Xu hướng chọn ngành nghề trong giới trẻ hiện nay phản ánh nhu cầu nghề nghiệp, nhân lực… Tuy nhiên, thực tế này vẫn bị ảnh hưởng bởi trào lưu mà chưa có một dự báo nhu cầu nghề nghiệp đáng tin cậy.
Các ngành hot nhất với giới trẻ hiện nay
Nhất vẫn y, nhì vẫn dược
Theo thống kê sơ bộ từ các cơ quan quản lý giáo dục, lượng hồ sơ đăng ký dự thi khối ngành y dược tăng hơn năm trước.
Thống kê số hồ sơ đăng ký dự thi và số chỉ tiêu thực tế của các trường ĐH đào tạo chuyên ngành y, dược cho thấy thí sinh (TS) sẽ phải đối mặt với tỷ lệ chọi phổ biến cao hơn mức 1/10. Thậm chí ĐH Y tế Công cộng còn ở mức 1/17.
Năm nay, hồ sơ của ĐH Y Hải Phòng tăng hơn 2.000 bộ. Tổng số hồ sơ trường nhận được là 12.500, trong khi chỉ tiêu của trường 720 sinh viên. Dự kiến tỷ lệ chọn vào trường này là 1/17,3. ĐH Y Hà Nội chỉ tiêu là 1050 người. Số hồ sơ đăng ký dự thi là 15.400 người. Theo đó, tỷ lệ chỉ tiêu so với hồ sơ đăng ký dự thi năm 2013 là 1/14.6, cao hơn, năm 2012 là 1/14,49.
Y dược vẫn được nhiều bạn trẻ lựa chọn
Tương tự, lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào Trường ĐH Y dược Cần Thơ là 15.221, tăng khoảng 50% so với năm 2012.
Sư phạm trở lại
Điều bất ngờ là các trường sư phạm năm nay tỷ lệ chọi lại khá cao. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm nay có số lượng hồ sơ là 18.905 bộ, tăng 2.500 bộ so với năm 2012. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định cũng có lượng hồ sơ tăng, năm 2012 trường chỉ nhận được 1.273 bộ thì năm nay trường nhận được 1.800 bộ. Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên số lượng hồ sơ đăng ký dự thi năm nay tăng mạnh lên tới 11.500 hồ sơ, trong khi đó, năm 2012 chỉ có 9.000 bộ.
Nghề sư phạm trở lại
Hai ngành có tỷ lệ chọi cao nhất trường vẫn là giáo dục tiểu học với 1/24 và giáo dục mầm non với 1/12,7
Quân đội, công an lên ngôi
Theo thông tin từ Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng), tổng số thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự vào các trường quân đội tăng hơn 74% so với năm 2012. Trong đó, miền Bắc tăng mạnh hơn với 81,33%, miền Nam là 60,7%.
Thông tin từ Cục Đào tạo (Bộ Công an), lượng hồ sơ năm nay cũng tăng rất mạnh, đặc biệt số thí sinh nữ; ví dụ như tại Học viện An ninh, số hồ sơ ĐKDT tăng đến hơn 60%.
Ngành quân đội, công an trở nên hot
Ngành Kinh tế ảm đạm theo ...kinh tế!
Số thí sinh “ảo” vào các trường khối kinh tế đã giảm đáng kể ở mùa thi này. ĐH Thương mại giảm mạnh nhất với xấp xỉ 3.000 hồ sơ, ĐH Kinh doanh và công nghệ giảm hơn 2.000 hồ sơ và Học viện Ngân hàng giảm nhẹ hơn 100 hồ sơ...
Tý lệ chọi các ngành kinh tế vẫn khá "căng"
HV Ngân hàng (phía Bắc) năm nay nhận được khoảng 8.000 hồ sơ, giảm 2000 so với năm 2012. Chỉ tiêu tuyển sinh của HV là 2.300, tương đương với năm 2012. Như vậy, tỷ lệ “chọi” sẽ là 1/3,47, thấp hơn so với năm trước.
ĐH Kinh Tế TP.HCM có 11.600 người đăng ký dự thi, 4000 chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, tỷ lệ "chọi" là 1/2,9 thấp hơn so với năm 2012 đạt 1/4,23
Trường Đại học Tài chính marketing cho biết hồ sơ đăng ký dự thi tổng số hồ sơ đăng ký dự thi của trường năm nay là 20.513 , giảm hơn 7.000 hồ sơ so với năm trước. Tại trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH QG TPHCM), lượng hồ sơ ĐKDT vào ngành luật tăng cao, tỉ lệ chọi vào ngành luật dân sự tăng mạnh lên 22,2 (năm 2012 là 7,1) kế đến là kinh doanh quốc tế, kế toán, luật kinh tế...
