Ý nghĩa của hoa dâm bụt


Có một số người cho rằng loài hoa này vốn có tên gốc là hoa dâng bụt (hoa để dâng lên cho Bụt, tức Phật), về sau do đọc trại mà thành dâm bụt. Có lẽ không chính xác. Dâm bụt còn có nghĩa là Râm: che bóng, Bụt: Phật. Dâm Bụt là cái lọng che Phật ( vì hoa có hình dạng giống cái lọng)




Ý nghĩa của hoa dâm bụt


Hoa dâm bụt ( tiếng Anh là hibiscus) là 1 loài hoa đặc biệt, nó không cao sang như hoa hồng, quyến rũ như hoa huệ, đài cát như hoa lan … nhưng nó có nét đẹp riêng độc đáo và có vị trí riêng của mình trong thiên nhiên . 
Hoa dâm bụt mọc nhiều nơi trên thế giới và được chọn là quốc hoa của Malaysia , có tên là Bunga Raya . Năm 1958 bộ nông nghiệp Malaysia đã để cử hoa dâm bụt cùng hoa hồng, hoa sen và nhiều hoa khác để tranh cử làm quốc hoa và cuối cùng ngày 28 tháng 7 năm 1960 chính phủ Malaysia đã chính thức công bố hoa dâm bụt là quốc hoa của Malaysia và được in trong tiền cắc của Mã lai .
 
Dâm bụt, phương ngữ Nam bộ gọi là bông bụp, bông lồng đèn còn có các tên gọi khác mộc cận, chu cận, đại hồng hoa, phù tang (phật tang) (danh pháp hai phần: Hibiscus rosa-sinensis), là loài cây bụi thường xanh thuộc họ Bông hoặc Cẩm quỳ (Malvaceae), có nguồn gốc Đông Á. Nó thường được trồng làm cây cảnh tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hoa lớn, màu đỏ sậm nhưng ít có hương. Nhiều giống, thứ, lai được tạo ra, với màu hoa khác nhau từ trắng tới vàng và cam, hồng, đỏ tươi, với cánh đơn hay cánh đôi.
Hibiscus rosa-sinensis là quốc hoa của Malaysia, với tên gọi Bunga Raya trong tiếng Mã Lai, Sembaruthi trong tiếng Tamil và mamdaram trong tiếng Telugu (మందారం).
Có một số người cho rằng loài hoa này vốn có tên gốc là hoa dâng bụt (hoa để dâng lên cho Bụt, tức Phật), về sau do đọc trại mà thành dâm bụt. Có lẽ không chính xác. Dâm bụt còn có nghĩa là Râm: che bóng, Bụt: Phật. Dâm Bụt là cái lọng che Phật ( vì hoa có hình dạng giống cái lọng)
 
Tại một số vùng của Ấn Độ, hoa dâm bụt được dùng để đánh giầy, cũng như được dùng trong thờ phụng thần Devi.
Tại Việt Nam, lá và hoa dâm bụt được giã nhỏ trộn với muối đắp trên mụn nhọt đang mưng mủ. Ngoài ra, vỏ rễ dâm bụt dùng để chữa xích, bạch lỵ, bạch đới khí. Dâm bụt là loài cây cảnh rất thông dụng tại Việt nam được trồng nhiều tại các khu vực ven biển do cây có biên độ sinh thái rất lớn, có khả năng chịu đựng được các điều kiện khí hậu khắc nghiệt rất cao: nắng nóng, mưa bão, đát cát …
 
Tại Trung Quốc, vỏ rễ cây đước dùng làm thuốc điều kinh, tẩy máu.
Tại Malaysia, cây đước pha nước uống để thông tiểu tiện và chữa mẩn ngứa.
Cây dâm bụt (Râm bụt) còn gọi là cây bông bụp (tiếng miền Nam) là loại cây nhỡ cao từ 1 đến 2m, lá đơn, mọc cách, phiến lá khía răng cưa. Hoa to màu đỏ hồng, cũng có loại màu trắng hồng, mầu vàng, thường mọc ở nách lá hay đầu cành. Cây dâm bụt mọc hoang ở nhiều vùng  nước ta và được trồng làm cây cảnh, làm hàng rào vì có hoa đẹp. Cây dâm bụt còn cho lá, hoa, rễ làm thuốc.
 
