Xu hướng đi du lịch của người Việt Nam


Xu hướng d lịch của người Việt Nam và thế giới là gì? Điểm danh những xu hướng đang lên ngôi trong dịch vụ du lịch Việt




12 xu hướng du lịch chung của năm 2013



Chùa VàngShwedagon nằm trong quần thể chùa tháp tráng lệở thành phố Yangon (Myanmar)


1. Khách du lịch Trung Quốc sẽ áp đảo

Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2012, Trung Quốc đã vượt Mỹ và Đức, trở thành nước tiêu tiền nhiều nhất cho du lịch. Theo đó, 83 triệu dân Trung Quốc tiêu kỷ lục 102 tỷ USD vào du lịch quốc tế. Ước tính, vào năm 2015, 100 triệu người Trung Quốc sẽ đi du lịch ở nước ngoài.

2. Tăng nguồn thu từ các dịch vụ phụ

Ngoài nguồn thu chủ yếu từ dịch vụ hành lý, các hãng hàng không giờ đây đang đầu tư và mở rộng thêm nhiều dịch vụ phụ mới như vận chuyển hàng hóa, phục vụ đồ ăn cao cấp trên máy bay,… nhằm thu hút thêm khách hàng và tăng nguồn thu. Theo Skift, riêng năm 2012, các hãng hàng không lớn đã thu gần 36 tỷ USD từ các dịch vụ phụ. Nhiều khách sạn, resort cũng có xu hướng cải thiện đầu tư cơ sở vật chất và cung cấp thêm các dịch vụ phụ như dịch vụ giữ trẻ, người giúp việc,…nếu du khách có yêu cầu.

3. Đặt phòng qua điện thoại di động

“Hotel Tonight” - ứng dụng để đặt phòng khách sạn trên điện thoại di động đang thu hút một lượng lớn người dùng vì những tiện ích mà nó mang lại. Ứng dụng thú vị và hữu ích này có thể giúp du khách dù ở bất cứ nơi đâu có thể nhanh chóng tìm ra khách sạn thích hợp nhất với mức giá phải chăng.

4. Xu hướng minh bạch hóa thông tin

Tingo- website đặt phòng khách sạn trực tuyến trực thuộc diễn đàn du lịch lớn nhất Trip Advision là một trong những website tiên phong trong việc minh bạch hóa thông tin về giá cả. Các khách hàng khi đặt phòng khách sạn trên Tingo có thể được hoàn lại tiền nếu có sự chênh lệch về tỉ giá. Hệ thống sẽ tự động hủy bỏ đặt phòng và hoàn lại tiền chênh lệch. Thêm một tiện ích nữa là du khách có thể dùng khoản tiền chênh lệch được hoàn lại để nâng cấp phòng hay sử dụng đồ uống tại quầy bar cũng như các dịch vụ spa, bể bơi,…

5. Du lịch ẩm thực lên ngôi

Du lịch ẩm thực đang là một trong những xu hướng du lịch hấp dẫn, được nhiều người quan tâm và ưa chuộng, đặc biệt là các du khách sành ăn. Nắm bắt được xu hướng này, Whole Foods- một công ty lớn về du lịch đã tổ chức hàng trăm các tour du lịch toàn cầu mang tên “Whole Journeys” kết hợp du lịch và thưởng thức ẩm thực các nước. Công ty này đã thu được khoản lợi nhuận không nhỏ từ các khách hàng yêu thích ẩm thực. Hầu hết các tour du lịch kết hợp ẩm thực của công ty đều kín chỗ, trong đó có rất nhiều khách Vip, những người sẵn sàng chi hàng ngàn USD để được thưởng thức các món ăn độc đáo trong những chuyến du lịch.

6. Khi sân bay là điểm du lịch

Nhiều sân bay trên thế giới như sân bay Changi (Singapore), Sân bay quốc tế Incheon (Hàn Quốc), sân bay Barajas của Tây Ban Nha…đang trở thành những điểm đến du lịch được khách du lịch yêu thích không chỉ bởi cảnh quan đẹp, kiến trúc độc đáo, sáng tạo mà còn bởi những dịch vụ và tiện nghi hiện đại.

Nắm bắt được xu hướng này, nhiều sân bay đã đầu tư vào thiết kế, nâng cấp dịch vụ, đổi mới cảnh quan để “níu chân” du khách sau mỗi chuyến bay. Sân bay OHare ở Chicago (Mỹ) đã mở một siêu thị nông sản tại các trạm chờ của sân bay hay sân bay Munich (Đức) cũng đang xây dựng các khu vực cung cấp bia miễn phí. Sự đổi mới này đang khiến các sân bay trở thành điểm đến thú vị chứ không đơn thuần là điểm dừng chân.