Đặc biệt, ngành tài chính ngân hàng từ chỗ có tỉ lệ chọi cao nhất trường năm 2012 (tỉ lệ 10,5) năm nay xuống thấp nhất trường với tỉ lệ chọi chỉ 1,9.
Trong tương lai gần, nghề nào sẽ bùng nổ?
CNTT là một ngành đang nóng. Ảnh minh họa. |
Giải đáp vấn đề nóng hổi kỳ này là chú Trần Anh Tuấn, Phó Gíám đốc thường trực Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM (FALMI)
Câu 1: Bằng cử nhân chuyên ngành nào thu hút các nhà tuyển dụng nhất (hiện tại và 5, 10 năm tới)
Trà lời:
Đối với sinh viên qua đào tạo đại học,cao đẳng ,nhiều người thường cho là với nhiều bằng cấp, kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao sẽ dễ dàng tìm việc. Điều này đúng nhưng chưa đủ vì theo khảo sát những người làm việc hiệu quả và dễ thăng tiến không thể thiếu những kỹ năng mềm. Thực tế cho thấy, người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Để thành công, người lao động phải hội đủ cả hai kỹ năng trên.
Theo các nhà tuyển dụng, những ứng viên tìm việc với các bằng cấp trường lớp và kinh nghiệm cần thiết thì có nhiều; nhưng để tìm được một ứng viên lý tưởng với kỹ năng mềm hoàn hảo - đặc biệt cho các vị trí nhân sự cao cấp thì khó như mò kim đáy biển. Qua thu thập thông tin, phân tích thị trường lao động TPHCM cho thấy, những kỹ năng mềm mà các nhà tuyển dụng đề cập gồm kỹ năng: giao tiếp; kỹ năng viết; sự trung thực, làm việc theo nhóm, thương thuyết, tính linh hoạt, thích ứng; đặt câu hỏi; tư duy sáng tạo…
Câu 2: Trong tương gần, nghề nào sẽ bùng nổ?
Trà lời:
Theo tôi, sẽ không có ngành, nghề nào được xem là “hot” trong những năm tới. Vì khi nền kinh tế phục hồi và phát triển, các DN sẽ phải chuyển sang giai đoạn hoạt động mới và buộc phải tái cấu trúc, trong đó có tái cấu trúc nhân sự, kéo theo tăng nhu cầu tuyển dụng lao động ở mọi cấp độ, vị trí, lĩnh vực.
Quy hoạch nhân lực thành phố Hồ Chí Minh ,từ nay đến năm 2020 sẽ ưu tiên 9 ngành dịch vụ và 4 ngành công nghiệp chủ lực: "4 ngành công nghiệp chủ lực là cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa; điện tử và CNTT; chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế; hóa chất - hóa dược và mỹ phẩm.
Những nhóm ngành nghề có nhu cầu lao động nhiều, chiếm tỷ lệ rất cao như Quản lý kinh tế - kinh doanh - quản lý chất lượng; du lịch - nhà hàng - khách sạn, marketing - nhân viên kinh doanh; tài chính - ngân hàng (nhân lực chuyên môn cao, ở cấp độ quản lý) - kế toán - kiểm toán; tư vấn - bảo hiểm; pháp lý - luật; nghiên cứu - khoa học; quản lý nhân sự…
Nhu cầu tuyển dụng tập trung nhiều vào những ngành nghề kinh doanh, dịch vụ như: Nhân viên kinh doanh, Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ, Y tế - Chăm sóc sức khỏe, Du lịch, Tư vấn - Bảo hiểm,… và nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong các ngành nghề như: Cơ khí, Xây dựng, Công nghệ thông tin, Điện tử, Điện - Điện công nghiệp - Điện lạnh...".
Hiện nay có nhiều ngành nghề không thu hút người học do trong thị hiếu của số đông, tuy nhiên tương lai vẫn nằm trong danh mục nghề có nhu cầu lớn. Đó là những nghề thuộc nhóm ngành Cơ khí, Điện, Hóa chất, Kỹ thuật nông lâm nghiệp, Kỹ thuật thủy sản, Công nghệ địa chất - Vật lý, Toán, Thống kê, Công nghệ sinh học, Xã hội học.
Theo Mực tím
(St)
Những ngành nghề có thu nhập cao ở Việt Nam hiện nay là gì
Nghề thích hợp nhất với phụ nữ
12 nhóm ngành nghề hút lao động năm 2013
Làm sao để biết mình phù hợp với nghề gì?