Ý nghĩa biểu tượng Canon


Biểu tượng đầu tiên của hãng máy ảnh Canon (Nhật Bản) lấy cảm hứng từ việc kỹ sư Goro Yoshida chế tạo được chiếc camera đầu tiên mang tên Kwanon.


Tại sao logo đầu tiên của hãng Canon lại thất bại thảm hại ở châu Âu và Mỹ?




Năm 1934, một công ty Nhật Bản đã tung ra thị trường một dòng sản phẩm máy ảnh mới có tên Kwanon. Tên này được đặt theo tên của Quan thế âm bồ tát nghìn tay nghìn mắt với mong muốn đây sẽ là một dòng sản phẩm máy ảnh thực sự có ích cho tất cả mọi người. Ống kính của ba máy ảnh được tung ra trong dòng sản phẩm này cũng được đặt tên là “Kasyapa” trích từ từ Mahakasyapa (Tổ Ma-Ca-Ha-Diếp), một trong những học trò xuất sắc của Phật tổ.

Không chỉ nghe hao hao như "Quan Âm nghìn tay nghìn mắt", mà đúng là cái tên của đại gia hàng đầu về máy ảnh Canon lại bắt nguồn từ Kwanon, dịch sang tiếng Việt là Quan Âm.

Do là một tín đồ Phật giáo, người sáng lập ra hãng, ông Goro Yoshida đã lấy tên chiếc máy ảnh mẫu đầu tiên của mình là Kwanon. Thậm chí ông còn sùng đạo đến nỗi đã đặt tên luôn cho chiếc ống kính đi kèm máy này là Kasyapa, hay theo ngôn ngữ của chúng ta là Ca Diếp (một trong hai đệ tử luôn đứng cạnh Phật tổ, cùng với A Nan).

Logo của Kwanon.

Mọi việc bắt đầu khi Yoshida, vốn là một thợ sửa chữa máy quay phim và máy chiếu, qua Thượng Hải mua phụ kiện. Trong một lần đi mua hàng, ông đã gặp một thương gia Mỹ và thương gia này đã nói với ông: "Tôi không hiểu sao ông lại sang đây mua phụ kiện camera. Nước Nhật sản xuất tàu chiến và máy bay rất giỏi, vậy không có lý do gì mà các ông lại không thể sản xuất được những phụ kiện camera này".

Với lòng tự tôn dân tộc, Yoshida đã mua chiếc máy Leica của Đức vốn đang rất thời thượng thời đó với giá 420 yen, gấp 6 lần mức lương hằng tháng cao nhất tại Nhật lúc bấy giờ. Ông dỡ tung ra thành từng mảnh và ngắm nhìn từng chi tiết, rồi cuối cùng phải thốt lên: "Tôi chả thấy có gì quý giá như kim cương trong này cả, toàn là cao su, sắt, nhôm… vậy mà khi ghép chúng lại với nhau người ta lại bán với cái giá cắt cổ như vậy".

Chính vì thế, ông đã cùng với anh rể của mình là Saburo Uchida và một người nữa là Takeo Maeda lập nên Phòng thí nghiệm các thiết bị quang học chính xác (Precision Optical Instruments Laboratory) với mong muốn có thể sản xuất được máy ảnh "made in Japan". Và thế là chiếc máy ảnh "Quan Âm" trang bị ống kính "Ca Diếp" ra đời.

Máy ảnh Kwanon năm 1934.

Ống kính Kasyapa.

Máy ảnh Hansa Canon.

Tuy nhiên sau nhiều nỗ lực phát triển, phòng Lab này vẫn chưa thể sản xuất đại trà máy ảnh thương hiệu của riêng mình do chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất ống kính và phụ kiện. Chính vì vậy Lab này đã quyết định hợp tác với Nippon Kogaku Kogyo (Japan Optical Industries Inc., tiền thân của tập đoàn Nikon sau này), vốn là một công ty sản xuất thiết bị quang học cho quân đội, để dùng ống kính Nikkor của hãng này. Theo thỏa thuận đã được ký kết, Nippon Kogaku sẽ phụ trách phần ống kính, ống ngắm, trong khi Precision Optical Instruments Laboratory sẽ phụ trách sản xuất toàn bộ phụ kiện cho thân máy.

Sản phẩm của sự hợp tác này là chiếc máy ảnh được ra đời vào tháng 2/1936 với tên gọi Hansa Canon, sử dụng ống kính Nikkor 50 mm f/3.5. Lần lượt các máy đời sau của Hansa Canon có thêm ký hiệu phân biệt như "S" là "mẫu mới nhất - newest model"; "J" là "mẫu thông thường - popular model"; và "NS" là "mẫu tiêu chuẩn kiểu mới - new standard model".

Năm 1938, Hansa Canon bắt đầu chiến dịch xâm lấn châu Âu bằng một mẫu quảng cáo đầu tiên trên tạp chí nhiếp ảnh British Journal of Photography. Kết hợp với ý nghĩa của từ Canon ở phương Tây là "luật lệ kinh thánh", kể từ sau phiên bản "S", chữ "Hansa" trong tên Hansa Canon đã được bỏ đi, đánh dấu bước chuyển đổi chính thức cái tên Kwanon khởi thủy thành một đại gia tên gọi Canon như ngày nay.

Logo của Canon qua các thời kỳ:



Logo Canon từ Nikon


(St)

Cách chọn máy ảnh du lịch Canon phù hợp cho bạn
Cách chọn ống kính máy ảnh Canon chuyên nghiệp nhất
Cách chọn điểm lấy nét cho bức ảnh của bạn đẹp hoàn hảo
Canon giới thiệu loạt máy ảnh du lịch mới