Ý nghĩa của hoa anh đào - hồn hoa xứ Phù Tang

Xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới, nhưng chỉ tại Nhật Bản, hoa anh đào mới mang một ý nghĩa thiêng liêng và đẹp đẽ đến vậy. "Nếu là hoa, xin là hoa anh đào. Nếu là người xin là võ sĩ đạo". 

Truyền thuyết
Loài hoa tuyệt đẹp này gắn liền với một câu truyện vô cùng bi thương gắn liền với dũng sĩ Samurai anh dũng của đất nước Phù Tang.
Theo người đời truyền lại, hoa anh đào được sinh ra từ thanh kiếm của một Samurai sau khi Samurai này dùng chính thanh kiếm đó để kết liễu sinh mạng mình tại vùng núi Phú Sĩ. Có lẽ chính vì vậy mà cho đến tận ngày hôm nay, không nơi nào có được hoa anh đào đẹp bằng ngọn núi này.
Hoa anh đào và núi Phú Sĩ – 2 biểu tượng truyền thống của Nhật Bản.
Bởi chính truyền thuyết này mà hoa anh đào gắn liền với tinh thần võ sĩ đạo. Người Nhật có câu nói “Nếu là hoa, xin là hoa anh đào. Nếu là người xin là võ sĩ đạo”. Điều đó có nghĩa là, khi một võ sĩ đạo đối mặt với hiểm nguy, anh ta không run sợ trước cái chết, bởi vì, giống như hoa anh đào, anh ta sẽ tự đâm mình và gục xuống ngay lập tức, không ngần ngại.
Vẻ đẹp của hồn hoa Nhật Bản
Xuất hiện tại nhiều nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và thậm chí là tại những vùng đất châu Mỹ xa xôi, nhưng nhắc đến hoa anh đào là mọi người nghĩ ngay đến Nhật Bản. Tại đây, hơn 200 loài hoa anh đào đã được phát hiện.
Hoa anh đào tại Canada.
Hoa anh đào, hay là Sakura trong tiếng Nhật, là một loài hoa vô cùng đặc biệt bởi lẽ khi hoa rơi cũng là lúc sắc hoa vẫn còn tươi thắm. Hoa anh đào có nhiều loại, chủ yếu có 3 sắc màu chính là đỏ, hồng và trắng. Loài cây này chỉ ra hoa trong vòng 7-15 ngày.
Tại Nhật Bản, hoa anh đào xuất hiện rất nhiều, từ loài cây dại mọc trên núi cho đến những giống cây được chăm chút cầu kì, tỉ mỉ. Các giống hoa phổ biển gồm 6 loài chính : Yamazakura, Oyamazakura, Oshimarakura, Edohigan, Kasumizakura và Someiyoshino.
Yamazakura còn được gọi là Bạch Sơn Sakura, bởi màu trắng tinh khiết của hoa.
Oyamazakura là Hồng Sơn do hoa của chúng có màu hồng đậm.
Oshimarakura là loài cây phổ biến ở đảo Izu, lá của loài này được dùng để muối, bọc ngoài cơm nắm và bánh dày Nhật Bản nữa.
Edohigan là loài anh đào có màu trắng phớt hồng, được trồng quanh các ven hồ tạo bóng rủ xuống mặt nước.
Kasumizakura được gọi là Mao Sơn bởi lớp lông mịn bao quanh hoa, mọc rải rác quanh các vùng đồi núi Hokkaido.
Loài phổ biến nhất có lẽ là Someiyoshino bởi chúng rất dễ trồng, chỉ mất chừng 10 năm để cây cho ra hoa.
Cùng ngắm hoa anh đào!
Ngắm hoa anh đào nở đã trở thành một phong tục đẹp đẽ của người Nhật Bản từ lâu đời. Hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến. Suốt tuần lễ thứ hai của tháng Tư, lễ hội hoa anh đào được tổ chức khắp nơi đón mùa xuân mới và mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa ''ohanami'' .
Người người xem hoa!
“Bố bế con cao nữa lên đi!”
Dưới những tán cây anh đào trùng điệp muôn ngàn bông hoa hồng nhạt, người ta uống rượu sakê và ca múa, liên hoan thật vui vẻ.
Một nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản
Trong thế chiến thứ 2, sau khi trải qua những tổn thất nặng nề của chiến tranh, hoa anh đào càng được coi là biểu tượng của một Nhật Bản đau thương nhưng vững vàng với tinh thần vươn lên, phấn đấu. Loài hoa này được xem là đại diện tinh thần của đất nước này.
Trong cuộc sống dân gian, người dân sử dụng hoa anh đào như một món ăn thường nhật. Hoa anh đào làm mứt, lá cây muối ăn kèm với cơm nắm, cuộc sống của người dân nơi đây luôn có sự hiện diện của hoa.
Hoa anh đào muối.
Lá cây dùng để bọc bánh nè!
Đồng tiền của Nhật được in hình hoa anh đào như một lời gửi gắm về truyền thống, vẻ đẹp tinh thần của dân tộc Nhật Bản.
Đồng 100 yên Nhật.
Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mĩ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ.
Loài hoa đại diện cho văn hóa Nhật Bản.