7. Quảng bá du lịch thông qua phim ảnh

Sau khi được lựa chọn là bối cảnh trong một số bộ phim bom tấn của Hollywood, nhiều nơi đã trở nên nổi tiếng và là điểm đến yêu thích của nhiều khách du lịch quốc tế. Điển hình là ngành du lịch ở New Zealand đã có bước phát triển mạnh mẽ sau bộ phim “Chúa tể những chiếc nhẫn” và gần đây là “The Hobbit”.

8. Bản đồ số

Mới đây, đại gia Apple đã tích hợp hệ thống Google Maps trên hệ điều hành IOS, tạo nên một làn sóng mới cho định vị bản đồ trên thế giới. Các “ông trùm” công nghệ như Nokia hay Microsoft cũng đang bắt tay vào thiết kế, đổi mới và ra mắt các ứng dụng cung cấp bản đồ số.

9. Giải trí cá nhân trên máy bay

Năm 2013, nhiều hãng hàng không đã bắt đầu thử nghiệm hệ thống Wifi kết nối được trên mọi lộ trình bay giúp du khách có thể có được trải nghiệm giải trí như ở dưới mặt đất.

10. Khách sạn tiện ích

Mô hình khách sạn tiện ích và hiện đại đang dần quay trở lại và trở thành xu thế phổ biến của năm nay. Đặc điểm của các khách sạn tiện ích là thiết kế trẻ trung, phòng nhỏ gọn, nhiều cửa ra, miễn phí wifi, cung cấp đầy đủ các tiện ích và phương tiện thông tin hiện đại.

11. Liên kết vùng

Việc ba hãng hàng không của ba nước là các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Etihad và Qatar liên kết không chỉ giúp các hãng hàng không có thêm thị phần mà còn góp phần phát triển du lịch tại khu vực vùng Vịnh. Xu hướng liên kết vùng, liên minh giữa các hãng hàng không được Skift dự đoán sẽ là xu hướng phổ biến trong thời gian tới.

12. Myanmar - Điểm du lịch hấp dẫn

Myanmar, quốc gia từng bị cô lập với thế giới trong một thời gian dài, sau khi thực hiện chính sách mở cửa đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với các du khách quốc tế, với lượng khách đạt mức kỷ lục 1.000.000 lượt trong năm 2012, tăng gần 30% so với năm 2011.

H.M (t.h)

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới


Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

Đây là điều khó tránh khỏi trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước chưa có dấu hiệu thay đổi tích cực. Mở rộng thị trường, khai thác những thị trường mới nổi là xu hướng được ngành du lịch lựa chọn để vượt qua giai đoạn sóng gió.


Khách du lịch quốc tế tham quan Bảo tàng Dân tộc học. Ảnh: Khánh Nguyên



Mở rộng thị trường

Từ nhiều năm qua, thị trường khách du lịch truyền thống từ Châu Âu, Đông Bắc Á và Bắc Mỹ luôn chiếm tỷ trọng lớn với mức chi tiêu cao trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Đặc biệt, khách du lịch Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Đức, Pháp luôn tăng trưởng đều và đứng trong tốp 10 thị trường hàng đầu gửi khách tới nước ta. Tuy nhiên, bước sang năm 2013, lượng khách từ những nơi này bắt đầu có dấu hiệu suy giảm.

Theo tổng hợp của Tổng cục Du lịch, trong hai tháng đầu năm 2013, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn 1,2 triệu lượt, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, lượng khách tại nhiều thị trường trọng điểm giảm mạnh, cụ thể, tỷ lệ giảm như sau: Đức 69%, Hồng Kông (Trung Quốc) 55%, Lào 39,1%, Đan Mạch 35,9%, Pháp 25,7%, Đài Loan (Trung Quốc) 22,5%, Campuchia 21,1%, Anh 15,9%, Nhật Bản 9%, Trung Quốc 8,8%... Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho rằng, năm 2013, kinh tế thế giới và trong nước còn không ít khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu về du lịch, nhất là thay đổi thói quen lựa chọn điểm đến của du khách. Khách du lịch quốc tế sẽ ưu tiên cho các chuyến đi ngắn ngày, khoảng cách gần với mức chi tiêu hợp lý. Do đó, song song với việc tiếp tục đẩy mạnh thu hút khách tại các thị trường gần và có truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN và ở khu vực Thái Bình Dương, ngành du lịch sẽ hướng tới thị trường Đông Âu và nghiên cứu mở rộng thị trường sang khu vực Nam Á và Trung Đông.

