Jennifer Phạm lấy chồng mới và chi tiết về hồ sơ gia thế nhà chồng
Mỹ nhân Việt lấy chồng Tây có phải hiệu ứng "sính ngoại"
Vì sao phụ nữ Việt thích lấy chồng Tây
Hàng loạt người mẫu, diễn viên, ca sĩ nổi tiếng đều lấy chồng người nước ngoài khiến các diễn đàn của chị em "sôi sục" vì đề tài này. Có người chê bai đàn ông Việt kém thế, làm "chảy máu nhan sắc", nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, đây là hiện tượng giúp nam giới có động lực để thay đổi tư duy, cách nhìn nhận đối với phụ nữ.
Ảnh minh họa: Inmagine. |
Đầu tiên là những khác biệt trong cách cư xử. Khi yêu, các anh chàng ngoại quốc hiểu tâm lý phụ nữ, biết quan tâm tới cảm xúc cũng như tâm tư, tình cảm của các nàng. Chị Bùi Bảo Phương, 36 tuổi, đang sống cùng chồng người Anh và con trai 3 tuổi tại TP HCM, tâm sự: "Bạn trai cũ của tôi, lúc thấy tôi buồn cũng có hỏi thăm, nhưng thấy tôi bảo không sao là anh ấy cũng thôi luôn, coi như không có chuyện gì. Nhưng người yêu bây giờ của tôi người Anh, sẽ gặng hỏi cho bằng được và cùng tôi giải quyết vấn đề. Anh ấy cũng lãng mạn hơn".
Chia sẻ về người chồng Hà Lan của mình sau khi cưới, nữ ca sĩ Thu Minh cho biết: "Anh ấy luôn biết yêu và tôn trọng vợ trong mọi hoàn cảnh. Đó là khi tôi rất nữ tính, hay tính cách bốc đồng của tôi mà không phải ai cũng thích được, thì anh lại yêu nhất. Anh yêu cả những ưu điểm và nhược điểm của tôi. Đôi khi, những nhược điểm của tôi lại mang lại tiếng cười cho anh ấy. Chồng tôi là người đàn ông bản lĩnh. Quan trọng nhất, anh ấy là người thẳng thắn, cương trực, nói được làm được, đặc biệt là người vui tính. Chồng tôi luôn tạo cho tôi cảm giác mình được yêu thương."
Nguyên nhân lớn nhất khiến phụ nữ Việt tìm đến chồng là người nước ngoài bởi họ sợ tính gia trưởng của nhiều ông chồng Việt. Thể hiện rõ nhất là việc ít ông chồng sẵn sàng chia sẻ công việc nhà với vợ như chăm con, nấu cơm, rửa bát, lau nhà... mà xem đó là bổn phận của người phụ nữ. Đó là chưa kể, chị em vẫn phải ra ngoài đi làm vất vả và kiếm tiền không kém gì chồng. Trong khi đó, người chồng phương Tây luôn mong muốn được làm các việc đó giúp vợ.
Giữa nhiều chủ đề tranh cãi về những khác biệt giữa đàn ông Việt và Tây, vấn đề trinh tiết được nói tới nhiều nhất. Tôn trọng quá khứ của nhau là nguyên tắc của đàn ông phương Tây, nhưng điều này không dễ dàng với những người chồng Việt. Trong nhiều câu chuyện gửi tới mục Tâm tình của Ngoisao.net, rất nhiều ông chồng còn cảm thấy dằn vặt khi biết trước mình, vợ từng ngủ với người yêu cũ.
Bỏ chồng vì thường xuyên bị đánh đập và không được chia sẻ tình cảm, chị Uyên ở thành phố Tuy Hòa một mình nuôi con. Số phận giúp chị gặp được người chồng hiện tại người Australia trong một lần đi dẫn khách du lịch. Chị chia sẻ: "Cuộc sống trước đây thực sự khiến tôi sợ hãi. Anh ta (chồng cũ chị Uyên) thường xuyên nhậu nhẹt, ít quan tâm tới con, không bao giờ giúp tôi việc nhà, thậm chí còn đánh tôi những lúc say quá. Anh ta còn bảo, đứa con không phải của mình, chỉ vì khi lấy anh, tôi đã không còn là con gái".
