Xử lý khi bị bỏng axit chính xác nhất

Bị tạt axít hay bỏng hóa chất nếu được sơ cứu đúng cách trước khi được cấp cứu ở bệnh viện sẽ giảm đau đớn rất nhiều.

 

Khi axit tiếp xúc với da sẽ làm ngưng kết protein của  mô và hút nước của tế bào, hoá hợp với protein thành protein axit. Nồng độ axit càng đậm đặc và thời gian tiếp xúc kéo dài thì hiện tượng ngưng kết càng nhanh và mạnh, bỏng càng sâu.

1. Đau rát, nóng khi bị bỏng. Trạng thái đau xuất hiện muộn. Nếu là các dung dịch axit loãng, đau kéo dài vài ngày.     

2. Tổn thương bỏng thường xuất hiện dưới hình thể các vết mầu khác nhau tuỳ loại axit.

- Bỏng axit H2SO4 mầu xám rồi thành mầu nâu.    

- Bỏng HNO3 lúc đầu mầu vàng rồi chuyển thành mầu sẫm.   

- Bỏng HCL: mầu vàng nâu.      

- Bỏng axit Tricloroaxetic: mầu trắng.

- Bỏng axit Flohydric: mầu đỏ với hoại tử ở trung tâm.

- Bỏng axit Phenic: mầu xanh sẫm hoặc mầu vàng đỏ

3. Tổn thương bỏng axit có hình giọt nước chảy hoặc vết mực rơi hoặc thành một đám hoại tử khô. Vết bỏng lúc đầu không có viền viêm đỏ bao quanh, nhưng từ ngày thứ 12 trở đi xuất hiện viêm xung huyết phù nề bao quanh.

4. Bỏng nông do axit: ngày thứ 4-10 lớp hoại tử của thượng bì sẽ bong, lộ một nền biểu mô non hoặc mô hạt có các đảo biểu mô. Da non hoặc sẹo bỏng mầu hồng hoặc thẫm màu hơn da lành. Bỏng trung bì thường dễ lành sẹo lồi.

5. Bỏng sâu do axit: Khi khám thấy vết bỏng lõm xuống so với vùng da lành xung quanh. Vết bỏng mất cảm giác hoàn toàn, phù nề phất triển mạnh và kéo dài. Hoại tử bỏng rụng từ ngày thứ 18-30 trở đi. Mô hạt hình thành. 

6. Một số axit gây độc cho cơ thể như axit focmic, axit cromic, axit muriatic, axit sunfuric.

Xử lý thế nào khi hóa chất, axit trên da

Có thể vì bất cẩn hoặc lý do không may nào đó bạn sẽ rơi vào tình trạng bỏng axit, bỏng hóa chất. Bỏng hóa chất nhẹ thường liền mà không cần điều trị gì thêm. Nếu hóa chất gây bỏng da gây tổn thương nặng, hãy làm theo các bước sau:

- Việc đầu tiên cần làm là loại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng cách: Rửa sạch hóa chất ra khỏi bề mặt da dưới vòi nước lạnh trong 15 phút trở lên. Nếu hóa chất gây bỏng là chất dạng bột như vôi, hãy chải sạch nó khỏi da trước khi rửa.

- Xé bỏ ngay nhưng quần áo hoặc đồ trang sức đã bị dính hóa chất trên người.

- Chú ý không cởi quần áo người bị bỏng không vì như thế rất dễ gây lột da. Khi tiếp xúc nhớ không tiếp xúc bằng tay không.

- Che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc khô, vô trùng hoặc quần áo sạch.

- Đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu luôn.

Khi hóa chất, axít bắn vào mắt.

Nếu bạn bị hóa chất bắn vào mắt sẽ khá nguy hiểm đặc biệt gây đau đớn và hoảng sợ cho người bị nạn. Việc đầu tiên cần làm là trấn tĩnh người bị nạn.Tránh tuyệt đối dụi mắt, vì dụi mắt có thể gây tổn thương thêm cho mắt.

Không cho bất kì thứ gì ngoài nước hoặc nước muối sinh lý để rửa kính áp tròng vào mắt, và không dùng thuốc nhỏ mắt trừ khi bác sĩ khuyên bạn làm như vậy.

Sau đó hãy thực hiện ngay các bước sau:

Thực hiện rửa sạch mắt bằng nước: Dùng nước sạch chảy từ vòi nước ấm trong ít nhất 20 phút. Có thể dùng vòi hoa sen phun nước ấm lên trán cho nước chảy tràn qua bên mắt bị hóa chất. Hoặc hướng vòi phun vào phần sống mũi giữa hai mắt nếu cả hai mắt đều bị dính hóa chất.

Cúi đầu dưới vòi nước và nghiêng sang một bên. Sau đó cố mở bên mắt bị hóa chất trong khi cho nước chảy nhẹ nhàng.

Rửa bằng nước vùng bị dính axít hay hóa chất nhiều lần và thật lâu bằng nước.

Với trẻ em, tốt nhất là cho trẻ nằm trong bồn tắm hoặc ngửa đầu vào bồn rửa trong khi bạn phun nhẹ nước lên trán ở bên mắt bị dính hóa chất hoặc vào chỗ sống mũi giữa hai mắt. Nhớ rửa trong ít nhất 20 phút cho dù bạn dùng cách nào.

Tự rửa tay bạn hoặc giúp người bị nạn rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước. Rửa tay thật kỹ để đảm bảo không còn hóa chất hoặc xà phòng dính trên đó. Mục tiêu trước nhất của bạn là loại bỏ hóa chất ra khỏi bề mặt mắt, nhưng sau đó bạn cần đảm bảo loại bỏ hóa chất ra khỏi tay để tránh hóa chất gây tổn hại những vùng khác trên cơ thể.

Nếu bạn hoặc người bị nạn có đeo kính áp tròng thì phải tháo ngay kính áp tròng ra, nếu kính chưa bị tuột ra trong khi rửa mắt bằng nước.

Sau khi làm theo các bước ở trên, hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu. Mang theo hộp đựng hóa chất hoặc tên hóa chất khi bạn đến cơ sở y tế. Nếu có thể, hãy đeo kính râm vì mắt bạn sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng.

Tuy nhiên, trong trường hợp nạn nhân có dấu hiệu sốc, như ngất, da xanh tái hoặc thở nông. Vết bỏng hóa chất thâm qua lớp da ngoài cùng, và gây bỏng độ 2 trên diện tích có đường kính trên 5 - 8cm.

Bỏng hóa chất xảy ra ở mắt, bàn tay, bàn chân, mặt, bẹn hoặc mông hoặc ở khớp lớn thì phải gọi ngay cấp cứu hoặc đưa người bị nạn tới bệnh viện gần nhất...

Trong trường hợp nếu bạn không biết chắc liệu chất đó có độc hay không, hãy gọi ngay cho trung tâm chống độc. Nếu bạn đến cơ sở y tế, hãy mang theo hộp đựng hóa chất hoặc bản mô tả đầy đủ về hóa chất đó để nhận dạng.



(ST)

sơ cứu ban đầu bỏng axit có phải ta tuyệt đối không dùng nước sạch để loại bỏ axit không? Nghe nói nếu ta rửa bằng nước sẽ làm cho bỏng nặng thêm?
hơn 1 tháng trước - Thích
Tùy loại axít nhé bạn. Có loại kị nước lạnh mà phải xài nước ấm nóng như phenol
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận