Ý nghĩa của hoa huệ trắng và truyền thuyết về loài hoa này
Ý nghĩa của hoa giọt tuyết ít người biết
Lộc vừng có tên khoa học: Barringtoria Acutangula Gaertn - Barrtngtonia Ocutangulag. Còn gọi là cây Mưng, nằm trong bộ tam đa sinh vật cảnh (Vạn tuế ứng với thọ, Lộc vừng ứng với lộc và Sung ứng với sự sung túc) rất được ưa chuộng, ngày càng có mặt ở nhiều khu hệ sinh vật cảnh từ gia đình tới cơ quan, công sở…
Theo phong thuỷ, cây Lộc vừng còn là loại cây mang lại sự may mắn về Tài lộc. Vì vậy, loại cây này rất thích hợp để làm quà biếu tặng…
Lộc vừng là một loại cây cảnh rất đẹp và nhiều ý nghĩa .
Theo cha ông xưa thì Lộc ứng với Tài lộc - Vừng ngụ ý là nhỏ nhặt nhưng nhiều, thêm hoa của cây màu đỏ và rất đẹp mang lại ý nghĩa là sự thịnh vượng , phát lộc như vừng (mè ) nhỏ nhưng thật đẹp và rất nhiều .
Nó mang lại cảm giác bình yên , an toàn cho sự phát triển kinh tế .
Chính vì lẽ đó cây Lộc vừng hiện nay đang rất được ưa thích
Lộc vừng thân gốc lưu niên, có tuổi thọ hàng trăm năm, lộc tía, hoa đỏ có đỉnh sinh sản vô định thõng dài tha thướt…, dễ tạo dáng thế.
Trong điều kiện tự nhiên, vùng phân bố của cây này ở thượng nguồn sông Mã, sông Cả, sống ven bờ nước (bản thuỷ sinh), di thực về miền đồng bằng.
Tuy nhiên việc nhân giống rất dễ dàng bằng cả hai con đường vô tính: Giâm vào thu đông, chiết vào xuân hạ và hữu tính: Gieo quả đã chín cây (chín sinh lý) chuyển thành màu đỏ.
Nhà ở của người Việt thường gắn liền và hòa hợp với thiên nhiên. Một không gian xanh trong nhà không chỉ là mang ý nghĩa đó mà còn có ý nghĩa về mặt tâm linh. Chọn lựa cây xanh trong nhà ở không những đem lại vẻ tươi mát mà còn đem lại sinh khí cho nơi ở.
Việc đưa cây xanh vào nội thất nhà phố rất quan trọng để hình thành nên các cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ, cải thiện môi trường ở và điều chỉnh luồng khí. Cây xanh cho nội thất nên là những loại cây xanh tốt, có nhiều mầm lộc phù hợp với môi trường sống ít ánh sáng trực tiếp và chịu bóng râm. Nên tránh các loại cây thô nhám, xù xì, gai góc.
Bước chân vào nhà cũng như đang dạo chơi trong vườn cùng với chuối cảnh, cọ và dương xỉ. Tùy theo kiến trúc của ngôi nhà và và sở thích của gia chủ mà sẽ có những vị trí đặt cây xanh nhất định, xu hướng chung nên đặt cây xanh vào những vị trí nhiều ánh sáng, vị trí trống của ngôi nhà, những vị trí mà bạn muốn che khuất tầm nhìn, điểm nhấn trong ngôi nhà cần làm nổi bật…
Với người Việt, khi mang cây xanh vào nhà đều có sự cân nhắc về ý mặt nghĩa của chúng. Ở những không gian đối ngoại như tiền sảnh, phòng ăn vào dịp lễ tiệc thường chọn đặt các cây có dáng cân đối, bề thế. Ví dụ chậu mai thế hay quất, đào ngày Tết, chậu phát tài đặt ở góc phòng khách hoặc phát tài núi đặt đầu cầu thang đều là những cây có dáng đẹp, hoa tươi, đem lại điều tốt đẹp trong quan niệm của người Việt. Cần chú ý cây có sắc xanh, đỏ và vàng tượng trưng cho mùa xuân – hè, kích hoạt nguồn khí.