Ảnh minh họa: Inmagine. |
Một nguyên nhân khác chính là chuyện tình dục. Diễn viên múa thành danh tại Nhật, Michiyo Phạm Ngà, có nhiều điều kiện tiếp xúc với trai Tây và Việt, cho rằng: "Tôi thích đàn ông biết nhiều về sex! Đàn ông mà sex nhạt nhẽo thì có tốt đẹp và giàu đến mấy tôi cũng sẽ chia tay sau 1 ngày. Điều nữa là sex của trai Việt cực kì kém và non nớt, ích kỷ, chỉ hưởng sướng phần mình, còn không quan tâm đến cảm giác của người phụ nữ đến đâu, như nào... Nếu phụ nữ Việt lỡ gặp một anh Tây rồi chắc sẽ bỏ luôn trai Việt mà theo anh Tây suốt đời".
Mặc dù những nhược điểm của đàn ông Việt là có thể nhìn thấy được và nhận phải nhiều lời chỉ trích nhưng thực tế, cuộc hôn nhân với người nước ngoài cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo chuyên gia tâm lý Thanh Hòa, khó khăn khi lấy và yêu người nước ngoài là khác biệt về văn hóa. Cần thống nhất xem sau khi cưới, hai người sẽ lựa chọn sống ở đâu. Nếu sống ở nước ngoài thì cần trang bị cho mình những kiến thức về văn hóa, ứng xử. Một phần nguyên nhân dẫn đến bạo lực ở những gia đình có vợ Việt lấy chồng nước ngoài là do không hiểu hết văn hóa hai bên, chuẩn bị hành trang chưa tốt. Hơn nữa, sự chiều chuộng, quan tâm hiện tại chưa chắc sẽ là mãi mãi.
Trong một cuộc khảo sát mới đây do Ngoisao.net tổ chức với sự tham gia của 3.000 độc giả, 70% số người được hỏi khẳng định, dù chồng Tây hay ta, họ sẽ lấy nếu có tình yêu, sự tin tưởng và người đó biết chia sẻ, quan tâm. Ở đâu cũng có người này, người kia, không phải đàn ông Tây nào cũng tốt và không hẳn tất cả các ông chồng Việt đều vô tâm, gia trưởng, hẹp hòi. Chỉ cần tìm được người hiểu, hợp ý và biết cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình thì dù là chồng Tây hay ta, phụ nữ cũng không quá để ý.
Thái An
Vợ Việt chồng Tây, trăm nẻo bi hài
Đau đầu việc cưới hỏi
Việc đau đầu trước tiên phải kể đến chuyện cưới hỏi. Dù gia đình có tư tưởng thoáng đến đâu thì bà mẹ nào cũng muốn con gái có một đám rước dâu phải đầy đủ nghi lễ với nhà trai có sự hiện diện của đủ “nhị vị sinh thành”. Và thế là bao chuyện lằng nhằng xảy ra.
Hà (Thành Công) yêu một chàng trai người Đức đã gần 2 năm. Năm nay được tuổi, gia đình Hà tính chuyện cưới xin cho con gái. Thế nhưng, mọi việc mãi vẫn chưa tiến hành được vì… không thống nhất được ngày cưới.
(Ảnh minh họa)
Chả là mẹ Hà đi xem bói các nơi, thầy nào cũng phán trong tháng có ngày này ngày kia đẹp và hợp với cưới xin. Nhưng khổ nỗi, nhà trai bên Đức thì không có quan niệm xem ngày như thế nên cứ xin đổi ngày vì… mắc công chuyện nên không thể sang được những ngày đó. Cực chẳng đã, mẹ Hà quay ra tự ái với cậu con rể tương lai, còn Hà thì cũng giận lây anh người yêu mà vùng vằng đòi… hủy cưới. May sao, sau đó 2 bên cũng đã sắp xếp được thời gian để lo hôn lễ cho đôi bạn.
Khác với Hà, Ngọc (Cầu Diễn) thì lại gặp tình huống “khó nói” khác. Theo tục cưới xin của người Việt, khi cô dâu về nhà chồng, mẹ chồng sẽ có “chút ít” trang sức tặng cô dâu để làm hồi môn. Vì thế khi Ngọc làm đám cưới với chồng người Mỹ, gia đình cô cũng chờ đợi có “màn tặng quà” như bao nhà khác.
