Xử lý khi bị chảy máu cam

Chảy máu cam thường xuất hiện rất bất ngờ, nên cần phải cầm máu nhanh. Dưới đây là những phương pháp xử lý khi rơi vào tình huống này.



Nếu bị chảy máu cam ở nhà, bạn cần phải thực hiện từng bước như sau:

- Hơi nghiêng đầu về phía trước. Bạn cần phải ngồi xuống hoặc ở tư thế nửa đứng nửa ngồi, dùng ngón cái ấn thật chặt hai cánh mũi. Cần phải ngồi khoảng 5 - 10 phút trong tư thế này. Tốt nhất là nên đặt ở gốc mũi một cái gì đó lạnh: 1 cốc kem, hoặc một viên đá lạnh. Như thế máu sẽ ngừng chảy.

- Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, thậm chí là chảy rất ít, bạn nên dùng một tấm bông gòn dài khoảng 2 - 3cm đặt vào mũi. Bông gòn cần phải được tẩm ướt. Khi đặt bông gòn vào, bạn vẫn cần phải dùng ngón tay cái ấn chặt vào hai cánh mũi để niêm mạc mũi tiếp xúc với bông. Sau khi máu ngừng chảy, trong mũi sẽ có một cục máu đông nhỏ. Để không gây hại cho mũi, cần phải lấy bông gòn ra khỏi mũi thật cẩn thận. Tốt nhất là nên lấy sau 1 - 1,5h.

- Nếu sau khi lấy bông gòn ra, mũi tiếp tục chảy máu, khi đó, bạn nên đến bác sỹ vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh.

Thông thường, hiện tượng chảy máu cam là do bị một cái gì đó tác động vào. Tuy nhiên theo các thống kê gần đây, bệnh này thường gắn với bệnh cao huyết áp. Huyết áp cao thì thành động mạch không thể “chịu được” và sẽ mất soát.


Trong trường hợp này, máu sẽ chảy không ngừng cho đến khi huyết áp ổn định. Đối với những người bị cao huyết áp, cách xử lý bệnh chảy máu mũi rất đơn giản, vì có nhiều loại thuốc giúp người cao huyết áp bình ổn lại huyết áp.

Những người mắc bệnh khoang mũi cũng thường bị chảy máu cam.

Nếu bị chảy máu cam thường xuyên, bạn cần xin lời khuyên của bác sỹ. Để ngăn ngừa hiện tượng này, bạn nên bổ xung vitamin C và K. Tuy nhiên, các loại vitamin này chỉ có tác dụng ngăn ngừa chảy máu cam thông thường.

 

Hết sức đề phòng khi bị chảy máu cam:



Hiện tượng chảy máu cam còn là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm. (Ảnh:socola.vn)

Trong những ngày thời tiết lạnh, số lượng bệnh nhân bị chảy máu cam đến khám tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương thường tăng đột biến.Một nguyên nhân phổ biến của tình trạng này là do yếu tố thành mạch mũi bị sơ hóa. Cộng thêm đó là thời tiết lạnh, hanh khô gây rối loạn vận mạch, làm tổn thương nứt nẻ niêm mạc hốc mũi gây chảy máu.

Ông Nguyễn Văn Ninh, Hiệp Hòa, Bắc Giang cho biết, đây là lần chảy thứ 3 trong 3 năm ông đến khám ở đây. "Cứ đến mùa rét, ngày lạnh người ho, nước mũi chảy”.

Thông thường, khi bị chảy máu cam, chỉ chảy vài giọt, máu được cầm ngay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chảy máu có thể lặp đi lặp lại trong nhiều ngày, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Vì vậy, cần lưu ý đi khám ngay khi thấy hiện tượng bất thường này.

PGS. TS Quách Thị Cần, Phó Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết về mức độ nguy hiểm của hiện tượng chảy máu cam: “Những trường hợp chảy máu nặng, chảy máu mũi thành dòng, chảy ồ ạt và kéo dài có thể gây ra các hội chứng thiếu máu và suy tuần hoàn nếu như bệnh nhân không được xử lý cấp cứu. Ngoài ra chúng tôi còn có nhóm chảy máu nguy kịch, ví dụ như chảy máu trong chấn thương. Những trường hợp này nếu không được đưa tới cấp cứu ngay tại các bệnh viện chuyên khoa có thể dẫn đến tử vong”.

Một điểm đáng lưu ý, ngoài nguyên nhân do yếu chảy máu cam còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có những bệnh lý rất nguy hiểm.

PGS. TS Quách Thị Cần cho biết thêm, có rất nhiều bệnh lý được biểu hiện qua hiện tượng chảy máu mũi: “Chảy máu mũi là triệu chứng của các bệnh khác ví dụ như những bệnh tổn thương tại mũi như chấn thương, những bệnh lý do khối u ở mũi. Ngoài ra chảy máu mũi do các bệnh toàn thân, như các bệnh về máu như ung thư máu, như bệnh xuất huyết tiểu cầu, những bệnh tim mạch như huyết áp cao”.

Chảy máu cam có thể gặp ở mọi độ tuổi từ trẻ em đến người có tuổi. Chính vì vậy mỗi người đều cần có ý thức tự phòng bệnh cho bản thân mình, bằng cách vệ sinh mũi thật tốt, tránh làm mũi bị tổn thương, nên đeo khẩu trang khi đi ra trời lạnh. Đặc biệt lưu ý khi thấy chảy máu cam nhiều và tái phát phải đến khám bác sỹ chuyên khoa để kịp thời chữa trị.