Cây đại đề cùng những bình cây treo với ánh sáng đèn đã biến góc chết gầm cầu thang thành một tiểu cảnh sinh động Ở ban công hay cửa sổ, nên dùng những loại cây treo và những chậu cây nhỏ để trên bờ tường. Có khi chỉ cần dùng một bồn cây hình chữ nhật trồng rau má kiểng, các giống cây cùng họ với trầu bà dễ sống. Bồn cây cảnh này có thể di chuyển nhiều vị trí khác nhau trong nhà do gọn và nhẹ. Trên thành cửa sổ, dùng những bình cắm cây cũng là một cách, những bình mộc mạc đem lại sự gần gũi với tự nhiên hơn. Trên sân thượng, những chậu cây xếp gần nhau sẽ tạo cảm giác giống như vườn cây nhỏ.
Đại phú gia có thể đặt ở nơi nhiều ánh sáng, nơi giao thông chung
Với khu vực nhiều người đi lại như cầu thang, hành lang… bạn nên bố trí các cây nhỏ, ít gai nhọn, thân cành gọn không vướng víu như: Trúc nhật, trúc quân tử, hay một số cây bụi nhỏ khác không cản trở việc đi lại như hồng môn, đỏ môn, hoàng yến...
Với những không gian riêng như phòng ngủ, phòng làm việc thiên về không gian tĩnh bạn nên bố trí các loại cây dung dị không nên quá sặc sỡ hay tưng bừng sắc hoa và nên bổ sung tính dương như: các loại cây xương rồng, các cây bonsai, những chậu cây lá sáng màu.
Trong khu vực phòng ăn và bếp bạn nên bố trí các loại cây gọn, tán nhỏ và có chức năng khử mùi như: dương xỉ, ngũ gia bì,… Trong khu vực đặt bàn ăn nên có những chậu hoa màu sắc tươi sáng, kích thích sự tiêu hóa như: tía tô cảnh, đỗ quyên…
Với những không gian chuyển tiếp phía ngoài nhà thì việc bố trí cây xanh tùy theo ý thích của bạn vì khu vực này là nơi cây có thể tiếp xúc với điều kiện tự nhiên nên dễ sinh sống phát triển bình thường.
Nếu bạn bố trí cây xanh trong nhà ở vị trí ít ánh sáng thì bạn có thể dùng đèn chiếu sáng cho cây. Loại đèn này phát ra ánh sáng giống ánh sáng mặt trời giúp cây sinh trưởng và quang hợp một cách bình thường.
Phất dụ lá hẹp.
Phất dụ huyết rồng.
Thiết mộc lan – phất dụ thơm.
Phất dụ xanh – phát tài.
Phất dụ trúc – trúc triết Quan Âm.
Trồng cây phất dụ ( phát tài ) không nên trồng trong nhà vì lá cây này nếu dùng trong nhà nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, một chậu cây nhỏ thì không ảnh hưởng lắm.
Bạn nên trồng phất dụ ở phía Đông hoặc Đông Nam ngôi nhà – khu vực đại diện cho Mộc và là nơi có ánh sáng thích hợp cho cây.
Phất dụ tượng trưng cho ngũ hành vì vậy nó rất may mắn, ngũ hành của phất dụ như sau:
Mộc: Bản thân cây phất dụ.
Thổ: Nơi cây sinh sôi.
Thủy: Nguồn dinh dưỡng, nuôi cây lớn.
Hỏa: Khi trồng cây trong loại chậu có gốm màu nâu.
Kim: Khi trồng cây trong loại chậu cảnh làm bằng kính.
Theo một số quan niệm, người ta thường mua phất dụ theo các cành có số lượng như sau: 3 – cho sự hạnh phúc; 5 – cho sức khỏe; 2 – cho tình duyên; 8 – cho tài lộc; 9 – cho thời vận.
Điều cần lưu ý là phải chăm chút cho cây luôn xanh tốt thì mới đạt được hiệu quả về mặt phong thủy.
Lời khuyên phong thuỷ tốt nhất cần nhớ là luôn nhận thức rõ chất lượng của không khí trong nhà và cố gắng hết sức để cải thiện nó. Một số nghiên cứu cho thấy sự ô nhiễm không khí trong nhà còn tệ hơn nhiều sự ô nhiễm ở bên ngoài. Liệu có một giải pháp phong thuỷ nào không? Có đấy.
Giải pháp tốt nhất ở đây là trang trí nhà với những loại cây trồng thông minh ngay trong khuôn viên nhà. Dưới đây là Top 10 loại cây lọc không khí tốt nhất.
Hãy mang chúng vào nhà, đem chúng tới văn phòng và để cho chúng phát huy tốt nhất khả năng làm sạch không khí và bổ sung oxy.