Nhưng gia đình Ngọc quên rằng, người Mỹ họ đâu có cái lệ đó. Thế là hết đám cưới, nghe mấy bà hàng xóm rỉ tai nhau: “Mang tiếng chồng Tây mà chả có được cái vòng vàng tặng con dâu”, mẹ Ngọc bỗng dưng bực mình với cả con gái vì “không biết đánh đánh tiếng với chồng từ trước”. Còn Ngọc thì dở khóc dở cười vì “lễ cưới cũng diễn ra rồi”.
Nói chuyện bằng… tay
Qua ải cưới xin, việc chung sống với nhau của các cặp đôi vợ Việt - chồng Tây cũng không phải dễ dàng do sự khác biệt về văn hóa hay ngôn ngữ.
Chi (Nguyễn Trãi) vốn từng có kinh nghiệm du học 3 năm trời Tây nên cô không bao giờ lo lắng về vốn tiếng Anh của mình. Bởi thế mà khi cưới chàng rể Anh, Chi chẳng lo mình với chồng sẽ “người này nói người kia chẳng hiểu gì”. Thế nhưng sau khi lấy chồng và ở lại Việt Nam thì cô mới biết mọi chuyện đâu hề đơn giản.
Đợt Tết vừa rồi cũng là năm đầu tiên cô và chồng tự lo bữa cơm cúng theo đúng truyền thống người Việt vì sau khi kết hôn, 2 vợ chồng đã chuyển ra ở riêng. Thế nhưng rắc rối bắt đầu khi mà Chi không biết gọi các đồ như tiền vàng, quần áo các quan… để bày lên bàn thờ là gì. Khoa chân múa tay, giải thích một hồi thì chồng Chi mới hiểu để giúp vợ bày biện các thứ. Chả là 3 năm yêu nhau là 3 năm cả Chi và chồng chưa được ăn cái Tết Việt nào.
Tủi thân ngày lễ
Những dịp lễ như 8-3, 20-10… chị em nào cũng muốn được nhận quà từ người yêu hay chồng. Mặc dù nhiều anh chồng Tây rất yêu vợ nhưng không phải anh nào cũng hiểu tâm tư chị em.
Dịp 8-3 vừa rồi, chị Lê (Nghĩa Tân) rủ chồng Tây “lượn phố ngắm người”. Mặc dù đã được anh chúc mừng hồi sáng nhưng chị vẫn muốn anh “tâm lý như những anh chồng Việt khác” bằng những điều lãng mạn như dắt lên cầu hóng gió, mua tặng một bông hồng nhỏ xinh hay chú gấu bông to đùng, nắm tay và nói những điều phụ nữ ai cũng muốn nghe.
Đằng sau những đám cưới lãng mạn là những câu chuyện bi hài chưa bao giờ kết thúc
Nhưng mà khổ nỗi, chồng chị Lê lại đúng kiểu thẳng thắn của người Tây, lãng mạn cũng có nhưng lại chưa đến được mức như chị muốn. Nói bóng gió kiểu người Việt thì anh ấy lại không hiểu hết “ý nghĩa sâu xa” của vợ. Thế là cả tối lòng vòng ngoài đường, chị Lê về nhà với tâm trạng giận dỗi mà chồng chị không hiểu vì sao.
Minh (Phố Huế) cũng chung nỗi buồn khi ngày 20-10, anh chồng Tây không chúc mừng vợ được câu nào do… không biết đây là ngày gì. Nhìn bạn bè đồng nghiệp khoe ảnh quà cáp trên facebook mà chị đâm cáu với chồng đến mức vùng vằng không thèm nói câu nào. Đến khi anh tìm hiểu ra thì cũng đã qua ngày, còn quà cáp gì nữa.
Kết
Những tưởng lấy được chồng Tây là sẽ sung sướng, nhưng thực ra có rất nhiều vấn đề mà chỉ người trong cuộc mới có thể hiểu tường tận nhất. Mong rằng các cô dâu Việt sẽ cân nhắc khi quyết định kết hôn với một anh chồng ngoại quốc và sẽ cố gắng giữ lửa gia đình để rắc rối do khác biên giới gây nên không làm ảnh hưởng xấu tới hôn nhân.
(St)
Lấy chồng tây và chuyện ấy muôn nẻo bi hài
Mỹ nhân Việt lấy chồng Tây có phải hiệu ứng "sính ngoại"
Phụ nữ Việt lấy chồng Tây không phải vì tiền
Phụ nữ Việt đừng coi chồng Tây là mục tiêu phấn đấu