- See more at: http://vtv.vn/Suc-khoe/Het-suc-de-phong-hien-tuong-chay-mau-cam/55821.vtv#sthash.Q37DK3uM.dpuf

Hiện tượng chảy máu cam còn là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm. (Ảnh:socola.vn)

- See more at: http://vtv.vn/Suc-khoe/Het-suc-de-phong-hien-tuong-chay-mau-cam/55821.vtv#sthash.Q37DK3uM.dpuf




 


Chảy máu cam vốn được xem là một hiện tượng thông thường và chỉ cần ngửa cổ, nằm nghỉ một chút là ổn. Tuy nhiên, theo bác sĩ Trần Văn Phúc, BV Xanh Pôn, cần phải theo dõi khi bị chảy máu cam vì rất có thể, đó là những dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.

Bác sĩ Phúc cho biết, trước đây có một bệnh nhân ở Nghệ An bị chảy máu cam 1 bên mũi nhưng khi thử bịt bên mũi không chảy máu thì thấy rất khó thở. Đi khám mới phát hiện có một khối u ở cuốn mũi. Nhờ phát hiện sớm mà bệnh nhân đã được can thiệp kịp thời.

Thông thường, bị chảy máu cam là do các mao mạch ở cuốn mũi không bền, bị vỡ gây chảy máu. Cũng có thể là do chấn thương nhỏ (lấy tay ngoáy mũi) hoặc chấn thương mạnh va đập trực tiếp vào mũi (tai nạn, ngã...), do viêm đường hô hấp trên, do thời tiết quá khô…

Nếu chảy máu cam do giảm sức bền thành mạch thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, ở lứa tuổi từ 20 trở lên mà bị chảy máu cam, ngoài những nguyên nhân kể trên phải nghĩ đến một số dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm khác.

Hơn nữa, cũng phải căn cứ vào tần số chảy máu, hay bị chảy máu một bên mũi hay hai bên mũi… để xác định tính chất nguy hiểm của bệnh. Nếu thỉnh thoảng mới bị chảy máu cam, chảy đều cả hai bên mũi thì không mấy đáng ngại.

Ngược lại, chỉ bị chảy máu cam ở một bên mũi, kèm theo triệu chứng nhức đầu ở cùng phía với mũi bị chảy máu thì không thể coi thường. Rất có thể dó là dấu hiệu của dị tật trong mũi; do ung thư vòm họng; do các khối u mũi: Polip, ung thư cuốn mũi...; do các bệnh về máu (bệnh bạch cầu, bệnh tiểu cầu); do rối loạn các yếu tố đông máu… rất nguy hiểm. 

Khi bị chảy máu cam, cần phải dùng ngón ta ấn chặt vào bên cánh mũi có ra máu trong vòng 10 phút và nghiêng đầu về phía trước. Cũng có thể dùng bông, gạc để cầm máu.

Bình thường, máu cam chỉ chảy một lúc, số lượng không nhiều, còn nếu đã có những tác động mà máu không ngừng chảy, chảy nhiều máu thì tốt nhất gọi cho bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xác định nguyên nhân gây chảy máu.

Nhìn chung, khi bị chảy máu lâu, khó cầm máu, chỉ bị ở một bên mũi cố định kèm theo nhức đầu phía bên mũi bị chảy máu, hay chảy máu cam lặp lại… thì người bệnh nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân, tránh để lại những biến chứng sau này.

Nếu đã từng bị chảy máu cam, hãy tăng cường bổ sung vitamin C theo đợt cho cơ thể. Ở trẻ nhỏ từ 8 – 9 tuổi, ngày uống từ 2 – 4 viên (1 viên = 1mg) trong vòng từ 6 – 7 ngày, uống nhiều nước. Người lớn trên 20 tuổi, uống bổ sung vitamin C từ 4 – 6 viên/ngày kéo dài từ 8 – 10 ngày (2 tháng uống một đợt). Còn nếu uống hàng tháng chỉ uống kéo dài từ 5 – 6 ngày. Còn uống liều cao 10 viên chỉ nên uống trong 5 ngày.



Ảnh minh họa


Phòng chống chảy máu cam


Bên cạnh những nguyên nhân do bệnh lý gây ra, những thói quen xấu thông thường cũng có thể gây chảy máu mũi. Vì vậy, chúng ta có thể phòng ngừa bệnh bằng cách:

- Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, có thể dùng nước muối sinh lý để rửa sạch mũi.

- Tránh thay đổi môi trường sống đột ngột từ nóng sang lạnh, hoặc từ lạnh sang nóng.

- Duy trì độ ẩm trong không gian sống.

- Không hút thuốc lá.

- Có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.


(St)

Chảy máu cam ở trẻ em nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào 
Đông y điều trị chứng chảy máu cam
Nguy hiểm khi chảy máu cam kèm cơn đau đầu
Cách cầm máu nhanh sơ cứu các vết thương đúng cách

Hiện tượng chảy máu cam còn là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm. (Ảnh:socola.vn) - See more at: http://vtv.vn/Suc-khoe/Het-suc-de-phong-hien-tuong-chay-mau-cam/55821.vtv#sthash.Q37DK3uM.dpuf