Làm sạch không khí là một việc phải làm để có phong thuỷ tốt cho không gian sống của bạn. Những cây trồng xinh xắn trong nhà vừa có tác dụng trang trí, vừa mang lại năng lượng thiết yếu cho ngôi nhà của bạn. Chúng bao gồm các loại sau:
1. Cây tre
Tên khoa học: Chamaedorea Seifrizii
Khả năng: loại bỏ được các chất benzene, trichloroethylene, formaldehyde.
Ích lợi:
- Tăng cường cảm giác yên bình, ấm áp cho bất cứ môi trường nào.
- Có sức chịu đựng tốt nhất trước sự tấn công của côn trùng.
2. Cây cọ
Tên khoa học: Rhapis Excelsa
Khả năng: loại bỏ phần lớn các chất gây ô nhiễm.
Ích lợi:
- Là mộtt rong những cây trồng tốt nhất có tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
- Rất phổ biến và dễ chăm sóc.
3. Cây cau
Tên khoa học: Chrysalidocarpus Lutescens
Khả năng: loại bỏ được tất cả các độc tố không khí trong nhà.
Ích lợi:
- Đẹp, phổ biến và dễ chăm sóc, phù hợp với mọi kiểu decor.
- Dễ trồng và nuôi dưỡng, lá của cây có thể rủ xuống nhẹ nhàng nên sẽ làm dịu và phục hồi bất cứ môi trường nào cho dù là nhà ở hay văn phòng.
4. Cây thường xuân
Tên khoa học: Hedera Helix
Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là formaldehyde.
Ích lợi:
- Là một loại cây khoẻ, phổ biến, thường được trồng ở những nơi công cộng.
- Rất dễ trồng và có khả năng thích ứng cao, trừ mô trường có nhiệt độ cao.
5. Cây huyết dụ
Tên khoa học: Dracaena Deremensis "Janet Craig"
Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là trichloroethylene.
Ích lợi:
- Là loại cây cảnh đẹp, dễ trồng trong điều kiện ít ánh sáng.
- Vẫn sống tốt kể cả khi thiếu sự chăm sóc thường xuyên.
- "Janet Craig" là giống huyết dụ tốt nhất có khả năng loại bỏ các độc tố hoá học trong môi trường sống.
6. Cây có lá dày xanh bóng
Tên khoa học: Ficus Robusta
Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là formaldehyde.
Ích lợi:
- Một loại cây được ưa chuộng của những người sống trong triều đại Nữ hoàng Victoria.
- Sống tốt trong điều kiện ánh sáng yếu và chịu được nhiệt độ thấp.
- Có khả năng loại bỏ các độc tố từ bất cứ môi trường trong nhà nào.
7. Cây chà là
Tên khoa học: Phoenix Roebelenii
Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là xylene.
Ích lợi:
- Phát triển chậm hơn và chỉ có thể đạt tới độ cao khoảng chừng 1,7m tới 2m.
- Có thể chịu đựng mức độ ánh sáng thấp nhưng cần khoảng không gian rộng,
- Nếu khéo chọn, cây có thể sống rất lâu.
8. Cây sung cảnh
Tên khoa học: Ficus Macleilandii "Alii"
Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là formaldehyde.
Ích lợi:
- Dễ chăm sóc hơn cây Si nhưng có thể rụng ít lá khi chuyển sang môi trường mới.
- Có 3 dạng sung cảnh: cây bình thường, cây bụi và cây bện.
- Là một cây trồng lớn, đẹp có thể dùng cho nhiều mục đích trang trí.
9. Dương xỉ Boston
Tên khoa học: Nephrolepis Exaltata "Bostoniensis"
Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là formaldehyde.
Ích lợi:
- Rất phổ biến và là một trong những nhóm thực vật cổ xưa nhất.
- Đẹp và tươi tốt, thích hợp cho mọi môi trường trong nhà nhưng cần được chăm sóc thường xuyên.
10. Cây huệ hoà bình
Tên khoa học: Spathiphyllum sp
Khả năng: loại bỏ được cồn, acetone, trichloroethylene, benzene và formaldehyde.
Ích lợi:
- Là cây trồng khoẻ, tươi tốt, đẹp với hoa trắng và mang lại năng lượng tốt.
- Dễ chăm sóc và là một giải pháp tốt cho thị giác. Hãy trồng loại cây này ở nhà và nó sẽ là một người gác cửa tuyệt vời.
(ST).