một tô nước sôi, một tờ giấy cứng cuộn lại thành hình phễu, nhỏ vào tô nước sôi chừng mươi giọt tinh dầu, đặt phễu giấy lên tô nước để xông.
Những điều cần chú ý khi xông hơi:
- Sau khi xông hơi tuyệt đối không nên tắm ngay, dù là nước ấm hay nước lạnh, bởi lúc đó các lỗ chân lông đang mở to, rất dể bị cảm.
- Sau khi ăn no hoặc cơ thể đang đói không nên xông hơi vì không có lợi cho sức khỏe, nhất là đối với hệ tim mạch.
- Phụ nữ đang "tới tháng" hoặc đang mang thai không nên xông hơi.
- Không nên xông hơi hay mát-xa khi người đang sốt, đang bị rối loạn tim mạch, hoặc mắc các bệnh ngoài da.
- Sau khi xông hơi cần tránh gió, đặc biệt ở những nơi gió lùa. Dặc biệt, về mùa hè, sau khi xông hơi không được nằm máy lạnh hoặc nằm dưới quạt điện mạnh.
(St)
Xông hơi bao lâu để giảm cân?
Xông hơi bao lâu một lần
Xông hơi bằng bạc hà phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh
Xông hơi: Xông sao cho vẫn còn hơi!