Nhiều hãng lữ hành cũng bắt đầu dồn sự tập trung cho việc khai thác những thị trường mới, ít chịu sự tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng Giám đốc Hanoi Redtours, Âu - Mỹ từng là thị trường tiềm năng nhất của du lịch Việt Nam nhưng cuộc khủng hoảng nợ công bao trùm Châu Âu thời gian qua khiến cho các chuyến bay từ thị trường này tới Việt Nam thưa thớt. Vì thế, các doanh nghiệp lữ hành chuyển hướng sang khu vực Trung Đông, Ấn Độ, Sri Lanka và các nước ASEAN. Riêng đối với các thị trường trong khu vực Đông Nam Á, theo ông Nguyễn Công Hoan, sự gần gũi về mặt địa lý, chi phí đi lại rẻ, dễ kết hợp các chương trình quảng bá… là những điều kiện thuận lợi để khai thác thị trường tiềm năng này. Thế nhưng, lâu nay thị trường này lại ít được các doanh nghiệp lữ hành quan tâm.

Đại diện hãng lữ hành Saigontourist cho biết, Ấn Độ và Trung Đông là thị trường khách có khả năng chi tiêu cao cũng như có nhu cầu đi du lịch cao. Bởi theo khảo sát mới đây, lượng khách Ấn Độ đi du lịch tại Singapore chiếm đa số và ngày càng tăng mạnh. Còn du khách đến từ Trung Đông thường là các thương gia, chi tiêu mạnh tay. Để khai thác tốt nguồn khách này, các đơn vị lữ hành cần xây dựng các dòng sản phẩm tour cao cấp cùng với việc tăng cường các chương trình xúc tiến, quảng bá.
 

 
Lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam giảm trong hai tháng đầu năm. Ảnh: Bảo Lâm



"Tăng sức" vượt bão

Dự báo của trang tư vấn du lịch trực tuyến Cheapflights về xu hướng du lịch năm 2013 trên thế giới là tăng nhu cầu du lịch giảm giá và đây là quan tâm hàng đầu của du khách. Ngành du lịch sẽ chứng kiến sự gia tăng nhu cầu đối với các chuyến đi giảm giá như kỳ nghỉ trọn gói, dịch vụ trọn bộ và du lịch biển…
Cùng với việc đổi hướng khai thác thị trường, nhiều đơn vị lữ hành lớn trên cả nước đã bắt tay với các đối tác nhằm giảm giá tour, tăng sức cạnh tranh. Ông Nguyễn Minh Mẫn, đại diện Công ty Du lịch Vietravel cho hay, thời điểm khó khăn như hiện nay cũng là lúc phân chia lại thị trường với ưu thế thuộc về công ty tiên phong đổi mới và nắm bắt thời cơ. Đa dạng các sản phẩm, phối hợp với hàng không và hệ thống nhà hàng, khách sạn để cung cấp mức giá tốt, hợp lý nhất dành cho du khách là cách mà Vietravel vượt qua khó khăn.

Còn với Saigontourist, để bảo đảm tình hình kinh doanh trong năm 2013, đơn vị này đã phối hợp với các đối tác cung ứng dịch vụ, vận chuyển, khách sạn… đẩy mạnh các sản phẩm du lịch tiết kiệm. Ngoài ra, Saigontourist cũng sẽ liên kết khai thác nguồn khách quốc tế đến Việt Nam theo đường hàng không, biển, sông và đường bộ, mở thêm nhiều tour mới, cả du lịch tiết kiệm lẫn cao cấp…

Trong khi đó, Tổng cục Du lịch cũng đang tích cực hoàn thiện đề án chương trình kích cầu du lịch năm 2013 với chính sách dành cho các doanh nghiệp tham gia như miễn giảm thuế, giảm giá vé hàng không, đơn vị lưu trú, nhà hàng, chính sách tính giá điện, nước ưu đãi… Đây là giải pháp để "tăng sức" cho ngành du lịch trước cơn "bão khủng hoảng", đưa Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách quốc tế.
Thu Trang

Xu hướng du lịch Việt qua những thống kê cụ thể



Báo cáo kết quả nghiên cứu về xu hướng du lịch của người Việt Nam do VinaResearch đưa ra dưới đây dựa trên khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ 18 - 20/4/2013, bằng phương pháp khảo sát trực tuyến định lượng trên 1.171 mẫu.




(St)



Kinh nghiệm du lịch bụi xuyên Việt
Nụ cười du lịch Việt Nam là nụ cười tận thu?
Du lịch Việt Nam chỉ xin lỗi 'ngoại tệ'?
Người làm du lịch Việt 'lơ là' Việt Nam?