Theo Đông y, lá dâm bụt vị nhạt, nhớt, tính bình, có tác dụng làm dịu, an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng, chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đới hạ. Hoa dâm bụt vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ. Vỏ rễ dâm bụt vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều kinh, chống ho tiêu viêm, chữa viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc, viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh (Cây cảnh đẹp cho vị thuốc hay chữa bệnh).
Y dược học hiện đại cũng chú ý nghiên cứu cây dâm bụt. Gần đây Giáo sư Chau Jong Wang trường Đại học Y Chung San (Đài Loan) phát hiện hoa dâm bụt có tác dụng hạn chế lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh thấp tim (The Guardian 9-2004). Nghiên cứu nước chiết xuất hoa dâm bụt các nhà khoa học phát hiện nước chiết này làm hạ thấp đáng kể mức cholesterol trong máu, ngăn ngừa có hiệu quả quá trình oxy hoá của lipoprotein, bảo vệ thành động mạch thêm vững chắc (Science of Food and Agrriculture). Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy hiệu quả kỳ diệu của hoa dâm bụt. Các nhà khoa học còn cho biết tác dụng chữa bệnh của hoa dâm bụt được nâng cao hơn nữa nếu kết hợp với rượu vang đỏ và chè để làm giảm lượng cholesterol và lipid trong máu. Như vậy cây dâm bụt vừa là cây cảnh đẹp vừa là cây thuốc quý, là nguồn gen quý của nước ta.
 Hoa dâm bụt còn có các tên gọi khác là: mộc cận, chu cận, đại hồng hoa, phù tang (phật tang) là loài cây bụi thuộc họ Bông hoặc Cẩm quỳ có nguồn gốc Đông Á. Loài hoa này vốn có tên gốc là hoa dâng bụt (hoa để dâng lên cho Bụt, tức Phật), về sau do đọc trại mà thành dâm bụt.

Truyền thuyết hoa dâm bụt




Ngày xưa có hai chị em gái rất nhỏ. Chị là Nađi còn em là Naban. Naban bị liệt cả hai chân. Ngày ngày Nađi bày trò chơi với em. Naban rất thích nhìn chị chạy nhảy vui đùa. Nađi thương em lắm và luôn mơ ước có được phép tiên giúp em khỏi bệnh. Ước mơ cứ lớn dần lên và một ngày kia Nađi quyết định đi tìm “phép lạ”. Em đi mãi, đi mãi. Đôi chân bé bỏng phồng rộp cả lên. Nhưng nghĩ tới đôi chân bị liệt của Naban, em lại cố gắng nén đau đi tiếp. Đói khát đã làm em kiệt sức. Em thiếp đi dưới một gốc cây bên đường.

Lúc tỉnh dậy, em thấy một cụ già râu tóc bạc phơ ngồi cạnh. Nađi không sợ ông cụ mà còn nói hết ước nguyện của mình với ông cụ. Nghe xong, ông cụ đặt một bàn tay lên đầu Nađi và nói: “Ông có thể chữa lành chân cho em cháu. Nhưng muốn cho em cháu khỏi bệnh cần có hai điều kiện. Một là, khi chân Naban khỏi bệnh thì chính đôi chân của cháu sẽ không còn đi lại được nữa” (ông cụ chỉ thử tấm lòng cô bé chứ không phải như vậy). Vì thương em, Nađi đồng ý tất cả; thế rồi chiếc áo đỏ đã biến thành chiếc dù biết bay đưa hai ông cháu về nhà. Ông cụ chữa lành chân cho Naban rồi biến mất chỉ để lại chỗ mình đứng một hàng cây mát xanh. Hoa nở đỏ thắm. Mỗi bông hoa giống như một chiếc ô nhỏ. Hàng cây xòa cành che bóng mát cho hai em nô đùa.

Các em đặt cho cây là Râm bụt vì tin rằng Bụt đã hiện lên cứu giúp các em.


Những hình ảnh đẹp của hoa dâm bụt













(St)


Cách làm hoa dâm bụt bằng giấy cực đẹp
Lạ miệng canh cua rau dâm bụt
Hoa râm bụt-vị thuốc thanh nhiệt